Phải chăng chúng ta đang tự giết mình và con cháu của mình?

Đoàn Bảo Châu

3-6-2021

Các bạn thân mến, tôi thường không kêu gọi chia sẻ bài nhưng những bài về môi trường như thế này thì xin các bạn hãy chia sẻ rộng rãi để góp phần bảo vệ môi trường, chính là bảo vệ sức khoẻ của chúng ta và con cháu chúng ta. Xin trân trọng cảm ơn các bạn.

***

Tuyên bố: Phản đối chặt phá 600 ha rừng nguyên sinh Bình Thuận để làm hồ thủy lợi

23-9-2023

Những ngày qua, dư luận xã hội lên án mạnh mẽ việc tàn phá trên 600ha rừng tự nhiên làm hồ chứa nước ở huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận.

“Đánh thức tiềm lực”

FB Đỗ Ngọc Thống

25-6-2018

Trong đề thi THPTQG năm 2018 vừa diễn ra sáng nay, có câu 4 phần đọc hiểu hỏi như sau: “Theo anh/chị quan điểm của tác giả (Nguyễn Duy) trong hai dòng thơ: “ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên” có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?

Tôi đang nghĩ, không biết các thầy, cô sẽ cho mấy điểm, nếu có HS viết thế này:

Texas, thiên tai không phải chính trị

Nhã Duy

19-2-2021

Câu chuyện Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz đưa gia đình sang Cancun hưởng cái nắng ấm trong khi người dân của tiểu bang ông đại diện đang chết cóng trong cái lạnh dưới 0 độ đã làm người dân Mỹ mở to mắt. Một phần vì Ted Cruz là người thường xuyên chỉ trích những chính khách Dân Chủ, lơ là phận sự mỗi khi có dịp, phần vì lời giải thích hộ tống con gái sang Cancun rồi về, bị xem là lời giải thích vụng về mà nhiều người thẳng thừng bảo là lời nói dối trơ trẽn.

Ai sẽ khóc cho Tổ Quốc?

FB Mai Quốc Ấn

24-10-2017

Nhiệt điện Vĩnh Tân- Nơi từng ô nhiễm đến mức dân địa phương chặn Quốc lộ để phản đối. Ảnh Lan Anh/VTC

4.300 người chết vì ảnh hưởng nhiệt điện than tại Việt Nam mỗi năm (số liệu 2011) là một con số đáng suy nghĩ. Nó tương đương 50% số người chết vì tai nạn giao thông năm 2016. Và khi tất cả nhiệt điện cùng hoạt động thì số người chết vì chúng có thể lên đến 25.000 người/năm- cao hơn gấp 8 lần quân số một trung đoàn bộ binh đầy đủ (3.000 quân/trung đoàn).

Đó là những con số mà người có lương tâm phải suy nghĩ!

Luật bảo vệ môi trường hay là luật bảo vệ ai khác đây?

Trần Tuấn

17-11-2020

Đây là câu hỏi tôi đưa ra vào giờ “G” cho các Đại biểu Quốc hội, trước khi thảo luận thông qua “Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường 2020” trong phiên ngày 17/11/2020!

Không phải như vậy, thưa Bộ trưởng!

FB Mai Quốc Ấn

2-2-2019

Thật sự làm phiền Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng trong những giờ phút cuối năm như thế này khi nhắc đến ông. Nhưng không thể không lên tiếng về câu chuyện nhập khẩu phế liệu.

Thực trạng “ê hề” rác của đất nước diễn ra lâu nay nên chắc chắn không hề thiếu nguyên liệu tái chế. Có chăng là trách nhiệm phân loại rác từ nguồn đã không được làm tốt. Đặc biệt tình trạng độc quyền xử lý rác bằng công nghệ chôn lấp lạc hậu gây ô nhiễm bị thao túng lâu nay.

Bản tin ngày 5-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Ý đồ của Trung Quốc khi điều 16 máy bay quân sự đến Biển Đông sát Malaysia. TS Swee Lean Collin Koh, chuyên gia quốc phòng, thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore, nhận định, sự kiện TQ triển khai 16 máy bay vận tải Y-20 và Il-76 đến gần Cụm bãi cạn Luconia ở phía nam Biển Đông, khu vực mà Malaysia tuyên bố thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này, là để làm nhụt chí các bên tranh chấp khác. 

Cần cách chức ngay Bộ trưởng Trần Hồng Hà

Nguyễn Anh Tuấn

1-10-2019

Mỗi bộ trưởng đều được giao nhiều nhiệm vụ, xong chức phận đầu tiên, tối thiểu và căn bản nhất phải là tuân thủ và thực thi pháp luật trong lĩnh vực của mình.

Là chức phận đầu tiên bởi lẽ tuân thủ pháp luật là đòi hỏi dành cho mọi chủ thể trong xã hội, bao gồm cả Bộ trưởng. Là chức phận tối thiểu bởi lẽ nếu luật pháp có sẵn mà còn không thi hành được thì làm sao có thể nói đến chuyện hiệu lực, hiệu quả, đổi mới, sáng tạo – là những yêu cầu cao hơn đối với một cơ quan hành pháp.

Chức phận này cũng căn bản tới mức Luật Tổ chức Chính phủ 2015 hiện hành yêu cầu mỗi Bộ trưởng phải “tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực [mà mình phụ trách] trong phạm vi toàn quốc” ngay trong điều khoản định nghĩa chức danh này. [1]

Tuy nhiên, không phải Bộ trưởng nào cũng ý thức được điều này. Đơn cử là Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà.

Luật Bảo vệ Môi trường 2014 đã khẳng định mọi bản ĐTM phải được công khai [2] để người dân, báo chí và các nhà khoa học có điều kiện giám sát, phản biện. Yêu cầu này là hoàn toàn chính đáng và đã được kiểm chứng ở nhiều nước là một ‘chốt chặn thể chế’ ngăn các dự án gây hại môi sinh.

Tuy nhiên, từ khi nhậm chức đến giờ đã hơn 3 năm song Bộ trưởng Trần Hồng Hà vẫn chưa cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào là Bộ TN-MT sẽ công khai các bản ĐTM, cũng chẳng hề đưa ra một lý do thuyết phục nào cho việc giấu diếm này, mặc dù dư luận đã khản cổ kêu gọi.

Mới đây, loạt bài về dự án Tam Đảo của Sun Group đã một lần nữa chỉ ra Bộ TN-MT đã và đang cố tình giấu diếm các bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ra sao, ngay cả khi cơ quan báo chí yêu cầu. [3]

Không chỉ là chểnh mảng hoặc quan liêu, việc giấu diếm các bản ĐTM rõ ràng nằm trong ý đồ được tính toán kỹ của Bộ TN-MT nhằm mở đường cho các dự án gây hại môi trường được phê duyệt và thực hiện.

Về phần Bộ trưởng Trần Hồng Hà, nếu không đứng sau thì cũng đã vô cùng thiếu trách nhiệm kể từ lúc nhậm chức đến giờ, khi đã để cho cán bộ dưới quyền ngang nhiên phớt lờ yêu cầu của Luật Bảo vệ Môi trường 2014 cùng như đòi hỏi của công chúng và báo chí.

Bởi thế, Thủ tướng Chính phủ, với thẩm quyền luật định của mình [4], cần đệ trình Quốc Hội cách chức ngay Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhằm chấn chỉnh lại hoạt động thi hành pháp luật của Bộ TN-MT. Việc cách chức này cũng nêu gương cho các Bộ trưởng khác, ngăn chặn tình trạng ngang nhiên không thi hành pháp luật.

_____

Ghi chú:

[1] NHÓM LỢI ÍCH BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BẤT CHẤP LUẬT ĐỂ GIẤU DIẾM ĐTM RA SAO? (NAT)

[2] NHÓM LỢI ÍCH BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CÒN GIẤU DIẾM ĐTM ĐẾN BAO GIỜ? (NAT)

Rất tài tình

Ngô Trường An

7-10-2019

Phải công nhận, đảng CSVN là một đảng hết sức sáng suốt và tài tình như niềm tự hào từ xưa đến nay của họ. Riêng việc giải quyết tình huống và xử lý hậu quả của họ, thì chẳng có nước nào trên thế giới này giải quyết nhanh bằng đảng. Tạm thời, xin nêu lên các sự việc mà đảng đã giải quyết rất nhanh sau đây:

Formosa ngày đêm vẫn xả thải trực tiếp ra biển, không khí và chôn lấp chất độc

Phạm Minh Vũ

7-5-2019

Ảnh minh họa: Vụ nổ nhà máy Formosa ở Texas năm 2005. Nguồn: Victoria Advocate

Formosa có Tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300ha, bao gồm diện tích đất liền hơn 2.025ha và diện tích mặt nước hơn 1.293ha (cảng Sơn Dương). Thời gian thuê đất là 70 năm, tiền thuê đất 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê. Nghĩa là một tháng thuê tính trên 1ha là bằng tiền trả 1 ly trà đá.

