Bản tin ngày 24-10-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Trang Dự án ĐSK Biển Đông đưa tin về tàu khảo sát Thực Nghiệm 1 của TQ, đang di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với mô hình bất thường, hiện đã vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Đồng bằng Sông Cửu long khóc GS Nguyễn Duy Xuân

Nguyễn Đình Cống

1-3-2020

GS Nguyễn Duy Xuân (1925-1986). Nguồn: Luật Khoa San Jose

Đồng bằng sông Cửu long đang hấp hối. Nước sông bị chặn bời nhiều đập thủy điện và bị nhiễm mặn bời triều dâng. Trên mười triệu nông dân đang lao đao. Nếu có người thấy trước được việc này, cảnh báo sớm, chính quyền, cùng các nhà khoa học và nhân dân hợp sức tìm giải pháp thì đã có thể tránh được tai họa, phát triển bền vững.

Phải chăng không có ai thấy trước và dự báo tình hình? Có đấy, nhưng nhà khoa học lỗi lạc và rất yêu nước ấy đã bị hắt hủi cho đến chết năm 1986 tại nhà tù Ba Sao năm 1986. Đó là GS Nguyễn Duy Xuân, sinh năm 1925 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Ông đã du học, nghiên cứu về nông nghiệp, thủy lợi, kinh tế tại Pháp, Anh và Mỹ trong nhiều năm. Ông về nước năm 1963 (lúc 38 tuổi), nghiên cứu và phụ trách nhiều công việc quan trọng về Nông nghiệp, làm Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ.

Bản chất nào của vụ cháy Rạng Đông?

Mai Quốc Ấn

13-9-2019

Rạng Đông đã cháy trụi nhưng mầm hoạ của thuỷ ngân phản ứng nhiệt sinh thì còn đó. 21 năm làm báo và 11 năm viết lĩnh vực môi trường khiến tôi nhìn thấy vài điều mà nếu không nói ra thì đó là tội ác!

Chạy đâu cho thoát ô nhiễm?

Blog VOA

Trân Văn

4-10-2019

Ảnh: Báo TT

Phải mất ba tuần Hà Nội mờ mờ, ảo ảo vì… khói, bụi, Hệ thống công quyền (Bộ Tài nguyên Môi trường – TNMT, chính quyền thành phố Hà Nội) mới chính thức cảnh báo, chất lượng không khí đã suy giảm tới mức “xấu”, nguy hại cho sức khỏe cư dân! Chẳng riêng Hà Nội, TP.HCM cũng đang trong tình trạng tương tự!

Một số vấn đề pháp lý của vụ cháy Rạng Đông

Nguyễn Minh Đức

6-9-2019

Vụ cháy Rạng Đông là một sự cố môi trường. Sự kiện pháp lý này sẽ có thể dẫn đến một số hệ quả pháp lý sau:

1. Khắc phục ô nhiễm

Cống đập chặn mặn gây rối loạn hệ sinh thái và những cái giá phải trả

Water, water, every where — Nor any drop to drink.    

Samuel Taylor Coleridge [1772-1834]

Thế kỷ 21 của tỵ nạn môi sinh, đã có 2 triệu người phải rời bỏ quê hương ĐBSCL ra đi tìm kế sinh nhai

Ngô Thế Vinh

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

12-2-2018

Hình 1: Hình ảnh một dòng sông đang chết dần; cũng để hiểu tại sao đã có 2 triệu người phải rời bỏ quê hương ĐBSCL đi tìm kế sinh nhai; từ phải: TS Lê Anh Tuấn, Th.S Nguyễn Hữu Thiện. Photo by Ngô Thế Vinh

XỨ SỞ CÂY THỐT NỐT VÀ NGƯỜI KHMER HIỀN HOÀ

Tới An Giang, tới hai quận Tịnh Biên và Tri Tôn không thể không thấy hàng cây thốt nốt nổi bật trên những cánh đồng lúa xanh. Cây thốt nốt thuộc họ cau, tên khoa học Borassus flabellifer, có nhiều ở các nước Đông Nam Á. Cây thốt nốt sống cả trăm năm dài hơn tuổi thọ một đời người. Thân cây thẳng và cao tới 30 mét. Cây đực không trái, cây cái cho tới 60 trái mỗi cây. Trái thốt nốt có vỏ xanh đen, nhỏ hơn trái dừa bên trong có những múi trắng mềm, ngọt và mát. Hoa cây thốt nốt cho nước ngọt có vị thơm, có thể nấu thành đường, ngon hơn đường mía. Nếu Quảng Ngãi, quê Hương Nghiêu Đề bạn tôi, từng nổi tiếng về đường phổi, đường phèn thì An Giang, vùng Tịnh Biên Tri Tôn nổi tiếng với đường thốt nốt. Chè đậu xanh nấu với đường thốt nốt ngọt dịu và rất thơm ngon. Hình như tất cả mọi thành phần cây thốt nốt đều có công dụng: thân làm cột nhà, lá dùng lợp mái. Trong nền văn hóa cổ Khmer, các Chùa chiền còn lưu giữ được những văn bản viết trên lá cây thốt nốt. Cây thốt nốt cũng được xem như biểu tượng của xứ Chùa Tháp. [Hình 2]

Tỉ phú thép Trần Đình Long hủy hoại môi trường

Lý Trần

10-3-2018

Vừa qua Forbes điểm mặt các “đại gia” mới của Việt nam, trong đó có ông Trần Đình Long. Song, Forbes mới nêu được một mặt là số tiền ông Long kiếm được mà chưa kể đến việc ông Long và Hòa Phát đã phá hoại môi trường xung quanh ra sao.

Bà Nà: Hồng nhan nhưng bạc phận

Save Tam Đảo

8-5-2023

Có lẽ chưa nơi nào mà tôi đặt chân đến với danh nghĩa nơi nghỉ dưỡng nhưng tâm hồn tôi lại bị tổn thương như Bà Nà. Một khu rừng đã được phân định cho chức năng ‘bảo tồn thiên nhiên’ nhưng rồi khu vực nhạy cảm nhất, quan trọng nhất là phần đỉnh đã bị phủ lên một lớp bê tông vô hồn, vô nghĩa và vô giác.

Thành Chương và “Việt phủ”

FB Phạm Lưu Vũ

10-12-2018

Ông Thành Chương là một họa sĩ vào loại Việt tài, nhân một nghìn lần thì thành Nhân tài, một triệu lần thì thành Thiên tài. Ông xây cái “Việt phủ” mang tên mình như một nồi lẩu khổng lồ, chứa đựng những dấu vết của văn hóa Việt và chứa cả những lời trầm trồ. Sẵn tiền nhiều như quân Nguyên, ông sử dụng cái tài 3 trong một của mình để làm nên điều đó: họa sĩ, cổ học và… con buôn.

Trả lại đất cho dân và trả rừng lại cho đất nước!

FB Hoàng Hải Vân

13-2-2019

Từ khi thoát khỏi thời kỳ hái lượm, con người cần có đất để trồng trọt và chăn nuôi, một bộ phận thoát ly nông nghiệp nhưng cũng làm sản phẩm công nghiệp và dịch vụ để trao đổi với những người có đất mà cùng sinh sống. Ở nước ta, khi 70% dân số vẫn là nông dân thì sở hữu đất đai là quyền thiêng liêng của người dân mà bất kỳ chinh quyền nào cũng phải tôn trọng. Yêu nước trước hết là yêu mảnh đất mà mình đang sinh sống, đánh giặc ngoại xâm trước hết là để bảo vệ mảnh đất mà tổ tiên để lại cho mình.

Cập nhật tin: Hậu vụ cháy Công ty Rạng Đông

BTV Tiếng Dân

12-9-2019

Trang An Ninh Thủ Đô thống kê: 1.776 người trong bán kính 500 m quanh Công ty Rạng Đông được khám, tư vấn sức khỏe. Chiều 11/9, Sở Y tế Hà Nội công bố báo cáo nhanh về hoạt động xét nghiệm miễn phí cho người dân sống trong vùng bị ảnh hưởng bởi vụ cháy ở Công ty Rạng Đông. Từ ngày 6/9 đến nay, đã có 1.776 người sống, làm việc trong bán kính 500 m tính từ tường rào công ty Rạng Đông đến khám.

Thủy Tiên và Mặt trận Tổ quốc – Lòng dân và quyền lực chính trị

Huy Đức

20-10-2020

Con số trăm tỷ đồng của ca sĩ Thủy Tiên vận động được trong tuần qua và hơn 20 tỷ đồng của MC Phan Anh mấy năm trước không thể nào nói hết tinh thần “lá lành đùm lá rách” của người dân Việt. Hàng triệu người vẫn âm thầm quyên góp và hàng ngàn người khác đang cứu trợ trong vùng lũ và đang chuẩn bị cho các chuyến đi cứu trợ miền Trung. Số tiền thực sự vận hành bởi lòng dân là không bao giờ đong đếm được.

“Đánh thức tiềm lực”

FB Đỗ Ngọc Thống

25-6-2018

Trong đề thi THPTQG năm 2018 vừa diễn ra sáng nay, có câu 4 phần đọc hiểu hỏi như sau: “Theo anh/chị quan điểm của tác giả (Nguyễn Duy) trong hai dòng thơ: “ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên” có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?

Tôi đang nghĩ, không biết các thầy, cô sẽ cho mấy điểm, nếu có HS viết thế này:

Rừng và Nước

Chu Mộng Long

5-9-2023

Báo chí đưa tin, Quốc hội phê duyệt dự án biến rừng nguyên sinh thành hồ thủy lợi và tỉnh Bình Thuận đang xúc tiến thi công. Dù không phải là nhà chuyên môn, nhưng bằng trải nghiệm về vấn đề môi sinh, mọi người không thể không lên tiếng.

Thư gửi 92 Đại Biểu Quốc Hội 13 tỉnh Miền Tây: Thủy điện Luang Prabang – Thêm một thảm họa môi sinh cho ĐBSCL Việt Nam và lưu vực

Ngô Thế Vinh

14-1-2020

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Chỉ còn hơn ba tháng nữa là hết hạn tiến trình Tham khảo Trước [10/2019 – 4/2020] cho dự án Luang Prabang. Nếu không có hành động tức thời và chuyển biến quyết liệt từ phía Việt Nam, lễ động thổ – ground breaking khởi công xây con đập Luang Prabang sẽ diễn ra vào tháng 4/2020. Đó sẽ là một ngày tang tóc cho toàn thể 20 triệu cư dân 13 tỉnh Miền Tây, mà vòng khăn tang đó lại do chính Nhà Nước Việt Nam tự quấn lên đầu người dân mình.

Biệt thự, hồ bơi trên núi: Những hiểm họa vùi lấp treo đỉnh đầu người Nha Trang

Báo Sạch

2-8-2020

Núi Chụt bị cào nát, phía dưới là các khu dân cư hiện hữu và đường giao thông, bờ biển. Ảnh: BS

Người dân Nha Trang không thể quên cái bể bơi trên Hòn Xện thuộc khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú đã đổ ụp xuống khu dân cư giữa tháng 11/2018. Bao người mất mạng, thương tích, bao gia đình ly tán…

Tìm lại giá trị sống

FB Mai Quốc Ấn

18-2-2019

Tôi đi hết Việt Nam từ rất sớm. Cứ mỗi lần quay lại một nơi mình đã đến, thấy nó biến dạng nhanh hoặc chậm vì ô nhiễm, thấy đau lắm.

Tình hình ô nhiễm tại Việt Nam rất nghiêm trọng. Bằng kinh nghiệm của tôi việc không khống chế được các nguồn thải và xử lý chất thải tại nguồn đã khiến cho không khí, nước, đất bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm sẽ dẫn tới việc hít thở, uống và ăn của người Việt không còn an toàn. Ung thư và nhiều bệnh không lây nhiễm khác đã và đang “phát triển tốt”.

Lãnh đạo ngành Công thương đổ thừa nguyên nhân thiếu xăng lãng xẹt!

Mai Bá Kiếm

14-10-2022

Ảnh chụp màn hình

Phàm những người thiếu kiến thức phổ thông hay cãi lãng xẹt, giống Bộ trưởng Bộ Công thương và PGĐ Sở Công thương TP.HCM.

Nguyên tắc bình thông nhau

Mai Bá Kiếm

21-5-2024

Đọc bài “Lý do nắp cống thoát nước trên đường Võ Văn Ngân, TP Thủ Đức, bung lên sập xuống” nghe nhà thầu trả lời: “Do nắp cống không cố định, vì để công nhân vệ sinh nạo vét, nên nó bung lên“, tôi sợ té đái! Vì nếu nhà thầu lỡ “cố định” nắp cống (hàn hay bắt bù lon) thì hệ thống cống chung quanh chợ Thủ Đức sẽ nổ tung lên khi mưa lớn!

Tất cả ô nhiễm thuộc về nhân dân

Hoàng Linh

15-12-2019

Ảnh: TTXVN

Nào chúng ta cùng làm quen với lối tư duy của nhà quan để mà biết vì sao Hà Nội vẫn tươi màu suy nghĩ… trong bầu không khí đặc quánh phối, mù trời cao vì ô nhiễm.

Và, xin lạy các nhà báo, mấy ông căn cứ vào đâu mà vu vạ cho xe máy, đốt rơm, than tổ ong… và nhận thức yếu kém của người dân chính là thủ phạm. Là người dân tôi yêu cầu các ông trưng ra chứng cứ khoa học. Hội đồng nghiên cứu nào, gồm những ai, thẩm quyền tới đâu, quá trình thu thập mẫu như thế nào, phòng thí nghiệm nào tiến hành…

Như hôm nay 15-12, báo Soha dẫn lời một chuyên gia môi trường nặc danh, không biết chui từ lỗ nào ra khẳng định không khí Hà Nội mờ mịt là do dân chuẩn bị Tết:

“Khóc cây” và sự nhân bản, rung cảm với thời cuộc

Người Đô Thị

Lê Quỳnh 

19-1-2018

Bằng một trái tim mẫn cảm với thời cuộc của người nghệ sỹ, “Khóc cây” là những dòng thơ đau đớn và bất lực mà Ly Hoàng Ly viết ra trong một đêm đi dọc suốt con đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP.HCM), ngày 16.1.2018. Thời gian này, con đường này đã trở nên trống hoang hoác, xa lạ với đa phần người dân thành phố; với những gốc cây cổ thụ cụt, và một bông hồng mà người dân nào đã đặt lên nó.

Năm 2016, khi một lần nữa rộ lên thông tin 258 cây xanh trăm tuổi trên đường Tôn Đức Thắng bị đốn hạ, Ly Hoàng Ly cùng nhiều bạn trẻ đã lặng lẽ trình diễn tại đây một buổi nghệ thuật trình diễn “Ôm cây – Ôm người ta yêu thương – Ôm chính mình”. 

Cần cách chức ngay Bộ trưởng Trần Hồng Hà

Nguyễn Anh Tuấn

1-10-2019

Mỗi bộ trưởng đều được giao nhiều nhiệm vụ, xong chức phận đầu tiên, tối thiểu và căn bản nhất phải là tuân thủ và thực thi pháp luật trong lĩnh vực của mình.

Là chức phận đầu tiên bởi lẽ tuân thủ pháp luật là đòi hỏi dành cho mọi chủ thể trong xã hội, bao gồm cả Bộ trưởng. Là chức phận tối thiểu bởi lẽ nếu luật pháp có sẵn mà còn không thi hành được thì làm sao có thể nói đến chuyện hiệu lực, hiệu quả, đổi mới, sáng tạo – là những yêu cầu cao hơn đối với một cơ quan hành pháp.

Chức phận này cũng căn bản tới mức Luật Tổ chức Chính phủ 2015 hiện hành yêu cầu mỗi Bộ trưởng phải “tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực [mà mình phụ trách] trong phạm vi toàn quốc” ngay trong điều khoản định nghĩa chức danh này. [1]

Tuy nhiên, không phải Bộ trưởng nào cũng ý thức được điều này. Đơn cử là Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà.

Luật Bảo vệ Môi trường 2014 đã khẳng định mọi bản ĐTM phải được công khai [2] để người dân, báo chí và các nhà khoa học có điều kiện giám sát, phản biện. Yêu cầu này là hoàn toàn chính đáng và đã được kiểm chứng ở nhiều nước là một ‘chốt chặn thể chế’ ngăn các dự án gây hại môi sinh.

Tuy nhiên, từ khi nhậm chức đến giờ đã hơn 3 năm song Bộ trưởng Trần Hồng Hà vẫn chưa cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào là Bộ TN-MT sẽ công khai các bản ĐTM, cũng chẳng hề đưa ra một lý do thuyết phục nào cho việc giấu diếm này, mặc dù dư luận đã khản cổ kêu gọi.

Mới đây, loạt bài về dự án Tam Đảo của Sun Group đã một lần nữa chỉ ra Bộ TN-MT đã và đang cố tình giấu diếm các bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ra sao, ngay cả khi cơ quan báo chí yêu cầu. [3]

Không chỉ là chểnh mảng hoặc quan liêu, việc giấu diếm các bản ĐTM rõ ràng nằm trong ý đồ được tính toán kỹ của Bộ TN-MT nhằm mở đường cho các dự án gây hại môi trường được phê duyệt và thực hiện.

Về phần Bộ trưởng Trần Hồng Hà, nếu không đứng sau thì cũng đã vô cùng thiếu trách nhiệm kể từ lúc nhậm chức đến giờ, khi đã để cho cán bộ dưới quyền ngang nhiên phớt lờ yêu cầu của Luật Bảo vệ Môi trường 2014 cùng như đòi hỏi của công chúng và báo chí.

Bởi thế, Thủ tướng Chính phủ, với thẩm quyền luật định của mình [4], cần đệ trình Quốc Hội cách chức ngay Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhằm chấn chỉnh lại hoạt động thi hành pháp luật của Bộ TN-MT. Việc cách chức này cũng nêu gương cho các Bộ trưởng khác, ngăn chặn tình trạng ngang nhiên không thi hành pháp luật.

_____

Ghi chú:

[1] NHÓM LỢI ÍCH BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BẤT CHẤP LUẬT ĐỂ GIẤU DIẾM ĐTM RA SAO? (NAT)

[2] NHÓM LỢI ÍCH BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CÒN GIẤU DIẾM ĐTM ĐẾN BAO GIỜ? (NAT)

Việt Nam thất thủ chiến lược trên địa bàn sông Mekong

Ngô Thế Vinh

23-8-2019

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Dẫn nhập: Vậy mà đã 62 năm kể từ khi Liên Hiệp Quốc khai sinh Ủy Ban Sông Mekong [1957] và cũng đã 24 năm từ ngày thành lập Ủy Hội Sông Mekong [1995]. Tính đến nay 2019, Bắc Kinh đã xây xong 11 con đập thủy điện khổng lồ / mega-dams (6,7) chắn ngang dòng chính sông Lancang Jiang, tên Trung Quốc của con Sông Mekong chảy trong lãnh thổ TQ với lượng điện sản xuất đã lên tới 21,300 MW và TQ vẫn đang tiếp tục xây thêm 19 con đập khác; Thái Lan ngoài các con đập phụ lưu, còn có kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ sông Mekong, và nay hai nước Lào và Cambodia còn có thêm dự án 12 đập dòng chính hạ lưu. Ngoài ra còn hàng trăm con đập phụ lưu đã và đang xây trên khắp lưu vực Sông Mekong, kể cả trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Báo cáo điều tra về tập đoàn Formosa: Đi đến đâu làm hại môi trường và nhân quyền đến đó

Luật Khoa

Y Chan

26-10-2021

Công nhân Việt Nam tại Đài Loan biểu tình phản đối công ty Formosa (trái) và một người dân chịu ảnh hưởng trong thảm họa môi trường biển miền Trung. Ảnh gốc: AFP. Xử lý ảnh: Luật Khoa

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ nhân quyền.

Ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà và trận chiến Formosa

Nguyễn Ngọc Chu

8-5-2019

Quê hương là nơi cha mẹ sinh ta ra. Nếu không làm gì được cho quê hương thì cũng đừng mang tai họa đến.

1. Lịch sử quân sự thế giới ghi lại nhiều trận chiến nổi tiếng. Sự nổi tiếng thường liên quan đến tính khốc liệt, phạm vi rộng lớn và danh tiếng người cầm quân. Như Troy, Waterloo, Stalingrad của thế giới. Hay Bạch Đằng, Chương Dương, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, Khe Sanh của Việt Nam.

Bản tin ngày 2-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

RFI có bài về tình hình căng thẳng ở Biển Đông: Thế khó xử của Philippines trước Trung Quốc tại Đá Ba Đầu. Dù Philippines liên tục kêu gọi TQ rút “ngay lập tức” hàng trăm tàu của họ đang án ngữ ở khu vực Đá Ba Đầu, trong cuộc họp báo hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao TQ Hoa Xuân Oánh vẫn khẳng định, các tàu TQ chỉ tập trung ở đó “để tránh gió bão”, đồng thời tuyên bố Đá Ba Đầu thuộc chủ quyền của TQ.

Nghị trình của Joe Biden về biến đổi khí hậu và năng lượng

Long Pham. P.E.

24-7-2020

Lời tác giả: Là người làm công tác nghiên cứu khoa học, tôi không thuộc đảng phái nào để phải ràng buộc phải viết theo chủ trương của tổ chức chính trị. Tôi đã đọc và trình bày về thành tích biểu của Tổng thống Trump và bài này tôi viết về cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

Thuế môi trường

LTS: Ngày 24/5/2018, báo Dân Trí có bài: “Thuế môi trường xăng dầu cần phải từ 10.000 – 20.000 đồng/lít”? Bài viết dẫn nguồn từ người đại diện của Bộ Tài chính cho biết, tại hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường, một chuyên gia cho rằng, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng của Việt Nam cần phải điều chỉnh mức từ 10.000 – 20.000 đồng/lít.

“Hạnh phúc như tiếng thở dài…”

FB Mai Quốc Ấn

20-3-2019

Hôm nay là ngày Quốc tế hạnh phúc, 20/3. Ở trong một quốc gia hạnh phúc và người dân hay cười như Việt Nam có thể coi là một hạnh phúc?

Tôi thì nghĩ là không!

Làm sao tôi hạnh phúc khi nghĩ đến việc nếu có một cô gái bị cưỡng hôn trong thang máy mà kẻ bệnh hoạn chỉ bị phạt 200.000 vì… luật quy định như thế.

Hồ thủy lợi có được bằng 600 ha rừng, có thực sự cần không?

Bùi An

6-9-2023

Những lúc như thế này, các “tinhbong” cõi mạng sẽ bắt đầu lên “nói giọng ngược”, sẽ mạt sát những người phản đối, sẽ bảo vệ chính quyền, sẽ chửi bới rằng “cứ ôm cái nghèo cái khổ mà bảo vệ môi trường”… Các tinhbong không ngu, họ chỉ giả vờ ngu, họ đánh lái, họ bẻ cong, chỉ để đạt được mục đích, chỉ để thỏa mãn cái căn tính gớm giếc của họ.