Ba năm cõng bạn đi học

Đỗ Ngọc

9-10-2020

Năm 1965, tôi phải bỏ học vì mẹ tôi không kịp sắp xếp cho tôi sơ tán về quê học. Vì nghỉ ở nhà nên mẹ tôi nhận cho tôi trông một thằng bé gần 2 tuổi, lấy 5 hào một ngày, phụ giúp thêm cho gia đình. Năm ấy tôi 10 tuổi.

Những dấu hiệu của một tư duy trung cổ

Vương Trí Nhàn

23-9-2023

Nguyễn Công Hoan trong hồi ký “Đời viết văn của tôi” (1971) có nhiều đoạn tự thú về sự làm bừa, làm bậy đã xẩy ra trong đời mình. Đại khái ông kể là, lúc ra học tiểu học ở Hà Nội cần giấy khai sinh, nhưng ngại về làng bên Bắc Ninh làm tận gốc, liền nhờ ông chủ nhà trọ làm hộ. Ông này bảo hai người bạn làm chứng, rồi kiếm cành cau với vài hào bạc đưa lý trưởng Hàng Trống. Vài ngày sau, ông Kép Tư Bền trong văn chương tương lai có ngay tấm giấy khai sinh và nghiễm nhiên thành người sinh ở Hà Nội.

Nộp tiền chống trượt: Thực chứ nghi ngờ “thực hư” gì nữa?

Chu Mộng Long

26-12-2023

Báo chí đăng: “Thực hư thông tin thi giảng viên chính nộp 10 triệu đồng chống trượt“. Tôi, một giảng viên, từng đi thi giảng viên chính cách đây hơn mười mấy năm, khẳng định như đinh đóng cột, rằng thực chứ chẳng hư gì cả. Bài báo chỉ đăng lộ thông tin ở Đại học Huế, còn tôi khẳng định, đại học nào ở Việt Nam cũng vậy!

Đất nước đẹp vô cùng nhưng các cháu nên đi

FB Nguyễn Tiến Tường

7-7-2018

Đọc bài trên VietNamNet về việc quan chức giáo dục cho con đi du học, tôi không quá bất ngờ. Hơn ai hết, bản thân người làm giáo dục hiểu rõ chất lượng của nền giáo dục hiện tại.

Học sinh ở trường có đeo khẩu trang hay không?

Vũ thành Tự Anh

5-3-2020

Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM hôm qua ban hành công văn khẩn để khảo sát “theo ý kiến của cha mẹ học sinh, trẻ em/học sinh có đeo khẩu trang trong trường khi đi học trở lại hay không?”.

Không phải chuyện đùa

Thái Hạo

9-6-2021

Một đề thi, chưa nói đến chuyện hay dở, sâu cạn nhưng dứt khoát phải đúng về mặt kỹ thuật và kiến thức. Câu 1 của phần Làm Văn trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh Bình Phước đã mắc những cái sai không thể chấp nhận.

Tôi ủng hộ ông Trần Ngọc Thêm

Chu Mộng Long

23-11-2021

Nguyên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có lần đề xuất bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, nhưng nhiều trí thức và dư luận kêu làng. Ông Nhạ không đủ kiến thức và bản lĩnh để bảo vệ quan điểm.

Học sinh muốn uống sữa học đường phải có giấy chứng nhận nghèo

Đỗ Duy Ngọc

23-6-2020

Ngay từ hơn nửa thế kỷ trước, ở miền Nam, học sinh đến trường được uống sữa miễn phí là chuyện bình thường. Hồi đó, suy cho cùng xã hội cũng chưa giàu có và phong phú thực phẩm như bây giờ, nhưng chuyện cho trẻ con uống sữa không có sự phân biệt nào.

Giáo dục XHCN và những “tấm gương điển hình”!

