Về cái gọi là ‘quỹ lớp’, ‘quỹ trường’

Thái Hạo

7-10-2023

Tranh cãi về chuyện mức thu thế nào là nhiều/ít đối với tiền quỹ lớp quỹ trường, theo tôi là một tranh cãi thừa thãi.

Vì sao nói thế? Thông tư 55 (TT55) về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh hoàn toàn không có quy định nào về cái gọi là ‘quỹ lớp’, ‘quỹ trường’ cả. Nó chỉ cho phép có một khoản gọi là “Kinh phí hoạt động của ban đại diện”. Cho nên cãi nhau về mức thu đối với cái gọi là “quỹ lớp, quỹ trường” là đang dựa trên một tiền đề sai: đã không có thì còn bàn đến chuyện nhiều/ít làm gì nữa cho mất công!

Vậy, cái kinh phí này sẽ lấy từ đâu? TT55 ghi rõ: “Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp”. Nghĩa là đối với ngay cả về khoản kinh phí này thì cũng không có bất kỳ quy định nào yêu cầu phụ huynh phải nộp tiền như một nghĩa vụ; càng không cho phép ban đại diện có quyền thu của phụ huynh theo kiểu bắt buộc.

Tôi thấy buồn cười là ở chỗ: Nhà nước, vì nhìn thấy những tệ nạn lạm thu có thể phát sinh từ đây nên đã quy định rất cụ thể và ngăn cho phụ huynh không bị mất tiền bởi các hành vi sai trái của Ban đại diện hay nhà trường, nhưng trớ trêu thay, ngay chính nhiều người dân lại tự nguyện chui đầu vào và thậm chí còn ra sức bảo vệ cho một thứ vốn không được phép tồn tại. Vậy phải trách ai đây?

Chính vì đã hiểu điều này cho nên Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM mới khẳng định vào ngày ngày 4/10 trong một Hội nghị rằng: “Không có khái niệm quỹ lớp, quỹ trường” và từ đó ra lệnh cấm thu cái gọi là “tiền quỹ” này.

Tóm lại, bởi vì không có quy định cho cái gọi là quỹ lớp, quỹ trường cho nên thay vì cãi nhau việc nộp như thế là nhiều hay ít, thì hãy dẹp bỏ nó. Phụ huynh nào muốn tổ chức liên hoan, ăn uống, tiệc tùng, du lịch, v.v…, thì tự mình hoặc rủ những người cùng sở thích, cùng điều kiện mà tự làm với nhau, không được nhân danh “tập thể lớp” để ép buộc tất cả phụ huynh nộp tiền.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. “không được nhân danh “tập thể lớp” để ép buộc tất cả phụ huynh nộp tiền”

    Nếu có nhân danh thì nên nhân danh những người có lương tri, những người còn xem mình là người Việt để bắt họ đóng tiền . Vì không đóng thì rõ ràng họ là những người vô lương tri, hổng còn xem mình là người Việt .

    Thật sự mà nói, tớ mong mọi người nên kiếm (mọi) cách để đi khỏi VN, thay vì nghe lời mấy ông bà khùng khiệu kêu gọi bạo lực, khơi dậy oán thù . Cứ để đất nước này cho mấy người đó quậy tưng lên

  2. (“Hội phụ huynh” là cách gọi trước đây, còn tên chính thức trên văn bản giấy tờ bây giờ là “Ban đại diện cha mẹ học sinh”, giống kiểu như “thu phí” với “thu giá” vậy).

    Với kinh nghiệm 3 năm liền làm Trưởng ban đại diện CMHS lớp, Phó trưởng ban đại diện CMHS trường (ở một trường tiểu học tại TP.HCM) tôi cho rằng Bộ Giáo dục & Đào tạo nên cân nhắc bỏ hẳn cơ cấu “Ban đại diện CMHS” hiện nay tại tất cả các trường công.

    Theo dõi câu chuyện lạm thu hơn 15 năm nay ở các trường (kể từ khi mới bước chân vào nghề báo, cho đến khi thực tham gia trực tiếp vào hoạt động của ban đại diện CMHS mới đây) tôi thấy hoạt động chủ yếu, tích cực và xuyên suốt của hầu như tất cả các ban đại diện chỉ có một, đó là: THU TIỀN QUỸ.

    Thực ra cũng không cần trải nghiệm thực tế, chỉ để ý quan sát một chút cũng thấy ngay, đầu mối của tất cả các khoản lạm thu được phản ánh trên báo chí những năm trước và thời gian gần đây đều ở một chỗ đó là: BAN ĐẠI DIỆN CMHS (HỘI PHỤ HUYNH).

    Vậy mà, thật đáng ngạc nhiên, bấy lâu nay chưa thấy ai đặt câu hỏi về việc có nên hay không để tồn tại một cơ cấu ban đại diện CMHS này trong các trường công?

    Qua trải nghiệm ba năm trong ban đại diện của mình quả thực tôi thấy vai trò của ban đại diện CMHS trong việc phối hợp, hỗ trợ nhà trường trong việc nuôi – dạy các con là vô cùng hạn chế. Hạn chế đến mức, tôi có thể nói chắc rằng có hay không ban đại diện CMHS cũng không ảnh hưởng gì đến chất lượng dạy – học và hoạt động của học sinh tại trường.

    Vậy tại sao các Ban đại diện CMHS vẫn được lập ra? Và ai sẽ là người sốt sắng lập nên Ban đại diện CMHS này nhất? – Xin thưa, tất cả những ai từng có con học trong hệ thống trường công đều có thể dễ dàng trả lời ngay đó là: BAN GIÁM HIỆU.

    Như đã nói ở trên, nếu không có cơ cấu gọi là ban đại diện CMHS các ban giám hiệu các trường chắc chắn sẽ gặp khó khăn với các khoản tiền cần “xã hội hóa” hàng năm để: mua máy chiếu, mua tivi, mua rèm cửa… vân vân và vân vân. (Một điều kỳ lạ là năm nào cũng có những khoản kiểu như thế này, như thể sau mỗi năm học, qua một kỳ nghỉ hè, ngôi trường lại rơi vào thế giới của Kafka, trang thiết bị năm cũ đột nhiên biến mất hết không một dấu tích vậy).

    Mỗi lần nghe các vị lãnh đạo các trường lên báo chí giải thích về các khoản thu của cha mẹ học sinh đều là “tự nguyện”, “đồng thuận”… nói thật tôi thấy buồn nôn kinh khủng (“mắc ói dễ sợ” – nói theo kiểu miền Nam).

    Cái gọi là “tự nguyện”, là “đồng thuận” của quý vị là gì?

    – Là bóng gió gợi ý (nhiều khi là thẳng tuột luôn), là giả đò lấy ý kiến, rồi phổ biến cho ban đại diện trường, rồi đưa xuống cho giáo viên chủ nhiệm, đưa xuống cho ban đại diện lớp, rồi lấy biểu quyết ở lớp theo cùng một mô-típ như sau: Sẽ có vài vị phụ huynh có điều kiện đứng lên ủng hộ nhiệt thành, thậm chí còn đòi tăng thêm các khoản đóng góp. Sẽ một vài ý kiến yếu ớt chất vấn, hay phản đối. Sẽ nói qua nói lại một hồi, rồi hết thời gian họp phụ huynh. Biểu quyết. Đa số đồng ý. Xong.

    Khốn thay, trong một trường, hay một lớp học bao giờ cũng thế, những gia đình, những phụ huynh có điều kiện nhất là những người mạnh miệng (lớn tiếng) nhất. Ở chiều ngược lại, những gia đình, những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn nhất lại chính là những người ít có tiếng nói nhất. Họ là những người yếu thế. Họ không dám lên tiếng. Hoặc có thể tệ hơn, vừa nghe đến những khoản thu kiểu như vậy thì họ đã ngay lập tức xây xẩm mặt mày, vội nghĩ cách xoay xở cho ra cái khoản đó để kịp đóng góp cho con, chứ làm gì đã nghĩ đến chuyện lên tiếng phản đối hay chất vấn.

    Như thế, cái gọi là “tự nguyện”, là “đồng thuận” của quý vị thực ra chỉ là “ném đá giấu tay”, mượn tay ban đại diện thực hiện các mục tiêu của mình, và lấy đa số (to tiếng) áp đặt thiểu số (yếu thế) không có tiếng nói.

    Nói đến đây tôi chắc phải dừng lại một chút, để có vài lời thanh minh. Thứ nhất, tôi không nói tất cả các trường, các ban giám hiệu đều như thế (bản thân tôi cũng đã có may mắn gặp được những thầy, cô giám hiệu thực sự hết lòng vì các con), nhưng hầu như chắc chắn các trường có chuyện lạm thu phụ huynh đều như thế. Thứ hai, có lẽ mọi phụ huynh đều nghĩ những khoản quỹ đóng góp cho ban đại diện CMHS là để lễ tết thầy cô, để tỏ lòng biết ơn. Nhưng thực tế, như cá nhân tôi nhìn nhận, quả tình thầy cô cũng không có mặn mà gì với các món quà của phụ huynh đâu, họ thường cảm thấy miễn cưỡng, khó xử khi nhận được các món quà này hơn là thích thú. Trong đa số trường hợp, thầy cô, nhất là thầy cô chủ nhiệm cũng là nạn nhân của nạn lạm thu này (vừa chịu o ép từ trên ban giám hiệu, vừa phải chịu tiếng oan o ép phụ huynh)

    Nói tiếp về chuyện lạm thu. Việc lạm thu của Ban đại diện CMHS diễn ra ở tất cả các cấp học, nhưng nó đặc biệt tệ hại với cấp tiểu học và trung học cơ sở. Nhà nước đã chủ trương miễn học phí để mọi trẻ em đều có thể đến trường, phổ cập tiểu học (tiến tới phổ cập trung học cơ sở), thế nên, việc lạm thu đầu năm ở các trường không gì khác là phá hoại chính sách đúng đắn, nhân văn này.

    Điều cuối cùng, nếu cần có tiếng nói, có sự tham gia của cha mẹ học sinh trong việc giáo dục con cái tại trường, chúng ta có thể cân nhắc thiết lập một mô hình khác hiệu quả hơn đó là thiết lập các học khu (có thể phân theo phường, xã), mội học khu sẽ có một Ban giám học là đại biểu nhân dân, giáo chức về hưu hoặc những nhà chuyên môn khác có quan tâm đến giáo dục, để hỗ trợ, theo dõi, giám sát hoạt động giáo dục tại tất cả các trường công trong phạm vi học khu của mình. Tôi tin, “Ban giám học” này sẽ có nhiều chuyên môn, trách nhiệm và sẽ có khả năng mang lại hiệu quả hỗ trợ, giám sát, nâng cao chất lượng giáo dục các trường công tốt hơn nhiều các “Ban đại diện CMHS” hiện nay.

    NĐK

  3. BỨC TRANH VÂN CẨU giữa Lòng Sài Gòn HÔM NAY

    https://www.youtube.com/watch?v=-7rgYCXLUiM
    Penthouse 600m2 giữa Trung tâm SÀI GÒN chỉ để TIẾP ĐÃI BẠN BÈ

    https://www.youtube.com/watch?v=GtKhjo-ZhTs
    Thông tin mới về vụ hỗn loạn trước cơ sở thẩm mỹ ở TP HCM | Báo Người Lao Động

    https://www.youtube.com/watch?v=8xh_86ZecL8
    Sống 1 mình trong CĂN BIỆT THỰ 80 TỶ gần 600m2 tại Ecopark CÓ THÍCH KHÔNG???
    https://www.youtube.com/watch?v=1Un2RHFhB-U
    ‘Hỗn loạn’ tại một cơ sở thẩm mỹ TP.HCM khi phát quà từ thiện

    https://www.youtube.com/watch?v=vSdCtP-lVOo$
    Cùng KHÁM PHÁ căn SKY VILLA 600m2 tại trung tâm SÀI GÒN Chỉ dùng để ĐÓN TIẾP BẠN BÈ
    https://www.youtube.com/watch?v=DJafMUDWhgQ
    Hỗn loạn cảnh “biển người” giành quà từ thiện tại TP.HCM

    https://www.youtube.com/watch?v=p6_s3eXJKkE
    Nguy cơ thiếu gạo toàn cầu, cảnh báo “cuộc chiến” tranh mua gạo giữa các nước

    BỨC TRANH VÂN CẨU giữa Lòng Sài Gòn HÔM NAY

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  4. Cái tệ nạn này thực sự không do nhà nước đẻ ra mà do một số phụ huynh cũng như nhà giáo tiêu cực hay nói cho đúng là biến chất…bày đặt ra để nhằm thu về cho mình một lợi ích nào đó.Nó cho thấy một xã hội chậm phát triển

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây