Biến số

FB Mai Quốc Ấn

31-12-2018

Mai là 1/1/2019. Có người sẽ lo về việc Luật An ninh mạng được áp dụng tại Việt Nam. Tôi lại nhìn thấy mấy thứ đáng lo hơn nhiều.

Tại sao tôi hay nói đến cái chết?

FB Đỗ Cao Cường

27-12-2018

Trong một lần xây mộ cho người bà của mình, tôi có hỏi nhỏ cậu em rể đang làm việc ở tỉnh Quảng Ninh là mấy nhà máy ở đó có ô nhiễm không? Không chỉ cậu em đó, mà cả một cậu em rể khác đang là thư ký tòa án (có ông bố là chánh án tòa án tỉnh mới phát hiện bị ung thư) nói với tôi rằng ở đâu chẳng ô nhiễm, anh nói ra được gì? Và tôi cũng chỉ biết thở dài rồi im lặng.

Phá hoại

FB Mai Quốc Ấn

26-12-2018

Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) số 12249:2018 vừa ban hành có thể coi là hành vi thao túng chính sách, phá hoại quốc gia vô cùng nghiêm trọng. Sự thật chấn động này được phát hiện bởi ông Nguyễn Đăng Anh Thi- Thạc sỹ, chuyên gia tư vấn sử dụng hiệu quả tài nguyên của Tổ chức Tài chính Quốc tế – IFC.

Cụ thể, TCVN 12249:2018 chỉ lấy 19 chỉ tiêu về thành phần nguy hại vô cơ, bỏ qua đến 206 chỉ tiêu về thành phần nguy hại hữu cơ – là những thành phần đã được chứng minh tồn tại trong than và tro, xỉ gồm các chất hữu cơ gây ô nhiễm bền vững như PCB, dioxin/furan, phenol… Nó cũng chỉ lấy 20 chỉ tiêu vô cơ, bỏ qua 13 chỉ tiêu (trong đó bao gồm PCB) và lại áp dụng cột B ít nghiêm ngặt hơn nhiều so với cột A (nguồn tiếp nhận là nguồn cấp nước sinh hoạt).

Bảo vệ môi trường

FB Mai Quốc Ấn

21-12-2018

(Hy vọng những câu từ này được các bạn đọc thật kỹ nếu đã đọc)

Sáu tháng nay tôi sống trong stress. Có khoảng hơn 100 cá nhân mắc K (ung thư) tôi biết được. Xin nhấn mạnh là hơn 100 bệnh nhân chứ lượt thông tin thì cao hơn nhiều vì có thể nhiều người quen nói về 1 người quen chung mắc bệnh.

Lần đầu tiên

FB Mai Quốc Ấn

18-12-2018

Có nhiều điều lần đầu tiên diễn ra tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Tiêu cực có mà tích cực cũng có.

Vĩnh Tân là nơi xảy ra vụ chặn quốc lộ đầu tiên (2015) để phản đối ô nhiễm. Tro xỉ nhiệt điện khiến không khí nơi đây đầy bụi, nguồn nước và hệ động thực vật biến dạng, đời sống người dân đảo lộn và bệnh tật. Ô nhiễm nhiệt do nước xả làm mát nhiệt điện khiến mặt nước biển vẫn xanh rì nhưng cá tầng đáy gần bờ biến mất vì san hô đã chết. Cá bè và khu nuôi tôm giống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.v.v..

Vĩnh Tân cũng là nơi đầu tiên tại Việt Nam người dân công khai yêu cầu công bố kết quả quan trắc môi trường và được chính quyền đáp ứng. Đó là một nhu cầu chính đáng và đúng luật! Đó là kết quả quá trình người dân tự đi tìm hiểu ô nhiễm là gì, bụi PM (còn gọi là bụi nano) các loại là gì, ô nhiễm đất, nước, không khí ảnh hưởng đến môi trường và con người ra sao.v.v..

Thật đáng kinh ngạc khi một phũ nữ nông dân lam lũ nói rằng bà sẵn sàng hiến miếng đất của gia đình cho ai xử lý được môi trường. Người phụ nữ ấy biết rõ giếng nước, vườn cây và đàn bò nhà bà đã “không còn là nó”. Vì ô nhiễm!