Trần Kỳ Khôi

3-12-2023

Từ sau năm 1975, nền giáo dục trong thể chế độc tài toàn trị trở nên “ưu việt” hơn bao giờ hết. Ở đó, một anh y tá miệt vườn chẳng cần đi học cũng có được học vị tiến sĩ y khoa; một phụ nữ làm nghề uốn tóc, gội đầu, bỗng chốc có bằng thạc sĩ, hay một kẻ học bổ túc văn hoá cũng kiếm được học hàm giáo sư!

Giáo dục Việt Nam tốt nhất thế giới?

Mạc Văn Trang

5-7-2023

Bỗng nhiên hôm qua có mấy nhà báo gọi điện hỏi ý kiến tôi về giáo dục Việt Nam được tờ The Economist của Anh đánh giá vào loại “tốt nhất thế giới”. Cụ thể trên trên VnExpress có bài “Lý do khiến giáo dục Việt Nam trong nhóm ‘tốt nhất thế giới’.”

Scandinavia, tiếng Anh và ‘công dân toàn cầu’

Thôi thì cứ để “công dân có quyền lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp” để công chức nào cũng có… “Chứng chỉ B tiếng Anh” nhưng khi cần đa số phải ráng… rặn mới bật ra được… “ma de in Vietnam” như Thủ tướng hay… “phê tê bốc” như Chủ tịch Ủy ban An ninh – Quốc phòng của Quốc hội!

____

Blog VOA

Trân Văn

20-8-2019

Một góc Copenhagen, Đan Mạch. Photo: VOA

Tuần rồi, tôi và gia đình đến thăm Copenhagen (Đan Mạch) và Malmo (Thụy Điển). Đan Mạch và Thụy Điển là hai trong số tám quốc gia Bắc Âu (Denmark, Sweden, Norway, Finland, Estonia, Latvia, Lithuania, Iceland).

Chính phủ Nhật kém văn minh

Chu Mộng Long

19-4-2021

Tôi, sống đến 57 tuổi đời, chỉ nhớ hồi học tiểu học dưới thời Việt Nam Cộng hoà, thầy dạy đi phải thưa về phải trình cha mẹ, mỗi khi ra đường phải xếp hàng đi bên phải, gặp người lớn phải cúi đầu chào, gặp đám tang phải dừng lại ngả mũ cho đến khi đám tang đi qua, gặp cơ quan chào cờ phải đứng nghiêm chào cờ cho đến xong lễ mới được đi tiếp… Bọn trẻ con chúng tôi cứ răm rắp làm theo, nếu không làm thì sẽ có bạn mách thầy cô và bị phạt. Có phạt, không có thưởng. Chế độ Việt Nam Cộng hoà thiếu tôn trọng người tốt việc tốt.

Nobel và ô tô

Thái Hạo

8-10-2022

Hôm qua, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, có tus đặt câu hỏi: “Nhà văn Việt Nam nào sẽ trở thành ứng cử viên giải Nobel?”, nhằm thăm dò sự đề cử của độc giả. Tôi có lội vô đọc comment, thấy đa số bạn đọc hăng hái đề cử nhà văn A, nhà thơ B… Rồi sau lại thấy nhiều người lên bài, bàn luận không ngớt về một giải Nobel cho Việt Nam. Tôi đọc, chợt nhớ đến chuyện chiếc ô tô.

Nghị Quyết Quốc Hội bị “lạm dụng”? Hay ai đang làm giáo dục Việt nam ra nông nỗi này?

NAGL

15-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Sau thông báo về việc World Bank (Ngân hàng Thế giới) chấp thuận cho khoản vay 77 triệu đô la Mỹ nhằm cải cách giáo dục phổ thông (“GDPT”) [1] vào cuối năm 2016, đề án cải cách GDPT được bật đèn xanh để thực hiện theo lộ trình, mà thực tế đã bị chậm gần 2 năm so với dự kiến [2].

Lần đầu tiên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (“Ủy ban”), sau hơn 1 tháng đưa ra công luận lấy ý kiến, đề nghị Bộ GD-ĐT cân nhắc kiến nghị lùi thời điểm triển khai chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới.  Đồng thời, Ủy ban yêu cầu Bộ GD-DT giải trình về “báo cáo về kinh phí – Kinh phí thực hiện Đề án xây dựng chương trình, sách giáo khoa GDPT lần này, cũng như kinh phí thực hiện các đề án khác liên quan đến việc đổi mới GDPT“. 

Nguồn gốc “Ngày nhà giáo Việt Nam”

Trần Trung Đạo

20-11-2019

Phản ứng tự nhiên của một người sinh ra và lớn lên trong một nền giáo dục không có nhiều chọn lựa là chấp nhận nó theo kiểu “nắng mưa là bệnh của trời”, trong lúc những người lớn lên trong một nền giáo dục tự do là phản kháng nó.

Thư của sinh viên đại học sư phạm gửi anh Phùng Xuân Nhạ

Bá Tân

31-10-2018

Nếu xưng hô theo kiểu xã giao, chúng em phải gọi anh là ông – ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chúng em muốn xưng hô bằng tiếng nói thực lòng, không hề xã giao, vì thế chúng em gọi ông bộ trưởng là anh: anh Phùng Xuân Nhạ.

Thưa anh Nhạ, anh là người đàn ông tuyệt vời nhất của giới đàn bà, nhất là những ai đang trong độ tuổi thanh nữ, trong đó có nữ sinh viên đại học sư phạm như chúng em. Nữ sinh viên cao đảng và đại học sư phạm tôn vinh anh và ngàn lần cảm ơn anh.

Anh là người hiểu chúng em nhất, và thông cảm nhất cho chúng em, nữ sinh ở các trường đại học nói chung, không riêng gì đại học sư phạm.

Tuổi chúng em luôn tràn đầy khát vọng, khát vọng sống, khát vọng học tập, dĩ nhiên có cả khát vọng tình yêu đôi lứa. Nói đến tình yêu, nói đến quan hệ nam-nữ, nhất là xã hội đương thời, với sự lãnh đạo tài tình của đảng ta, thật khó tránh được yêu bằng quan hệ xác thịt.

Các cụ ngày xưa khuyên dạy theo kiểu nhắc nhở từ xa: lửa gần rơm lâu ngày sẽ cháy. Ngày nay, thưa anh Nhạ vô vàn thân mến, nữ sinh viên chúng em luôn tâm sự với nhau: xăng gần lửa không cháy mới là chuyện lạ.

Nữ sinh viên chúng em ngàn lần đội ơn anh Nhạ, anh rất hiểu và thông cảm cho chúng em, cho nên anh đưa ra quy định cực kỳ nhân văn, phải đến lần thứ tư quan hệ bất chính, nếu bị bắt quả tang, sẽ bị kỷ luật.

Nữ sinh viên các trường đại học coi anh Nhạ là thần tượng. Trong phòng trọ, nữ sinh chúng em treo ảnh anh Nhạ là để tỏ lòng cảm ơn anh. Phòng trọ nhếch nhác lắm, ảnh của anh treo bên cạnh những vật dụng thường ngày như là xô chậu, quần áo, giấy vệ sinh, nước rửa bát…

Anh Nhạ đương nhiên có vợ, có con gái hay không thì chưa biết. Nữ sinh viên chúng em tin rằng, nếu có vợ, con, trước khi đưa ra quy định dành cho nữ sinh viên đại học sư phạm, anh Nhạ có tham khảo vợ và con. Và có lẽ vợ con anh Nhạ đồng tình với lối sống ấy, lúc đó anh Nhạ mới cho công bố quy định có tính “phát minh” mang thương hiệu Phùng Xuân Nhạ.

Thưa anh Nhạ, sau khi anh đưa ra quy định dành cho nữ sinh viên đại học sư phạm, chúng em bị mất giá thê thảm. Bạn trai nhìn chúng em bằng ánh mắt coi khinh, thậm chí một số nữ sinh viên bị bạn trai thẳng thừng hỏi rằng: cậu đã quan hệ đến lần thứ mấy? Nhục quá anh Nhạ ơi!

