Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin tối 3-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên viết: Chưa đưa Trường Sa, Hoàng Sa vào môn ngữ văn phổ thông là có tội với lịch sử. Bài báo bàn về “ý thức chủ quyền” của những quan chức làm giáo dục ở Việt Nam: “Trong danh mục các tác phẩm được Ban Soạn thảo dự kiến đưa vào chương trình ngữ văn từ lớp 1 đến lớp 12 chưa thấy có tác phẩm văn học nào nhắc đến các sự kiện liên quan đến Trường Sa, Hoàng Sa trong 54 năm qua”.

Tác giả cho biết: “Có nhà văn đặt câu hỏi, không lẽ bản đồ chủ quyền của nước VN luôn có Trường Sa, Hoàng Sa mà ‘Bản đồ ngữ văn phổ thông’ lại bỏ trống, trách nhiệm này thuộc về ai?” Câu trả lời thỏa đáng có khả năng làm mất lòng các lãnh đạo muốn duy trì “tình hữu nghị” với “bạn vàng”.

Bản tin sáng 3-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Những hình ảnh mới nhất về Gạc Ma, tháng 1.2018. Bài báo cho biết: “Phía Trung Quốc đã tôn tạo, xây dựng trên diện tích 13,2 ha ở bãi đá Gạc Ma. Bên cạnh đó, họ còn nạo vét luồng theo hướng Bắc – Nam với chiều dài 900 – 1.000 m, rộng khoảng 250 – 400 m thuận tiện cho các tàu trọng tải 4.000 tấn ra vào âu tàu phía trong bãi và cập cảng phía bắc. Các công trình của Trung Quốc được xây dựng cấp tập từ giữa năm 2013, đến nay đã hoàn tất và đưa vào sử dụng”.

Bản tin tối 2-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOV có bài phỏng vấn: Học giả Mỹ có sáng kiến mới về bảo vệ Biển Đông. Bài viết dẫn lời ông Gregory Poling, Giám đốc AMTI, Trung tâm CSIS, nói về Kế hoạch Hành động về Quản lý nghề cá và bảo vệ Môi trường Biển Đông: “Về mặt chính trị, đây là một kế hoạch hoàn toàn khả thi, bởi bản kế hoạch này bỏ ngoài những yếu tố tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Việc các bên có yêu sách chủ quyền tham gia vào kế hoạch cũng như đồng ý các nội dung trong bản kế hoạch không đồng nghĩa họ thỏa hiệp với nhau”.

Bản tin sáng 2-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sắp công khai quân sự hóa Biển Đông. Bài viết nêu ý kiến của chuyên gia Hải quân Mỹ Steven Stashwick: “Trung Quốc có lẽ đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc công khai ‘quân sự hóa’ các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp ở Biển Đông. Sau nhiều năm tố cáo ngược lại là chính Mỹ đã quân sự hóa vùng này, còn các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng chỉ là ‘những phương tiện phòng vệ cần thiết’.”

Bản tin tối 1-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Tài Nguyên Và Môi Trường có bài: Chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc: Dấu ấn từ Kinh thành. Bài viết bàn về “hệ thống chính sách nhất quán về biển đảo” của Triều Nguyễn. Đó là: “Xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển, xây dựng lực lượng hải quân, ban hành và thực hiện các chính sách về quản lý thuyền bè, tuần tra, cứu hộ, cứu nạn và chống hải tặc trên biển, xác lập và thực thi chủ quyền trên các đảo và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Báo Đất Việt đưa tin: Trung Quốc khảo sát đáy biển và đội tàu ngầm hủy diệt. Bài báo dẫn tin từ các nhà phân tích của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s cho biết: “Trung Quốc đang triển khai kế hoạch xây dựng một mạng lưới các thiết bị cảm biến dưới đáy Biển Đông, mang tên ‘Dự án Vạn Lý Trường Thành dưới đáy biển’.”