Trong đợt xả thải chất độc ra biển Miền Trung gây cá chết hàng loạt, thay vì xin lỗi nhân dân ta, trả lời phóng viên Lan Anh, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, VTC14, Chu Xuân Phàm – trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội phát biểu mang tính chất thách thức vào sáng 25-4-2016: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”

Việt Nam hành động cứu đồng bằng sông Cửu Long

 Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Biên dịch: Giải pháp vì Môi trường

11-1-2021

Việt Nam từ bỏ chính sách “chỉ trồng lúa,” chấp nhận sự giúp đỡ của nước ngoài.

Tỉnh

Green Trees

25-11-2019

Ảnh cắt từ clip đêm biểu diễn.

Đêm diễn hoà nhạc với chủ đề môi trường tại Nhà hát lớn của Phó An My, pianist số 1, hiện đang sống và cống hiến tại Việt Nam, đã đi vào lịch sử bởi những kỷ lục:

“Giải cứu” Đồng bằng Sông Cửu Long: Góc nhìn khác về nhận thức và giải pháp (Phần 1)

Viet-Studies

Quách Hạo Nhiên

18-3-2021

Nhận thức và phản biện quan điểm “Thuận Thiên” của Giáo Sư Võ Tòng Xuân trên Tạp chí Doanh Nghiệp và Tiếp Thị

Giấc mơ châu thổ: Ngày nước Việt Nam 10-3-2023 — Ngày nước thế giới 22-3-2023

Ngô Thế Vinh

22-3-2023

Gửi những trẻ em ĐBSCL không biết bơi, và cả không có ngụm nước sạch để uống

Gửi ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Tàn phá thiên nhiên, loài người đang phải trả giá

BTV Tiếng Dân

Môi trường sống khắp nơi trên thế giới đang bị tàn phá dữ dội. Nhân loại đã và đang phải trả giá cho thảm họa môi trường do chính chúng ta gây ra. Báo Xây Dựng có bài: Hà Nội đang thiếu hụt nghiêm trọng diện tích mặt nước để điều hòa khí hậu. Bài báo cung cấp các số liệu, “vào năm 1995, nội thành Hà Nội có tới 2.100ha mặt nước, sụt giảm chỉ còn khoảng 1.165ha vào năm 2016 và ngày càng có xu hướng giảm…”. 

Thiết kế bất hợp lý của đường sắt đô thị Hà Nội

Nguyễn Ngọc Chu

15-10-2022

Ảnh trên mạng

1. TỔN THẤT KHÔNG CỦA RIÊNG AI

Nhìn vào bản đồ Metro Hà Nội (đi ngầm và lộ thiên) mà buồn và lo đến mức nổi giận. Nhưng không biết trút giận vào ai.

Khánh thành cụm năng lượng mặt trời Dầu Tiếng, lớn nhất Đông Nam Á

LTS: Từ bản tin của báo Tuổi Trẻ dưới đây, trên Facebook Cộng đồng Năng lượng Tái tạo Việt Nam đã có một phân tích kinh tế và xã hội về kết quả dự án Dầu Tiếng. Tính sơ thì chủ đầu tư thu vốn trong 6,3 năm và thêm 3 lần vốn nữa từ dự án trong 25 năm tuổi đời. Giá thành là 2,3 xu US cho mỗi kWh. (Tạm gác tiền lãi ra nếu vay phải trả nợ.)

Nếu xem chi phí ngoại vi là số tiền cư dân xã hội để dành thì con số đó vào khoảng 4 đến 20 lần vốn mà chủ đầu tư phải bỏ ra, tuỳ theo so với thuỷ điện hay than. Một việc nữa cần phải xem, khi hoà lưới có bị bất trắc hay không. Thái Lan có thể đầu tư cho VN dùng điện rẻ và sạch, không còn muốn bỏ vốn đầu tư hay ký khế ước mua điện đắt và bẩn của Lào.

____

Tuổi Trẻ

Khánh thành cụm năng lượng mặt trời Dầu Tiếng, lớn nhất Đông Nam Á

7-9-2019

TTO – Với công suất lên đến 420 MW, dự án điện năng lượng mặt trời Dầu Tiếng ở Tây Ninh được coi là dự án lớn nhất Đông Nam Á về năng lượng sạch.

Cắt băng khánh thành nhà máy điện NLMT Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) sáng 7-9 – Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Sáng 7-9, tại huyện Tân Châu (Tây Ninh), Công ty CP Năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh đã khánh thành cụm nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng DT1 và DT2.

Đây là dự án hợp tác đầu tư giữa Công ty TNHH Xuân Cầu (Việt Nam) và Công ty TNHH B. Grimm Power Public (Thái Lan) với số vốn đầu tư hơn 9.100 tỉ đồng.

Đến dự khánh thành có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cùng nhiều lãnh đạo các các tỉnh, thành phía Nam.

Sau hơn 10 tháng thi công xây dựng, tháng 6-2019 cụm nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng đã chính thức hòa lưới điện quốc gia, cung cấp nguồn năng lượng xanh, sạch đủ để đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu điện của tỉnh Tây Ninh nói riêng và bổ sung nguồn điện cho khu vực phía nam nói chung.

Sau 10 tháng thi công, 2 nhà máy DT1 và DT2 chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6-2019 – Ảnh: TỰ TRUNG

Dự án điện NLMT Dầu Tiếng được xây dựng trên vùng đất bán ngập của hồ Dầu Tiếng rộng hơn 504 ha với công suất lắp đặt 420 MW. Cụm nhà máy này đi vào hoạt động sẽ cung cấp lên lưới điện quốc gia khoảng 688 triệu kWh mỗi năm.

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Văn Bình – trưởng ban Kinh tế trung ương bày tỏ sự hài lòng khi biết đây là dự án NLMT có quy mô rất lớn được đầu tư tại Tây Ninh, biến Tây Ninh thành một trong những “thủ phủ” về điện mặt trời của cả nước; khai thác điện thương mại theo công suất thiết kế, góp phần bổ sung nguồn năng lượng quý giá, xanh – sạch, bảo đảm an ninh năng lượng cho quốc gia và phục vụ phát triển KT-XH của địa phương.

Hai nhà máy DT1 và DT2 đi vào hoạt động sẽ cung cấp lên lưới điện quốc gia 688 triệu kWh/năm – Ảnh: TỰ TRUNG.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà

FB Mai Quốc Ấn

6-6-2018

(Nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2018)

Tôi bắt đầu quan sát Bộ trưởng Trần Hồng Hà của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) từ khi ông ấy vừa lên chức. Đến hôm nay, tổng thể về ông Trần Hồng Hà thực sự vẫn là một nỗi thất vọng.

Chỉ còn thiếu qui hoạch… án tử hình!

Blog VOA

Trân Văn

12-8-2019

Tuần rồi, thiên hạ sửng sốt khi Đà Lạt (Lâm Đồng) và Phú Quốc (Kiên Giang) chìm trong nước. Cách nay vài năm, chắc chắn không có ai, kể cả những kẻ giàu trí tưởng tượng nhất, dám nghĩ sẽ có ngày Đà Lạt (tọa lạc ở cao nguyên) và Phú Quốc (chung quanh là biển) lại dễ ngập, ngập sâu và ngập lâu như vậy!

Không thể chấp nhận bài học ngăn mặn thất bại tại Ba Lai tái diễn tại Cái Lớn – Cái Bé

LTS: Theo bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn: “Những hệ lụy từ việc chặn dòng sông Ba Lai“, dự án cổng ngăn mặn Ba Lai 66 tỉ đồng do trung ương áp đặt xuống, không thuận lòng dân vì không ai muốn ngăn mặn do họ nuôi tôm hưởng lợi hơn trồng dừa đến tám lần.

Hợp sức cứu Đồng bằng Sông Cửu Long

LTS: Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa và ao tôm cá của cả nước đang chìm dần dưới nước, khi đối mặt với nhiều nguy cơ dồn vào cùng lúc: Từ ô nhiễm môi trường, hủy hoại nguồn nước sinh hoạt; hạn hán gây ra thiếu nước vào mùa khô; vào mùa lũ thì bị lụt lội do triều cường dù mưa ít; thu hoạch ngư nghiệp bị giảm mạnh; đất lún dần do nước ngầm được bơm lên sử dụng; những dự án thuỷ lợi ngăn mặn hoá ngọt thất bại…

Cột điện… tâm sự

Hiệu Minh

21-9-2023

Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Xin giới thiệu, tôi là chiếc cột điện vô tri vô giác. Người đời vẫn đi qua hàng ngày, không ai để ý. Trừ lúc thả bộ trên hè phố, mải nhìn các em mặc váy ngắn đi xe máy ngược chiều, va bươu trán mới phát hiện trên đời này có… cột điện.

Thiên tai hay kết cục được biết trước?!

FB Nguyễn Sơn

13-10-2017

Đak Glei, Kontum 6/2011. Ảnh: Nguyễn Sơn

Thiệt hại do lũ lụt mấy ngày qua về cả nhân mạng và vật chất là hết sức kinh khủng. Trong những người được cho là mất tích cũng có một phóng viên của TTXVN.

Nếu như cách đây 8-10 năm, chắc chắn mình sẽ là một trong những phóng viên “xông pha” vào hiện trường đầu tiên. Nhất là khi mình vừa kết thúc công việc cũng ở Yên Bái, chỉ cách những chỗ kia chưa đầy 100km. Tấm ảnh dưới mình chụp năm 2008 khi cuốc bộ tầm 15km giữa mưa với 13kg máy móc, đồ đạc trên lưng, ở QL279 đi từ đất Quang Bình (Hà Giang) sang Phố Ràng (Lào Kai). Đường 70 lúc ấy tan hoang, để lên được Bát Xát, mình đã phải thuê taxi từ Hà Nội đi vòng qua Bắc Quang (Hà Giang), đi bộ rồi thuê xe ôm đi từng đoạn suốt 70km tới tp Lào Kai, mượn xe máy chạy vào Trịnh Tường, Bát Xát. Không hề thấy vất vả hay mệt mỏi gì. Thế mà giờ đây mình không hề có ý định đi, dù thoáng qua.

Corona và Greta

Nguyễn Thọ

15-4-2020

Cô bé Thụy Điển 17 tuổi Greta Thunberg đã tạo ra cơn bão môi trường trong giới trẻ. Nhưng cô cũng có nhiều kẻ thù. Người ta mắng cô bé là đồ kiêu ngạo, vắt mũi chưa sạch. Có người chửi chỉ vì cô dám thách thức các hệ thống chính trị hiện hành. Có người chỉ vì muốn bênh Tổng thống Trump là người luôn phê phán Greta. Có người vì sợ phải từ bỏ cuộc sống đầy tiện nghi. Đó là quyền của mọi người, tôi không có ý kiến.

Sân golf Phan Thiết: Đơn phản biện ngày 30/09/2019 của ông Đinh Trung (Phần 1)

Phan Bình Minh

2-9-2021

Sau khi ông Đinh Trung gửi “Đơn Phản ánh và đề nghị” ngày 02/01/2019 [1], Thanh tra Chính phủ có Báo cáo số 892/BC-TTCP ngày 04/6/2019, “Kết luận kiểm tra, xác minh nội dung kiến nghị, phản ảnh của công dân liên quan đến việc chuyển đổi sân golf Phan Thiết sang khu đô thị”, do Phó tổng thanh tra Đặng Công Huân ký, gửi Thủ tướng Chính phủ.

Hãy PHÓNG SINH bằng cách NHẶT RÁC

FB Phạm Quang Tuấn

29-1-2019

Phóng sinh là một việc làm tốt nhưng khi trở thành một tục lệ thì nó đã biến thành một trò mê tín đội lốt tôn giáo vô cùng tàn ác dã man, gây ra cái chết hay đau đớn cho cả triệu sinh vật mỗi năm.

Nguy cơ phơi nhiễm hoá chất tại các nhà máy điện tử tại Việt Nam

RFA

Mỹ Lan

27-3-2018

Công nhân tại nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử Samsung Electronics Vietnam. Ảnh: VNN

Theo báo cáo của IPEN, các nữ công nhân được phỏng vấn cho biết, điều kiện làm việc tại các nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên khiến cho người lao động cảm thấy rất mệt mỏi: liên tục phải đứng máy từ 9 đến 12h, mức độ ồn cao vượt quá giới hạn dẫn đến nhiều trường hợp sảy thai hoặc vô sinh…

Khi được hỏi về thực trạng này, anh Cường, một công nhân phụ trách khâu vận hành máy của Samsung Việt Nam thừa nhận là có; tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó thì mọi người đều không có được thông tin cụ thể, cùng với đó là điều kiện kinh tế và nhận thức còn hạn chế nên ngay cả những người trực tiếp bị ảnh hưởng cũng không biết được lý do chính xác vì sao:

Còn Nhân dân mới còn mình

FB Mai Quốc Ấn

18-3-2019

BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài có hàng chục cảnh sát bảo vệ. Khi BOT Biên Hoà bắt đầu thu phí trở lại, có chừng trăm cảnh sát túc trực. BOT Cai Lậy sắp tiếp tục thu phí, đã có đề xuất đưa 250 chiến sĩ cảnh sát đến đây “bảo vệ”.

Đi đâu và về đâu?

Đỗ Cao Cường

15-10-2019

Sau những thước phim của mình, nhiều người dân thủ đô hỏi tôi là họ nên đi đâu sống cho an toàn. Tôi không biết nữa, dù ở đâu trên dải đất hình chữ S này, ngày hôm nay có thể còn ít ô nhiễm nhưng ngày mai lại là câu chuyện khác.