Bản tin sáng 6-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Pháp Luật TP HCM bàn về tàu sân bay USS Carl Vinson – nước cờ chiến lược của Mỹ. Trước khi đến thăm Đà Nẵng, USS Carl Vinson đã từng được điều động đi thực hiện nhiệm vụ ở Biển Đông hồi tháng 2/2017. “Tàu sân bay này cùng các tàu hộ vệ đã thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên biển Đông và thậm chí tổ chức diễn tập huấn luyện chiến thuật”.

Trong tình hình Trung Quốc ngày càng quyết liệt quân sự hóa Biển Đông, “chuyến hải trình đầu năm của USS Carl Vinson có thể xem là một thông điệp gửi đến Bắc Kinh thể hiện sự quyết tâm của Washington trong khu vực”.

Bản tin tối 5-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Đại sứ Daniel Kritenbrink cho biết: Hoa Kỳ cam kết mạnh mẽ đối với tự do hàng hải trên biển Đông và tự do thương mại, theo báo Lao Động. Ông Kritenbrink nói thêm về vai trò của quyền tự do hàng hải trên Biển Đông: “Năm 2016, 86% thương mại của Việt Nam đi qua Biển Đông… hàng ngàn tàu thuyền đi qua Biển Đông, giúp chúng ta xây dựng những doanh nghiệp mới và thay đổi tương lai”.

RFI có bài: Đón hàng không mẫu hạm Mỹ, Việt Nam đi dây giữa Washington và Bắc Kinh. Bài báo lưu ý, đây không phải lần đầu tiên Hoa Kỳ đưa tàu sân bay đến Biển Đông trong lúc Trung Quốc tăng cường quân sự hóa ở các vùng tranh chấp lãnh hải. Tại buổi họp báo ở Philippines tháng 2/2018, ông John Fuller, chỉ huy hải đội tác chiến Carl Vinson, đã bàn đến “sự hiện diện có trọng lượng” của Hải Quân Hoa Kỳ ở Biển Đông.

Bản tin sáng 5-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Trang Thế Giới và Việt Nam bàn về bức tranh nhiều màu ở Biển Đông 2017. Tuy khung pháp lý của Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông vẫn chỉ là văn bản không cụ thể, Trung Quốc tiếp tục gia tăng áp lực trên Biển Đông, nhưng “những gam màu lạc quan” vẫn được duy trì bởi lộ trình “tứ giác kim cương” của liên minh Mỹ – Nhật – Ấn – Úc nhằm duy trì quyền tự do hàng hải và sự ổn định ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Bản tin tối 3-3-2018

Thông báo: Kể từ tuần này, Tiếng Dân sẽ ngưng điểm tin vào ngày Chủ Nhật. Kính chúc quý bạn đọc một cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình và người thân.

____

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng cho biết, từ ngày 5 đến ngày 9/3/2018, tàu sân bay cùng 6.000 thủy thủ Mỹ sẽ cập cảng Đà Nẵng, thăm hữu nghị Việt Nam, theo báo Người Đưa Tin. Đây là kết quả của quá trình thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao 2 nước, “góp phần thúc đẩy quan hệ 2 nước phát triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển của khu vực”.

Bản tin sáng 3-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Người Lao Động bàn về một thủ đoạn của Trung Quốc trong vùng tranh chấp lãnh hải: Tàu cá Trung Quốc lộng hành (*): Lật mặt nạ dân quân biển. Theo phân tích của GS-TS Andrew Erickson, Trung Quốc đã đầu tư mạnh cho “lực lượng bán quân sự hoạt động ở tiền tuyến nhưng ẩn náu dưới dạng dân sự”, là các tàu mang lớp vỏ tàu đánh cá nhưng nhiều khi có vũ trang, ra khơi chủ yếu để quấy phá tàu cá các nước khác.

RFA có bài phỏng vấn GS Nguyễn Mạnh Hùng: Hàng không mẫu hạm Mỹ tới Việt Nam khiến Trung Quốc “phật lòng”? Theo GS Hùng, chuyện Washington xác định Bắc Kinh là “địch thủ chiến lược”, rồi đưa tàu sân bay tới Biển Đông chắc chắn không làm Trung Quốc hài lòng. “Dù bực mình, Trung Quốc cũng không muốn đẩy Việt Nam vào vòng tay của Mỹ”.

Bản tin tối 2-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Trung Quốc sẽ phóng hỏa tiễn ngoài khơi, có thể ở Biển Đông. Công ty phát triển hỏa tiễn – Tập đoàn Khoa học Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc xác nhận, các hỏa tiễn chở hàng Trường Chinh 11, “được thiết kế để chở hàng có tải trọng 700 kilogram vào quỹ đạo trái đất tầm thấp, có thể sẽ được điều động cho vụ phóng hỏa tiễn ngoài khơi đầu tiên trong năm nay ở Biển Đông”.

Báo Zing đặt câu hỏi: Vì sao Đà Nẵng được chọn là điểm ghé thăm của siêu tàu sân bay Mỹ? Bài báo chỉ nêu lý do địa lý: “Đà Nẵng là một trong số ít thành phố có cảng quy mô tiếp đón tàu sân bay khổng lồ USS Carl Vinson”, mà phớt lờ lý do lịch sử: Sự kiện Lữ đoàn 9 thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng năm 1965 đã khởi đầu quá trình nước Mỹ hỗ trợ miền Nam Việt Nam về mặt quân sự.

Bản tin sáng 2-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đưa tin: Hội nghị lần thứ nhất trong năm 2018 của Nhóm công tác liên hợp thực hiện “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải” sẽ diễn ra tại Việt Nam.

Ông Lục Khảng, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, “Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ tổ chức hội nghị Nhóm công tác liên hợp thực hiện ‘Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải’ lần thứ 23 tại Nha Trang, Việt Nam từ ngày 1-2/3“. Như vậy là hội nghị đã và đang diễn ra ở Việt Nam hôm qua và hôm nay, nhưng không thấy báo nào trong nước đưa tin.

Bản tin tối 1-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

TS Ngô Hữu Phước trả lời phỏng vấn báo Đất Việt: Biển Đông và những sóng ngầm. TS Phước nhận định rằng, tình hình Biển Đông năm 2017 khá êm ả, nhưng thực chất “ẩn chứa trong lòng nhiều con sóng ngầm dữ dội có nguy cơ dẫn đến xung đột”, bởi vì Trung Quốc vẫn tiếp tục quá trình quân sự hóa Biển Đông, củng cố căn cứ trên các đảo nhân tạo.

TS Phước lưu ý: “TQ vẫn tiến hành các hoạt động truy đuổi, tấn công, bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trên các ngư trường truyền thống ở phía bắc Biển đông”, đồng thời tiếp tục tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn trên vùng biển này.

Bản tin sáng 1-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOA đặt câu hỏi: Thỏa thuận ‘ngầm’ cho người ‘ngoài cuộc’ khai thác dầu khí ở Biển Đông? Bài viết bàn về hiện tượng các quốc gia đứng ngoài tranh chấp Biển Đông đến thăm dò dầu khí ở vùng biển này “bằng cách ký hợp đồng với một trong các chính phủ có tuyên bố chủ quyền”.

TS Ngô Hữu Phước trả lời phỏng vấn báo Đất Việt: Biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài. TS Phước cho rằng phán quyết của Tòa trọng tài “không chỉ có tác động tới các bên tranh chấp là Philippines và Trung Quốc, mà còn tác động đến những quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông và trên thế giới”.

Bản tin tối 14-2-2018

Thông báo: Đây là bản tin cuối cùng trong năm Đinh Dậu của trang Tiếng Dân. Chúng tôi sẽ ngưng điểm tin cho đến đầu tháng tới. Chỉ riêng mục Điểm Tin tạm ngưng, tất cả các mục khác của Tiếng Dân vẫn mở và bài vở vẫn được đăng đều đặn mỗi ngày trong dịp Tết.

BBT Tiếng Dân kính chúc quý độc giả, ủng hộ viên, cộng tác viên, biên tập viên, cùng tất cả quý thân hữu, đón xuân Mậu Tuất bình an, hạnh phúc, mọi sự như ý.

Bản tin sáng 14-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Tàu chiến Anh hướng về Biển Đông. Về chuyện tàu khu trục HMS Sutherland của Anh sẽ đi qua Biển Đông vào tháng tới, nhằm thể hiện quyền tự do hàng hải, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Cảnh Sảng phát biểu: “Tất cả các nước thuân thủ luật pháp quốc tế đều được hưởng quyền tự do đi lại và bay qua Biển Đông. Không có bất đồng về chuyện này”.

Bản tin tối 13-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam đưa tin: Tàu chiến Anh sẽ thực hiện quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết: Tàu hộ tống chống ngầm HMS Sutherland sẽ khởi hành từ Australia đến Biển Đông, qua các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp, nhằm “chứng minh đó là vùng biển quốc tế và khẳng định quyền tự do đi lại”.

Về chuyện Hải quân Hoa Kỳ trước đó triển khai chiến hạm trong vùng tranh chấp lãnh hải xung quanh bãi cạn Scarborough, ông Williamson bình luận: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ cách tiếp cận của Mỹ trong vấn đề này. Chúng tôi rất ủng hộ những gì Mỹ đã và đang làm”.

Bản tin sáng 13-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Tham vấn song phương về Biển Đông Philippines-TQ lần Hai. Theo tin từ Philippines, quan chức ngoại giao Philippines và Trung Quốc dự kiến sẽ gặp gỡ ở Manila ngày 13/2/2018 “để nối lại cuộc đối thoại về vụ tranh chấp trên Biển Đông”.

RFA có bài tổng hợp: Trung Quốc đưa chiến đấu cơ và máy bay tàng hình ra Biển Đông. GS Vương Minh Chí thuộc Học viện không quân, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, nói với Tân Hoa Xã, rằng Bắc Kinh sẽ thường xuyên tuần tra không phận Biển Đông, nhằm duy trì “an ninh bầu trời” ở những khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Bản tin tối 12-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam đưa tin: Ngoại trưởng Nga bình luận về việc Mỹ tăng quân ở Biển Đông. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với hãng thông tấn TASS: “Sự gia tăng hiện diện của lực lượng hải quân và không quân Hoa Kỳ tại khu vực này, nếu không phải cố ý, thì về mặt khách quan nó có thể kích động việc sử dụng các biện pháp quân sự để giải quyết những tranh chấp. Tôi nghĩ rằng đây là những trò chơi rất nguy hiểm”.

Ông Lavrov cho rằng, người Mỹ “còn nhằm vào Biển Đông, nơi Trung Quốc đang đàm phán với các nước ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ”. Nói cách khác, Nga muốn các nước trong khu vực nên tự giải quyết các tranh chấp lãnh hải với nhau, Mỹ không nên xen vào, bất chấp chuyện Bắc Kinh đe dọa sự tự do hàng hải ở Biển Đông.

Bản tin sáng 12-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Người Việt có bài tổng hợp: Trung Quốc đưa chiến đấu cơ tàng hình tuần tra Biển Đông. Về thái độ của lãnh đạo CSVN trước sự kiện “bạn vàng” liên tục triển khai máy bay chiến đấu đời mới trên Biển Đông, bài báo cho biết: “Không thấy Hà Nội có hành động gì dù là lên tiếng suông về sự thách đố ngang ngạnh của Bắc Kinh”.

Về chuyện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chúc Tết TBT Nguyễn Phú Trọng trong lúc Bắc Kinh tiếp tục gia tăng áp lực lên các vùng tranh chấp lãnh hải, tác giả bình luận: “Bắc Kinh vừa chúc tết lãnh tụ đảng CSVN trong khi vẫn đưa các chiến đấu cơ tàng hình xuống Biển Đông để dằn mặt Hà Nội”.

Bản tin tối 11-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ có bài tổng hợp: Trung Quốc tăng máy bay ra Biển Đông, đẩy mạnh tập trận tác chiến. Theo tin từ Tân Hoa xã, ông Wang Mingzhi, giáo sư tại Học viện Chỉ huy Không quân PLA, nói rằng Bắc Kinh triển khai các loại chiến đấu cơ thế hệ mới là Su-35 và J-20 trên Biển Đông để “duy trì chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như lợi ích hàng hải của Trung Quốc trong Biển Đông”.

Về những lời đồn rằng PLA công bố chuyện đưa Su-35 ra Biển Đông nhằm “dằn mặt Mỹ”, ông Wang cho biết: “PLA sẽ thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tuần tra, và bình thường hóa chuyện tuần tra trên Biển Đông”.

Bản tin sáng 11-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Mỹ tính rút thủy quân lục chiến từ Trung Đông về “chốt” tại Đông Á là tựa đề bài viết của báo Giáo Dục Việt Nam. Theo tin từ báo Wall Street Journal, Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét điều chuyển các đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh đến khu vực Đông Á, trong tình hình Trung Quốc ngày càng gia tăng áp lực ở vùng Tây Nam Thái Bình Dương.

