Tự do trong giáo dục

FB Mạnh Kim

17-8-2017

Những đứa trẻ được tự do “bò ra đường” vẽ nghịch ngay tại Fifth Ave trước Central Park, New York. Ảnh: internet

Facebook nhắc lại bài viết này tôi post cách đây tròn hai năm. Đọc lại càng bức bối cho nền giáo dục u ám nước nhà mà thế hệ này sang thế hệ khác phải chịu đựng. Đau buồn không đủ diễn tả. Phải nói là giận dữ. Nền giáo dục phi nhân bản áp đặt lên hiện tại lẫn tương lai với cái gông Marx-Lenin đã cho thấy quá rõ kết quả tồi tệ, nhưng sau bao nhiêu năm, nó vẫn được “vận dụng” và “sáng tạo”. Sẽ không bao giờ có cuộc cách mạng triệt để nào chấn chỉnh hệ thống giáo dục một khi giáo dục được định khuôn bằng ý thức chính trị cộng sản. Tôi không tin bất kỳ ai trong bộ máy lãnh đạo giáo dục có đủ khả năng thay đổi được điều này. Nền giáo dục tồi tệ này sẽ tiếp tục hành hạ và bóp chết những khái niệm căn bản trong giáo dục: khai phóng và tự do.

Bình thường cho những điều bình thường

Huy Đức

29-12-2022

Ảnh: FB tác giả

Mặc dù vẫn có những truyện ngắn, thơ và phỏng vấn rất đặc sắc, tôi không điểm Viết & Đọc số Mùa Đông 2022 như thường kỳ.

“Thực tế” ở Mỹ khác với “thực dụng” ở Việt Nam như thế nào?

FB Nguyễn Đắc Phúc

8-10-2018

Có một lần, một người bạn Mỹ dạy học chung với tôi bảo với tôi rằng: “Người Việt Nam bọn mày lúc nào cũng bảo người Mỹ bọn tao sống thực dụng. Bọn tao không sống thực dụng mà sống thực tế. Tao ở VN hơn chục năm nay thấy người Việt Nam mới sống thực dụng“.

Hơi nóng mặt, tôi hỏi lại: “Thế mày định nghĩa thế nào là thực tế, thế nào là thực dụng?” Bạn tôi bảo: “Sống thực tế là hiểu rõ thực trạng cuộc sống, không mơ mộng hão huyền hay tìm cách trốn tránh thực tại.

Thi “MU” mà cũng học thuộc lòng văn mẫu

Mai Bá Kiếm

26-6-2022

Thí sinh đăng quan Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam. Ảnh: trên mạng

Tặng phần mềm hai cuốn sách

Nguyễn Đình Cống

13-5-2021

Vừa qua tân Thủ tướng Chính phủ phổ biến cho các Bộ trưởng ý kiến tăng cường nghe phản biện. Muốn được vậy cần có nhiều người biết phản biện để trình bày với các Bộ trưởng.

30/30 điểm không đậu đại học thì có thể thét lên: Quân lừa đảo!

Chu Mộng Long

22-9-2021

Bài trước tôi viết: Bộ Giáo dục và Đào tạo không còn là một Bộ quản lý về giáo dục và đào tạo nữa khi để học sinh đạt điểm tối đa mà không được tuyển vào đại học. Viết như vậy vẫn chưa giải phóng được ức chế!

Phải chăng có sự bắt tay giữa các nhóm lợi ích ở Bộ Giáo dục, dẫn đến những dối trá trong ngành?

Nguyễn Xuân Diện

26-10-2021

CHUYỆN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT HÀ NỘI (SỐ 7 HAI BÀ TRƯNG, HN)

Bằng giả, không phải chỉ Đông Đô

Thái Hạo

26-12-2021

Vụ đại học Đông Đô cấp thần tốc hơn 400 bằng giả đang làm xã hội kinh động. Nhưng đó là do… không biết. Nếu bây giờ rà lại tất cả trường đại học ngoại ngữ hay các khoa ngoại ngữ đang cấp các loại chứng chỉ ngữ ngoại “danh giá” như B, C, văn bằng 2 v.v., thì chúng ta sẽ không ngạc nhiên nữa.

Nói gì với những bài học giáo dục cho con em chúng ta?

Tuấn Khanh

6-5-2024

Có lần ngồi nói chuyện nước non với một người chị sống ở Úc, chị kể cho nghe đời giáo viên sau 1975 của chị có lắm vui buồn.

90 năm sinh Phạm Toàn

Phạm Xuân Nguyên

1-7-2022

Phạm Toàn (ngoài cùng bên phải). Ảnh: FB tác giả

Hôm nay 1-7, đúng 90 năm sinh nhà giáo Phạm Toàn – nhà văn, dịch giả Châu Diên. Nhưng ông đã rời cõi tạm ba năm. Ông sinh 1/7/1932 (Nhâm Thân), mất 26/6/2019 (24/5 Kỷ Hợi).

Phán quyết giám đốc thẩm vụ học sinh phơi nắng

Chu Mộng Long

22-5-2020

Thông báo số 217/TB-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2020 – Kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng được xem như Phán quyết giám đốc thẩm về vụ học sinh lớp 1 phơi nắng mà dư luận đang sục sôi.

Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện có bao nhiêu sách?

Nguyễn Quốc Vương

22-8-2021

Số lượng sách của một thư viện rất quan trọng. Tôi tò mò muốn tìm hiểu xem thư viện lớn nhất của Việt Nam có bao nhiêu sách.

Từ ‘Quiet day’ ở Hàn Quốc, nhìn về câu chuyện Việt Nam

Blog VOA

Trân Văn

16-11-2023

Đó cũng là lý do ngày thi CSAT trở thành “quiet day” – ngày mà từ hệ thống công quyền đến dân chúng cùng nhau hạn chế tối đa tiếng ồn khiến những đứa trẻ tham dự CSAT bị phân tâm, ảnh hưởng bất lợi đến kết quả CSAT của chúng.

Mấy suy nghĩ về giáo dục phổ thông hiện nay

Mạc Văn Trang

1-10-2023

Tôi nghĩ giáo dục đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng, đang gây hoang mang cho giáo viên (GV), học sinh (HS), cha mẹ học sinh (CMHS) và dư luận xã hội. Những bất cập của giáo dục đã tích tụ từ lâu, nhiều ý kiến đã nêu rõ vấn đề, nhưng không được giải quyết, nay bùng phát ra (1). Những vấn đề cơ bản và cấp bách là gì?

1. Về học sinh

HS phổ thông ngay từ lớp 1 đến lớp 12 sao phải học nhiều thế, mang ba lô sách còng lưng, đã học 2 buổi/ ngày, lại còn phải học thêm triền miên. HS yếu đuối, cận thị, mụ mị, bị tước đoạt tuổi thơ, khiến các em phát triển không bình thường…

– Giải pháp đó là: HS đã học 2 buổi ngày, nhà trường, GV tuyệt đối không tổ chức dạy thêm thu tiền đối với HS lớp mình, trường mình. Dạy theo Chương trình đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt là quá đủ rồi. GV có quyền tham khảo các loại sách để dạy cho tốt, nhưng không bắt HS mua thêm sách, ngoài sách giáo khoa.

Không bắt HS học nhiều, nhớ nhiều, thuộc nhiều, làm nhiều bài tập theo bài mẫu.

Phương pháp dạy chủ yếu là hướng dẫn HS biết tự học, tự đọc sách, tự làm việc, biết tìm kiếm thông tin, tri thức trên mạng và trong các tài liệu; biết cách tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá, khái hoá tài liệu thành sản phẩm trí tuệ của mình. Biết hướng dẫn thì HS lớp Ba, lớp Bốn đã làm được kiểu bài tập như vậy và trình bày tự tin rành mạch…

Học cũng như ăn, thức ăn phải bổ dưỡng, nhưng cũng chỉ ăn vừa đủ, còn thòm thèm càng tốt. Nếu nhồi nhét cho trẻ ăn quá mức thành bội thực, sinh bệnh… Học nhồi nhét sinh bệnh tâm lý, tinh thần càng nguy hại hơn cho HS.

Nếu có những HS yếu kém hay có vấn đề thì GV phải quan tâm cùng nhà Tâm lý học đường (nếu có) kèm cặp thêm, chẩn trị giúp HS đó khá lên. Không thể để HS đến lớp 5 vẫn chưa biết đọc, biết viết.

Nhà trường cần tổ chức dạy “phụ đạo HS kém” mỗi tuần một buổi cho HS cùng khối lớp, mà không được lấy tiền. Thế mới là giáo dục.

Làm sao cho HS đến trường được sống trong bầu không khí vui vẻ, thân thiện; học tập thích thú, tự chủ; không bị áp lực, lo hãi, căng thẳng… Học để trở thành chính mình, để làm Người đàng hoàng, chứ có phải thành người máy hay những con cừu?

Mục đích của giáo dục là tổ chức sự phát triển của thế hệ trẻ để các em trở nên những người trưởng thành, thích ứng với xã hội các em sống. Đó phải là những thanh niên khoẻ mạnh về thể chất, minh mẫn về tinh thần; biết cách chủ động tự học hỏi để có nghề nghiệp/ công việc phù hợp, biết phát triển bản thân, biết sống lành mạnh với gia đình và xã hội…

HS học để khôn lớn, sống cuộc đời của chính nó, chứ bắt nó phải phấn đấu theo mẫu người nào đó thì là cực hình! Vả lại ở thời đại 4-0 chỉ có tự mỗi người chủ động học hỏi để thích ứng, phát triển bản thân, chứ chẳng ai dạy được mọi điều.

2. Về Cha mẹ HS

Quý vị đừng bao giờ mong đào tạo con mình thành ông nọ, bà kia rồi tự gây áp lực cho mình và cho con trẻ. Các vị nên nhớ, đứa trẻ được đi du học bên Mỹ hay được học trong trường đặc biệt đóng học phí 20 triệu, 50 triệu một tháng cũng không chắc gì sẽ trở thành người như quý vị kỳ vọng đâu; chưa chắc gì nó sẽ đem lại cho quý vị niềm vui, hạnh phúc lúc tuổi già.

Các vị thấy đấy: Cậu bé Trần Đại Quang học đèn đom đóm mà sau trở thành Đại tướng, giáo sư, tiến sỹ, Chủ tịch nước; cậu bé Vương Đình Huệ cũng ăn khoai, học đèn đom đóm rồi trở thành giáo sư, tiến sỹ, Chủ tịch Quốc hội; cậu thanh niên Nguyễn Phú Trọng, con nông dân, học lớp 10B cũng bình thường, không có học thêm, sau này trở thành giáo sư, tiến sĩ, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước, uy quyền hơn Vua, lẫy lừng thế giới…

Hãy để con mình sống cuộc đời của nó. Học ở trường vừa đủ, trung bình là tốt rồi; nhưng nó được vui chơi, biết bơi, biết một môn thể thao, biết chút âm nhạc, hội hoạ, thích đọc sách, biết nấu ăn, thích tự mày mò làm cái gì đó thú vị. Hãy dạy con biết làm mọi việc trong gia đình; biết trò chuyện với bố mẹ, vui đùa với anh em; biết quan tâm thăm hỏi ông bà, cô, bác…

Tóm lại, trẻ phải trở thành thành viên yêu quý, sống trung thực và có trách nhiệm với gia đình. Đó mới quan trọng hơn là giỏi tiếng Anh, Toán, Lý, Hoá… Có phải ai giỏi tiếng Anh rồi cũng thành tài đâu? Chục triệu người Mỹ biết tiếng Anh vẫn sống nghèo khổ đấy.

Chỉ mong con mình học hành để hiểu biết, trở thành một thanh niên tử tế, biết quý trọng, chăm sóc bản thân, hiếu thảo, có một nghề nghiệp/ công việc phù hợp. Còn sau đó nó trở thành cái gì là do số phận chứ không phải cứ học nhồi nhét mà thành.

Quý vị phải đoàn kết, đấu tranh bảo vệ những giá trị đạo đức, môi trường giáo dục, sao cho con mình được phát triển lành mạnh; không thể giao con mình cho nhà trường, cho GV rồi cam chịu mọi ép buộc vô lý, coi con mình như thể là con tin…

Quý vị giáo dục thế nào để con tự chủ, tự lập, đến 20 tuổi có thể nói rằng: Con muốn học nghề gì thì học, muốn yêu ai thì yêu, muốn theo xu hướng lối sống nào thì tùy; hỏi thì bố mẹ tư vấn, chứ không can thiệp. Như vậy mà thấy yên tâm, không sợ con hư hỏng, thì đó là giáo dục thành công.

3. Về Giáo viên

Chỉ những HS điểm kém mới vào học sư phạm bất đắc dĩ; HS giỏi nhất chen nhau vào trường Công an. Thế đủ biết nền giáo dục quốc gia hỏng rồi. Hỏng từ lâu rồi! Hai năm qua hơn 40.000 giáo viên bỏ nghề, mà trong đó nhiều GV tốt ra đi. Mấy nhà quản lý giáo dục bảo, “một người ra, ba người vào, có gì mà lo”. Càng thấy hiện tình hỏng quá rồi.

Người GV lương thấp lại khát khao muốn vươn lên có mức sống loại cao trong xã hội, nên cũng đua theo phong trào “Làm nghề gì ăn nghề ấy”. Các công chức, công an, phòng thuế … “ăn” vào Dân; quan chức cùng đại gia “ăn đất”, “ăn dự án”, bác sĩ “ăn bệnh nhân”, Sư “ăn phật tử”… Vậy là GV cũng đua nhau “ăn HS”!

“Làm nghề gì ăn nghề ấy” là do thể chế này đẻ ra và ngày càng tác oai, tác quái, mất kiểm soát, làm tha hoá hết bản chất đạo đức của mọi nghề nghiệp hiện hành. Vì vậy, nhiều người có lương tri đã bỏ nghề: Mấy vạn GV, mấy vạn bác sĩ, công chức đã bỏ nghề trong thời gian gần đây.

Thưa các Nhà giáo, các bạn đồng nghiệp yêu quý. Cứu nguy giáo dục chính là trông cậy vào đội ngũ GV. Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nên gìn giữ truyền thống đó, vì khi vứt bỏ đi rồi mới thấy nó cao quý, mà muốn khôi phục cũng không được nữa. Nghề Thầy giáo dù ở nước nào cũng là nghề thanh bạch, có cuộc sống tâm hồn phong phú, thiện lành, ổn định, yêu thích giao tiếp, làm việc giáo dục trẻ em; hạnh phúc là cảm nhận thấy những trẻ em phát triển, trưởng thành từ sự giáo dục của mình; cảm nhận được sự yêu mến, kính trọng từ HS … và bằng lòng với cuộc sống mức thường thường trong xã hội.

Nghề GV còn là nghề có điều kiện tốt nhất để phát triển và hoàn thiện bản thân. Đó là đạo đức, lối sống của nghề giáo viên. Người GV dạy giỏi mà sống lương thiện, an bình, thanh bạch HS càng kính trọng, yêu quý. Đó là hạnh phúc của Nhà giáo.

Nếu những ai muốn mình có quyền uy, dùng quyền uy để kiếm nhiều tiền, khao khát cuộc sống giàu sang như các quan chức, đại gia… thì đừng làm GV nữa, đừng ở ngành giáo dục nữa.

Lương GV phổ thông không đủ sống là lỗi của Nhà nước. Tôi là một nhà giáo, cũng đã từng uất ức khi thấy con mình nằm bệnh viện, ăn cơm với mấy ngọn rau muống luộc và mấy hạt lạc; trong khi thằng bé nằm giường bên, nó ném miếng giò nạc đi, bảo ăn mãi chán lắm… Tôi từng cảm thấy nhục nhã, khi chiều về lại đèo thùng nước gạo từ trường về nhà để nuôi lợn…

Tôi thấu hiểu nỗi niềm của các GV khi thấy mình nghèo quá. Nghèo thường làm cho người ta dễ hèn đi! Nhưng chúng ta phải đoàn kết cùng nhau đấu tranh với chính quyền để tìm cách cải thiện đời sống GV, chứ không thể “ăn vào HS” được! Đó là nguyên tắc Đạo đức của Nhà giáo.

Mình túng thiếu có thể làm thêm nhiều việc để kiếm thêm tiền, nhưng không thể bắt HS nộp tiền cho mình dưới bất cứ hình thức nào. Hiệp hội GV Mỹ cũng đưa ra 50 việc để GV làm thêm kiếm tiền: trông trẻ ngoài giờ, bán hàng, phục vụ hàng ăn/uống buổi tối, chủ nhật; dạy kèm các môn cho HS không phải của lớp mình/ trường mình; dạy ở các Trung tâm học tập cộng đồng; tư vấn tâm lý, giáo dục; thiết kế thời trang, làm vườn, v. v…(2).

Ở ta nhiều GV nói với tôi, GV nghèo lương thấp nhưng “tỷ phú” về thời gian để chăm sóc gia đình, để có thể làm nhiều việc ra tiền. Thực ra những trải nghiệm “làm thêm” lành mạnh của GV cũng rất có ích cho việc giáo dục HS.

4. Về cán bộ quản lý giáo dục

Thời đại 4.0 rồi, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT giảm bớt biên chế đi. Bỏ Phòng GD đi. Càng lắm người quản lý càng bày ra lắm trò thi đua, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, gây rối cho bên dưới, làm khổ GV. Tất cả các cấp quản lý GD từ Bộ trưởng đến Hiệu trưởng, cố hết sức rũ bỏ hết những cái gì quấy rầy GV, làm khổ GV, để họ tập trung vào chuyên môn và còn thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, làm thêm kiếm sống.

Chính quyền, các cấp quản lý, xã hội càng đòi hỏi ở GV nhiều bao nhiêu thì càng phải tôn trọng họ bấy nhiêu. Để người GV lương không đủ sống, bị xã hội coi thường, đó là nỗi nhục của chế độ, của Đảng và Nhà nước này.

Tôi còn nhớ vào đầu những năm 1960s cán bộ quản lý GD được tập huấn về Mục đích, Mục tiêu, Nguyên lý, Phương châm … GD XHCN để về tổ chức tập huấn cho GV trong kỳ nghỉ hè. Nghe ông Tố Hữu nói thì căng lắm. Có anh phát biểu rồi đọc thơ: “Ngang lưng thì thắt phương châm/ đầu đội nguyên lý, tay cầm mục tiêu/ nghỉ Hè mà thấy liêu xiêu …”

Bộ trưởng GD Nguyễn Văn Huyên bảo, học gì thì học, nhưng phải để GV được nghỉ hè ít nhất hai tháng. Các anh chị biết không, người GV yêu nghề sư phạm là vì đó là nghề TỰ DO và được nghỉ BA THÁNG HÈ..

Người quản lý GD hiểu như vậy, tôn trọng nghề GV như vậy thì dù khó khăn đến mấy, họ vẫn “Tất cả vì học sinh thân yêu”! (Khẩu hiệu của GV vào những năm 1960 – 1980).

Phải nghiên cứu tìm ra cơ chế bầu những GV giỏi, tốt làm Hiệu trưởng và trả phụ cấp xứng đáng. Hiệu trưởng là linh hồn của nhà trường; Hiệu trưởng tốt thì nhà trường tốt, Hiệu trưởng hỏng thì nhà trưởng hỏng. Hiệu trưởng ngu dốt nhưng chạy chọt bằng nhiều tiền để có chức quyền, rồi dùng quyền uy đó để kiếm tiền, thì giáo dục hỏng không gì cứu vãn được.

Mới đây chuyện động trời xảy ra, đó là khi Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn Thịnh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La phải chuyển đi làm Hiệu phó trường khác, thì vợ ông ta phụ trách bếp ăn của trường này, đã bỏ chất độc vào thức ăn của hơn 400 HS ăn bán trú (3). Chắc hẳn vợ chồng chị ta bị mất nhiều quyền lợi to lắm. Món tiền quá lớn đã che lấp hết lương tri để chị ta hành động mù quáng vậy đó. Khi động cơ kiếm tiền bằng bất cứ cách nào thì tất yếu dẫn đến hành động vô minh tăm tối.

5. Về Đảng và Nhà nước

Nói thật, không trông mong gì ở cái Quốc hội ăn hại này! Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục đã ban hành từ lâu, mà không có giám sát thi hành; bao nhiêu chuyện quốc gia đại sự mà Quốc hội cứ như không biết gì, toàn đi bàn chuyện lăng nhăng.

Bây giờ chỉ có Tổng bí thư và Thủ tướng lắng nghe, thấu hiểu, thấy giáo dục nguy cấp lắm rồi và có quyết tâm cứu nguy rồi chấn hưng giáo dục thì may ra mới có chuyển biến.

________

“Tôi đi học” và một cuộc tranh luận chuyên môn chưa chuẩn mực

Thái Hạo

9-9-2021

(Về cuộc tranh luận xung quanh bài “Tôi đi học” trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 giữa 2 đại diện là tiến sĩ Chu Mộng Long và PGS-TS Hoàng Dũng).

Bản tin về một cái chết cấp cao

Tâm Chánh

19-10-2019

Rất nhanh chóng, Bộ Giáo dục phát đi thông tin về cái chết của thứ trưởng Lê Hải An. Cũng gần như ngay lập tức cơ chế truyền tin của xã hội lan truyền thông tin về nguyên nhân của cái chết ấy.

Ai học “Tiên học Lễ, hậu học Văn”?

Trần Thanh Minh

1-12-2021

Việc GS Trần Ngọc Thêm đề xuất: “Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn’…” đã thu hút được nhiều người quan tâm và cũng đã có nhiều bài viết phản biện, cũng như “hưởng ứng” rất sắc sảo trên báo Tiếng Dân. Dù sau đó, thầy cũng đã lý giải trên báo chí rằng “Tôi đề xuất bỏ cách nói ‘tiên học lễ’ chứ không phải bỏ học lễ”. (*)

Được gì trong cái gọi là học trực tuyến?

Chu Mộng Long

14-4-2020

Từ tháng trước, tôi có vào trang “học trực tuyến” do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và hướng dẫn cho giáo viên thực hiện để đối phó với mùa dịch, tôi nói ngay: Tổ chức học như thế thì được gì?

Dạy thêm – học thêm, Bộ Giáo dục đừng đá quả bóng trách nhiệm vào chân người khác

Thái Hạo

21-11-2021

Trên diễn đàn Quốc hội ngày 11/11, vấn đề dạy thêm học thêm một lần nữa nóng lên, sau đề nghị của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT “đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện”. Nhiều người tỏ ra bất mãn, bức xúc với đề xuất này, tuy nhiên tôi lại thấy vấn đề phức tạp hơn nhiều.

Từ chuyện Đinh Công Hướng nhớ chuyện Phạm Quốc Thái (Phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

16-11-2023

Tiếp theo phần 1

Phạm Quốc Thái đang chạy Grab. (Hình: Trích xuất từ trang web báo Thanh Niên)

Không thể một quy định mà có hai cách vận dụng!

Phạm Xuân Cần

22-4-2019

Bộ Công an đã trả về địa phương tất cả các thí sinh đã được nâng điểm trong kì thi vừa qua, kể cả những thí sinh sau khi chấm thẩm định vẫn đạt điểm chuẩn tuyển sinh. Cục trưởng Cục Đào tạo của Bộ CA cho biết đã vận dụng quy định tại mục 5, điều 49 Thông tư ban hành quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, số 04/2017/TT-BGDĐT, ngày 25/1/2017. Quy định đó như sau:

Về 5 phẩm chất và 10 năng lực cần phát triển cho học sinh: Hoang tưởng và áp đặt

Chu Mộng Long

21-6-2021

“5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh cầ đạt được”. Ảnh trên mạng

Nhiều bạn thắc mắc về khái niệm “phẩm chất” và “năng lực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tôi thì cho rằng, mọi khái niệm đều có tính quy ước, không nhất thiết phải tranh luận về nghĩa của khái niệm.

Công khai: Thiếu công, thừa… khai!

Blog VOA

Trân Văn

30-3-2019

Hình minh họa. Nguồn: Reuters

Scandal liên quan đến gian lận ở Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2018 vừa được hâm nóng. Tuy cuộc điều tra kéo dài đã chín tháng nhưng giới hữu trách chỉ công bố một phần kết quả điều tra…

Vì sao cũng ‘đen’ nhưng rất khác?

Blog VOA

Trân Văn

30-5-2019

Trong số 985 sinh viên sĩ quan tung mũ lên trời (1), đánh dấu thời điểm tốt nghiệp Học viện Võ bị của Lục quân Mỹ (The United States Military Academy – USMA – thường được gọi tắt là West Point, tên một khu vực thuộc bang New York, nơi USMA tọa lạc), hôm thứ bảy vừa qua (25/5/2019), chỉ có 34 thuộc nhóm thiếu nữ da đen.

Giáo dục sự … tử tế

Michael Lê

2-9-2018

Tôi dù sao cũng chỉ mới sống ở Mỹ hơn 10 năm (và cũng chỉ ở riết bang Washington ở tận góc Tây Bắc) nên mỗi khi viết điều gì khen nước Mỹ, tôi hồi hộp và rất cám ơn khi có các anh chị sống ở đây lâu hơn tôi gấp 2, 3, 4 lần phản hồi rằng tôi nhận xét đúng, thậm chí còn dẫn chứng thêm giúp tôi nữa.

Thi đua trong giáo dục và đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Thái Hạo

22-3-2021

Mười năm làm thầy giáo đã khiến tôi phải chứng kiến bao nhiêu thứ kỳ dị trong giáo dục VN, một trong nhưng thứ ấy là “thi đua”. Việc nhỏ nhưng hậu quả không nhỏ.

Hà Giang: Đừng nghĩ là chuyện nhỏ

FB Phạm Sỹ Thành

18-7-2018

Hồi năm 2009 – 2010, Bộ Giáo dục của giáo sư Nhân thí điểm bỏ kỳ thi đại học, lấy điểm thi tốt nghiệp PTTH để xét tuyển đại học. Vì thế giáo viên một loạt trường đại học được điều về các trường cấp 3 để đảm bảo mức độ nghiêm minh của một kỳ thi. Chúng tôi là giáo viên Nhân văn Hà Nội, không may mắn, tôi và một nhóm “bị điều về” làm giám sát của Bộ tại điểm thi Tủa Chùa – Điện Biên. Nhìn bản đồ chắc ai cũng biết Tủa Chùa heo hút đến thế nào. Trong suốt mấy ngày thi, tôi và một đồng nghiệp được tiếp đón rất nồng hậu. Bữa nào cũng ăn uống rất linh đình. Và chúng tôi biết ở điểm thi có gần 200 thí sinh này đa phần là học sinh dân tộc thiểu số. Trong đó có rất nhiều cán bộ xã học bổ túc.

“Giải cứu” ngành sư phạm!

Mạc Văn Trang

14-8-2022

Thầy Chu Mộng Long, giảng viên trường ĐH Quy Nhơn, cho biết: “Ngành sư phạm bị đẩy xuống vực thẳm“.

“Thoát tủ” văn học chính là cởi trói cho dân tộc!

Nguyễn Tiến Tường

25-6-2023

Tôi chưa được tiếp cận đề thi và bài làm 21 trang của cô bé ở Hà Tĩnh. Có bạn đọc cung cấp đề nghị luận, có bạn cung cấp đề phân tích nhân vật. Dù là đề nào thì cháu cũng viết quá dài.