Người phụ nữ ấy không muốn ai phải uống thứ nước đến bò uống còn chết, không muốn ai mua phải những rau củ quả đã “không biết diễn tả sao nhưng khác hồi xưa lắm!”.

Hôm nay, lần đầu tiên người dân Vĩnh Tân đến nhiệt điện trong một tâm thế khác. Họ đến cùng đại diện chính quyền cấp tỉnh, đơn vị kiểm định độc lập, nhà khoa học để làm một việc trước nay chưa có tiền lệ: Tạo một cơ sở khoa học và pháp lý để dân xử lý môi trường.

Cụ thể, dân lập công ty, gửi văn bản đến UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị cùng với tỉnh, đại diện nhiệt điện, các đơn vị liên quan lấy mẫu tro xỉ về làm gạch không nung xem có đúng hợp chuẩn, hợp quy nhà nước hay không. Đây là một bước chuyển về ý thức đáng mừng vì rõ ràng nó tốt cho các bên hơn là việc dân phải ra chặn Quốc lộ “để được lắng nghe”. (Dân Vĩnh Tân nói với tôi họ phẫn uất vì thông tin “con nghiện xúi giục”. Nhiều người biết câu “không nghe cave kể chuyện, không nghe con nghiện trình bày” thì đừng áp thứ lý do ngu xuẩn ấy vào dân.)

Tôi có những trận ho rũ người như dân Vĩnh Tân nên tôi hiểu họ. Tôi đã ăn uống, ngủ nghỉ cùng bà con trên vùng đất xơ xác ấy nên tôi thương họ và họ cũng đối xử với tôi chân tình. Nên hôm nay thực sự là rất vui!

Có lẽ sẽ còn nhiều khó khăn nữa trong tương lai. Nhưng có “chặng đường nào trải bước trên hoa hồng”? Thì bước tiếp thôi nếu mình còn gượng nổi.

Chú thích: Một góc Vĩnh Tân sáng nay và khuya qua cùng hoạt động lấy mẫu vào trưa nay.

Rác là đồ phế thải, nhưng xử lý rác phải là người có tâm, có tài!

Mạc Văn Trang

10-12-2018

1. Hè 2017, tôi sang TP Wien, nước Áo, anh bạn dẫn đi chơi. Vào gần trung tâm TP anh chỉ vào công trình kiến trúc độc đáo, màu sắc hấp dẫn, bảo: Đố anh biết công trình gì đây?

Thành Chương và “Việt phủ”

FB Phạm Lưu Vũ

10-12-2018

Ông Thành Chương là một họa sĩ vào loại Việt tài, nhân một nghìn lần thì thành Nhân tài, một triệu lần thì thành Thiên tài. Ông xây cái “Việt phủ” mang tên mình như một nồi lẩu khổng lồ, chứa đựng những dấu vết của văn hóa Việt và chứa cả những lời trầm trồ. Sẵn tiền nhiều như quân Nguyên, ông sử dụng cái tài 3 trong một của mình để làm nên điều đó: họa sĩ, cổ học và… con buôn.

Họ cứ “xuất khẩu rừng” theo… cách của họ?

FB Vũ Kim Hạnh

10-12-2018

Khu du lich sinh thái Măng Đen của huyện Kon Plong, tỉnh Kontum là vùng đất hoang sơ lý tưởng mà nhiều doanh nghiệp lớn HVNCLC đang đầu tư làm nông nghiệp hữu cơ. Chúng tôi hẹn nhau về thăm Măng Đen, nơi dự tính sẽ mang lại những nông sản hữu cơ tuyệt vời cho xuất khẩu. Nhưng ở đây, cơ quan chức năng đang làm “xuất khẩu” ngay và luôn, theo cách của họ, bất chấp.

Môi trường – Phần 5: Vùng vẫy giữa vòng vây dân túy và thờ ơ

FB Nguyễn Thọ

7-12-2018

Tiếp theo Phần 1  —  Phần 2  — Phần 3  — Phần 4

Hội nghị của 196 nước diễn ra tại Katowice (Ba-Lan) mấy hôm nay được coi là cố gắng cuối cùng để cứu nhân loại khỏi thảm họa môi trường đang lững lững lao tới. Nhưng chỉ việc hai tập đoàn than lớn nhất Ba-Lan là người bảo trợ tài chính cho hội nghị đã cho thấy mâu thuẫn ngút trời trong vấn đề này.

Những nơi tăm tối

FB Đỗ Cao Cường

6-12-2018

Đừng nghĩ rằng chỉ trong vài hôm, người ta có thể ”khám phá” ra hàng trăm cái tát đến từ những ngôi trường khác nhau.

Hãy nhớ và phải nhớ thật kỹ!!!

FB Mai Quốc Ấn

5-12-2018

Chẳng phải tôi muốn bảo vệ Đảng hay Chính phủ mà cảnh báo câu chuyện “nhân rộng Vĩnh Tân” bằng san lấp tro xỉ sẽ là nguy cơ lớn nhất chấm dứt chế độ đâu; mà vì nỗi lo bệnh tật tích tụ từ ô nhiễm và thoái hóa giống nòi dân mình mà thôi.

Ai đã giết chết Đà Lạt?

FB Đỗ Cao Cường

3-12-2018

Đà Lạt không chỉ là thành phố mù sương, thành phố ngàn hoa mà hiện nay Đà Lạt còn được biết đến là thành phố ngàn thông đã bị chặt hạ một cách không thương tiếc, không ít danh thắng và di tích rơi vào tình trạng hoang tàn, đổ nát.

Diễn từ của Ngài David Attenborough, tại buổi họp các quốc gia thành viên về biến đổi khí hậu

LTS: Tiếp theo Hiệp định Paris, lần này Liên Hiệp quốc tổ chức hội thảo COP24 về Biến đổi khí hậu tại Katowice, Ba Lan. LHQ cho nhân dân thế giới góp ý kiến cho hội thảo trên một chiếc ghế ảo.

Nhà truyền thanh Anh quốc, Sir David David Attenborough đã thay mặt nhân dân thế giới, yêu cầu lãnh tụ các quốc gia hành động trước khi nền văn minh nhân loại bị suy tàn và thiên nhiên cho nhân loại tồn tại bị phá vỡ.

Liên Hiệp quốc còn lập trang mạng chỉ dẫn cho chúng ta biết mình có thể làm gì giúp nhân loại tránh thảm họa này. David Attenborough là nhà nghiên cứu sử học theo trường phái bảo tồn thiên nhiên. Sau đây là diễn từ của ông chia sẻ cùng bạn đọc.

_____

The People Seat

COP24, Katowice, Poland

Ngày 3, tháng 12, 2018

Ông David Attenborough phát biểu tại Hội thảo Biến đổi Khí hậu. Ảnh: Newshub

Kính thưa quý vị lãnh đạo, quý bà và quý ông,

‘Chúng tôi nhân dân các nước của Liên Hiệp Quốc’. Đó là dòng chữ đầu tiên trong hiến chương LHQ. Một hiến chương đặt nhân dân là tâm điểm. Một cam kết cho tất cả mọi người trên thế giới có tiếng nói về tương lai. Một lời hứa bảo vệ kẻ yếu nhất và mạnh nhất trước mọi nhân hoạ.

Những sự thật đằng sau luận điểm nhiệt điện than giá rẻ

LTS: Trong bài “Môi trường – Phần 4: Rừng Việt Nam và Năng lượng địa nhiệt“, tác giả Nguyễn Thọ có trích dẫn bài viết của anh Trần Hải, trong đó có đoạn: “Vấn đề ở chỗ than là cách rẻ nhất, dồi dào nhất, và kinh tế nhất trong việc làm ra điện. Hiện tại các năng lương sạch không có loại nào có đầy đủ năng lực để cạnh tranh với than, về giá cũng như về quy mô đầu tư. 1 kw điện than chỉ vào khoảng 0,3-0,6 USD kw“.

Môi trường – Phần 4: Rừng Việt Nam và Năng lượng địa nhiệt

FB Thọ Nguyễn

3-12-2018

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

Loạt bài “Môi trường” của tôi không ngờ nhận được sự quan tâm rộng rãi của bạn đọc. Trong 5 ngày, đã có thêm 2300 người vào xem phim “Việt Nam vẻ đẹp dễ vỡ trên” youtube. Video trên FB đã được hơn 600 chia sẻ và thêm 25.000 người xem.

Môi trường – Những thủ phạm (Phần 3)

FB Nguyễn Thọ

28-11-2018

Tiếp theo phần 1 Phần 2

Cách đây gần một năm, nhóm chúng tôi đã dịch và phụ đề bộ phim tài liệu mà đài Truyền hình Đức ZDF làm về thiên nhiên Việt Nam – “Việt Nam – Vẻ đẹp dễ vỡ“.

Usagi, rồi Sài Gòn thê thảm lắm em ơi!

Blog VOA

Trân Văn

26-11-2018

Usagi – trận bão thứ 9 trong năm nay – đã tan nhưng ở nhiều nơi tại Sài Gòn, dân chúng không bì bõm di chuyển trong nước thì cũng đang hì hục dọn dẹp nhà cửa. Sài Gòn lại bị dìm trong biển nước.

Sự trừng phạt của thiên nhiên

FB Nguyễn Đạt An

25-11-2018

Một báo cáo khoa học quan trọng vừa được công bố cách đây 2 ngày (ngày thứ Sáu 23/11/2018) bởi 13 cơ quan liên bang của Hoa Kỳ, trong đó nêu ra những cảnh báo ảm đạm nhất về hậu quả của thảm họa Biến đối Khí hậu gây ra cho nước Mỹ. Họ dự báo rằng nếu chính quyền không có bất cứ hành động nào để giải quyết tình hình, nền kinh tế Mỹ sẽ bị đánh sập 10% giá trị vào cuối thế kỷ này.

Giá của im lặng

FB Mai Quốc Ấn

24-11-2018

Rồi các ngươi sẽ chết
Như những con cừu ngoan
Hiện thực đang xẻ thịt
Vẫn coi như thiên đàng

Môi trường – Những thủ phạm (Phần 2)

FB Thọ Nguyễn

23-11-2018

Tiếp theo phần 1

Vốn chỉ là thợ điện tử nên tôi không dám coi các bài viết của mình là công trình khoa học. Tôi chỉ chia sẻ những gì tôi cảm nhận qua cuộc sống hoặc đọc được ở nơi khác. Mong các bạn bỏ qua các lỗi nhỏ kiểu như nhầm cò với sếu.Dù sao thì việc loài chim không còn phải về Bắc Phi tránh mùa đông là một thảm họa sinh thái không thể chối cãi.

Quốc đảo 50.000 người lãnh đạo khối CVF – Việt Nam đang chờ gì?

Hoàng Mai

24-11-2018

Không phải ngẫu nhiên mà cuộc họp thượng đỉnh của Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (CVF) –– một trong những cuộc họp quan trọng nhất trước thềm Hội nghị Biến Đổi Khí Hậu (BĐKH) của Liên Hiệp Quốc (COP24) –– lại diễn ra trực tuyến. Đúng theo cam kết làm mọi cách để hạn chế lượng khí thải carbon, bà Hilda Heine, Tổng Thống Cộng hòa Quốc đảo Marshall, Chủ Tịch CVF năm nay, bạo dạn đưa ra ý tưởng mới để “mọi người sẽ không phải bay từ nơi này qua nơi khác, góp phần hạn chế phát thải cacbon”, theo lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ.

Xương và Máu Carbon

FB Nguyễn Đạt An

20-11-2018

Nhà quan thì khảm gỗ. Nhà dân thì bàn ghế gỗ. Nhà thờ, nhà chùa cũng đầy nội thất gỗ.

Bây giờ chỉ cần vào nhà một người dân bình thường – đặc biệt là dân Bắc và dân Trung, thì đã thấy các bộ salon gỗ hoành tráng không khác gì thứ để trong dinh vua chúa quan lại ngày xưa.

Cháy rừng California và biến đổi khí hậu

BBC

Thắng Đỗ

21-11-2018

Các nhà khoa học từ đại học UC Irvine, UC Davis, và UCLA, cũng như Cục Kiểm Lâm và Phòng Thí Nghiệm Phản Lực, đã cho xuất bản một nghiên cứu chứng minh rằng hiện tượng biến đổi khí hậu là nguyên do chính của các vụ cháy rừng dồn dập.

Không thể chấp nhận bài học ngăn mặn thất bại tại Ba Lai tái diễn tại Cái Lớn – Cái Bé

LTS: Theo bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn: “Những hệ lụy từ việc chặn dòng sông Ba Lai“, dự án cổng ngăn mặn Ba Lai 66 tỉ đồng do trung ương áp đặt xuống, không thuận lòng dân vì không ai muốn ngăn mặn do họ nuôi tôm hưởng lợi hơn trồng dừa đến tám lần.

Môi trường – Ăn cắp của con cháu (Phần 1)

FB Thọ Nguyễn

18-11-2018

Suốt mấy tuần qua, giá xăng dầu ở Đức tăng vọt, không phải vì dầu thô đắt, mà vì các con sông đều cạn đến sát đáy, mọi xà lan chở xăng dầu bó tay. Mùa hè qua châu Âu khô nóng, hạn hán nhất kể từ khi con người biết thống kê thời tiết. Mùa đông đã đến mà mưa vẫn quá ít. Chuyển bằng xe bồn làm cho mỗi lít xăng tăng thêm 12 cents, mỗi lít dầu sưởi tăng 18 cents. (May mà tiều phu đã thôi sưởi dầu từ 2014).

Giải pháp nào hạn chế ô nhiễm

FB Mai Quốc Ấn

12-11-2018

Tôi viết khá nhiều bài về phương pháp giải quyết tro xỉ kiểu san lấp của các bộ ngành sẽ gây hại cho môi trường. Về mặt nguyên tắc, tất cả các văn bản cho phép san lấp đều là văn bản dưới luật nên việc san lấp được tiến hành bất kỳ đâu tại Việt Nam đều có thể lập biên bản hành chính. Nếu sau vài năm mà lấy mẫu phát hiện gây nguy hại hoàn toàn có thể khởi tố.

Trao đổi về bài “Hãy cứu thiên nhiên”

Nguyễn Đình Cống

11-11-2018

Ngày 10/11 trang Bauxite đăng bài “Hãy cứu lấy thiên nhiên Việt Nam!của Mai An Nguyễn Anh Tuấn (NAT).

Đem tro xỉ đi san lấp: Nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì ai chịu trách niệm?

FB Mai Quốc Ấn

9-11-2018

Thủ tướng giao việc xử lý tro xỉ nhiệt điện cho 6 bộ gồm: Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải. Giải pháp được đưa ra là đem đi SAN LẤP như lời tuyên bố của Bộ trưởng Trần Hồng Hà trước Quốc hội mới đây.

Vậy nếu việc đem tro xỉ đi SAN LẤP mà GÂY HẬU QUẢ ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG thì ai sẽ CHỊU TRÁCH NHIỆM???

Sẽ còn lại gì?

FB Đỗ Cao Cường

8-11-2018

Mặc dù thấy mình cũng chẳng giỏi giang gì nhưng tôi vẫn được một luật sư tài năng của Hoa Kỳ thúc giục nộp hồ sơ xin học bổng du học thạc sĩ vì đã sắp hết hạn.

“Ngưỡng” của quốc gia

FB Mai Quốc Ấn

29-10-2018

“Ngưỡng” nợ công được công bố đưa vào Luật quản lý nợ công vào giữa tháng 12/2018. Nợ công hiện nay đã ở mức rất cao, gần 35 triệu đồng/người, từ ông già sắp xuống lỗ đến đứa bé mới sinh. Các cải cách kinh tế của Chính phủ để hạ nhiệt lạm phát đang có vẻ đi đúng hướng khi dòng vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam. Các ý kiến ủng hộ tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp trong nước và các cải cách thủ tục hành chính cho thấy việc lắng nghe và thực hiện là có.