29-10-2023
Từ “học sinh” tôi dùng ở đây không chỉ là trẻ em ở phổ thông mà cho cả các cấp học, kể cả giáo sư tiến sĩ đi thi. Như thi giảng viên chính, thi chính trị chẳng hạn.
29-10-2023
Từ “học sinh” tôi dùng ở đây không chỉ là trẻ em ở phổ thông mà cho cả các cấp học, kể cả giáo sư tiến sĩ đi thi. Như thi giảng viên chính, thi chính trị chẳng hạn.
28-10-2023
Truyền thông im tịt. Chỉ vài ý kiến truyền tai. Cho nên vấn đề còn mới toanh!
27-10-2023
Nhà trường yêu cầu ra đề thi, đáp án gửi cho Phòng Khảo thí, người ra đề phải ký niêm phong. Vậy mà học viên cứ nhắn tin hoặc điện thoại léo nhéo xin đề.
26-10-2023
Cái sai thứ nhất là về tiếng Việt: Rối, rườm, không chặt chẽ. Thêm nữa, hai chữ ‘vừa lòng’ trong câu hỏi này rất dễ gây… xung đột, vì trong tiếng Việt một khi hỏi “Tôi phải làm gì để anh/ chị vừa lòng đây” thì đó không phải một câu hỏi thiện chí, nó mang tính trách móc, chỉ trích và công kích.
25-10-2023
Đêm qua, lúc 22h15, VTV1 phát chương trình ‘Vấn đề hôm nay’ với chủ đề “Nỗi khổ hoạt động ngoại khóa”, khách mời là PGS Trần Thành Nam (Phó hiệu trường trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội).
23-10-2023
Theo dự thảo thông tư mà Bộ Giáo dục vừa công bố, từ năm học tới, không những nhà trường (bản chất là giáo viên) sẽ được chọn sách giáo khoa (SGK) để sử dụng cho cơ sở giáo dục của mình, mà phụ huynh cũng sẽ được tham gia vào công việc này. Điều ấy có vẻ đang khiến nhiều người băn khoăn.
22-10-2023
Trong ngôn ngữ bình dân của miền Nam, hay còn gọi là tiếng lóng của nhiều thập niên trước – lưỡng và chôm – thường được biết đến với cách định nghĩa khác nhau.
19-10-2023
Hồi nhỏ, tôi say sưa đọc Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Đó chắc chắn là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn người Mỹ Tho, của miền đất Nam Bộ bình dị và ngạt ngào thương yêu.
Cù Mai Công
17-10-2023
Suốt mấy ngày nay, cuộc đại chiến trên (phim) “Đất rừng phương Nam” coi bộ bất phân thắng bại. Thú thật là nghe các bên trình bày, tôi thấy bên nào từ góc nhìn của bên mình, cũng có lý.
Mạc Văn Trang
16-10-2023
Lâu nay trên mạng xã hội, nhiều ý kiến phê phán, tranh cãi về Sách giáo khoa (SGK) Cánh Diều. Tôi không ý kiến gì vì không có cuốn sách nào trong tay, cũng chả đi mua sách làm gì, vì không có cháu nào là học sinh.
Thái Hạo
15-10-2023
Tiếng Việt có quan trọng không? Quan trọng, nếu không nói là vô cùng hệ trọng.
14-10-2023
Câu hỏi này có vẻ ngớ ngẩn, nhưng lại rất cần được trả lời một cách nghiêm túc. Vì sao? Vì rất nhiều người đang hiểu và mang trong mình một quan niệm không suy xét, rằng môn Văn (Ngữ văn) là học các tác phẩm văn chương (để “làm người”, để bồi đắp tâm hồn abc này nọ), và coi đó như tất cả những gì thuộc về môn Văn.
Sự thực không hẳn như thế. Học văn là để biết sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo, hiệu quả.
Ngôn ngữ (tiếng Việt) có 6 dạng phong cách cơ bản, bao gồm: Phong cách ngôn ngữ Sinh hoạt, Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật, Phong cách ngôn ngữ Báo chí, Phong cách ngôn ngữ Chính luận, Phong cách ngôn ngữ Hành chính, Phong cách ngôn ngữ Khoa học. Nghĩa là dạng văn bản nghệ thuật (văn chương) chỉ là 1 trong 6, chứ không phải tất cả như nhiều người đang lầm tưởng.
Vì thế, học môn Văn trong nhà trường là để biết cách nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thuộc cả 6 dạng phong cách ấy sao cho đúng, hấp dẫn, lôi cuốn, và hiệu quả. Những ai coi rằng học Văn chỉ là để phân tích, cảm nhận và bay bổng cùng tác phẩm văn chương, người đó đang vô hình trung thu hẹp chức năng của môn học này một cách đáng kinh ngạc.
Thậm chí, việc đọc và viết [về] tác phẩm văn chương còn chưa hẳn đã quan trọng bằng sự thành thạo đối với 5 dạng phong cách còn lại. Vì văn chương nghệ thuật là một phương diện thuộc về năng khiếu và không hoặc rất khó bắt buộc tất cả phải am tường, nhưng ngôn ngữ báo chí, nghị luận, hành chính, khoa học thì dứt khoát phải được trang bị, vì nó gắn với đời sống hàng ngày và có vai trò to lớn trong sự phát triển của cá nhân, về mọi mặt.
Thu hẹp môn Văn lại trong việc học các tác phẩm văn chương là một sai lầm tai hại, vì nó gây ra sự khiếm khuyết và đồng thời đổ gánh nặng lên vai tất cả học sinh một cách không cần thiết. Văn chương (với tư cách là một môn nghệ thuật) nên được giáo dục theo hướng cá thể hóa, chứ không phải cào bằng.
Vậy làm sao để học tốt văn theo nghĩa là 6 phong cách như đã liệt kê? Có phải cứ suốt ngày ngâm nga thơ phú và miệt mài phân tích hình tượng nhân vật với các thủ pháp nghệ thuật đủ loại thì sẽ thành giỏi văn? Không, không hẳn.
Ngoài việc hiểu nghĩa của từ như trong từ điển, biết viết câu cú đúng ngữ pháp, biết tạo lập văn bản đúng phong cách… mà môn Ngữ văn phải trang bị cho học sinh, thì tư duy là tối quan trọng. Không phải cứ dân chuyên văn thì sẽ viết hay, nói giỏi. Những người làm khoa học tự nhiên ở trình độ cao và có thành tựu rõ ràng thường viết rất hay, cho dù là viết về một vấn đề xã hội cách rất xa với chuyên ngành của họ.
Chính tư duy độc lập và suy nghĩ tự do đã khiến người ta làm chủ được ngôn từ, sai khiến chữ nghĩa như vị tướng cầm quân. Ê a ngâm ngợi suốt ngày mà không chịu suy nghĩ , truy tầm ý nghĩa và xây dựng quan điểm cá nhân thì thì dù có đọc hàng vạn tác phẩm văn học thì rốt cuộc cũng chỉ viết ra những bài văn mẫu vô hồn và sáo rỗng mà thôi.
Tình trạng sa sút ngày nay của chất lượng sử dụng tiếng Việt nơi người Việt từ báo chí đến lời ăn tiếng nói hàng ngày, có nguyên nhân không phải chỉ từ sách giáo khoa, mà quan trọng hơn là tự một nền tảng xã hội không khuyến khích suy nghĩ, bóp nghẹt tư duy, định hướng tư tưởng và áp đặt quan điểm. Khi người ta không được phép nghĩ khác, nói khác thì tất yếu ngôn từ sẽ bị vô hiệu hóa và dần bị hủy hoại. Những câu nói ngu ngơ, những bài báo ngố tàu, những phát biểu rối rắm ngờ nghệch, những bài viết lủng củng…cứ thế mà phơi ra và tràn ngập.
Cho nên, theo tôi, cái cần làm nhất là khuyến khích suy nghĩ độc lập, kích thích tự duy tự chủ, tạo mọi điều kiện cho nhau nói ra suy nghĩ mà không chụp mũ, gán ghép và đấu tố nhau. Song song, phải vận động cho một tiến trình dân chủ hóa được thúc đẩy nhanh hơn để làm nền tảng văn minh cho sự độc lập cá nhân và từ đó, làm giàu có tiếng mẹ đẻ.
14-10-2023
Hổm rày, theo dõi các bài phản biện về kiểu biện bạch của GS Nguyễn Minh Thuyết trong việc lạm dụng phương ngữ và ngụ ngôn trong sách Tiếng Việt 1 – bộ Cánh Diều, tôi ngộ ra Nguyễn Minh Thuyết chủ biên và các giáo sư viết sách không có một chút triết lý sư phạm gì ở trong đầu họ!
13-10-2023
Tôi nói tôi dừng lại việc phơi bày cái sai trong sách giáo khoa phổ thông không có nghĩa là dừng lại hoàn toàn. Dừng lại vì trong cái thì hiện tại đang tiếp diễn, phơi bày bộ sách này thì đám Diều hâu ở bộ sách khác có lợi trong cuộc cạnh tranh bẩn thông qua giới truyền thông bẩn, truyền thông ngụy biện.
Nguyễn Đình Cống
13-10-2023
Tiến sĩ Giản Tư Trung là Hiệu trưởng trường doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục IRED. Ông được gọi là “Nhà hoạt động giáo dục”. Vừa qua, tôi rất thích thú xem video “bàn về sự học” (Vì sao học giỏi mà vẫn nghèo) do ông trao đổi với một phóng viên. Đó là môt video rất hay từ đầu đến cuối khi ông lý giải nhiều vấn đề về Đạo học.
12-10-2023
Chưa bao giờ tôi phải dùng cái tựa đề dài lê thê như vậy. Nhưng đây là vấn đề. Trước tới nay anh chị em đã phải nghe đến … quen tai cụm từ “đúng quy trình” cho những sai phạm hai năm rõ mười rồi bên sai cãi chày cãi cối, đổ cho hai ba chữ “ đúng quy trình” là … xong.
12-10-2023
Bị thách chứng minh bài thơ “Bắt nạt” dở, tôi phải hao tổn chân khí mà viết một bài dài, chứng minh nó dở toàn diện. Hao tổn chân khí ngang với ngửi mùi hôi từ thứ cặn bã.
13-10-2023
Theo quan sát của tôi, năm học này TPHCM là địa phương có những thay đổi đáng ghi nhận trong giáo dục, từ những quyết định mạnh dạn về mặt chuyên môn như không kiểm tra miệng đầu giờ, đến không giao bài tập về nhà. Đây là những thao tác đúng đắn để rút ngắn khoảng cách về sự tiến bộ với các nền giáo dục văn minh.
11-10-2023
Nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh chiềng làng chiềng chạ cho thiên hạ biết, rằng các nhà làm sách giáo khoa, ngoài chọn bài Bắt nạt, còn tới nhà thỉnh ngài đến 3 bài nữa. Đó là kỉ lục xưa nay hiếm. Ngài từ chối vì cái ngài hướng đến là giải Nobel danh giá chứ không phải chui vào sách giáo khoa hèn kém của ngành giáo dục.
10-10-2023
Trí thức Hà thành thanh lịch: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài…” Khi ngồi ở quán bia hoặc tức giận ở công sở, họ mới văng đ.mẹ. Còn tranh luận học thuật thì miệng của họ rất thơm, như hoa nhài (khẳng định luôn chứ không như cái câu phủ định của ca dao!).
9-10-2023
Tôi nghe những câu này đã nhàm tai: “bới lông tìm vết”, “bới bèo ra bọ”… từ các giáo sư làm sách giáo khoa. Đám học trò ăn mày các giáo sư còn khuyên các thầy đừng chấp, nên hướng vào chuyện lớn. Họ hót bùi tai mấy ông chủ nuôi chim: “Thử hỏi những người thích chửi bới kia xem, không có quý thầy làm sách thì con em họ lấy gì mà học?”
8-10-2023
Tiếp theo kỳ 1
Đối với bất kỳ đứa trẻ nào thế hệ tôi (sinh thập niên 50) thì khi lớp 1, lớp 2 học tiếng Việt, điều đầu tiên phải viết đúng chính tả, sau đó là biết đặt câu. Trước đó một chút, bọn ranh con đã được học qua lớp i tờ và tập chép, còn gọi là lớp vỡ lòng (anh tôi nói đùa là vỡ thình, thình là cái bọng cứt của con chim, con chim non trong tổ ăn mồi mẹ nó tha về mớm cho nhưng phân cứ tồn trong bụng, khi nào ị được, vỡ thình, thì mới chính thức “vào đời”), nắm tiếng Việt đã khá rành rọt, phân biệt được chữ thường, chữ in, chữ viết thường, chữ viết hoa, các dấu câu, mỗi dấu có tác dụng gì.
8-10-2023
Chuyện viện kiểm sát ở quận Thanh Khê (Đà Nẵng) tổ chức linh đình hội thảo bàn về việc sau dấu 2 chấm trong văn bản tiếng Việt thì viết hoa hay không viết hoa, đã dấy lên những cười cợt ì xèo.
Chu Mộng Long
8-10-2023
Tôi không quan tâm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, bởi vì Olympia, người có kiến thức phổ thông cũng biết đó là một đồng bằng, nơi từng tổ chức Thế vận hội cổ xưa, làm gì có đỉnh mà leo lên? Olympus mới là núi, nơi ngự trị của thần linh, muốn leo lên đỉnh để được phong thần thì phải là Đường lên đỉnh Olympus. Ngay cách đặt tên đã thấy những người tổ chức không có kiến thức tối thiểu.
8-10-2023
Tôi nhiều lần lên tiếng yêu cầu bãi bỏ ngay quy định phiên âm tiếng nước ngoài trong sách giáo khoa. Cách phiên âm trên sách giáo khoa trước đây và cho đến bây giờ rất tùy tiện, thậm chí đọc lên nghe rất tục tĩu, phản văn hóa, vô giáo dục. Thực chất đó là tiếng bồi của kẻ vô học ở ngoài Bắc chứ tiếng bồi vô học ở trong Nam trước 1975 cũng không kinh dị như vậy.