Thưa anh Nhạ, cái quy định dành cho nữ sinh viên đại học sư phạm, sau khi lan truyền trên mạng xã hội, dư luận cho rằng, tác giả của nó, chính là anh Nhạ, đã phá trinh đời con gái chúng em!

Những kẻ cơ hội chính trị và liêm chính khoa học

Ngô Việt Trung

14-2-2022

PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn. Nguồn: Tuyên Giáo

Ai quan tâm đến chủ đề này có thể tìm đọc công trình của PGS NMT “Phòng chống những kẻ cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay”, đăng trong Tạp chí Giáo dục Toán học và Máy tính Thổ Nhĩ Kỳ, nguyên bản tiếng Anh “Preventing and Combating Political Opportunists in Vietnam Today“, Turkish Journal of Computer and Mathematics Education 12, no. 10 (2021).

Đòn roi và Quyền lực

Hiệu Minh

5-1-2022

Như các báo đưa tin, mới đây một em bé 8 tuổi bị vợ chưa cưới của cha mình hành hạ dã man đến tử vong. Đây không phải là vụ đầu tiên hay cuối cùng về hành hạ trẻ ở xứ ta.

Đề thi Ngữ văn tích hợp Vật lý và Địa lý!

Mai Bá Kiếm

12-7-2021

Đỉnh cao “trí tệ” trong các môn thi tốt nghiệp THPT “chạy dịch” là đề “Ngữ văn mắc dịch”. Nó không phải là đề văn, mà là đề tích hợp lai căn Lý và Địa!

Thưa quý vị phụ huynh!

Thái Hạo

18-9-2023

Vì tôi từng là một giáo viên, mới nghỉ việc, lại có con nhỏ đang đi học, nên tôi phần nào hiểu được giáo dục từ cả hai đầu: Bên trong và bên ngoài.

Thương mại hóa giáo dục

FB Hoàng Tư Giang

30-5-2018

Hôm nay nghe tư lệnh giáo dục khăng khăng dùng cụm từ “giá dịch vụ đào tạo” thay vì “học phí” mà cảm thấy buồn tê tái. Tôi buồn không chỉ bởi ngữ nghĩa bị đánh tráo, mà quan trọng hơn, là vì quan điểm quản lý. Anh Nhạ nói: “Việc chuyển đổi từ cơ chế thu học phí sang giá dịch vụ đào tạo theo hướng TÍNH ĐÚNG, TÍNH ĐỦ các chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo”.

Bà hiệu trưởng này xuất thân từ đâu?

Chu Mộng Long

15-10-2022

Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

“Bạn không nói ra thì tôi không biết bạn là ai”. Câu ngạn ngữ này mang nghĩa rộng, không đơn thuần là bạn “nói ra” cái nguồn gốc xuất thân của bạn cho người khác biết mà nói bất cứ điều gì cũng có thể bộc lộ bản chất của bạn.

Chung một lò

Chu Mộng Lọng

19-6-2021

Tôi dám gọi thanh tra là chung một lò. Có một lò đúc ra cán bộ thanh tra với cùng một cách thanh tra và một cách kết luận. Cách kết luận theo mẫu của thanh tra là tìm cách giảm nhẹ hay che đậy sai phạm cho các đồng chí tội phạm và bật đèn xanh trù dập người tố cáo.

Văn chương Việt có còn thực sự quan trọng?

Tạ Duy Anh

11-3-2022

Nếu những gì kể lại của nhà thơ Thái Hạo là sự thật 100%, thì đất nước mình, vốn rất ít đóng góp cho nhân loại những chuyện hay, nhưng lại kì tài trong việc tạo ra những chuyện chả ra gì.

