Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Quyền lực của kẻ bị trị

Tuấn Khanh

28-6-2017

Bìa sách “Một cơn gió bụi” của sử gia Trần Trọng Kim. Ảnh: Kiều Mai Sơn.

Thật ngạc nhiên, bản PDF từ một cuốn sách cũ của học giả Trần Trọng Kim đột nhiên trở thành thứ được săn tìm trong suốt nhiều ngày ở Việt Nam, kể từ khi có lệnh “ở trên” là phải thu hồi bản in lại của nhà sách Phương Nam từ ngày 26/6/2017. Dù đó là một phiên bản bị kiểm duyệt và cắt xén một cách tồi tệ.

Những câu chuyện bị xoá đi, những chi tiết quan trọng liên quan đến những nhân vật lịch sử như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp được giấu lại sau lưỡi kéo kiểm duyệt của chính quyền. Nhưng chính điều đó, lại khiến vô số người săn tìm và đọc lại những bản in gốc để ngẫm nghĩ về chuyện tình của ông Hồ Chí Minh với cô Đỗ Thị Lạc, rồi chuyện những người kháng Pháp đầu tiên từ chối không muốn theo cộng sản đã bị Việt Minh thủ tiêu… Thậm chí đây là cơ hội-đánh động để nhiều người nhìn thấy lại một chính phủ dân chủ đầu tiên của người Việt với chủ nghĩa quốc gia, chỉ trong 4 tháng tồn tại đã tạo ra những tiền đề cho một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và văn minh như thế nào.

“Trong khuôn khổ pháp luật” là cái quái gì thế?

Phạm Trần

29-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong dân gian Việt Nam thường nghe nói “lươn lẹo mãi sẽ có ngày đứt lưỡi” để răn đe những kẻ mồm loa mép giải chuyên nói những điều gian dối để lừa người.

Nhưng với người Cộng sản Việt Nam, nhất là hàng ngũ lãnh đạo và tuyên truyền thì lại cứ nghĩ họ càng khoác lác bao nhiêu thì có lợi bấy nhiêu, và càng nói dối nhiều thì kết quả tốt sẽ tăng cao.

CHLB Đức: Cơ chế chính trị-kinh tế và cách vận hành xã hội của một nước Dân chủ Đa nguyên

Âu Dương Thệ

28-6-2017

Ảnh: internet

Con đường nào, thể chế chính trị và kinh tế nào biến trần thế thành thiên đàng hay biến thế gian thành địa ngục? Câu trả lời đã rất rõ khi nghiêm túc đối chiếu và so sánh trong mọi lãnh vực giữa Đức và VN trong 70 năm qua. Một bên là chế độ Dân chủ Đa nguyên và Kinh tế Thị trường, còn bên kia là chế độ độc đảng toàn trị và Kinh tế Thị trường Định hướng XHCN!

Đức và VN có một số điểm tương đồng. Về mặt dân số và diện tích tương đối ngang ngửa với nhau, VN 331.114km² và gần 92 triệu dân, Đức 357.376km² và trên 81 triệu dân.[1] Cả hai nước đều là sản phẩm của Thế chiến thứ 2 và Chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây, hay còn gọi là giữa Cộng sản và Tự do. Cả VN và Đức đều bị chia đôi.

Lại nói về đối thoại

Bùi Quang Vơm

27-6-2017

Đối thoại bằng nắm đấm. Ảnh: internet

Đã gần hai tháng sau cái ngày 18/05, ngày ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát ra thông điệp đối thoại, khiến bao người ngơ ngác, bao người sững sờ. Cuối cùng thì vẫn im lặng, không có gì xảy ra. Ban Bí thư chưa ra được bản hướng dẫn. Có thể sẽ chẳng có bản hướng dẫn nào cả. Với thái độ kẻ cả ngạo mạn vốn có, đối thoại với những người lãnh đạo trong chế độ độc đảng cầm quyền có thể vẫn chỉ là ảo tưởng.

“Sự ngạo mạn đần độn” đã làm những người cộng sản đi từ sai lầm này sang sai lầm khác, không phải chỉ ở Việt Nam. Trung Quốc từng có một cơ hội cải cách thành một chế độ dân chủ.

Một cơn gió bụi

Mạnh Kim

27-6-2017

Sử gia Trần Trọng Kim. Ảnh: internet

Lại thêm một quyển sử bị cấm phát hành. Lần này là “Một cơn gió bụi” của học giả Trần Trọng Kim. Không chỉ là “một cơn gió bụi”, hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim, một tượng đài văn hóa Việt Nam thế kỷ 20, thật ra là một “cơn bão” xét dưới góc độ kiểm duyệt hiện hành. Nó tiết lộ các chi tiết về “một góc đời thường” Hồ Chí Minh, về vai trò rất ít được biết của Võ Nguyên Giáp, về những ngày tranh giành quyền lực và triệt hạ nhau giữa Việt Minh với các đảng phái đối thủ mà Việt Minh có khi không ngần ngại dùng “mền trùm đầu rồi bắt đi mất tích”. Việt Minh, theo miêu tả trong “Một cơn gió bụi”, là tổ chức có thủ đoạn chính trị quỷ quyệt bậc nhất giai đoạn lịch sử thập niên 1940.

“Quyền được sống, quyền tự do và quyền tư hữu”

Nguyễn Thái Nguyên

26-6-2017

Về bài viết “Sự thức tỉnh vĩ đại”, đăng trên báo An ninh Thế giới, ngày 20-6-2017, tác giả đã suy tư và đụng đến một vấn đề rất quan trọng và cũng rất nhạy cảm: TƯ HỮU.

Nó quan trọng và cũng rất kỳ lạ. Người VN chúng ta ai cũng biết nhờ câu trích trong Tuyên Ngôn độc lập của HCM mà ta biết được tư tưởng đại thể về Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ.

Tuyên ngôn này được quốc hội Mỹ giao cho 5 nghị sĩ, trong đó Jeffeson là người chủ trì phác thảo, có đoạn: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc…” 

NIỀM TIN VÀ XHCN

Phạm Khánh Chương

24-06-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Châm ngôn cuộc sống

Niềm Tin là một trong nhiều yếu tố căn bản quan trọng trong đời sống con người và sinh hoạt xã hội. Niềm Tin là Đạo Đức xã hội. Không có Niềm Tin, con người không phát triển. Con người không phát triển sẽ tạo ra một xã hội bất ổn và không phát triển.

Thiếu Niềm Tin, ngay cả những giao dịch đơn giản nhất cũng không thể thực hiện được. Một cú điện thoại giao dịch mua bán, một cái click “chuột” để đặt hàng, một ngân phiếu trả tiền chỉ với chữ ký mà không cần con dấu, và ngay cả những lời hứa, giao dịch, hợp đồng bằng lời nói, chứ chưa cần đến chứng từ pháp lý, tất cả đều phải dựa trên Niềm Tin để tiến hành.

Đồng Tâm và Dân Trí

Thạch Đạt Lang

24-6-2017

Dân trí và Đồng Tâm. Nguồn: internet

Năm 2004 về thăm Việt Nam, tôi gặp cô cháu gái tốt nghiệp bác sĩ tại đại học Y khoa năm 1998, đang làm việc ở bệnh viện Sài gòn. Trong bữa ăn tối tại một nhà hàng trên đường Hai Bà Trưng, thấy tôi chăm chú lắng nghe truyền hình đang nói về vấn đề người dân thành phố ở một vài quận phải sử dụng nước bị ô nhiễm để sinh hoạt, cô cháu bác sĩ của tôi nói: “Chính phủ đang khuyến khích người dân sử dụng nước sạch đó chú”.

Câu nói khiến tôi quay lại nhìn đứa cháu của mình. Nếu câu nói phát xuất từ một người nông dân hoặc một kẻ ít học thì chẳng có gì đáng nói hay phải tranh luận. Đằng này câu nói do một bác sĩ được đào tạo 6 năm từ một trường y khoa chính thống, thuộc giới trí thức phát ra, khiến tôi thật sự ngạc nhiên và cảm thấy hơi buồn lòng. Tôi hỏi lại:

Cảm nhận về Đất Nước ngày nay

Paulus Lê Sơn

22-6-2017

Đất nước VN với những hình ảnh thiên nhiên hiền hòa, thân thương, nhưng luôn quặn đau vì những đau thương, mất mác. Nguồn: internet

Có lẽ bất cứ ai trải qua năm tháng cắp sách tới trường đều được học về Trường ca Mặt đường khát vọng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, trong đó chương V có bài thơ Đất Nước của ông trong chương trình học phổ thông Trung học. Đất Nước là gì trong trái tim của mỗi người con dân đất Việt, càng lớn lên, càng trưởng thành thì cảm nhận về Đất Nước thêm rõ ràng và thấm đậm hơn trước những biến cố mà Đất Nước đang trải qua.

Đề thi ngữ văn năm nay đưa ra trích đoạn trong bài Đất Nước, từ đó nói lên cảm nhận và quan điểm của mình. Đất Nước là gì sao mà nghe mông lung trìu tượng đến như vậy? Nhưng nó lại gần gũi, thân thương như chính sinh hoạt cuộc sống của ta vậy. Đó là nơi anh đến trường, là nơi em tắm, là điểm hẹn hò, là nỗi nhớ, là tình yêu đôi lứa.

Đốm lửa Đồng Tâm

LỆNH KHỞI TỐ VỤ ÁN ĐỒNG TÂM: ĐÒN ĐÁNH GIẬP ĐẦU RẮN

Phạm Đình Trọng

22-6-2017

Chút lòng tin cuối cùng còn sót lại, nay đã không còn. Ảnh: internet

Quyền lực của nhà nước bình thường đã đầy sức mạnh. Một nhà nước tham nhũng, ngoài sức mạnh quyền lực còn có sức mạnh đồng tiền và sức mạnh của những thế lực ngầm mafia liên kết với nhau. Sức mạnh đó là vô cùng khủng khiếp. Sức mạnh khủng khiếp của quyền lực nhà nước tham nhũng như cơn bão lốc giúp những nhóm lợi ích thổi bay những người nông dân chân chất hiền lành khỏi mảnh đất ngàn đời của họ, để nhóm lợi ích cướp trắng mảnh đất là nguồn sống hiện tại, là quá khứ xương máu, mồ mả ông bà tổ tiên, là sự bảo đảm cho tương lai bền vững của những người nông dân sống nhờ đất, chết về đất.

Với sức mạnh khủng khiếp đó, những nhóm lợi ích dân sự đã nuốt chửng hàng trăm hecta đất màu mỡ là loại đất nông nghiệp cho năng suất cao nhất ở Văn Giang, Hưng Yên, ở Dương Nội, Hà Nội, ở Từ Sơn, Bắc Ninh…

TẢN MẠN VỀ CON DẤU, GIẤY TỜ VÀ LÒNG TIN

Nguyễn Đình Cống

22-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Vừa qua, nhân việc Công an khởi tố “Vụ Đồng Tâm”, một số người cho rằng Bản cam kết ông Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung viết tay và ký không có giá trị pháp lý vì không có con dấu. Đó là một nhận thức quá ngây ngô, quá ấu trĩ.

Trên thế giới hình như con dấu đóng trên các giấy tờ có tác dụng như một thông tin, một sự làm chứng hoặc xác nhận chữ ký. Ngay như ở Hiệp định Paris về Việt Nam, chỉ có chữ ký của 4 Ngoại trưởng mà không có một con dấu nào. Ở Việt Nam, thời trước năm 1945 và sau này dưới chính thể VNCH, tôi không biết chức năng con dấu như thế nào. Riêng dưới chính thể VNDCCH và CHXHCNVN con dấu và các loại giấy tờ có vai trò quá quan trọng. Một số người làm nhiệm vụ kiểm tra dựa vào, tin vào giấy tờ và con dấu hơn là người thật việc thật. Tôi đã bỏ công tìm hiểu nguyên nhân, nhưng chưa đi đến kết luận cuối cùng nên nêu ra để các bạn nào quan tâm tìm hiểu thêm. Có lẽ vì người ta xem giấy tờ và con dấu của các cơ quan là rất quan trọng nên mới sinh ra nhiều bọn làm giả, bắt hết bọn này lại mọc ra lũ khác.

BÁO CHÍ CỘNG SẢN TAI ĐIẾC, MẮT THÔNG MANH

Phạm Trần

21-6-2017

“Báo chí cách mạng” vẫn là cái loa của đảng. Nguồn: internet

Năm nào cũng như năm nấy, ngày gọi là Báo chí Cách mạng của đảng Cộng sản Việt Nam (21/6) được thổi phồng và tô son cho đẹp chế độ nhưng những cái tai điếc và con mắt thông manh của nền báo chí ấy lại cứ hiện ra mỗi ngày một nhiều.

Bằng chứng thì hàng hà sa số, nhưng lần kỷ niệm 92 năm nay (21/6-1925 – 21/6/2017) Ban Tuyên giáo, cơ quan đảng chỉ đạo và Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan kiểm soát nhà báo lại cứ muốn chứng minh báo chí là diễn đàn của nhân dân, khiến chiếc áo bù nhìn lại phình to hơn.

Ấn tượng Nguyễn Thị Kim Ngân

Đỗ Thành Nhân

21-6-2017

Hồi học phổ thông trong tác phẩm “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi, tôi ấn tượng bởi hình ảnh chị Út Tịch “trèo lên ngọn dừa cao đái xuống”. Cô giáo dạy văn phân tích chị Út Tịch là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Những thằng học trò nghịch ngợm đến mấy cũng không thể nào hình dung nổi cảnh chị ấy từ trên ngọn dừa cao đái xuống như thế nào? Thậm chí có đứa muốn bắt chước chị Út Tịch để lấy tiếng; nhưng nó mới trèo lên ngọn dừa tuột quần ra, loay hoay thế nào bị mất thế rớt xuống, may mà còn tay kia chụp được tàu dừa, nếu không thì tiêu đời rồi.

Ấn tượng tuổi học trò, tưởng rằng sẽ trôi qua dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ngày ấy. Nhưng mấy năm gần đây, một người phụ nữ miền Nam cũng đã tạo ra sự ấn tượng mạnh không kém như hình ảnh chị Út Tịch “trèo lên ngọn dừa cao đái xuống” năm nào, đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đương nhiệm Chủ tịch Quốc hội.

BÀN THÊM VỀ KHÔN NGOAN HAY LỪA BỊP

Nguyễn Đình Cống

20-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Vừa qua, nhân “Sự việc Đồng Tâm” tôi có viết bài “Khôn ngoan hay lừa bịp”. Sau đó tôi tiếp một ông bạn đến chơi và đưa ra lời phản biện.

Ông nói: Trên nguyên tắc tôi tán thành câu “Dùng nhiều cán bộ trưởng thành trong chiến tranh cho quản lý dân sự là một trong những sai lầm lớn về tổ chức”, nhưng viết như thế chưa chuẩn, phải thêm vào mấy chữ nữa “trừ một số trường hợp đặc biệt”. Biết rằng tác giả không vơ đũa cả nắm nên đã dùng từ nhiều cán bộ chứ không phải tất cả cán bộ. Dùng một số ít, có lựa chọn là nên và có thể.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: chuẩn bị công bố kết luận thanh tra (kỳ 20)

Nguyễn Văn Tung

20-6-2017

Ông Lê Nam Trà thôi giữ chức Chủ tịch HĐ thành viên từ ngày 6/6. Ảnh: internet

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, ngày 6/6, Bộ Thông tin Truyền thông đã điều động Lê Nam Trà – Chủ tịch Tổng công ty Viễn thông Mobifone về làm chuyên viên Văn phòng Bộ. Đây là bước đi đầu tiên để chuẩn bị công bố kết luận thanh tra và khởi tố vụ án.

1. Kết quả thẩm định giá AVG và mức giá tham chiếu của VTV Cab

Nguyễn Đức Chung, khôn ngoan hay lừa bịp?

Nguyễn Đình Cống

18-6-2017

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, khôn ngoan hay lừa bịp? Ảnh: internet

Sau vụ CA Hà Nội khởi tố “Vụ Đồng Tâm”, có 2 luồng dư luận trái ngược về hành động viết bản cam kết của ông Chủ tịch TP. Một số cho đó là sự khôn ngoan, kịp thời làm dịu tình hình, tháo ngòi nổ. Bên khác, đông hơn cho rằng đây là trò lừa bịp, là thủ đoạn xảo trá. Thế còn bản thân ông chủ tịch, ông suy nghĩ thế nào, ông nói gì trước và sau khi ký cam kết. Điều ta nghĩ và lời ta nói có thể giống nhau khi ta là người trung thực. Còn nếu ta là kẻ thủ đoạn thì điều nói ra và suy nghĩ có thể ngược nhau, việc đó chỉ có ta biết, Trời biết, người ngoài chỉ có thể phỏng đoán.

Nói về Tù Nhân Lương Tâm Trần Thị Nga không nhận tội

Paulus Lê Sơn

17-6-2017

Công an đọc lệnh bắt bà Trần Thị Nga ngày 21/1/2017. Nguồn: báo MTG

Trong cáo trạng của viện kiểm soát Hà Nam do Phó viện trưởng Vũ Hoài Nam ký ngày 25/5/2017, tại bút lục số 494 đến 638 có đoạn: “Tại cơ quan điều tra, bị can Trần Thị Nga không thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình mà có thái độ chống đối, bất cần, không ký vào bất cứ biên bản nào trong quá trình điều tra, không chấp hành chụp ảnh, lập danh chỉ bản…”.

Bà Nga bị nhà cầm quyền Hà Nam bắt tạm giam hôm 21.01.2017 với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 88 Bộ luật hình sự. Qua 6 tháng điều tra nhưng an ninh vẫn không khuất phục được ý chí, tinh thần thép của người phụ nữ can trường đấu tranh cho dân chủ nhân quyền.

NẾU TÔI LÀ CHỦ TịCH TP HÀ NỘI

Nguyễn Đình Cống

16-6-2017

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung lừa dân hay ông bị đảng lừa? Ảnh: Chung bắt tay người dân xã Đồng Tâm. Nguồn: internet

Việc công an Hà Nội khởi tố bà con Đồng Tâm làm nổi lên 2 luồng dư luận:
1-Cho rằng đây là âm mưu, thủ đoạn của ông Nguyễn Đức Chung vì ông là người cầm đầu chính quyền. Việc này ông tự chủ trương rồi lệnh cho CA thi hành hoặc ông được biết rõ và đồng ý để CA thực hiện.

2-Cho rằng đây là việc của bên Tư pháp, mà ông Chung là bên Hành pháp, hai bên độc lập với nhau. Việc ông Chung ký với bà con Đồng Tâm cam kết không truy cứu là không đúng chức năng và bây giờ CA khởi tố không liên quan gì đến ông.

Tôi xin đặt mình vào vị trí của Chủ tich TP để xem nên như thế nào.

NÓI DAI, NÓI DÀI, NÓI SẢNG

Phạm Trần

15-6-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng, là người đứng đầu đảng “Nói dai, nói dài, nói sảng”. Ảnh: báo CATP

Ông bà ta có câu: “Nói phải củ cải cũng phải nghe”, nhưng nếu cứ nói dai và nói dài thì hóa ra nói sảng.

Đó là hậu quả của Hội nghị Trung ương 5, Khóa đảng XII từ ngày 5 đến 10/05/2017 với 3 Nghị quyết được thành hình:

(1) Nghị quyết về “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”

(2) Nghị quyết về “tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.”

(3) Nghị quyết về “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Trao đổi với Việt Long: Bàn về đối thoại

Nguyễn Đình Cống

13-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ngày 12 tháng 6 trang Bùi Văn Bồng đăng bài của Việt Long, đầu đề: Cần làm rõ nhiều vấn đề trong những cuộc đối thoại tương lai. Qua bài viết, thấy tác giả muốn hướng dẫn dư luận về đối thoại. Đọc xong bài, thấy không thể đồng ý vài điểm, tôi xin nêu để tác giả và bạn đọc tham khảo.

Tác giả cho rằng: “mong muốn (đối thoại) đó đã không thành hiện thực bởi nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là do sự chống đối quyết liệt của những thế lực phản động đã ngăn cản nhiều người có quan điểm khác biệt nhưng có lòng yêu nước, muốn tận hiến cho sự phát triển đất nước tham gia đối thoại”. Việt Long viết như thế nhưng liệu có tin vào điều ấy không, có nêu được dẫn chứng nào không? Theo những nguồn thông tin khác đáng tin cậy thì việc không tổ chức được đối thoại chính là từ các cơ quan của Đảng. Chẳng có thế lực phản động nào ngăn cản đối thoại theo các đề nghị của Nguyễn Trung, Chu Hảo và nhiều người khác.