Tại sao ra đề mở mà học sinh không làm được bài?

Chu Mộng Long

29-10-2023

Từ “học sinh” tôi dùng ở đây không chỉ là trẻ em ở phổ thông mà cho cả các cấp học, kể cả giáo sư tiến sĩ đi thi. Như thi giảng viên chính, thi chính trị chẳng hạn.

Chuyện thật 100%. Năm tôi đi học trung cấp chính trị, cuối đợt, giảng viên hỏi: “Các đồng chí muốn đề mở hay đề đóng?” Cả lớp đồng thanh: “Thầy ra đề trong tài liệu cho chúng em chép!” “Chúng em” đó là giảng viên đại học, trong đó toàn là giáo sư, tiến sĩ. Chỉ có mình tôi yêu cầu ra đề mở!

Đề mở thực chất không phải là loại đề trên trời rớt xuống mà là đề vận dụng kiến thức đã học giải quyết một vấn đề nào đó nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Nó đòi hỏi, thấp thì vận dụng máy móc như áp dụng công thức, định luật để giải quyết một bài toán thực tiễn, cao hơn thì là áp dụng sáng tạo theo quan điểm cá nhân, cao hơn nữa thì trong áp dụng nảy sinh vấn đề mới đòi hỏi tương tác, phản biện ngược lại kiến thức cũ để sinh ra kiến thức mới.

Việc học sinh Việt Nam khó làm được đề mở bởi các lý do:

1) Thói quen học thuộc và chép mẫu từ mầm non đến các cấp học đã làm cho tư duy mòn nhẵn. Cái não không còn động để khám phá, sáng tạo ra cái gì mới, mặc dù cuộc sống và nghề nghiệp thay đổi từng ngày.

2) Tâm lý sợ hãi khi bộc lộ chủ kiến hoặc muốn nghĩ ra điều gì mới. Học thuộc hoặc cóp chép cái có sẵn được áp đặt trước như một liệu pháp an toàn. Tâm lý này thường trực trong mỗi cá nhân người Việt.

3) Quan trọng, chi phối cả hai lý do trên: dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới giáo dục nhiều lần nhưng đổi mới giả. Vẫn là áp đặt kiến thức một chiều. Đề thi tỏ ra mở nhưng đáp án vẫn áp đặt chi tiết từng ý đến 0,25 điểm. Sách giáo khoa không phải là chìa khoá kiến thức mà là một mớ vụn vặt, học gì biết nấy chứ chưa tạo ra chìa khoá của nhận thức.

Các nhà cải cách giáo dục trên Bộ yêu cầu chỉ xem sách giáo khoa là ngữ liệu để tham khảo, cần ra “đề mở” ngoài sách giáo khoa, tưởng là sẽ phát huy tư duy độc lập và sáng tạo của người học, nhưng rất bất ổn. Hiện nay, để học sinh làm được bài, các bộ môn, các trường lại thống nhất ra câu hỏi và đề cương ngoài sách giáo khoa cho học sinh học và làm bài thi. Khác nào cách học và thi cũ, hoặc thuộc bài hoặc chép tài liệu có sẵn? Thêm ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để học sinh phải đóng tiền mua tài liệu hoặc học thêm?

Những học sinh gọi là “giỏi” trong các kỳ thi học sinh giỏi rất đáng nghi. Tôi hình dung những con gà nòi này chẳng qua là “trúng tủ” hơn là thông minh, sáng tạo.

Học hành như vậy không đẻ ra những vụ án tày đình như Việt Á mới là lạ. Báo cáo công trình chỉ có thể cóp và chép của người khác và sản phẩm là nhập lậu từ nước ngoài. Và không ngẫu nhiên, một chỉ đạo ngầm từ trên xuống là cả 64 tỉnh thành làm theo, tiêu thụ cái sản nhập lậu ấy như một cái máy tự động!

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Giáo Sư Chu Mộng Long có bằng Tiến Sĩ Văn, và chắc chắn đã & đang làm gs hướng dẫn Tiến Sĩ cho hổng ít sv. Yet, bị người khác chỉnh chính chuyên môn của mình

    cong bo 29/10/2023 at 1:23 pm
    Người đi thi cứ gọi là thí sinh

    Đây có thể là câu trả lời cho câu hỏi đặt thành tựa bài được chưa ?

    Đã nói rùi, khoan “sáng tạo” này nọ . Cứ tư tưởng Hồ Chí Minh mà đem ra áp dụng verbatim, đi vào thực chất, thế cũng đã tốt lém gòi . Và phải toàn Đảng toàn dân cơ . Chứ chỉ có Đảng đi vào thực chất, nhưng trong dân thì lại làm láo làm lếu, thiến sạch tư tưởng của Người rùi kêu đây mới là đồ thiệt thì … Ừ thì cứ hình số 8 mà tiến lên

    Tại sao nền giáo dục dưới thời Đệ Nhứt Dân Chủ Cộng Hòa đã sản sinh ra lủ khủ những trí thức đáng kính trọng, and now this heap of xít ? Then WTF ya waitin fo?

  2. Học không hết bài của tây, thành ra không những không có sản phẩm đã đành, mà cái tư duy về học thuật cũng vô cùng tồi tệ. Cải cách bao nhiêu lần rồi vẫn không thành, với toàn những thứ viển vông :vnen,công dân toàn cầu, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, đi tìm triết lí giáo dục, tích hợp, khai phóng….. và hiện tại nóng hổi nhất là bàn về lạm thu…

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây