Thư gửi con trai tên Hoành

Song Hà

21-7-2017

Hoành con! Kể từ khi công ty đa cấp của con phá sản, bố mẹ ở quê cứ lo ngay ngáy. Mẹ con bảo, chỉ sợ thất nghiệp rồi đâm ra đi đây, đi đó lông bông lại rước vạ vào thân. Bố ở quê lướt phây nhiều nên bố biết, giờ đi đâu cũng có thể trở thành trộm chó hoặc bắt cóc trẻ em, nên con nhớ kỹ những điều bố dặn sau đây.

Thất nghiệp thì tốt nhất nằm nhà cho khỏe, đừng vì rảnh quá mà đi bảo vệ luận án tiến sỹ hoặc về các làng quê chơi bời lông bông. Ở quê bây giờ không còn yên bình như trước, con tuyệt đối không nên về đó bán tăm dạo, bán thuốc Bắc hoặc về nhà ai đó mà chưa biết rõ về họ.

Hahalolo – Mạng xã hội hay quả lừa đa cấp?

Hoàng Dũng

15-6-2019

Chỉ cần Google với từ khoá “mạng xã hội hahalolo”, kết quả sẽ trả về con số khổng lồ các tờ báo lề đảng đăng bài cho nó. Hẳn là hahalolo đã phải chi rất nhiều tiền để mua các bài viết này, dịp ra mắt vừa qua: thanhnien, tuoitre, dulichvietnam, laodong, baoquangninh, congngheviet, tapchithongtindoingoai, bacgiangtv, nghenhinvn, dantri, baothuathienhue, congan, qdnd…

Trấn áp mạng xã hội ở Việt Nam, nhưng nhiều người không sợ

Washington Post

Tác giả: Vincent Bevins

Dịch giả: Trúc Lam

4-9-2017

Nhà hoạt động xã hội Anh Chí đang lướt mang tại quán cà phê Tự Do ở Hà Nội. Nguồn: REUTERS / Kham (Kham / Reuters)

HÀ NỘI – Cảnh sát ở đất nước do ĐCS Việt Nam lãnh đạo đã và đang đàn áp đặc biệt mạnh tay hơn lên quyền tự do diễn đạt trên mạng xã hội trong vài tháng qua.

Hoặc, ít nhất là các chuyên gia, những người sử dụng [mạng xã hội] thường xuyên và các blogger bất đồng chính kiến ​​có thể nói, có vẻ như vậy.

Bà Janice Beanland, nhà vận động của Tổ chức Ân xá quốc tế, cho biết: “Ngay cả các nhà hoạt động ở Việt Nam cũng đã cố gắng để nói rằng có bao nhiêu người thực sự bị bắt và bị bắt” vì hoạt động trên mạng. “Nhưng một điểm đáng chú ý là các nhà hoạt động xã hội Việt Nam dường như không hề nao núng”.

Chính phủ Việt Nam sử dụng tin tặc trong hệ thống phản gián?

Luật Khoa

Quỳnh Vi

5-12-2017

Ảnh: veloxity.com

Tại Việt Nam, tin tặc và các cuộc tấn công mạng là trợ thủ đắc lực của nhà nước trong việc kiểm soát thông tin và giới hạn quyền tự do trên mạng của người dân, doanh nghiệp và kể cả các chính phủ nước ngoài.

Đó là lời cảnh báo được ba tổ chức quốc tế với nhiều kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực an ninh mạng (cybersecurity), là VeloxityElectronic Frontier Foundation, và FireEye, đưa ra liên tục trong ba năm vừa qua.

Dự luật an ninh mạng: Bước ngắn nhất đưa Việt Nam tách biệt thế giới văn minh

FB Nguyễn Tuấn Anh

24-5-2018

Ảnh: internet

Không còn gì để nói với những người đã soạn thảo ra dự luật này. 7 chương với các quy định và ràng buộc vô cùng chặt chẽ khiến cho bất cứ ai cũng có thể phạm tội. Điều quan trọng nhất chính là quyền riêng tư của người dân thì điều luật này lại vi hiến. Như vậy, luật xây dựng cho ai?

Một Bắc Triều Tiên phiên bản Đông Nam Á đang hiện ra trước mắt rõ mồm một như chỉ còn cách có 1 bước chân. Đó là phiên họp Quốc hội để biểu quyết cho dự luật này.

Nghị định 72, giếng làng Mông Phụ và tư duy “1.0”

Huy Đức

8-9-2023

Giếng làng Mông Phụ hiện nay, sau khi bị phá hoại bởi một “đoàn làm phim” [hình chụp trưa 18-8-2023].

Rất thất vọng về chất lượng văn bản pháp quy của mấy nhiệm kỳ gần đây nhưng phải đến khi đọc Dự thảo Nghị định 72 về “Quản lý dịch vụ internet & Thông tin trên mạng” mới có cảm giác, “Đất nước” dường như không còn nằm trong thứ tự ưu tiên của các nhà ban hành chính sách.

Luật về “an ninh mạng” của Việt Nam quá khắt khe!

Trương Nhân Tuấn

20-10-2023

Luật về “an ninh mạng” của Việt Nam tôi thấy là quá khắt khe, đặc biệt các điều liên quan đến vấn đề “an ninh và trật tự công cộng”.

Có hay không một mạng Facebook đang thay đổi?

FB Phạm Quang Tuấn

21-9-2018

Gần đây nhiều người bị giam hay xóa tài khoản Facebook(FB). Dư luận cho là FB thông đồng với chính quyền VN để bịt miệng dân chúng. Việc đó có thể có, nhưng còn một lý do khác mà tôi nghĩ là dễ xảy ra hơn. Đó là công an mạng VN đang dùng báo cáo (reporting) hàng loạt theo kiểu “biển người” để bắt FB đóng của tài khoản của những người họ ghét, viện cớ họ loan tin thất thiệt.

Việc chính quyền VN tăng cường lực lượng an ninh mạng và chiến đấu trên mạng xã hội là chính sách mà họ đã công khai loan báo. Tuy nhiên nhiều người ngây thơ tưởng rằng họ chỉ dùng dư luận viên để tranh cãi, hay chỉ làm áp lực với quản trị FB. Thực ra, họ có cách hữu hiệu hơn là báo cáo (mách lẻo). Với những phương tiện mà họ có, họ dễ dàng tạo ra vô số tài khoản giả để mách FB và làm áp lực. Trong 30 triệu tài khoản FB ở VN thì chỉ cần tạo ra vài trăm ngàn tk giả tập trung vào một số đối tượng là đủ để lung lay FB.

Tin thất thiệt mà bây giờ tiếng thời thượng gọi là “fake news” thì vô số trên mạng, nếu không cẩn thận kiểm chứng và kém khả năng đánh giá sự tin cậy thì hầu như ai cũng mắc phải. Đó là chưa kể chính công an mạng VN cũng có thể tung ra những tin giả để gài bẫy những người hấp tấp hay có thành kiến sẵn. Nhìn số lượng tin giả VN lưu hành trên mạng hiện nay, tôi chắc chắn là chuyện này có xảy ra.

Facebook thì đang chịu áp lực khủng khiếp, không phải từ chính quyền VN, mà từ quốc hội và dân chúng MỸ và Âu châu, từ suốt hai năm nay để bắt họ phải cố gắng kiểm duyệt fake news, sau vụ Nga dùng Facebook để tung tin thất thiệt can thiệp vào vụ bầu cử TT Mỹ, được coi là một yếu tố giúp Trump đắc cử. Bạn Mark đã phải ra trước quốc hội Mỹ và Âu châu để họ chất vấn. Chắc chắn là vì áp lực đó, Facebook đã phải tăng cường những biện pháp điện toán để ngăn chặn tin giả, “thà giết lầm hơn bỏ sót”.

Bài này không phải để bênh vực cho Facebook, mà để chỉ ra và tìm cách đề phòng những chiêu đánh lén của công an mạng. Phải biết họ làm gì mới có hy vọng chống trả hữu hiệu.

Điều mà họ mong muốn nhất là những người quan tâm về chính trị hay chống đối họ rời bỏ, tẩy chay Facebook để vào mạng xã hội riêng của mình, nói chuyện với nhau và ngưng hay bớt tương tác với những người không hay chưa quan tâm, tức là đa số dân chúng VN.

“Kiện” Facebook thế nào?

Nguyễn Vi Yên

12-5-2020

Khi Facebook bắt đầu có những động thái thỏa hiệp rõ ràng với các chính quyền độc tài, bao gồm Việt Nam [1], thì một cơ chế mới đã ra đời hòng giúp người dùng Facebook gìn giữ và bảo vệ không gian tự do của họ trên Internet.

Hạn chế, cấm đoán người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học công nghệ là kìm hãm sức phát triển của dân tộc

FB Nguyễn Ngọc Chu

8-11-2017

Khoa học kỹ thuật thay đổi cuộc sống con người. Ảnh: internet

Con người được tự do tiếp cận thông tin bao nhiêu thì trí tuệ sẽ giàu có bấy nhiêu. Con người được tự do thể hiện suy nghĩ bao nhiêu thì phát minh sáng tạo sẽ phong phú rực rỡ bấy nhiêu.

Hạn chế, cấm đoán người dân tiếp cận thông tin là hạn chế cấm đoán người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học công nghệ của loài người. Đó là chính sách ngu dân. Đó là kìm hãm sức phát triển của dân tộc. Chính sách đó không chỉ là đại trọng tội với một dân tộc mà còn là trọng tội với tiến bộ nhân loại.

Thưa anh Võ Văn Thưởng

Mạc Văn Trang

19-6-2019

Ngày 17/6/2019, TTXVN và các tờ báo Nhà nước đều đăng bài viết của Anh: “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam”. Đây là bài viết rất quan trọng, vì anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Xin phép anh, được chia sẻ vài điều.

Chính phủ công bố công khai Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng

FB Chu Mông Long

8-1-2018

Ảnh: internet

Dư luận mạng hoang mang khi Thủ tướng công khai quyết định thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng. Theo tôi, nếu hoang mang vì sợ bị chụp mũ, trấn áp, thậm chí bị phá vì bom độc thì còn có lý để hoang mang. Còn nếu hoang mang vì từ nay phải đối mặt với một cuộc đối thoại công khai minh bạch với một đội quân dư luận chính quy của nhà nước thì rõ ràng những kẻ hoang mang ấy không có đủ bản lĩnh cho một cuộc đối thoại chân thật, tử tế, dân chủ.

Thay bằng hoang mang, tôi hoan nghênh Thủ tướng Chính phủ. Đấu tranh tư tưởng là một mặt trận – mặt trận không tiếng súng, mặt trận ngôn luận – hiển nhiên, chính phủ nào cũng phải làm để bảo vệ an ninh nội bộ và an ninh quốc gia. Không có lý do gì dân mạng với đủ thành phần đang bày tỏ chính kiến một cách công khai, minh bạch mà phía chính phủ lại hoặc im lặng làm ngơ hoặc để cho những nhóm dư luận viên nặc danh, giả danh lên tiếng bậy bạ, ngu dốt làm mất uy tín của Chính phủ.

Anh Hùng 4T cũng đặt câu hỏi: “Tại sao người Việt Nam chúng ta không nghĩ rằng có nhiều Steve Job Việt Nam?”

Đoàn Bảo Châu

17-9-2019

Trước hết phải công nhận rằng bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng có tinh thần lạc quan, thích nói những lời tích cực, có cánh. Là cấp trên, việc động viên khuyến khích những doanh nghiệp, tài năng của đất nước là tốt nhưng sẽ có giá trị hơn nữa nếu anh Hùng biết chỉ ra bằng cách nào mà người Việt Nam “có thể làm ra những thứ mà thế giới chưa từng làm” hay tạo ra được nhiều Steve Job Việt Nam.

Các tập đoàn công nghệ khổng lồ Hoa Kỳ đang giúp Trung Quốc giám sát công dân như thế nào?

The Intercept

Tác giả: Ryan Gallagher

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

11-7-2019

Một tổ chức Mỹ, do hai tập đoàn công nghệ khổng lồ Google và IBM thành lập, đang hợp tác với một công ty Trung Quốc để giúp chính phủ độc tài Trung Quốc theo dõi hàng loạt công dân của họ, The Intercept tiết lộ.

The OpenPOWER foundation – một tổ chức phi lợi nhuận do các thành viên ban quản trị Google và IBM điều hành với mục đích “thúc đẩy sáng tạo” – đã thiết lập sự hợp tác giữa IBM, công ty Trung Quốc Semptian và nhà sản xuất chíp Xilinx của Mỹ. Họ cùng làm việc để cải tiến một loạt các bộ vi xử lý, cho phép máy vi tính phân tích số lượng dữ liệu lớn, hiệu quả hơn.

Theo nhiều nguồn tin và tài liệu, Semptian có trụ sở tại Thâm Quyến, đang sử dụng các thiết bị để tăng cường khả năng giám sát trực tuyến và công nghệ kiểm duyệt mà họ cung cấp cho các cơ quan an ninh vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Một nhân viên của công ty cho biết, công nghệ của họ dùng để giám sát hoạt động internet của 200 triệu người.

Semptian, Google và Xilinx đã không trả lời các yêu cầu bình luận. Trong một bản tuyên bố, Open POWER Foundation cho biết họ “không dính líu, hay dò hỏi thông tin về các chiến lược kinh doanh cá nhân, mục tiêu và hoạt động của các thành viên của mình”, do luật cấm độc quyền và cạnh tranh. Một phát ngôn viên của IBM nói rằng công ty ông “không cộng tác với Semptian về việc phát triển công nghệ”, nhưng từ chối trả lời các câu hỏi kế tiếp. Một nguồn tin thân cận với các hoạt động của Semptian cho biết, Semptian đã làm việc với IBM thông qua một nền tảng đám mây hợp tác tên là Super Vessel, được một đơn vị nghiên cứu của IBM bảo trì ở TrungQuốc.

Thượng nghị sĩ Mark Warner (đảng Dân chủ, bang Virginia), Phó chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng Viện, nói với The Intercept rằng ông đã phát hoảng trước những tiết lộ này. Ông Warner nói: “Điều đáng lo là Trung Quốc đã tuyển dụng thành công các công ty và các nhà nghiên cứu Tây phương hỗ trợ họ trong nỗ lực kiểm soát thông tin”.

Anna Bacciarelli, nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói rằng, quyết định làm việc với Trung Quốc của OpenPOWER Foundation đã dấy lên câu hỏi về việc tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế của tổ chức này. Ông nói: “Tất cả các công ty phải có trách nhiệm thực hiện nhân quyền trong mọi hoạt động và các chuỗi cung ứng của họ”; “ kể cả thông qua quan hệ đối tác và hợp tác”.

Semptian tự giới thiệu công khai như một công ty phân tích “dữ liệu lớn”, làm việc với các nhà cung cấp internet và các viện giáo dục. Tuy vậy, trên thực tế, một phần trọng yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty Trung Quốc này lại do một công ty bình phong tên là INext đảm trách, chuyên bán các công cụ giám sát và kiểm duyệt internet cho các chính phủ.

INext dùng chung các văn phòng với Semptian ở Trung Quốc, trên tầng 8 trong một cao ốc tại  Nanshan, một quận sầm uất ở Thâm Quyến. Semptian và INext cùng có chung 200 nhân viên và một người sáng lập, Chen Longsen.

Sau khi nhận được những lời mách bảo từ nhiều nguồn tin bảo mật về vai trò của Semptian trong việc giám sát hàng loạt, một phóng viên đã liên lạc với công ty bằng cách sử dụng tên giả và đóng vai một khách hàng tiềm năng. Đáp lại, một nhân viên của Semptian đã gửi một tài liệu, cho thấy, công ty – dưới vỏ bọc INext – đã phát triển một hệ thống giám sát hàng loạt có tên Aegis. Hệ thống này có thể “lưu trữ và phân tích dữ liệu không giới hạn”.

Công ty tuyên bố Aegis có thể cung cấp “một tầm nhìn toàn diện về thế giới ảo”, cho phép các gián điệp của chính phủ nhìn thấy “các kết nối của mọi người”, gồm cả “thông tin về vị trí của họ trong nước”.

Các tài liệu cho thấy, hệ thống cũng có thể ngăn chặn các thông tin nhất định trên internet, kiểm duyệt những nội dung mà chính phủ không muốn công dân xem.

Theo hai nguồn tin thân cận với công việc của Semptian, thiết bị Aegis được cài đặt trong hệ thống điện thoại và mạng lưới internet, cho phép chính phủ của nước này bí mật thu thập hồ sơ e-mail của mọi người, các cuộc gọi điện thoại, văn bản tin nhắn, địa điểm điện thoại di động và lịch sử quá trình truy cập mạng.

Các cơ quan an ninh nhà nước Trung Quốc sử dụng công nghệ này nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền, các luật sư ủng hộ dân chủ và những người chỉ trích chế độ của chủ tịch Tập Cận Bình, các nguồn tin khác cho biết như vậy với điều kiện phải giấu tên vì lo sợ bị trả thù.

Một đại diện của Semptian tuyên bố trong email, rằng hệ thống giám sát hàng loạt Aegia đang giải quyết một số lượng dữ liệu cá nhân rất lớn, trên khắp cả nước.

Không có giới hạn. Chúng tôi đang xử lý hàng ngàn Tbps (terabits mỗi giây) tại Trung Quốc, với hơn 200 triệu dân”, Zhu Wenying, một nhân viên của Semptian viết như vậy trong một tin nhắn hồi tháng Tư.

Theo ước tính, có khoảng 800 triệu người dùng internet ở Trung Quốc. Nếu con số của Zhu chính xác thì Semptian đang theo dõi ¼ tổng số người truy cập mạng trên toàn quốc. Số lượng dữ liệu hàng ngàn terabits mỗi giây mà các hệ thống của họ đang xử lý rất đáng kinh ngạc. Một kết nối internet có 1000 terabits mỗi giây có thể truyền 3,75 triệu giờ video với độ phân giải cao mỗi phút.

Joss Wright, nghiên cứu viên cao cấp tại Oxford Internet Institute, cho biết, “trên thế giới không có nhiều hệ thống có khả năng tiếp cận rộng lớn như vậy”. Có thể Semptian đã thổi phồng con số, Wright nói. Tuy nhiên, ông nói thêm, về mặt công nghệ, một hệ thống có khả năng khai thác số lượng dữ liệu lớn như vậy là điều khả thi. Wright nói: “Câu hỏi đặt ra là việc giải quyết dữ liệu của mọi người diễn ra như thế nào. Nhưng cho dù định nghĩa hàm chứa ý nghĩa nào thì đây vẫn là một nỗ lực giám sát rộng lớn”.

Hai nguồn tin thân cận với Semptian cho biết, thiết bị của công ty không thu thập và lưu trữ dữ liệu của hàng triệu người một cách tình cờ. Thay vào đó, theo các nguồn tin, thiết bị hiển thị các thông tin liên lạc khi chúng truyền qua điện thoại hay internet và nó có thể lọc ra các thông tin liên quan đến các từ, cụm từ nhất định hay con người cụ thể, nằm trong tầm ngắm.

Đáp lại lời yêu cầu, Zhu đã đồng ý gửi một video có thông tin chi tiết về cách thức hoạt động của Aegis với điều kiện phóng viên ký một thỏa thuận không tiết lộ thông tin. Intercept công bố một đoạn ngắn trong cuốn video dài 16 phút vì mức độ quan trọng đặc biệt của công chúng trong nội dung cuốn băng. Đoạn băng cho thấy hàng triệu người ở Trung Quốc đang bị chính phủ theo dõi như thế nào. Intercept đã xóa những thông tin có thể xâm phạm quyền riêng tư cá nhân. Xem video: How U.S. Tech Giants Are Helping to Build China’s Surveillance State

Video của Semptian trình chiếu phương cách hệ thống Aegis theo dõi sự di chuyển của người dân. Nếu nhân viên tổng đài của chính phủ nhập vào số điện thoại của một người, Aegia có thể cho biết thiết bị đã ở đâu trong khoảng thời gian nhất định: ba ngày qua, tuần lễ vừa rồi, tháng trước hoặc lâu hơn.

Cuốn video hiển thị bản đồ Trung Quốc đại lục và có thể phóng to để theo dõi một người ở Thâm Quyến khi người này đi trong thành phố, từ phi trường, băng qua công viên và các khu vườn, đến trung tâm hội nghị, đến khách sạn và qua các văn phòng của công ty dược phẩm.

Công nghệ này cũng cho phép nhân viên chính phủ truy tìm ngay tên người vừa gửi tin nhắn, địa chỉ e-mail, tài khoản mạng xã hội, người tham gia diễn đàn, người viết blog hay các nhận dạng khác như mã IMSI của điện thoại di động hay địa chỉ MAC của máy tính, một dãy số riêng liên kết với từng thiết bị.

Trong nhiều trường hợp, dường như hệ thống có thể thu thập toàn bộ nội dung cuộc giao tiếp, chẳng hạn như thu âm điện thoại hoặc một phần nội dung văn bản tin nhắn, không chỉ siêu dữ liệu, cho thấy người gửi và người nhận e-mail và số điện thoại của người gọi vào lúc nào. Hệ thống có thể truy cập toàn bộ nội dung tin nhắn hay không còn tùy thuộc vào việc nó có được bảo vệ bằng mã hóa mạnh hay yếu.

Zhu, nhân viên của Semptian, viết trong e-mail rằng, công ty có thể cung cấp cho các chính phủ bản cài đặt Aegis với khả năng giám sát hoạt động internet của 5 triệu người với chi phí từ 1,5 triệu đến 2,5 triệu đô la. Để nghe lén các thông tin liên lạc khác, chi phí sẽ cao hơn. Zhu nói: “Nếu chúng tôi thêm các cuộc gọi điện thoại, SMS, địa điểm, thì phải thêm từ 2 đến 5 triệu tùy theo mạng”.

Tháng Chín năm 2015, Semptian gia nhập the OpenPOWER Foundation, tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập bởi tập đoàn công nghệ khổng lồ IBM và Google. Đương kim chủ tịch của tổ chức là Michelle Rankin (IBM) và giám đốc là Chris Johnson (Google).

Đăng ký tại New Jersey với tư cách một tổ chức “cải tiến cộng đồng”, OpenPOWER Foundation cho biết, mục đích của họ là chia sẻ những tiến bộ trong việc xây dựng mạng, máy chủ, lưu trữ dữ liệu và công nghệ xử lý. Theo trang web của mình, tổ chức này mong muốn “các trung tâm dữ liệu hiện nay phải suy nghĩ lại về cách tiếp cận công nghệ”, đồng thời “thúc đẩy sáng tạo và cống hiến nhiều chọn lựa hơn trong ngành”.

Semptian hưởng lợi do hợp tác với các công ty Mỹ, được tiếp cận với kiến thức chuyên ngành và công nghệ mới. Công ty Trung Quốc tự hào trên trang web của mình là họ đang “tích cực làm việc với các công ty tầm cỡ trên thế giới như IBM và Xilinx”; họ tuyên bố Semptian là công ty duy nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có thể cung cấp cho khách hàng các thiết bị xử lý dữ liệu mới, được phát triển với sự trợ giúp của các công ty Hoa Kỳ.

Năm ngoái, trên trang web của mình, OpenPOWER Foundation tuyên bố đó là “niềm vui” khi Semptian cộng tác với IBM, Xilinx và các tập đoàn khác của Mỹ. Tổ chức này cho biết họ cũng “làm việc với một số trường đại học và viện nghiên cứu lớn ở Trung Quốc”. Hồi tháng 12, các giám đốc điều hành của OpenPOWER tổ chức một hội nghị cấp cao ở Bắc Kinh, trong khách sạn 5 sao Sheraton Grand Hotel, tại quận Đông Thành của thành phố. Các đại diện Semptian được mời tham dự và đã giới thiệu với các đồng nghiệp Mỹ công nghệ phân tích video mới, mà họ đang phát triển cho nhiều mục đích, trong đó có cả việc “theo dõi công luận”, một nguồn tin thuật lại với Intercept như vậy.

Không rõ lý do tại sao các tập đoàn công nghệ khổng lồ Hoa Kỳ lại chọn cộng tác với Semptian. Quyết định này có thể là một phần của chiến lược rộng lớn hơn, nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc và tiếp cận gần hơn với một thị trường đem lại lợi nhuận, ở một quốc gia Đông Nam Á. Phát ngôn viên của OpenPOWER đã từ chối trả lời các câu hỏi về chuyện tổ chức này làm việc với Semptian và chỉ nói rằng, “công nghệ có sẵn từ trước, thông qua tổ chức là mục đích chung, có thể tìm mua trên thị trường toàn cầu và không cần giấy phép xuất khẩu của Hoa Kỳ”.

Elsa Kania, một thành viên cao cấp tại Center for a New American Security, viện nghiên cứu chính sách, nói rằng, trong một số trường hợp, hợp tác kinh doanh và học thuật giữa các công ty Hoa Kỳ và Trung Quốc là quan trọng và có giá trị, nhưng “khi một công ty được biết có dính líu chặt chẽ đến việc kiểm duyệt và giám sát và đồng lõa vi phạm nhân quyền trầm trọng thì rất đáng lo ngại”.

“Tôi hy vọng các công ty Hoa Kỳ có thủ tục nghiêm ngặt xem xét về mặt đạo đức trước khi tham gia”, Kania nói, nhưng đôi khi, đó có vẻ như là chính sách “đừng hỏi, đừng kể – lợi nhuận đặt trên đạo đức”.

Semptian, thành lập năm 2003, là đối tác khả tín của chính phủ Trung Quốc trong nhiều năm. Chế độ này đã tặng cho công ty status “National High Tech Enterprise”, điều này có nghĩa là nó đã vượt qua những đánh giá và kiểm toán do bộ khoa học và công nghệ thực hiện. Chính phủ ưu đãi các công ty nhận được status đặc biệt này bằng hình thức giảm thuế và những hỗ trợ khác.

Năm 2011, tạp chí Der Spiegel của Đức đã có một bài viết nhấn mạnh đến mối quan hệ thân thiết giữa Semptian và nhà nước Trung Quốc. Công ty đã giúp chính phủ thiết lập những hình trạng của Trung Quốc, cái gọi là Great Firewall, một hệ thống kiểm duyệt internet, ngăn chặn các trang web mà đảng Cộng Sản không ưa thích, chẳng hạn như các trang nói về vấn đề nhân quyền và dân chủ. “Công nghệ kiểm soát mạng của Semptian được sử dụng trong một số thành phố lớn ở Trung Quốc”, Spiegel tường thuật vào thời điểm đó.

Năm 2013, Semtian bắt đầu quảng cáo sản phẩm của mình khắp thế giới. Các đại diện công ty đến Âu Châu, xuất hiện trong hội chợ về an ninh được tổ chức tại một hội trường phía Đông-Bắc Paris. Trong dịp đó, theo các tài liệu, Semptian đã cho các viên chức chính phủ quốc tế cơ hội sao chép mô hình internet Trung Quốc bằng cách mua “National Firewall”, cái mà công ty cho biết có thể “ngăn chặn những thông tin không mong muốn từ internet”.

Báo cáo về phản ứng của người sử dụng web trước cái chết của Lý Văn Lượng và các kiến nghị liên quan

Đặng Sơn Duân

8-2-2020

Tranh: Đỗ Dũng (DAD)

(Một báo cáo đặc biệt từ Viện nghiên cứu thông tinh tình báo internet Word Emotion của công ty tư nhân Warming High-Tech về phản ứng của cư dân mạng Trung Quốc đã bị rò rỉ trên mạng.

Đây là báo cáo được soạn cho “các cơ quan trung ương hữu quan”, phân tích phản ứng dư luận sau cái chết của bác sỹ Lý Văn Lượng và cung cấp các kiến nghị chích sách.

Warming High-Tech, một dạng công ty social listening cấp cao là tai mắt cho chính phủ, vốn khẳng định họ sử dụng “công nghệ trí tuệ nhân tạo để phát hiện cảm xúc quần chúng”. Công ty này khẳng định nhiệm vụ của họ là “giải quyết các vấn đề khó khăn nhất cho các cơ quan quan trọng nhất của Trung Quốc”.

Ai chịu trách nhiệm về an toàn không gian mạng ở Việt Nam?

Trương Nhân Tuấn

8-1-2024

Báo chí tiếng Việt đồng loạt đưa tin, Việt Nam là nạn nhân đứng hàng đầu trên thế giới về các vụ bị lừa gạt qua mạng. Số tiền lừa đảo toàn cầu là 53 tỉ đô la, Việt Nam bị lừa mất 16 tỉ.

Tại sao phải sợ mạng xã hội?

Nguyễn Ngọc Chu

16-6-2019

Mạng xã hội là tiếng nói của dân. Đặt mạng xã hội thành đối thủ là đặt dân thành đối thủ. Muốn thắng mạng xã hội là muốn thắng dân. Không muốn nghe mạng xã hội là không muốn nghe dân.

Mạng xã hội của riêng Việt Nam?

Lê Nguyễn Duy Hậu

16-7-2019

Tạo ra một mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm “mang bản sắc Việt Nam” không quá khó về mặt kĩ thuật, dù rằng đạt đến trình độ của Google và Facebook thì Việt Nam chưa thể. Nhưng sự tồn tại của MXH hay công cụ tìm kiếm sẽ vô nghĩa nếu thiếu người dùng. Mà để người dùng chuyển từ công cụ này sang công cụ khác thì kĩ thuật thôi là chưa đủ, mà còn là giải pháp mang tính quản trị xã hội (social engineering).

Võ Văn Thưởng, khi 49 ‘lú’ hơn cả 75

Blog VOA

Trân Văn

8-7-2019

Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN. Ảnh: Reuters

Ông Võ Văn Thưởng, 49 tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN vừa chứng minh, ông hơn hẳn ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, 75 tuổi, về độ… “lú”.

Mạng Sự Thật Lý Thông

Nhã Duy

26-10-2021

Những ngày qua, giới truyền thông và mạng xã hội đã bàn luận khá nhiều về việc hãng Trump Media & Technology Group của Donald Trump sẽ sát nhập cùng Digital World Acquisition Corp. để ra cổ phiếu và tạo một mạng xã hội mang tên Truth Social, tương tự như Twitter.

Người viết có phải chịu trách nhiệm về bình luận của người đọc?

Đặng Đình Mạnh

6-5-2021

“Ai làm nấy chịu” như là một nguyên tắc ứng xử trong quan hệ giữa cá nhân với xã hội.

Việt Nam muốn kiểm soát mạng xã hội ư? Đã quá muộn rồi.

New York Times

Tác giả: Điền Lương

Dịch giả: Trúc Lam

30-11-2017

Việt Nam bắt chước TQ, thi nhau dẹp các trang mạng xã hội. Nguồn: Dom McKenzie/ NYT

TP Hồ Chí Minh, Việt Nam – Ngày 4 tháng 11, khi truy cập vào ứng dụng Messenger của Facebook đã bị gián đoạn khắp nơi ở Việt Nam – một sự cố bất thường, thậm chí trong tình trạng này – Các cư dân mạng đã bị đưa vào tình trạng trang mạng [đang mở] bị xoay vòng vòng. Một số bạn bè Facebook của tôi hỏi: “[Anh] đã bị như vậy chưa?”

Facebook và câu chuyện hợp tác với độc tài

FB Phạm Đoan Trang

3-7-2018

Vào nửa cuối tháng 6/2014, nghĩa là cách đây bốn năm, trên cộng đồng mạng xã hội facebook Việt Nam bắt đầu nổ ra một “chiến dịch”: report (báo cáo, tố cáo) các trang cá nhân để chúng bị Facebook deactivate (đóng cửa, cho ngừng hoạt động).

Thủ phạm chính của vụ này đương nhiên là các dư luận viên, và đối tượng chúng nhắm vào đầu tiên là những nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền. Chúng thậm chí lập ra những nhóm kín để bí mật ấn định với nhau giờ “nổi dậy”, đồng loạt nhấn nút báo cáo một trang nào đó. Ví dụ nhóm có tên “Những câu nói ngu đẳng cấp lịch sử của liên minh chống cộng thế kỷ XXI”, vào 7:06 tối thứ bảy, 12/7/2014, có thông báo kín như sau:

“Biết nghi ngờ, truy nguồn gốc và tự đánh giá” (Phần 2)

Phạm Lê Vương Các

17-11-2020

Tiếp theo Phần 1: Cách kiểm chứng thông tin

Phần 2: Phương pháp đánh giá sự việc gây tranh cãi, khó kiểm chứng thông tin

Trên thế giới thường xuyên có những vấn đề chính trị xã hội gây tranh cãi, nằm ngoài sự chứng kiến thường thấy của các bạn ở Việt Nam, chẳng hạn như phong trào Black Lives Matter (BLM) hay Antifa tại Mỹ, với hai luồng thông tin hoàn toàn trái ngược nhau.

Về lời kêu gọi xin chữ ký

FB Mạc Việt Hồng

1-2-2018

Một số bạn gửi để mình phát tán và kêu gọi xin chữ ký liên quan tới vụ bé gái VN tên Linh bị sát hại ở Nhật. Mặc dù rất hiểu nỗi đau không gì bù đắp được của gia đình và từ trước tới nay đã đặt bút ký nhiều thứ kiến nghị, nhưng quan điểm của mình về vụ này hơi khác. Theo mình:

“Phạt ta, không phạt nàng”

Đặng Nguyên Triết

24-6-2019

Nói thiệt, tên mình, rồi đây sẽ cùng với tên của những người ký các quyết định liên quan, sẽ rủ nhau đi vào lịch sử như chứng nhân cho một vụ án quái đản và hài hước chưa từng có trên cõi đời vốn đã đầy rẫy những chuyện chí quái, chí nhân, chí dị này.

Xuất khẩu gian lận

Dương Ngọc Thái

25-12-2023

Ít người biết Microsoft, Google và Meta có một điểm chung: Họ đều có đội dành riêng chống gian lận từ người Việt.

Tự do ngôn luận không phải là quyền tuyệt đối

Phạm Quang Tuấn

9-1-2021

Có người nói rằng Twitter và Facebook xóa tài khoản của Trump là hành động “độc tài”, “trái tự do ngôn luận”.

Bluezone

Lã Việt Dũng

7-8-2020

Một số bạn nhắn hỏi về ứng dụng Bluezone, rằng nó có tác dụng gì không, có an toàn không? Trên cơ sở hiểu biết của mình, xin trả lời như sau:

Cán bộ và Facebook

Mai Quốc Ấn

9-10-2020

Ông Trương Quang Nghĩa về Đà Nẵng làm bí thư. So với ông Nguyễn Nhân Chiến, đồng cấp ở Bắc Ninh, thấy có phần cởi mở hơn.