Liên kết dạy thêm và những chỉ đạo phòng lạnh

Thái Hạo

16-9-2023

Trong tình hình “liên kết” giữa các công ty/ trung tâm bên ngoài với các nhà trường/ đơn vị trên cả nước đang gây ra tình trạng bát nháo và nỗi khổ trăm bề cho học sinh-phụ huynh như hiện nay, lần theo đầu mối là công văn số 2456/SGDĐT-GDPT do Giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế ký ngày 31 tháng 8 năm 2023, “đề nghị các Phòng giáo dục và đào tạo và đơn vị trực thuộc Sở nghiên cứu Chương trình học bổng để tổ chức triển khai và đăng ký tham gia”, tôi tìm thấy cái tên “Công ty TNHH Học viện Trực Tuyến kiến thức, kỹ năng và công nghệ Việt Nam”.

Đừng biến ngày nhà giáo thành ngày … đưa quà!

Bá Tân

19-11-2018

Đến hẹn lại lên, thêm một lần thầy, trò, phụ huynh có dịp được đón chào ngày nhà giáo Việt Nam (20/11).

Dịp này, nhất là các thành phố lớn, mật độ người tràn ra đường càng dày đặc hơn. Học sinh ùn ùn đổ ra đường, hoặc là tự tổ chức vui chơi, hoặc là kéo đến nhà chúc mừng thầy, cô. Trong dòng người chen chúc nhau trên các ngã đường, có không ít phụ huynh tần tảo đến tận nhà thầy, cô để cảm ơn và chúc mừng.

Không ai dám nói đến tiêu cực xã hội, kéo theo tiêu cực trong giáo dục

Chu Mộng Long

20-5-2021

Bài báo trích lời các nhân vật tai to mặt lớn đồng thanh nói về nguyên nhân giáo dục Việt Nam “tụt hậu”. Tóm tắt các nguyên nhân:

Cập nhật tin vụ gian lận điểm thi ở Sơn La

BTV Tiếng Dân

16-7-2019

Báo Đất Việt có bài: Nghi vấn mới trong vụ sửa điểm thi ở Sơn La. Bài viết lưu ý tình tiết mới: Một số bị can trong vụ nâng sửa điểm thi THPT 2018 ở Sơn La thừa nhận rằng, trong quá trình sửa điểm có đem bài thi của các thí sinh về sửa. “Điều đó cho thấy, rất có thể xảy ra trường hợp một nhóm bị can cùng ngồi với nhau để sửa điểm các bài thi hoặc nhóm đối tượng đã phân công nhiệm vụ của từng người để về sửa bài thi được chuẩn xác, rõ ràng”.

Ông Nguyễn Minh Thuyết với tiếng Việt, và câu chuyện quản trị quốc gia

Thái Hạo

10-10-2020

1. Trong vài tuần gần đây, những cái tên Cánh Diều, Tiếng Việt 1, Nguyễn Minh Thuyết luôn được nhắc tới với tần số mỗi lúc một cao hơn trong cộng đồng. Nguyên nhân nằm ở những phản ảnh về nhiều cái “bấp cập”, những cái “sai” và cái “dở” của cuốn Tiếng Việt 1 mà ông Nguyễn Minh Thuyết vừa là tổng chủ biên của chương trình mới, vừa là chủ biên của cuốn sách này.

Nhẫn nhục là tâm thức nô lệ

FB Luân Lê

6-5-2018

Trong câu chuyện nữ giáo viên tiếng Anh chửi bới và xúc phạm người học, một thể nhân đã trưởng thành và là một công dân, ví họ như một con lợn hoặc xưng hô đậm chất đường phố trước mặt rất nhiều người khác một cách đầy thách thức, nếu buồn vì vị giáo viên vô giáo dục và vô văn hoá bao nhiêu thì tôi lại thấy buồn nhiều hơn cho những con người đang cùng ngồi nghe không biết đứng dậy bảo vệ người bạn kia và đồng loạt lên tiếng chống lại thứ giáo dục mà mình phải bỏ tiền với chi phí đắt đỏ ra để học rồi lại để bị nhục mạ, bị khinh bỉ, bị sỉ vả không khác một con vật bấy nhiêu.