Thưa quý vị phụ huynh!

Thái Hạo

18-9-2023

Vì tôi từng là một giáo viên, mới nghỉ việc, lại có con nhỏ đang đi học, nên tôi phần nào hiểu được giáo dục từ cả hai đầu: Bên trong và bên ngoài.

Tôi lên tiếng về nạn “loạn thu” và về tình trạng vỡ trận của dạy thêm và “dạy thêm liên kết” ở nhiều trường học cũng một phần là xuất phát từ những góc nhìn ấy. Với mong muốn duy nhất là: một môi trường giáo dục lành mạnh, trong sạch, tử tế, để con cháu chúng ta được lớn lên trong tình yêu thương với tri thức vững vàng.

Để làm được việc trọng đại ấy, tất cả đều phải chung tay trách nhiệm.

Những ngày qua tôi nhận được rất nhiều chia sẻ của phụ huynh, cả giáo viên nữa, vừa là tâm sự, vừa mong muốn tôi lên tiếng thay, từ những thông tin ấy. Tuy nhiên, tôi ý thức rằng, mình chỉ có thể góp phần nêu lên thực trạng chung. Và chia sẻ những hiểu biết nhất định về mặt luật pháp liên quan đến những quy định về đóng góp, về dạy thêm – học thêm để phụ huynh nắm được mà biết “sống và làm việc theo pháp luật”.

Tôi không thể nói thay tất cả, càng không thể lên tiếng về từng trường hợp một trong một nền giáo dục đang có 50 triệu cha mẹ!

Khi các vị đã có luật pháp trong tay (như Thông tư 55, Thông tư 17, Thông tư 04…) thì việc còn lại là làm theo. Một công dân, điều quan trọng đầu tiên là tuân thủ luật pháp, và khi thấy người khác vi phạm luật thì trách nhiệm là phản ánh, tố giác. Đó là hành vi công dân tối thiểu.

“Xã hội hóa giáo dục” không có nghĩa là người dân phải đóng những khoản tiền vô lý, cũng không có nghĩa là các trung tâm bát nháo bên ngoài được tham gia vào công việc hệ trọng trong nhà trường, càng không phải là phó mặc con em mình cho ngành giáo dục sau khi nhắm mắt đóng tiền. Mà là cộng đồng trách nhiệm.

Mỗi người phải chung tay vào công việc chung thiêng liêng này, không phải chỉ bằng nghĩa vụ tài chính (đúng pháp luật) mà hơn thế, còn phải bằng nghĩa vụ đạo đức của chính mình, đó là lên tiếng trước cái sai.

Tôi luôn sẵn lòng lắng nghe, chia sẻ cùng phụ huynh và các bạn đồng nghiệp, nhưng giáo dục có thay đổi hay không phụ thuộc vào trách nhiệm của từng người một, Không ai làm thay được.

Tôi gửi kèm đây các văn bản pháp luật để những ai muốn “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” thì mang ra mà dùng. Chỉ lưu ý, khi tuân theo theo các văn bản này thì giáo dục sẽ tốt lên rất nhiều so với hiện tại. Tình trạng hiện tại là một phần quan trọng bị gây ra bởi người ta đã không thực hiện đúng với các quy định đã được ghi dưới đây.

_____

1. Thông tư 55 về thu tiền của nhà trường: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-55-2011-TT-BGDDT-Dieu-le-Ban-dai-dien-cha-me-hoc-sinh-132369.aspx

2. Thông tư 17 về quy định dạy thêm, học thêm: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-17-2012-TT-BGDDT-day-hoc-them-139414.aspx

3. Thông tư 04 về Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa: https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2014/03/tt-04.signed.pdf

4. Bài tổng hợp một số quy định có liên quan trực tiếp, rút từ các văn bản trên: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02gCYDNQNzexZ6pT9tEf45Wr9Xw7J9idiYWNefYeqdzSm7VKFWzJcmp9ofpb7S3YoQl&id=100059910855657&__tn__=-U

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Ghế giáo dục, văn hóa, y tế mà đưa toàn những hạng Đần văn Độn và mất dạy vào ngồi thì nó nát bươm như tàu lá chuối, lại thêm bọ côn an luôn hậu thuẫn đám mất dạy.
    Giá như Vn có hàng triệu người như anh Thái Hạo không sợ lên tiếng trước cường quyền.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây