Rách nát!

Đoàn Bảo Châu

14-6-2023

Chúng ta không phải luật sư, kiểm sát viên hay người trong cuộc để thấu hiểu tường tận vụ án nhưng trong bối cảnh chung khi đạo đức cán bộ thấp kém, tham nhũng tràn lan, đủ mọi cấp độ thì ai cũng có thể nhìn thấy ngay phiên toà sơ thẩm xử cô giáo Lê Thị Dung 5 năm tù với sai phạm (nếu sai) 40 triệu đồng là một phiên toà lạm dụng chức vụ, lạm dụng luật pháp để trả thù cá nhân. Nhất là sau một loạt sự việc cô Dung lên truyền thông tố cáo sự sai trái của lãnh đạo.

Báo chí cần lên tiếng về hiện tượng đạo văn ngụy khoa học Phùng Xuân Nhạ!

FB Nguyễn Tiến Dũng

23-2-2018

Ông Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Zing

Trong vòng 8 tiếng vừa qua, tôi có trả lời phỏng vấn hai nhà báo. Nhà báo thứ nhất là phóng viên Cát Linh của RFA (Đài Châu Á Tự Do), bài sẽ sớm xuất hiện. Nhà báo thư hai là
phóng viên của một tờ báo lớn ở Việt Nam có tên tuổi và tên báo hẳn hoi, tuy nhiên chừng nào lỗi hệ thống khiến cho báo chí trong nước chưa đăng được thì tôi còn chưa tiện “khai tên”.

‘Ấy ái uông’

Lò Văn Củi

21-2-2018

Bộ trưởng BGD Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: internet

Anh Bảy Thọt cười hề hề, đố:

– Dạ, mới sưu tầm được bài vè, toàn vần N, đố bà con cô bác ai là tác giả nghen.

Rồi anh cất giọng đọc:

Nú, Nú na nú nẵng

Nồng nộng nực nưỡi niềm

Não nàm nò nẩy nửa

Não nặt nông nính náo

Nẻo, nuộc nính niền nuôn

Tôi đã vỡ lẽ về sự thất bại tất yếu của đổi mới giáo dục như thế nào?

Thái Hạo

30-12-2020

[Trước khi đọc, xin các bạn đừng tự hỏi tôi đang nhắc tới câu chuyện ở trường nào, địa phương nào; vì tôi không kể câu chuyện cá nhân, tôi không có vấn đề cá nhân với ai cả, tôi chỉ muốn phản ánh thực trạng của nền giáo dục – nơi mà con cháu chúng ta đang ở đó. Và mong muốn những hành động hữu ích từ những người làm giáo dục, từ phụ huynh và cộng động].

Bao giờ giáo dục mới được như miền Nam trước 1975?

Trung Nguyễn

2-5-2018

Những ngày cuối tháng 4 này, trái với việc tung hê “chiến thắng” ngày 30/4/1975, báo VietNamNet lại đăng một bài nói về “cú sốc” của một trí thức “xã hội chủ nghĩa”, cựu hiệu trưởng Đại học Sư phạm TPHCM là PGS.TS Nguyễn Kim Hồng khi ông từ ngoài Bắc vào Sài Gòn năm 1978. Quả thật đây là một bài báo đầy ý nghĩa để cho những người dân Việt Nam sinh sau 1975 hiểu thêm sự thật về “giải phóng miền Nam”.

Thư của cây Phượng gửi ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

6-6-2020

Thưa ông Phùng Xuân Nhạ, bộ trưởng Bộ GD & ĐT. Tôi là Phượng (Phượng vỹ). Trước hết xin ông đừng mê mẩn đắm đuối khi nghe tên Phượng mà nhầm lẫn với em Phượng chân dài nào đó.

Đường nào ra biển?

Blog VOA

Trân Văn

26-6-2019

Người mẹ rơi nước mắt vì không kịp gặp con trước giờ thi. Ảnh: báo Tuổi Trẻ

Hàng triệu gia đình ở Việt Nam với hàng chục triệu người đang thắc thỏm khi con cháu bước vào Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2019 mà kết quả sẽ quyết định đứa trẻ có thể nhận bằng tốt nghiệp cấp ba hay không, sau đó, sẽ được trường đại học nào tiếp nhận (?).

Một tỷ của dân, một tỷ của họ

Nguyễn Tiến Tường

29-5-2019

1. Một tỷ của dân, nhiều lắm. Tôi tin đại bộ phận nhân dân cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay cũng chưa bao giờ được sờ vào một tỷ. Nhân dân không có nổi tiền thuê xe, phải quấn xác vào chiếu vắt vẻo sau xe máy chở về nhà. Nhân dân trọng bệnh, nằm dài chờ chết.

Mua điểm, rồi thì sao nữa?

Hoàng Hải Vân

27-5-2019

Nếu như mua một chức quan 35 tỷ (ví dụ thế, chứ không ám chỉ trường hợp cụ thể nào) thì ngay sau đó sẽ có thu hoạch, từ phần trăm công trình dự án cho tới vô số các lợi lộc khác tùy vị trí.

Sách giáo khoa giả và lời giải

Nguyễn Ngọc Chu

25-7-2023

Hàng giả, có từ xa xưa, gắn liền với đời sống loài người, không bao giờ hết. Sự khác biệt là ở chỗ, thời minh trị với pháp luật nghiêm minh, thì hàng giả ít; thời loạn trị với pháp luật rối ren, thì hàng giả nhiều. Nhìn vào sự phát triển của hàng giả, biết xã hội của thời minh trị hay loạn trị.

Mục đích của chúng tôi là thấy được một tâm hồn Việt ở từng tế bào xã hội

GDVN

Nhà giáo Phạm Toàn

11-9-2017

(GDVN) – Các nhà giáo dục chúng ta hãy nghĩ đến mục tiêu bất biến này: làm sao tạo dựng được một tâm hồn Việt Nam cho đến tận mỗi tế bào của xã hội.

LTS: Hiện nay đang có cuộc “tháo chạy” khỏi chương trình VNEN ở nhiều địa phương (cũng tương đương với cuộc tháo chạy khỏi việc “nhập” chương trình Giáo dục phổ thông cho vùng núi xa xôi nước Columbia để làm “nhà trường mới Việt Nam”).

Chính điều đó đã thúc giục nhà giáo Phạm Toàn viết bài báo này với hi vọng đưa đến các nhà chuyên môn, nhà quản lý những gợi ý để tháo gỡ khỏi tư duy “nhập ngoại” như vậy.

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của nhà giáo Phạm Toàn.

Khi các bạn ở nhóm Cánh Buồm – cả những bạn non tuổi và những bạn già lão – đặt cho tôi câu hỏi:

Suy cho đến kiệt cùng, mục đích và mục tiêu hành động của nhóm Giáo dục này là gì?”.

Tôi đã trả lời rất nhanh một điều mình đã ngẫm nghĩ không biết đã bao lâu rồi:

Mục đích và mục tiêu của chúng ta là được thấy một tâm hồn Việt Nam ở từng tế bào xã hội“.

Một người bạn cùng họ, anh Phạm Ch. có lần cũng nói với tôi:

Đọc bộ sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm anh, tôi có cảm giác anh đang lo sợ ta bị mất nước. Có đúng vậy không?

Tôi đã không ngần ngại trả lời ngay: “Ông đoán đúng!?”.

Và tôi diễn giải thêm “Không đưa được một tâm hồn Việt Nam vào từng tế bào xã hội thì cải cách giáo dục bao nhiêu cũng uổng công”.

Thực vậy, Việt Nam ta đã nhập chương trình Giáo dục nước ngoài từ bao giờ nhỉ?

Rõ ràng, chúng ta đã nhập ít ra là từ thời các “bạn” hai chữ vàng đô hộ có tên Tích Quang, Nhâm Diên và Sĩ Nhiếp sang làm thái thú đất Việt ngon lành và ngoan ngoãn này chứ còn gì nữa!

Việc nước ta có một thời đại gọi là Nhà Triệu hay không, chuyện đó đang còn tranh cãi, không bàn ở đây.

Nhưng giả sử như nước ta từng có giai đoạn Nhà Triệu, thì ở giai đoạn đó các bạn thượng thư bộ Học vẫn chỉ cho dân ta “ăn chữ Nho, ngủ chữ Nho, thở chữ Nho” mà thôi.

Giữa chừng công cuộc đô hộ nghìn năm, cụ Lý Nam Đế xưng vương, thì ngay từ cái tên nhà vua cũng theo từ pháp Hán.

Chữ Nho được phát âm theo tiếng bản địa Việt càng dễ len lỏi vào từng gia đình, tạo thành một nền văn hóa Nho… một nền văn hóa giáo điều, khước từ mọi dấu hiệu toàn cầu hóa…

Đến độ các nhà ngôn ngữ học người ta làm cho bộ chữ Quốc ngữ thuận lợi bao nhiêu cho sự phát triển và hiện đại hóa dân tộc này, vậy mà vẫn bị chối đây đẩy.

Theo nhà giáo Phạm Toàn, không đưa được một tâm hồn Việt vào từng tế bào xã hội thì cải cách sẽ uổng công (Ảnh: Thùy Linh)

Giá mà sang đầu thế kỷ thứ 20 người Pháp không ra lệnh cho dùng chữ Quốc ngữ, thì có lẽ đến tận hôm nay “chữ Thánh Hiền” vẫn đang nằm gọn trong ba lô các em học sinh đang cưỡi xe điện đến trường!

Cá nhân ông Khổng Tử là một nhân vật đáng kính. Ông thực lòng muốn khai hóa. Ông ăn đói nhịn khát để đi “phổ cập giáo dục” khắp vùng Trung Nguyên.

Ảnh hưởng của “Chương trình Giáo dục Khổng Tử” hoàn toàn không nhỏ.

Nhưng việc du nhập chương trình học của nước ngoài đầu tiên trong lịch sử giáo dục nước ta cũng cho thấy điều này: nguy cơ mất gốc văn hóa Việt Nam.

Để có một sự so sánh, hãy nhìn công trình của vua Thế Tông (Sejong) nước Hàn Quốc.

Từ cách đây năm trăm năm, Vua Thế Tông xứ Hàn đã nghiên cứu ngữ âm tiếng Hàn và soạn ra bộ chữ ghi âm tiếng Hàn ngày nay đang hiện diện trên khắp thế giới từ gói kẹo, đến lọ thuốc và củ sâm, cho tới những “con” iphone, smartphone gọn xinh và đầy quyền lực… [1]

Người Hàn quật cường nhờ có bộ Huấn dân chính âm của Vua Thế Tông, hay công trình ngữ âm thực hành của Ngài đã khiến người Hàn quật cường, nhờ từ rất sớm đã thoát khỏi vành đai Hán Ngữ?

Thử tưởng tượng nếu người Hàn vẫn bám khư khư chương trình giáo dục nhập từ Trung Hoa xưa, thì ngày nay họ sẽ ra sao?

Trăm năm Pháp thuộc, Việt Nam lại đã nhập chương trình giáo dục từ đâu?
Một cách tình cờ của Lịch sử, chương trình Giáo dục phổ thông thời thuộc Pháp chính là chương trình nhập từ nước Pháp.

Đầu thế kỷ 20, thế hệ cụ Trần Tế Xương còn cố đi thi vét vài bốn khoa khi Nhà nước ba năm mở một khoa / Trường Nam thi lẫn với trường Hà … để tàn lụi dần…

Thoắt cái, đến năm 1930, đã hình thành hệ thống trường phổ thông do người Pháp thiết lập:

Với tổng số 390.076 học sinh phân bố trong 7852 trường các loại, trong đó có:

42 trường theo chương trình thuần Pháp (trong đó có 3 trường Phổ thông cấp 2 cho dân Tây hoặc dân Việt đã “vào làng Tây” và 6 trường Cao đẳng tiểu học cho người bản xứ),

7.810 trường Pháp-Việt (2 trường Tây, 21 trường Cao đẳng tiểu học theo chương trình bản xứ, 397 trường Tiểu học Pháp Việt, 2.835 trường Sơ học, 13 trường học nghề, 11 trường cao đẳng). 

Các trường này có đội ngũ giáo viên gồm 688 người Pháp (trong đó có 28 giáo sư thạc sĩ, 160 giáo sư có bằng cử nhân hoặc có chứng chỉ tương đương), 12.014 giáo viên bản xứ …” [2].

Ngay từ thời thuộc Pháp, nhìn ra sự thiếu thốn tâm hồn Việt Nam trong chương trình và sách học, đã có nhiều tiếng nói đòi thay đổi hoặc cải tiến chương trình giáo dục phổ thông do người Pháp nhập vào Việt Nam.

Phạm Quỳnh rõ ràng muốn “lên lớp” cho dân Pháp về nền văn hóa Việt! Ông còn muốn đưa tiếng Việt vào các bậc học [3].

Còn Hoàng Xuân Hãn thì công phu chuẩn bị một chương trình Giáo dục phổ thông mới cho Việt Nam độc lập không dùng tiếng Tây nữa, chỉ có tiếng Việt là chuyển ngữ [4].

Vào cái thời mới được độc lập, những năm 1950 thế kỷ trước, những lời phê phán hệ thống chương trình “ngu dân”, “đô hộ”, “đào tạo tay sai” đó thật đầy rẫy vào những kỳ chỉnh huấn hoặc học tập chính trị.

Cái chương trình nhập từ Pháp qua Việt Nam ấy nhiều “tội” lắm! Toán Số học ư?

Cái vòi chảy vào cái vòi chảy ra học để làm gì?

Tây nó nấu rượu nó mới cần chứ ta có nấu rượu đâu mà cần học cái thứ đó?

Tổ tiên chúng ta là người Việt, đâu có là người Gaulois, sao phải học theo sách Lịch sử của họ như thế?

Lại nữa, chương trình của Pháp (dùng ở Đông Dương) dạy theo lối đồng tâm – đúng là một “âm mưu” chia rẽ người học thành hai loại, loại chỉ cần có trình độ tiểu học rồi dừng lại, và loại có điều kiện học lên cao, tham gia vào tầng lớp thống trị!

Tiếc thay, vừa mới phê phán cách người Pháp bắt ta nhập chương trình và sách giáo dục phổ thông xong, thì đã kịp xảy ra việc ta tự nguyện nhập chương trình và sách Liên Xô!

Có thể nói mà không sợ sai, việc chuyển đổi chương trình Giáo dục phổ thông 12 năm thời Pháp sang hệ 9 năm, sau đó là hệ 10 năm, thực chất là “nhập” hệ thống giáo dục theo mô hình Liên Xô.

Dĩ nhiên, việc nhập khi đó mang động cơ tốt, không có chuyện lợi ích nhóm gì sất.

Các thày cô ngồi chật ngôi nhà số 6 phố Lê Thánh Tông ở Hà Nội, vừa cùng nhau tự học tiếng Nga (bỗng dưng được tuyên gọi thành “tiếng của Lê Nin”) vừa dịch sách môn Toán và các môn khoa học tự nhiên Lý., Hóa, Sinh vật,… và cả nhiều chương của môn Địa Lý nữa!

May mà chưa dịch sách Lịch Sử! Nhưng cái tinh thần của Pi-ốt Đại đế, của Lomonosov, … dường như đã được kéo dài sang thời sau trong những bài học “có tính lịch sử”.

Ngay sách Ngữ văn tiếng Việt cũng “vinh dự” được học cách soạn kiểu Liên Xô.

Ông Nguyễn Kỳ, trước khi lên làm thứ trưởng Giáo dục, trong cuộc giới thiệu sách mới tại trường Chu Văn An cuối những năm 1950, đã hào hứng giới thiệu cách dạy Ngữ văn theo kiểu chuyện kể với minh họa là chuyện con dơi đi dự cả Đại hội loài chim và Đại hội loài chuột.

Và các nhà giáo Việt Nam thông minh đã kịp hưởng ứng và lục tìm ngay được trong kho tàng dân tộc về cách đặt tên các loài rau.

Giời gọi các loài rau lại và đặt cho mỗi cây một tên, đến cây cuối cùng Giời còn mải nghĩ chưa ra, “mày thì lên là … thì là … à thì là mà … thì là …” thế là có cái tên rau thì là!

Đó là những năm 1950 chuyển sang những năm 1960 của thế kỷ trước.

Đó là những năm mối quan tâm chiến tranh được đặt lên cao hơn mọi điều.

Đó là những năm mối quan tâm thiếu đói cũng được đặt lên cao hơn mọi điều.

Đó là những năm không chỉ đói lương thực mà đói cả thông tin là cái đói nguy hiểm vô cùng.

Người viết bài này còn nhớ, trong một cuộc nghe phổ biến nghị quyết, một vị có chức vụ cao ở Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước đã nói đến tia la de kèm theo lời bình ngắn gọn và khinh miệt cái tia la de ba gie gì đó.

(“Ba gie” là một từ miền Trung người ta không bao giờ dùng để khen nhau hết).

Ấy vậy mà, đó cũng chính là thời điểm máy bay Mỹ vượt tọa độ lửa dùng tia la de điều khiển bom trúng cái vòm chính của Ga Hàng Cỏ Hà Nội.

Nhưng, đó cũng là thời điểm, tuy người ta chưa một ai dám nghi ngờ sức mạnh của Liên Xô – càng tuyệt nhiên chưa ai dám nghĩ Liên Xô có ngày tan vỡ song trong lĩnh vực giáo dục, đã có những “sáng kiến” nhìn sang Cu Ba, rồi nhìn sang Đức, và cuối cùng là nhìn cả sang Nhật nữa.

Cũng là một thứ đầu óc vọng ngoại, mà về sau này, nếu có thêm những Dự án này nọ, thì chẳng qua chỉ là những biến dị không trông đợi trên một cơ thể đang có những cơ hội hữu cơ cho sự ra đời những biến dị.

Điều quan trọng ta cần phân tích với nhau là ở câu hỏi này: làm sao nên nỗi?

Và câu hỏi này được đặt ra chỉ cho các nhà nghiên cứu giáo dục mà thôi, người khác ai quan tâm thì quan, không thì thôi.

Các nhà giáo dục chúng ta hãy nghĩ đến mục tiêu bất biến này: làm sao tạo dựng được một tâm hồn Việt Nam cho đến tận mỗi tế bào của xã hội.

Mục tiêu bất biến đó đòi hỏi nhà giáo dục quan tâm đến chỉ một đối tượng phục vụ bất biến là những em bé Việt Nam.

Tạo ra những em bé Việt Nam khác hẳn sẽ thay đổi dần dần cả cái gia đình hiện thời của các em và những tế bào xã hội do chính các em nhân bản sau này mà thành.

Với một phương tiện chỉ nhà trường mới có là chương trình học, sách giáo khoa và phương pháp học thì xin các nhà giáo dục hãy nghiên cứu cách trao vào tay các em những điều bất biến thay vì những kiến thức xổi.

Tóm lại, bài viết này muốn những nhà khoa học giáo dục Việt Nam hãy tự hào đảm đương trách nhiệm cho dân tộc.

Điều chúng ta làm đúng hay gần đúng là vì chúng ta làm chính công việc đó trên mảnh đất văn hóa Việt chứ không vì cái đúng ấy phù hợp với Columbia hoặc Liên Minh châu Âu hoặc Phần Lan hoặc Singapore. Nó đúng cho văn hóa Việt vì nó là Việt Nam, đơn giản vậy thôi.

Các nhà giáo dục hãy tiếp tục công việc mình đang làm dở. Ai làm VNEN cứ làm tiếp VNEN [5].

Nơi nào bỏ, cho bỏ, còn lại cứ củng cố cho đẹp. Ai Công nghệ Giáo dục cứ Công nghệ Giáo dục.

Dĩ nhiên Cánh Buồm cứ là Cánh Buồm! Ở nơi chúng tôi có điều kiện thực hành, vào bữa ăn trưa tập thể của học sinh, chúng tôi cũng dạy các em mời nhau bằng câu ca dao Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần, để dạy các em sống Việt Nam, sống tiết kiệm.

Nói ví von cho vui, ngày xưa anh Phạm Tuân lên vũ trụ với súp bắp cải Nga.

Ngày nay nếu anh trở lại chuyến đi, đó sẽ là típ súp từ cây rau má lá rau muống cuộng rau đay…

Sao lại không thể?

Có thể kiên nhẫn chờ một trăm năm nữa cái mầm văn hóa non nớt được gieo hôm nay sẽ đi vào từng tế bào của xã hội, và ta cứ hy vọng…

Mỗi nhóm tác giả hãy thể hiện sứ mệnh Tự do đóng góp cho Dân tộc. Nhưng đừng nghĩ đến thành công chóng vánh. Chính vì thế mới là chuyện trăm năm trồng người!

Tài liệu tham khảo: 

[1] Xin coi Nguyễn Thị Minh Chung về bộ chữ Hangul của người Hàn quốc trong sách Tiếng Việt 6 Cánh Buồm, được cung cấp miễn phí trên mục Sách Mở trang Canhbuom.edu.vn

[2] L’Instruction publique en Indochine en 1930 (Giáo dục quốc dân ở Đông Dương năm 1930, tiếng Pháp) Đại học Hoa Sen: http://gas.hoasen.edu.vn/fr/gas-page/linstruction-publique-en-indochine-en-1930

[3]  Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp 1932-1942 bản dịch do Phạm Toàn chọn, hiệu đính, giới thiệu, Trung tâm Đông Tây và Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội 2004.

[4]  Hoàng Xuân Hãn người khai sinh nền Trung học Việt Nam, (tr. 105-109) cuốn Suy nghĩ về văn hóa giáo dục Việt Nam, Nxb TrẻGiáo sư Hoàng Xuân Hãn người khai sinh nền trung học Việt Nam.

Những câu chuyện giáo dục

Thái Hạo

24-6-2021

Một người bạn vong niên của tôi, nay đã ngoài 50, gọi điện. Chúng tôi nói về nghề, về người, về cái cuộc bể dâu này.

Hãy trả lại tự do cho thơ văn

FB Nguyễn Ngọc Chu

27-6-2018

Đề thi văn tốt nghiệp THPT năm 2018 đang khơi lên những bàn luận sôi nổi đa chiều. Việc hay dở của đề văn xin nhường lại cho các nhà chuyên môn. Ở đây chỉ xin góp một góc nhìn vỡ đất thô thiển của một kẻ ngoại đạo.

Giặc ngoại xâm khoa học

Dương Tú

1-9-2020

Trong cuộc tranh luận về “thị trường mua bán bài báo khoa học” vừa qua, vài ba bài báo mà một số nhà khoa học trong nước vì những lý do nào đó có thể thông cảm được phải mang đi “bán”, trên thực tế, chỉ chiếm một phần rất nhỏ của “thị trường”.

Nhà trường ngăn cản học sinh thi vào lớp 10 tại Hà Nội?

Thái Hạo

19-4-2022

Sau khi tôi đăng thông tin về việc một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội ngăn không cho học sinh thi vào lớp 10 nhằm lấy thành tích, thì có một thầy giáo cũng đang dạy THCS ở Hà Nội vừa gửi cho tôi bức thư này, xác nhận rằng đúng và nói rõ nội tình. Vì lý do bảo mật thông tin cho tác giả bức thư, tôi không đề tên.

Dựa vào sức mạnh của các yếu tố văn hóa nội tại

Nguyễn Phương Mai

2-8-2022

Ảnh trên mạng

Lần đầu tiên tôi tham dự một buổi lễ có người cầm cây chùy/ quyền trượng (ceremonial mace) là ngày bảo vệ luận án tiến sĩ nhiều năm về trước.

Nhà giáo Lê Thị Dung và lệnh bắt giam trái pháp luật (Kỳ 1)

Trần Hồng Phúc

18-6-2023

Mấy ngày cuối tuần, không được nghỉ ngơi vì tôi phải dành toàn bộ thời gian cho những vụ án khác của khách hàng đang nhận trách nhiệm. Nói như vậy, không phải tôi không còn quan tâm đến nhà giáo Lê Thị Dung; trái lại – đối với mỗi phận người bị oan, khi đã nhận trách nhiệm bào chữa, thì đồng nghĩa với việc tôi đã tự cứa vào tim mình một vết đau cả về tinh thần lẫn thực thể… và tôi biết, sẽ đau cho đến ngày họ được giải oan.

Thương mại hóa giáo dục

FB Hoàng Tư Giang

30-5-2018

Hôm nay nghe tư lệnh giáo dục khăng khăng dùng cụm từ “giá dịch vụ đào tạo” thay vì “học phí” mà cảm thấy buồn tê tái. Tôi buồn không chỉ bởi ngữ nghĩa bị đánh tráo, mà quan trọng hơn, là vì quan điểm quản lý. Anh Nhạ nói: “Việc chuyển đổi từ cơ chế thu học phí sang giá dịch vụ đào tạo theo hướng TÍNH ĐÚNG, TÍNH ĐỦ các chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo”.

Móng nền cho một lâu đài

Chu Sơn

12-8-2019

I. Dẫn nhập

Nhận định rằng nền giáo dục của đất nước có thể so sánh ngang bằng với hình tượng một lâu đài, e rằng chưa được chính xác cho lắm. Một lâu đài dù có bền vững và hoàn mỹ đến đâu cũng chỉ là một vật thể cố định. Còn sự nghiệp giáo dục của một đất nước luôn là một sinh thể sống động, nó phải đổi mới không ngừng để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của Con Người và xã hội.

Giáo dục đang bị biến thành chợ đen?

Thái Hạo

11-9-2023

Một phụ huynh ở TP Vinh (Nghệ An) chia sẻ với tôi rằng, vài năm nay các con anh đang phải đóng mỗi tháng từ 500k đến 700k cho học “tiếng Anh tăng cường”, số lượng là 2 tiết/tuần. Chương trình “tiếng Anh tăng cường” do một trung tâm Anh ngữ hợp tác với nhà trường để triển khai.

Vụ cô giáo quỳ: Tội to nhất thuộc về thằng hiệu trưởng!

FB Chu Mộng Long

8-3-2018

Đang viết tiếp Quỳ luận, nhưng đành gác lại khi dư luận và báo chí cứ nóng lên về việc phân định tội trạng thuộc về ai. Dư luận và báo chí chủ yếu nhè vào nhóm phụ huynh và cô giáo, ít nhắc đến tội trạng của thằng Hiệu trưởng đương nhiệm.

Theo tôi, ý kiến của Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học Bộ Công an, nêu trong bài báo này là chuẩn lý, hợp tình. 

Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ hay là “cơn bão trong tách trà”

FB Hoàng Dũng

26-11-2017

Ảnh: internet

Dư luận đang dậy sóng vì một bài đăng trong kỷ yếu của một cuộc hội thảo về chữ Quốc ngữ. Tác giả của bài báo cáo đó là PGS TS Bùi Hiền. Ông cho VTC News biết đã nghiên cứu vấn đề cải tiếng chữ Quốc ngữ đã 30 năm. Kết quả là những đề xuất táo bạo, giảm số lượng ký tự từ 38 xuống 31 chữ bằng cách thay ng bằng q; đ bằng d; c, k, q bằng k; ph bằng f; s, x bằng s; gi, d, r bằng z; nh bằng n’; th bằng w; v.v. Mà đó mới chỉ là phụ âm, còn cải tiến về nguyên âm thì ông hứa hẹn sẽ công bố vào tháng 3/2018.

Ảo tưởng và thánh hóa môn Văn

Thái Hạo

4-7-2023

Môn Văn có lẽ là môn học được đại chúng quan tâm nhiều nhất, như vừa qua – sau kỳ thi THPT quốc gia, sự bàn tán rất rộn ràng. Nhiều ý kiến còn cho thấy cả sứ mệnh rất cao cả của nó, như là ngầm ẩn hay hiển ngôn khẳng định vai trò tiên quyết của môn Văn đối với tương lai của một xã hội. Tôi không nghĩ thế.

Ban Tuyên giáo chi phối chương trình và sách giáo khoa ở mức độ nào?

Chu Mộng Long

14-6-2021

Cựu Bộ trưởng GD Phùng Xuân Nhạ (phải) nhận quyết định làm Phó Ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh: Hiếu Duy/VNExpress

Cách đây đã lâu, tôi từng trò chuyện trực tiếp với hai cựu Phó Ban Tuyên giáo trung ương phụ trách giáo dục. Một cựu thời những năm 90 và một cựu gần đây khoảng chục năm. Cách hỏi giống nhau, và không ngẫu nhiên mà họ trả lời giống nhau. Đại khái như sau. Tôi tạm để trong ngoặc chứ không nguyên văn.

Sao vẫn để người bệnh tâm thần ngồi trên công đường?

FB Hoàng Hải Vân

1-6-2018

Nếu như câu chuyện về phí – giá chưa diễn ra trên truyền thông, bạn hãy hình dung nhé. Bỗng một hôm ông Bộ trưởng Nhạ về nhà hỏi cháu nội của ông: “Cháu nộp giá dịch vụ đào tạo năm nay là bao nhiêu?”. Cháu ông sẽ ngạc nhiên hỏi lại : “Nộp giá là nộp cái gì ông?”. Ông sẽ trả lời giống như ông trả lời trước Quốc hội.

Nghỉ học hay đóng cửa nhà trường?

Tâm Chánh

15-2-2020

Mở cửa các nhà trường, hay tiếp tục chương trình năm học của giáo dục, là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Nhưng hiện nay người ta lại chỉ trông chờ vào quyết định cho hay không cho học sinh nghỉ học. Đó có thể là một khinh suất.

Nghĩ về mái trường Học viện An ninh, cảnh sát và câu chuyện tuyển sinh hôm nay

FB Phan Đăng Trường

7-8-2018

Ngày hôm qua, nhiều thế hệ thầy và trò Học viện An ninh sau cảm giác bàng hoàng là tâm trạng thật tâm tư, trăn trở… Nhiều người chia sẻ với nhau qua những dòng tin nhắn đầy lo lắng, những người khác buồn không hiểu điều gì đang xảy ra. Lẽ nào Học viện thành doanh trại CSCĐ. Dư luận xã hội thì người ta phản ứng với những ngôn từ không hay ho gì…

Không ai dám nói đến tiêu cực xã hội, kéo theo tiêu cực trong giáo dục

Chu Mộng Long

20-5-2021

Bài báo trích lời các nhân vật tai to mặt lớn đồng thanh nói về nguyên nhân giáo dục Việt Nam “tụt hậu”. Tóm tắt các nguyên nhân:

Giáo sư Hồ Ngọc Đại bị “ném đá” vì chúng ta sống ngoài nhân loại đã quá lâu rồi

Lê Phú Khải

10-9-2018

Giáo sư Hồ Ngọc Đại là một trí thức lớn. Khi đỗ tiến sĩ ở nước ngoài về, ông đã nói với người lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam lúc đó là, nguyện vọng của ông là được dậy lớp 1. Ông đã theo đuổi chí lớn đó cho đến hôm nay và sách Tiếng Việt lớp 1 của ông đã ra đời và được chấp nhận.

Mấy ý nghĩ từ bài thơ Bắt nạt

Thái Hạo

11-10-2023

Đây không phải lần đầu tiên bài thơ Bắt nạt trở thành chủ đề cho những phê phán, tranh cãi. Trước đó, năm 2021 nó từng nổi lên và ồn ào đối với một tác phẩm văn học bị cho là kém chất lượng nhưng lại được đưa vào sách giáo khoa. Tôi có mấy ý nghĩ thế này.