Mới toanh: Báo động cải cách giáo dục bị phá sản

Chu Mộng Long

28-10-2023

Truyền thông im tịt. Chỉ vài ý kiến truyền tai. Cho nên vấn đề còn mới toanh!

Công văn của Bộ là yêu cầu giáo viên ra đề kiểm tra và thi không được phép lấy ngữ liệu từ sách giáo khoa. Mục đích có vẻ tích cực với ý tưởng phát huy tư duy độc lập và năng lực sáng tạo của người học. Làm tốt yêu cầu này, hiển nhiên sẽ vô hiệu hoá các loại mẫu đang nhan nhản bán trên thị trường.

Tuy nhiên, với tư cách là người theo dõi, bám sát thực trạng triển khai đổi mới giáo dục, tôi phát hiện một hiện tượng mà Bộ chủ quản không lường trước được, hoặc biết mà nhắm mắt làm ngơ. Hiện tại, không biết có chỉ đạo của Sở, Phòng hay không, chỉ biết là các tổ bộ môn họp lại thống nhất chọn ngữ liệu nào và tạo luôn đề cương cho học sinh học để kiểm tra và thi. Khi dạy hệ vừa làm vừa học, các học viên đều xác nhận có điều đó. Họ thú nhận luôn, thay vì tránh sách giáo khoa và mẫu từ trên dí xuống như trước đây, các trường sẽ tạo ra mẫu riêng hoặc thống nhất trên mẫu đề cương chung của Sở hoặc Phòng!

Lý do họ đưa ra: Nếu đề mở hoàn toàn, học sinh sẽ không làm được bài và trượt gần hết.

Vậy là kết cục, học sinh chẳng phát huy sáng tạo nào mà cũng chỉ học và làm theo mẫu soạn sẵn. Có điều, cách làm này chồng thêm gánh nặng khác cho học sinh. Ngoài học kiến thức từ sách giáo khoa, học sinh phải học thêm để hiểu cái gọi là “đề cương” ngoài sách giáo khoa! Vẫn là nhồi sọ, nhưng nhồi đến hai lần, nếu không thì sách giáo khoa thành vô nghĩa. Chỉ học “đề cương” thôi là đủ ứng phó với kiểm tra và thi. Cải cách chuyển dạy học truyền thụ tri thức sang phát triển năng lực như vậy là phá sản hoàn toàn.

Báo động cải cách giáo dục bị phá sản thì tôi đã lên tiếng từ sớm và lên tiếng nhiều lần. Tất nhiên, không ngứa lỗ tai lãnh đạo và không đủ lung lay bộ não những người tham gia cải cách.

Khi còn kết bạn với ông Thống, biết ông đóng vai trò quan trọng trong cải cách, tôi hỏi: Ông có tin cải cách thành công không? Ông nói nước đôi: Cũng không tin lắm! Tôi nói: Không tin lắm mà vẫn làm thì có liều không? Ông nói: Nghị quyết có rồi, nếu mình không làm thì người khác cũng làm, và sẽ tệ hơn!

Hoá ra, ông tự tin về chính ông và biến con trẻ thành chuột bạch. Tôi chỉ nói dứt khoát, rằng sẽ thất bại thảm hại. Và như mọi lần cải cách, tiền ngàn tỉ chỉ có lợi cho túi riêng của một nhóm người, còn con trẻ thì gánh lấy hậu quả, từ loạn não đến… nhảy lầu!

Đừng nói tôi chống phá, bởi ngay từ đầu, tôi tuyên bố ủng hộ cải cách. Chuyển từ truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực là đúng. Nhưng hiểu sai phát triển năng lực ắt sẽ phát triển lệch lạc. Phát triển cả 5 phẩm chất, 10 năng lực thì càng hoang tưởng. Chi bằng chưa hiểu đúng thì nên thực hiện cải cách không tốn tiền: Chấn chỉnh các tiêu cực đang đẩy con tàu giáo dục xuống hố, trong đó đặc biệt là chống khuôn mẫu giáo điều và bệnh thành tích.

Khuôn mẫu giáo điều tạo nên lối mòn của tư duy, thậm chí bị liệt não. Khuôn mẫu còn đẩy người dạy và học chỉ biết cóp chép và tuân phục quyền lực như một nô lệ, thậm chí sinh ra bệnh ăn cắp trí tuệ của người khác.

Bệnh thành tích, nói thẳng là dối trá. Chính nó sinh ra các hoạt động đối phó với chỉ tiêu phi thực tế, vừa gây ra tâm lí hoang tưởng, vừa lừa dối người khác, đến lừa dối chính mình. Khi cả một lớp học được cấy vào thành tích khá và giỏi, ắt một vài em bé ở mức trung bình bị chấn thương tâm lí và mặc cảm suốt đời, mặc dù những em bé ấy có thể là thiên tài.

Không chấn chỉnh tiêu cực mà đã nóng vội đòi dạy học phát triển năng lực, ắt chỉ có thể phát triển thứ năng lực bệnh hoạn hơn: Thay mẫu cũ thành mẫu mới và thay dối trá này thành dối trá khác, tinh vi hơn.

Học sinh ôn tập và thi theo đề cương có sẵn khác gì học và làm theo mẫu để chạy theo thành tích như trước đây?

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. Ông Thống bảo không tin lắm ( rằng cải cách GD sẽ thành công ) mà vẫn làm thì, một là, ông này liều quá, hai là, ông này ( và ông Thuyết ) không phải vì hs mà chỉ vì tiền thôi .

  2. “Bệnh thành tích, nói thẳng là dối trá. Chính nó sinh ra các hoạt động đối phó với chỉ tiêu phi thực tế, vừa gây ra tâm lí hoang tưởng, vừa lừa dối người khác, đến lừa dối chính mình. Khi cả một lớp học được cấy vào thành tích khá và giỏi, ắt một vài em bé ở mức trung bình bị chấn thương tâm lí và mặc cảm suốt đời, mặc dù những em bé ấy có thể là thiên tài.”

    Hoàn toàn đồng ý với thầy CML

    • Sẽ có nhiều ứng viên cực kỳ nặng ký . Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Chu, Nhà báo Đoàn Bảo Châu, Khá Bảnh, Giáo Sư Mạc Văn Trang, Tướng Nguyễn Hữu Thước, Nhà giáo Thái Hạo, Tướng Ngô Lịch Bịch, Giáo Sư Nguyễn Đình Cống, Nhà … Liêu Thái, Nhà nghiên cứu Bùi Quang Vơm, Nhà báo Nguyễn Tiến Tường, Người Mẫu Ngọc Trinh … list just go on & on & on. Mà mỗi cái tên trong cái list đều có mặt nào đó nhỉnh hơn Chu Mộng Long, nhất là Khá Bảnh hay Tướng Nguyễn Hữu Thước, hoặc Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Chu, mà có người nói ông xứng hàng “quốc sư”

  3. Giáo Sư Nguyễn Đình Cống cho rằng Trung Quốc đã tương kế tựu kế dùng ảnh hưởng của mình để tiêu diệt lớp trí thức tinh wa của Việt Nam, trong khi đó lại phát triển giới tinh wa của chính mình . Provide that is true, which is not, … well, nếu những người như Nguyễn Đình Cống, Mạc Văn Trang, Nguyễn Ngọc Chu … được trọng dụng & được kính trọng … uh …

    Si nghĩ của tớ thế này, Trung Quốc dont need to even move a Phúc Kđinh finger. Các bác can do bad all by yoselves. Them just watch & laffin their Phúc Kđinh arses off.

  4. “tôi hỏi: Ông có tin cải cách thành công không? Ông nói nước đôi: Cũng không tin lắm!”

    Vì thiếu sự có mặt của Trung Quốc XHCN. Thấy thời chống Mỹ không, Nguyên Ngọc đứng trên Tây nguyên có thể bức xúc vì miền Nam chưa có cơ sở cách mạng, nhưng chắc chắn tin vào sự thắng lợi của dân tộc . Nếu không thì đã hổng viết “Đường Chúng Ta Đi” khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lê . Thêm 1 người nữa, Hữu Ước “Câu hỏi niềm tin”: “Đi đánh giặc/ Tin ở ngày chiến thắng/ Niềm tin ấy là niềm tin có thật”. Đảng các bác cần đưa ra những lý do chính đáng để thuyết phục Trung Quốc rằng công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã hội của Việt Nam phải là trách nhiệm của Trung Quốc . Khi Trung Quốc nhận ra điều này, VN mới có thể nhúc nhích theo chiều hướng tiến lên . Còn không thì cái gì cũng tiến triển theo hình số 8 thui

    “thay dối trá này thành dối trá khác, tinh vi hơn”

    Rất tốt đó muh. Đại tá công an chìm Nguyễn Đăng Quang phê bình Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ dùng những ngụy biện cũ rích, lỗi thời . Tớ mong mỏi trí thức nhà mềnh nên đưa lên 1 list những ngụy biện mới toe, nóng hổi, vừa thổi vừa khoe, là sáng tạo của chính các bác, để Chủ tịch Tập Cận Bình có thể tùy nghi lựa chọn . Hóa ra những ngụy biện mới cáu cạnh các bác vưỡn hổng ngừng chế tạo ra có nguồn gốc từ giáo dục

    “Chi bằng chưa hiểu đúng thì nên thực hiện cải cách không tốn tiền”

    Níu tớ hổng lầm, Thủ tướng Sáu Dân trong lòng dân Võ Văn Kiệt được ca tụng như 1 người “dám làm”. Có thể giáo dục cũng học tinh thần “dám làm” của Thủ tướng Võ Văn Kiệt thì sao ? Chưa hiểu đúng thì đã sao nào ? Vả lại từ hồi giải phóng tới giờ, theo Huy Đức, chả còn gì có thể hiểu theo nghĩa thông thường được nữa . Ngay cả lòng yêu nước của nhà văn hóa Nguyên Ngọc cũng đ thể “hiểu theo nghĩa thông thường” được thì good the Phúc luck hiểu “đúng” bất cứ 1 cái gì . Cứ “làm” thui, rùi tới đâu hay tới đó . Mà có vẻ điều này đã trở thành 1 truyền thống đáng tự hào của chính các bác gòi, chỉ thiếu mỗi điều kiện cần & đủ của thành công là Trung Quốc thui

    Cũng hổng nên lo lắng lém . Từ xưa tới giờ, tây phương cũng quan niệm “Fail better”, thất bại tốt hơn, tức là tinh thần “dám làm”. Cứ làm đi rùi sai đâu sửa đấy . Có nghĩa nếu ai đó mún mình theo tây thì well, đây cũng là 1 cách theo tây

    Còn nếu phải dò từng bước, đề nghị của tớ là đem lại bộ sách của Nhà Giáo nhân dân Phạm Toàn . Rùi mún đổi gì thì cứ thong thả mà đổi, nhưng phải giữ nền tảng là bộ sách của 1 người trí thức cực kỳ đáng kính trọng là Nhà Giáo Phạm Toàn

  5. Chuyển từ truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực. Qua câu nói này, cho thấy nguyên nhân thất bại của giáo dục chính là hoàn toàn không hiểu, không biết sự vận động của lý thuyết ra thực tế. Biết nguyên tắc này, càng học nhiều, càng nhiều năng lực và nhất là khả năng tự học càng được nâng cao….

  6. Nếu phá sản thì lại là điều may mắn, bởi chương trình cải cách này sai hoàn toàn. Thế giới với những môn học truyền thống ,họ làm được bao điều phi thường: điện thoại thông minh, laptop, internet…., mà những người làm cải cách giáo dục Vn hàng ngày vẫn sử dụng, để từ đó nẩy sinh ra ý tưởng “siêu phàm “Tích hợp .Không biết khi cải cách hoàn thành, sản phẩm của họ sẽ là những thứ gì? Học đúng, hiểu đúng thì sẽ có sản phẩm, ngược lại làm sai thì làm gì có sản phẩm,một thực tế ở Vn ai cũng nhận thấy ..Vậy mà hôm nay những cái đầu với những kiến thức lơ mơ lại viết sách, lại làm giáo dục, thật là bất hạnh….

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây