Thương cho dân tộc Việt

Võ Xuân Quyền

16-3-2019

Giới trẻ toàn thế giới xuống đường chống biến đổi khí hậu. Ảnh trên mạng

Hôm qua, 15/3/2019 là ngày có nhiều hành động vì khí hậu nhất từ trước đến nay. Hơn 1,5 triệu người (chủ yếu là học sinh sinh viên) tham gia bãi khóa, hơn 2,000 cuộc bãi khóa tại hơn 100 quốc gia. Việt Nam không có tên trong danh sách 100 quốc gia này. (Đương nhiên), nếu không có lẽ tôi cũng không ngồi đây viết được những con số này. https://www.facebook.com/StrikeClimate/

“Chúng tôi sẽ học từ quá khứ, nếu các người cho chúng tôi một tương lai”

Nguyễn Đạt An

16-3-2019

Đó là một trong các thông điệp rất ý nghĩa được ghi trên những tấm biểu ngữ mà nhiều em học sinh giơ cao trong cuộc bãi khóa (bãi học) lịch sử mang tầm cỡ toàn cầu vì nền khí hậu của hành tinh Trái Đất vào hôm qua, thứ Sáu 15/3/2019.

Phong trào Bãi Khóa vì Nền Khí Hậu Trái Đất

Nguyễn Đạt An

16-3-2019

Ngày hôm qua, 15/3/2019, trong phong trào bãi khóa lớn nhất lịch sử loài người, ngọn lửa của tuổi trẻ và tương lai đã bùng cháy lên trên khắp thế giới để cất cao tiếng nói, đòi hỏi cho một nền khí hậu và một hành tinh không bị biến đổi vì khí thải công nghiệp và ô nhiễm môi trường.

Kêu gọi các nhóm, tổ chức, cá nhân cùng đứng tên với Save Tam Đảo

FB Save Tam Đảo

12-3-2019

Chúng tôi xin phép đăng nội dung ‘Đơn Đề nghị’ để mọi người tiện theo dõi và đồng thời kêu gọi các tổ chức, các hội nhóm và các cá nhân đang hoạt động về vấn đề môi trường đứng tên cùng chúng tôi bằng chữ ký tươi vào văn bản này kèm với danh sách chữ ký điện tử của mọi người để gửi tới Bộ Tài nguyên Môi trường.

Hãy cho chúng tôi biết sự nỗ lực của các bạn để cứu lấy VQG Tam Đảo, hãy comment, Inbox hoặc Email cho Save Tam Đảo tên tổ chức/hội nhóm/cá nhân có thể đứng cùng chúng tôi.

Đạm Ninh Bình: Không còn gì để nói

FB Đỗ Cao Cường

9-3-2019

Đây là hình ảnh nhà máy đạm Ninh Bình mà tôi mới đến (đóng tại Khu công nghiệp Khánh Phú, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình). Hoạt động từ 2012, các làng ung thư lân cận ở Ninh Bình, Nam Định mọc theo… không hiểu vì sao từ khi hoạt động cho đến nay nhà máy này liên tục báo lỗ?

Vòng quay chết chóc

FB Mai Quốc Ấn

7-3-2019

Nhiễm độc kim loại là một vòng quay chết chóc. Biên độ ảnh hưởng của nó rất lớn, rất khó đề phòng. Và hậu quả của nhiễm độc kim loại cũng rất đau đớn, rất dai dẳng.

Cho một ví dụ nhỏ là thứ rau muống tưới bằng nhớt thải chắc chắn nhiễm độc kim loại. Nếu ăn rau này, người ăn sẽ bị nhiễm độc kim loại bởi cơ thể không thể đào thải. Heo ăn rau muống nhiễm độc kim loại cũng sẽ nhiễm độc kim loại và người ăn thịt heo cũng sẽ tiếp tục nhiễm độc.

Nước mắt của biển

FB Đỗ Cao Cường

4-3-2019

Đây là những tấm hình tôi chụp được ở Cần Thạnh – Cần Giờ. Hồi còn ở Sài Gòn, tôi chỉ thích sống quanh quẩn khu quận 7, Nhà Bè, cứ chiều chiều một mình lại lang thang dọc những con sông cạnh Tân Quy Đông, Phú Mỹ Hưng,… rồi thi thoảng phóng xe ra đảo Cần Giờ ngắm biển, nhưng chỉ ngắm thôi chứ không tắm, vì nó quá bẩn. Có khi gọi một lon bia, làm một con mực nướng chấm tương ớt, ngắm trọn hoàng hôn rồi về.

Những điều chưa thấy

FB Mai Quốc Ấn

4-3-2019

Các hội viên phụ nữ xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc tích cực tham gia mô hình “Biến rác thải thành thẻ BHYT”. Một diểm sáng đáng ghi nhận dù những điểm sáng như thế còn quá ít tại Việt Nam. Ảnh: Phụ nữ Việt Nam

Người Việt nặng cảm tính, ít trọng khái niệm nên các thông số môi trường khô khan ít khi lấy động được đám đông. Nhưng nếu xâu chuỗi lại các tác động của ô nhiễm thì có lẽ là một câu chuyện khác mà ở đó, không chỉ đám đông mà các chính trị gia cũng phải quan tâm và thay đổi.

Nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra tại Việt Nam có đến 98% dân số đang bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 (bụi mịn) cao hơn mức khuyến cáo của WHO. Những bệnh như tim mạch và đột quỵ là những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tử vong sớm có liên quan đến ô nhiễm không khí. Nó chiếm tới 80% số ca tử vong sớm liên quan đến bệnh này tại Việt Nam. Tiếp theo đó là các bệnh về phổi và ung thư phổi.

98% người dân Việt Nam bị phơi nhiễm bụi mịn vượt khuyến cáo của WHO

FB Safelife Vietnam

2-3-2019

Trong năm qua, chất lượng không khí ở Hà Nội và TP. HCM nhiều lần vượt ngưỡng, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, gánh nặng bệnh tật từ chất lượng không khí là rất lớn.

Những con số giật mình.

Bụi siêu siêu mịn

FB Mai Quốc Ấn

25-2-2019

Lượng tro xỉ thải ra từ nhiệt điện Vĩnh Tân nếu chứa trong các container 40 feet với tải trọng 30 tấn, đặt trên các toa tàu thì phải cần đến gần 127.000 toa tàu. Đoàn tàu tro xỉ đó có chiều dài là 1.900 km, với đầu máy tại ga Sài Gòn và toa cuối ở ga Đồng Đăng. Đều đặn mỗi năm, điện lực Vĩnh Tân tạo ra một đoàn tàu tro xỉ dài như thế.

Quốc thể như rác

FB Mai Quốc Ấn

23-2-2019

Có hai thông tin trên báo mà độ quan tâm của cộng đồng rất ít. Phương án xử lý rác ở Côn Đảo là chở vào đất liền với giá 35 tỉ và một bãi rác lớn tại Tiền Giang có nguy cơ trôi xuống biển.

Tìm lại giá trị sống

FB Mai Quốc Ấn

18-2-2019

Tôi đi hết Việt Nam từ rất sớm. Cứ mỗi lần quay lại một nơi mình đã đến, thấy nó biến dạng nhanh hoặc chậm vì ô nhiễm, thấy đau lắm.

Tình hình ô nhiễm tại Việt Nam rất nghiêm trọng. Bằng kinh nghiệm của tôi việc không khống chế được các nguồn thải và xử lý chất thải tại nguồn đã khiến cho không khí, nước, đất bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm sẽ dẫn tới việc hít thở, uống và ăn của người Việt không còn an toàn. Ung thư và nhiều bệnh không lây nhiễm khác đã và đang “phát triển tốt”.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Tam Đảo II đang ở đâu?

FB Save Tam Đảo

16-2-2019

Dự án khu du lich sinh thái Tam Đảo hay còn gọi là “Dự án tam Đảo II” với tổng diện tích lên tới 300 ha, tuy nhiên theo số liệu của Sun Group thì con số có thể lên đến hơn 500ha nằm ngay giữa vườn quốc Tam Đảo với tổng mức đầu tư nên tới 25 nghìn tỷ đồng, riêng giai đoạn một cho các hạng mục mở đường, cáp treo là gần 3 nghìn tỷ đồng (1).

Xóm chài Vĩnh Tân ngày cuối năm: Có một cơn gió rất buồn thổi qua

Bùi Kiều Trang

15-2-2019

Có lẽ ít người hiểu được đằng sau mỗi chuyến đi biển của những người ngư dân trong cái xóm chài nghèo có tên xóm 7 này là cơm áo, là nợ nần, là hình ảnh mẹ già ngồi ngóng, vợ trông chồng, con nhớ cha từ mái nhà các làng chài ven chân sóng ở xóm 7, thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Nhọc nhằn biển mùa gió Bắc, gió Nam

Bụi siêu mịn, mỗi ngày ta “tiêu thụ” bao nhiêu?

FB Vũ Kim Hạnh

14-2-2019

Ngày 17/1/2019, báo Thanh Niên đăng lời cựu ngoại trưởng John Kerry: “Hà Nội ô nhiễm hơn Bắc Kinh, New Delhi”. Trang FB anh Nguyễn Hà Hùng nhắc: Gần đây, chỉ số chất lượng không khí (AQI) nhiều nơi ở Hà Nội được cảnh báo là cực kỳ nguy hại, đặc biệt với trẻ nhỏ.
10 ngày trước, ngày 3/2/2019, tôi viết trên trang cá nhân: “Tết này ai đi du lịch Bangkok” về tình hình thủ đô Thái Lan chìm trong bụi mịn, đã có một số bạn hỏi, thật không, mình vừa đi du lich Thái về, chẳng thấy gì…

Trả lại đất cho dân và trả rừng lại cho đất nước!

FB Hoàng Hải Vân

13-2-2019

Từ khi thoát khỏi thời kỳ hái lượm, con người cần có đất để trồng trọt và chăn nuôi, một bộ phận thoát ly nông nghiệp nhưng cũng làm sản phẩm công nghiệp và dịch vụ để trao đổi với những người có đất mà cùng sinh sống. Ở nước ta, khi 70% dân số vẫn là nông dân thì sở hữu đất đai là quyền thiêng liêng của người dân mà bất kỳ chinh quyền nào cũng phải tôn trọng. Yêu nước trước hết là yêu mảnh đất mà mình đang sinh sống, đánh giặc ngoại xâm trước hết là để bảo vệ mảnh đất mà tổ tiên để lại cho mình.

“Ăn” rác mà giàu

FB Mai Quốc Ấn

10-2-2019

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà tuyên bố “rác là tài nguyên, không phải chất gây ô nhiễm.” Ông Hà đã phát ngôn rác là tài nguyên trong ngữ cảnh chung khi nhắc đến khái niệm “kinh tế tuần hoàn” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Lý thuyết về rác là: “chất thải của quy trình này là nguyên liệu của quy trình khác”; nhưng nói rác là tài nguyên vốn thuộc về tự nhiên thì thật là…

Hãy nhìn vào sự thật

FB Mai Quốc Ấn

7-2-2019

Nhà nghiên cứu Wolfgang Junkermann từ Viện nghiên cứu khí tượng và khí hậu Karlsruhe (IMK) nước Đức đã công bố các tác hại của bụi siêu mịn, hay còn gọi là bụi siêu nano. Thứ bụi vô hình với mắt thường, đi vào phổi qua mũi và miệng, nhưng cũng xâm nhập vào não và thúc đẩy bệnh tim mạch, ung thư hoặc tiểu đường.

Vì sao phải bảo vệ cho được vườn quốc gia Tam Đảo?

FB Save Tam Đảo

3-2-2019

Dự án Tam Đảo II đã từng một lần được đề xuất và phải dừng lại trước khi nó khởi công (2007), Điều đó chứng tỏ rằng có quá nhiều bất lợi và nguy cơ khi tiến hành dự án này. Nếu không bảo vệ được vườn Quốc gia Tam Đảo chúng ta không chỉ mất đi một cánh rừng nguyên sinh vô giá, mà chúng ta còn phải đối mặt với thảm cảnh của biến đổi khí hậu, đối mặt với thiên tai, sạt lở và hạn hán.

Nỗi buồn “viên mãn”…

FB Mai Quốc Ấn

2-2-2019

Tứ, em họ tôi vừa nhập viện do tràn dịch phổi. Em bị K. Hôm qua nó về sau đợt trị bệnh, cả xóm ăn mừng vì cái thằng dễ thương ấy khoẻ mạnh. Vừa về hôm qua thì chiều nay vào viện…

Hôm trước qua bệnh viện ung bướu TP.HCM thăm nó. Ba bãi xe chật kín, từ chối nhận thêm xe. Quay về mà lòng nặng nề bởi cái sự chật kín bãi xe ấy nói lên một thứ chật kín khác kinh khủng hơn nhiều…

Không phải như vậy, thưa Bộ trưởng!

FB Mai Quốc Ấn

2-2-2019

Thật sự làm phiền Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng trong những giờ phút cuối năm như thế này khi nhắc đến ông. Nhưng không thể không lên tiếng về câu chuyện nhập khẩu phế liệu.

Thực trạng “ê hề” rác của đất nước diễn ra lâu nay nên chắc chắn không hề thiếu nguyên liệu tái chế. Có chăng là trách nhiệm phân loại rác từ nguồn đã không được làm tốt. Đặc biệt tình trạng độc quyền xử lý rác bằng công nghệ chôn lấp lạc hậu gây ô nhiễm bị thao túng lâu nay.

Sun Group lại muốn biến Tam Đảo thành đặc khu như đã làm với Bà Nà?

FB Trả lại đường lên Bà Nà 

29-1-2019

Với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 lên tới 2.900 tỷ đồng, Khu du lịch sinh thái Tam Đảo được xem là dự án tầm cỡ đầu tiên của Tập đoàn Sun Group tại Vĩnh Phúc. Lễ khởi công xây dựng khu du lịch này có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Thông tin tìm được về dự án này khá ít ỏi trên website của tập đoàn.

Hãy PHÓNG SINH bằng cách NHẶT RÁC

FB Phạm Quang Tuấn

29-1-2019

Phóng sinh là một việc làm tốt nhưng khi trở thành một tục lệ thì nó đã biến thành một trò mê tín đội lốt tôn giáo vô cùng tàn ác dã man, gây ra cái chết hay đau đớn cho cả triệu sinh vật mỗi năm.

Thực sự đau lòng, thưa Thủ tướng!

FB Mai Quốc Ấn

28-1-2019

Tôi đã có trong tay kết quả kiểm định đồng vị phóng xạ, kết quả thôi nhiễm từ mẫu tro xỉ Vĩnh Tân đem đi làm gạch không nung. Kết quả là có đồng vị phóng xạ nhưng trong mức an toàn, thôi nhiễm cũng ở mức an toàn. Các mẫu này căn cứ vào tiêu chuẩn của Úc.

Thật là một tin vui? Đúng mà cũng không đúng! Vui là vì vượt qua nghĩa là có cơ sở để làm gạch từ tro xỉ để xuất khẩu. Còn buồn, là công thức vượt qua kiểm định ấy chỉ có 30% tro xỉ và bắt buộc phải kèm các phụ gia khác. Nó khác hẳn cách làm gạch 90% tro xỉ ở một số nơi từ thập niên 60 thế kỷ trước đến nay và khác hẳn việc đem tro xỉ đi san lấp 100%.

Ông Trần Văn Pha & Dự án lấn biển The Sea Eyes

FB Lê Xuân Thọ

27-1-2019

Toàn cảnh dự án lấn biển của công ty CP Lý Sơn. Ảnh: Dân Việt

Ông Trần Văn Pha là giám đốc Công ty cổ phần phát triển Lý Sơn. Công ty cổ phần phát triển Lý Sơn là công ty con của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Hợp Nghĩa và được công ty này trình giới thiệu UBND tỉnh Quảng Ngãi để làm dự án The Sea Eyes.

Không còn hy vọng

FB Đỗ Cao Cường

24-1-2019

Mới đây, lại có thêm một vị lãnh đạo tòa soạn trong nước rủ tôi vào làm nhưng tôi đã từ chối, dù rằng theo họ sẽ an toàn, mau giàu, có nhiều tiếng nói hơn. Nhưng… lương thiện cần hơn sự nổi tiếng, nếu cho tôi vào nhà ông Trọng tác nghiệp thì tôi làm.

Chấm dứt nhiệt điện than – Phải bắt đầu từ Bộ trưởng trở lên

FB Nguyễn Ngọc Chu

23-1-2019

Báo Dân trí hôm nay đưa tin: “Trung Quốc đổ hàng tỷ đô vào nhiệt điện than Việt Nam”. Trung Quốc chi 35,9 tỷ đô la đầu tư nhiệt điện than vào 27 nước. Toàn là nước nghèo. Việt Nam là quốc gia đứng thứ nhì. Bangladesh chiếm vị trí thứ nhất với 7 tỷ USD (Dân trí, 23/01/2019).

6 TAI VẠ LỚN TỪ NHIỆT ĐIỆN THAN TRUNG QUỐC

Câu trả lời dành cho Thủ tướng: Đánh giá báo cáo tác động môi trường: Có mà… như không

FB Mai Quốc Ấn

16-1-2019

Đây là phần 3 trong loạt bài trả lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của nhà báo Mai Quốc Ấn. Mời đọc lại phần 1phần 2

Thực chất Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là phương án giải quyết về vấn đề môi trường của một dự án trước khi dự án này đi vào đầu tư. Đầu tiên người ta liệt kê 1 loạt các chất thải mà dự án đầu tư nếu được thực hiện sẽ thải ra môi trường bao gồm chất thải dạng rắn, lỏng, khí, âm thanh, phóng xạ nếu có… Sau đó lập phương án giải quyết từng vấn đề một.

Họ đang làm gì với Cái Lớn – Cái Bé?

Blog VOA

Trân Văn

14-1-2019

Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (Bộ NN – PTNT) vừa phê duyệt “Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1” (1). Động tác này chẳng khác gì việc định nghĩa lại cống hiến theo hướng: Vận động trí thức hiến hết tâm lực, trí lực để giới hữu trách vứt xuống… cống!

Hợp sức cứu Đồng bằng Sông Cửu Long

LTS: Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa và ao tôm cá của cả nước đang chìm dần dưới nước, khi đối mặt với nhiều nguy cơ dồn vào cùng lúc: Từ ô nhiễm môi trường, hủy hoại nguồn nước sinh hoạt; hạn hán gây ra thiếu nước vào mùa khô; vào mùa lũ thì bị lụt lội do triều cường dù mưa ít; thu hoạch ngư nghiệp bị giảm mạnh; đất lún dần do nước ngầm được bơm lên sử dụng; những dự án thuỷ lợi ngăn mặn hoá ngọt thất bại…