Bản tin tối 10-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo VnExpress đưa tin: Trung Quốc có thể đưa tiêm kích tàng hình J-20 xuống Biển Đông. Theo tin từ Global Times, cố vấn cấp cao thuộc Hiệp hội giải trừ quân bị và Kiểm soát Vũ khí Trung Quốc Xu Guangyu cho biết: “Chúng tôi vừa tiếp nhận tiêm kích Su-35 của Nga và ra mắt dòng tiêm kích J-20 vào năm ngoái. Giờ đây chúng tôi có thể đưa những máy bay này vào thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu thật sự tại Biển Đông”.

Bản tin sáng 10-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Công An ND đưa tin: Bộ trưởng Tô Lâm làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Ông Tô Lâm làm việc với PVN về “đảm bảo việc triển khai các hoạt động dầu khí trên Biển Đông được an toàn, hiệu quả, tham gia gìn giữ, bảo vệ chủ quyền đất nước“. Chuyện lạ, bảo vệ chủ quyền đất nước phải là chuyện của quân đội, sao công an lại tham gia?

Bản tin tối 9-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc có thể tiếp tục bồi đắp ở Biển Đông. Theo Hoàn Cầu thời báo, chuyên gia Trần Tương Miểu thuộc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc phát biểu: “Bắc Kinh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích của một số thực thể ở Biển Đông trong tương lai thông qua hoạt động nạo vét”. Cuối năm 2017, Trung Quốc đã hạ thủy tàu nạo vét lớn nhất châu Á để hỗ trợ quá trình xây đắp căn cứ ở Biển Đông.

Báo Dân Trí có bài tổng hợp: Trung Quốc ngang nhiên điều máy bay chiến đấu tuần tra Biển Đông. Theo tin từ tập đoàn công nghệ Rostec của Nga, “Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 24 chiếc Su-35 của Nga với giá trị lên tới 2 tỷ USD”.

Bản tin sáng 9-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu tới Biển Đông. Dẫn nguồn từ Hoàn cầu Thời báo đưa tin, máy bay chiến đấu Su-35 được Trung Quốc đưa tới Biển Đông, báo Japan Times của Nhật bình luận, “đây là lần đầu tiên Bắc Kinh công khai chuyện đưa chiến đấu cơ tới vùng tranh chấp giữa nhiều nước, trong đó có Việt Nam”.

Báo Người Lao Động viết: Biển Đông trên không rủi ro không kém dưới biển. Về khả năng xảy ra xung đột trên không phận Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen bày tỏ hy vọng, các nước ASEAN có thể đàm phán về chuyện thành lập Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên không ở biển Đông.  

Bản tin tối 8-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo VnExpress đưa tin: Trung Quốc triển khai Su-35 hoạt động trên Biển Đông. Dẫn nguồn từ Tân Hoa xã, ngày 7/2/2018, Không quân Trung Quốc đã huy động các máy bay tiêm kích phản lực Su-35 đến vùng Biển Đông để “thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu hỗn hợp”. Chuyên gia Harry J. Kazianis bình luận trên báo National Interest rằng Trung Quốc triển khai Su-35 trên Biển Đông để “kiểm soát vùng trời khu vực này, đặc biệt là khi Bắc Kinh đã xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp tại đây”.

Bản tin sáng 8-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

BBC đặt câu hỏi: ASEAN tránh đụng TQ trên bầu trời Biển Đông? Bài viết dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen phát biểu: “Chúng tôi hy vọng vấn đề này sẽ được giải quyết, nhưng đó là chủ đề rất, rất phức tạp… Tranh chấp đã kéo dài cả thế kỷ. Việc trông đợi sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trong vòng một năm là không thực tế”.

Bản tin tối 7-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Biển Đông: Singapore không hy vọng sớm có bộ Quy Tắc Ứng Xử. Bài báo cho biết, sau cuộc họp của các bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN tại Singapore hôm nay, bộ trưởng Quốc Phòng Singapore Ng Eng Hen “xác định là khối Đông Nam Á đang hy vọng đẩy nhanh tốc độ đàm phán về một bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông với Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông, không nên chờ đợi là thỏa thuận sẽ đạt được trong năm nay”.

Báo Tiền Phong viết: Để có COC hiệu quả, ràng buộc. Quan điểm của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về vấn đề COC trong cuộc đàm phán sắp tới giữa Trung Quốc và các nước ASEAN: “Các nước cần nhận thức đầy đủ về hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không trên biển Đông, giữ vững các cam kết về giải quyết hòa bình các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế”.

Bản tin sáng 7-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Các ‘pháo đài’ trên Biển Đông của Trung Quốc sẵn sàng hoạt động. Dẫn lời Bà Bonnie Glaser, chuyên gia về các vấn đề an ninh tại Châu Á -Thái Bình Dương, bình luận về “các bức không ảnh mà một nhật báo Philippines có trong tay… về các hoạt động của Trung Quốc nhằm quân sự hóa các đảo trên Biển Đông” rằng, “các tấm không ảnh này là ‘đầy đủ nhất, chi tiết nhất từng có’ về những tiền đồn quân sự của Trung Quốc trong Biển Đông”.

Bản tin tối 6-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam đặt câu hỏi: Pháo đài Trung Quốc đã sừng sững ở Biển Đông, bên thắng kiện có thể làm gì? Bài viết tổng hợp thông tin từ các báo nước ngoài về tình hình Trung Quốc củng cố các căn cứ trên Biển Đông: “Đường băng trên 3 đảo nhân tạo ở Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn đã hoàn thành và sẵn sàng đưa vào sử dụng”, “tại các cấu trúc địa lý Gạc Ma, Tư Nghĩa, Châu Viên và Ga Ven có thể thấy rõ các sân đỗ trực thăng, các trạm phong điện và đài quan sát, tháp thông tin liên lạc”.

Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, ông Harry Roque, bày tỏ “niềm hy vọng”: “Chúng ta có thể làm được gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục dựa không chỉ vào đức tin tốt. Chúng tôi hy vọng rằng Trung Quốc với vai trò không chỉ là thành viên Liên Hợp Quốc, mà còn là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, sẽ tuân thủ việc không sử dụng vũ lực”.

Bản tin sáng 6-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Trung Quốc gần hoàn tất việc quân sự hóa Biển Đông. Đây là ý kiến bình luận của báo Inquirer của Phillippines và The Straits Times bên Singapore, dựa trên “các bức ảnh chụp từ trên không”. Theo đó, “những bức ảnh này cho thấy các rạn san hô đã được biến đổi thành các hòn đảo nhân tạo trong giai đoạn hoàn thành để phục vụ cho căn cứ không quân và hải quân”.

Bản tin tối 5-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam có bài: Tranh luận về khả năng “Trung Quốc bóp cò” trên Biển Đông. Bài viết dẫn lời tác giả Gordon G. Chang nhận định: “Sở dĩ Trung Quốc muốn đối đầu trên Biển Đông là vì: Trong cuộc khủng hoảng Scarborough tháng Tư 2012, Washington đã không có trách nhiệm thúc đẩy thực hiện thỏa thuận do Mỹ làm trung gian: Philippines và Trung Quốc cùng rút tàu khỏi Scarborough”.

Trong khi đó, học giả James Holmes từ Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, cho rằng: “Trên Biển Đông, lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi chiến lược ‘bất chiến tự nhiên thành’,” bởi vì “nghệ thuật chiến tranh của Trung Quốc từ thời cổ đại đã xác định, không đánh mà thắng mới là lựa chọn cao nhất”.

Bản tin sáng 5-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Trung Quốc đẩy mạnh thử nghiệm thiết bị quân sự công nghệ mới. Theo đó, “bạn vàng” tiếp tục thử nghiệm công nghệ quân sự mới phục vụ hải chiến cho mục đích “bảo vệ lợi ích hàng hải của Trung Quốc” trong các vùng tranh chấp lãnh hải, bao gồm Biển Đông.

Theo tin từ Tân Hoa Xã, “Hải Quân Trung Quốc và ba tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc đã ký thỏa thuận ‘hiện đại hóa toàn bộ’ hệ thống viễn thông dân sự. Dự án được ký kết sẽ tăng số lượng các trạm viễn thông trên các đảo hiện bị Bắc Kinh chiếm đóng ở Hoàng Sa và Trường Sa, gồm đảo Phú Lâm, đá Chữ Thập, đá Vành Khăn”.

Bản tin tối 4-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Người Lao Động có bài: “Giải mã” cách hành xử trái ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo sự lý giải của ông Gregory Poling, Giám đốc AMTI, Trung tâm CSIS, Mỹ, Trung Quốc “đang dùng ngoại giao như một chiến thuật, trong khi vẫn củng cố hiện diện ở Trường Sa với hoạt động xây dựng và quân sự hóa; điều thêm nhiều tàu tuần tra ở Biển Đông”.