Bản tin sáng 1-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

RFA có bài: Philippines đưa máy bay ra bãi cạn Scaborough. Bài báo cho biết: Hôm qua, quân đội Philippines đã triển khai “một máy bay do Nhật Bản tặng bay qua khu vực bãi Scarborough thuộc nước này nhưng hiện đang do Trung Quốc chiếm giữ”.

Theo Tư lệnh khu vực Bắc Luzon của quân đội Philippines, “chiếc máy bay Beechcraft King Air C90 đã bay ở độ cao chỉ khoảng 240 mét xung quanh khu vực bãi cạn Scarborough… Philippines đã phát hiện 9 tàu Trung Quốc trong khu vực, bao gồm 4 tàu tuần duyên của Trung Quốc và 4 tàu cá của Philippines”.

Bản tin tối 31-1-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo VnExpress đưa tin: Chuyên gia Mỹ lo 20 năm nữa vẫn chưa có COC ở Biển Đông. Bài viết dẫn lời chuyên gia Gregory Poling, thuộc Trung tâm CSIS, bình luận: “Tôi hoàn toàn nghĩ rằng có rủi ro trong tiến trình đàm phán COC hiện nay. ASEAN và Trung Quốc đã bàn về nó trong 20 năm qua và tôi đồ rằng họ sẽ mất thêm 20 năm nữa”, bởi vì “không có dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc đàm phán nghiêm túc một COC công bằng với ASEAN”.

Bản tin sáng 31-1-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Tiền Phong đưa tin: Chuyên gia Mỹ: Không thể đợi COC mới cứu cá và môi trường biển Đông. Bài viết dẫn lời ông Gregory Poling, Giám đốc AMTI, nghiên cứu sinh của Trung tâm CSIS, chia sẻ: “Mục đích chuyến đi lần này đến Việt Nam là giới thiệu Kế hoạch hành động về nghề cá và bảo vệ môi trường ở biển Đông… Mục đích của chương trình là đưa ra những hình mẫu về quy tắc ứng xử liên quan quản lý nghề cá và bảo tồn môi trường ở biển Đông”.

Bản tin tối 30-1-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc đưa nhiều máy bay vận tải quân sự ra đá Chữ Thập. Bài viết dẫn tin từ trang Sohu.com, rằng: “Một loạt hình ảnh cho thấy một số lượng lớn máy bay vận tải quân sự Y-7 của Trung Quốc ngang nhiên xuất hiện phi pháp tại đá Chữ Thập trên Biển Đông”.

Tác giả cho biết thêm: “Tổng diện tích công trình phi pháp trên đá Chữ Thập lên tới 11 ha với nhà chứa máy bay, công trình ngầm có thể trữ đạn dược, trạm radar tần số cao, nhà chứa tên lửa”.

Bản tin sáng 30-1-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOA có bài: Quan hệ Mỹ-Việt là cảnh báo với chính sách bành trướng Trung Quốc. Chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Bộ trưởng QP Mỹ Jame Mattis, cũng như kế hoạch điều các tàu hải quân Mỹ, là tín hiệu cho thấy chính sách cứng rắn hơn của Washington đối với Trung Quốc ở Biển Đông.

Hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Việt xem triển lãm ảnh về hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt, 25/1/2018
Hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Việt xem triển lãm ảnh về hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt, 25/1/2018. Ảnh: AP/VOA

Ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nói: “Chuyến thăm của ông Mattis và chuyến thăm của tàu sân bay vào tháng 3 là nhằm đánh đi một tín hiệu tới Trung Quốc về hành vi quyết đoán của họ ở Biển Đông“.

Bản tin tối 29-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo viết: Xét về Chủ Quyền Quần Đảo Tây Sa do Chính Phủ Trung Hoa Dân Quốc Nêu trong Sách Nam Hải Chư Đảo Địa Lý Chí Lược, để phản biện sách “Nam Hải chư đảo địa lý chí lược” của Trịnh Tư Ước, được bộ nội chính Trung Hoa Dân Quốc xuất bản vào tháng 11 năm 1947, là “sách đầu tiên nhắm dành chủ quyền trên Biển Đông và Hoa đông”.

Bản tin sáng 29-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Một Thế Giới có bài: Chính quyền ông Ngô Đình Diệm và việc phát triển kinh tế Hoàng Sa. Công văn của ông Võ Hữu Thu, Tỉnh trưởng Quảng Nam, gửi Phủ Tổng thống năm 1960, nêu rõ: “Về phương diện kinh tế, tuy quần đảo Hoàng Sa không có triển vọng gì khả quan nhưng về phương diện quân sự thì địa điểm này rất xung yếu, hơn nữa đã thuộc về lãnh thổ quốc gia, có dân cư thì dầu dân số ít hay nhiều cũng phải tổ chức tại đó một cơ quan hành chính để lo việc an ninh trật tự cho dân chúng, nhất là để tượng trưng chủ quyền quốc gia cho đúng với quốc tế công pháp“.

Bản tin tối 28-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam bình luận: Chiến lược của ông Donald Trump ở Biển Đông đang dần rõ ràng hơn. Bài viết lưu ý, “nếu Trung Quốc độc chiếm được Biển Đông thì về cơ bản sẽ kiểm soát được các quần đảo và bán đảo ở Đông Nam Á, đồng thời sẽ chi phối tây Thái Bình Dương và kiểm soát toàn bộ tuyến đường hàng hải chiến lược giữa Đông Á và Trung Đông”, đó là một viễn cảnh mà người Mỹ không thể chấp nhận.

Bản tin sáng 28-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang The Economist có bài: “Sắc xám : Không chiến cũng chẳng hòa”. Bài viết nhận định về hiệu quả “chiến thuật vùng xám” của Trung Quốc ở Biển Đông, rằng: Trung Quốc đã “có thể uy hiếp hầu hết các nước láng giềng” để họ phải chấp nhận yêu sách của Bắc Kinh, “trong khi vẫn tránh đối đầu trực tiếp với các tàu hải quân Mỹ”.

RFI bình luận: Không chiến cũng chẳng hòa: Chiến lược Trung Quốc độc chiếm Biển Đông. Tác giả bàn về bài viết “Sắc xám: Không chiến cũng chẳng hòa”, trên báo The Economist, “phân tích về chiến lược nhập nhằng để giành chiến thắng, chẳng hạn như thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc trên Biển Đông”. Theo bài viết, Trung Quốc “vẫn không thể đối đầu trực diện với quân đội Mỹ cho đến giữa thế kỷ 21. Nếu hành động sớm hơn sẽ là tự sát”.

Bản tin tối 27-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Người Việt bình luận: Trung Quốc leo thang thách thức Mỹ ở Biển Đông. Tác giả bàn về “chiến lược lấn tới dần dần” của Bắc Kinh để thực hiện mưu đồ bá quyền ở Biển Đông, thông qua các đảo nhân tạo được bồi đắp trái phép: “Đảo nhân tạo của Trung Quốc có hai mục đích chính: (1) dùng làm đầu cầu để, hợp pháp hay không hợp pháp, lấn dần chủ quyền trong vùng biển, (2) xây dựng thành căn cứ quân sự tiền tiêu… rất có hiệu quả trong các chiến dịch xâm lăng ở khu vực”.

Bản tin sáng 27-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin: Mỹ xem xét nối lại các chiến dịch tự do hàng hải trên Biển Đông. Tác giả dẫn thông tin từ trang National Interest cho biết: “Giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố quân đội nước này có thể lại thực hiện Các chiến dịch Tự do Hàng hải (FONOPS) trên Biển Đông trong năm 2018”.

Bản tin tối 26-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Mỹ đánh tín hiệu trở lại Biển Đông trong năm 2018. Bài viết nhắc lại “tín hiệu mạnh” mà Washington đã gửi đến Bắc Kinh ngay trước chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến Indonesia và Việt Nam, là: “Ngày 20/1… Hải quân Mỹ triển khai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Hopper đi vào phạm vi 12 hải lý xung quanh bãi cạn Scarborough do Trung Quốc chiếm đóng”.

Bản tin sáng 26-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Đại Kỷ Nguyên đưa tin: Mỹ thách thức 6 yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Báo cáo của Hải quân Hoa Kỳ công bố, trong năm 2017, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thách thức 6 yêu sách biển của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh rằng “các tàu nước ngoài phải xin phép Trung Quốc trước khi ‘có chuyến qua đường vô tội’ gần quần đảo Hoàng Sa“.

Bản tin tối 25-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam bình luận: Trung Quốc đang thách thức Mỹ và đồng minh ở tây Thái Bình Dương. Lập trường của nước Mỹ trước mưu đồ bá quyền của “quân cướp” ở Biển Đông là: “Washington đã lên án hành động quân sự hóa và thay đổi hiện trạng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông của Bắc Kinh, coi đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với lợi ích an ninh của Hoa Kỳ”.

Về chiến lược của Biển Đông trong hành trình tiến ra Thái Bình Dương của Bắc Kinh, bài viết nhận định: “Bắc Kinh còn luôn xác định mục tiêu chiến lược trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông nhằm độc chiếm và chi phối toàn bộ Thái Bình Dương rồi tiến về Ấn Độ Dương”.

Bản tin sáng 25-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đặt câu hỏi: Việt Nam tin tưởng Mỹ sẽ kiềm chế Trung Quốc? Bài báo cho biết: “Biển Đông là một phần quan trọng trong nghị trình thảo luận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ với người đồng cấp nước chủ nhà, khi ông gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch vào ngày 25/1”.

Sau khi tới Hà Nội hôm 24/1/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis bình luận rằng: “Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực và do đó tự do hàng hải và tiếp cận biển Đông đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam về mặt kinh tế, và tất nhiên là về mặt an ninh”.

Bản tin tối 24-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

TS Trần Công Trục bàn về mũi tiến công chủ lực của Trung Quốc trong cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông. Bài viết nhắc lại lời TS Jay L. Batongbaca, bình luận về lộ trình quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh: “Nếu các căn cứ quân sự hiện diện ở đó và vũ khí được bố trí, Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch của họ để thống trị vĩnh viễn Biển Đông. Bởi vì một khi họ làm được điều đó, nó sẽ không bao giờ bị đảo ngược”

Đá Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện cấu trúc này bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp, bồi đắp và quân sự hóa thành pháo đài quân sự. Ảnh: Straits Times/GDVN

Bản tin sáng 24-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA bình luận: TQ ồn ào phản đối Mỹ tuần tra Biển Đông để biện minh cho sự hiện diện của mình. Bài viết so sánh: “Trong khi Ngũ Giác Đài không gây ồn ào khi tiếp tục tiến hành các cuộc tuần tra để khẳng định tự do hàng hải trên Biển Đông, tiến gần tới các đảo, bãi đá đang do Trung Quốc kiểm soát, thì Bắc Kinh lớn tiếng phản đối để theo các chuyên gia, biện minh cho sự hiện diện ngày càng tăng của TQ trong vùng tranh chấp”.

Bản tin tối 23-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam nhận định: Nếu Mỹ không coi trọng Biển Đông, vị thế ở Thái Bình Dương sẽ vào tay Trung Quốc. Theo bài viết, chuyện Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa Biển Đông, bồi đắp đảo nhân tạo, vũ trang khí tài trên hệ thống căn cứ tiền phương, triển khai máy bay, tàu chiến ở vùng tranh chấp lãnh hải, cho thấy mục đích “độc chiếm các tài nguyên khoáng sản, kiểm soát toàn bộ các tuyến đường hàng hải và tạo ra lợi thế địa chính trị để chi phối toàn bộ khu vực”.

Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: EPA/ GDVN

Chiến lược quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông: “Trung Quốc thực hiện chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) để tạo ra những vùng kiểm soát chồng lấn trên một khu vực rộng lớn ở Biển Đông”. Trung Quốc liên tiếp triển khai các loại khí tài cho phép theo dõi và phản công trên diện rộng, như radar, tên lửa, các mạng lưới quan sát trên không và dưới nước, để ngăn “Hoa Kỳ và các nước trong khu vực vào những nơi mà Bắc Kinh rêu rao thuộc ‘chủ quyền’ của họ”.

Bản tin sáng 23-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA có bài: Mỹ thăm Indonesia, Việt Nam: cơ hội để thực thi chiến lược quốc phòng mới. Mục đích chuyến thăm Indonesia và Việt Nam của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis là: “Một trọng tâm quan trọng của chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis là Biển Đông, nơi Bắc Kinh đã xây dựng nhiều căn cứ quân sự và phương tiện khác, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng nhỏ hơn”.

Bản tin tối 22-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

“Đồng chí cướp biển” giở giọng “gắp lửa bỏ tay người”: Báo Trung Quốc: Mỹ là lý do quân sự hóa Biển Đông, theo Zing. Một bài viết của Nhân Dân Nhật Báo hôm 21/1/2018 cho rằng, chính những cuộc tuần tra gần đây của tàu chiến Mỹ trên Biển Đông “là hành động ‘cố ý gây sự’ và ‘vô trách nhiệm’, đi ngược lại ‘bối cảnh hòa bình và hợp tác’ tại khu vực”.

Bài viết cho biết thêm: “Báo nhà nước Trung Quốc cũng cáo buộc Mỹ chính là bên đang quân sự hóa Biển Đông, bất chấp thực tế các hoạt động xây dựng và triển khai quân ồ ạt của Bắc Kinh tại đây đã vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế trong thời gian qua”.

Tàu khu trục Mỹ USS Hopper. Ảnh: Reuters/TT

Bản tin sáng 22-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Bắc Kinh tố cáo Hải Quân Mỹ xâm phạm lãnh hải Trung Quốc ở Biển Đông. Bài viết dẫn nguồn từ tài liệu ‘Chiến lược Quốc phòng’ của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết: “Trung Quốc và Nga bị đánh giá là ‘những mỗi đe dọa gia tăng’, đồng thời Trung Quốc còn bị cáo buộc sử dụng ‘chiến thuật kinh tế hăm dọa các nước láng giềng, trong khi vẫn tiếp tục quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông’.”

media
Một tàu của Hải Quân Mỹ hoạt động gần khu vực bãi cạn Scarborough, Biển Đông. Ảnh chụp 21/04/2015. Nguồn: AFP/RFI

Bản tin tối 21-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Bài cuối trong loạt bài của TS Trần Công Trục trên báo GDVN: Thất thủ Hoàng Sa và bài học đoàn kết Dân tộc, tự lực tự cường, đề cao cảnh giác. “Chủ quyền lãnh thổ thường bị ngoại bang xâm lăng khi khối đại đoàn kết dân tộc bị suy giảm”. Bắc Kinh đã nhân lúc quân Bắc Việt làm suy yếu chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, đã thâu tóm toàn bộ các đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, bắt đầu mưu đồ bá quyền trên Biển Đông.

Tác giả nói thẳng: “Chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn vai trò và sự hy sinh của những chiến binh Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa”. Tuy nhiên, các lãnh đạo CSVN đã “tri ân” những người chiến sĩ ngã xuống vì chủ quyền ở Hoàng Sa bằng cách huy động an ninh, dân phòng quấy phá trong các dịp tưởng niệm họ.

Bản tin sáng 21-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Trung Quốc cáo buộc tàu chiến Mỹ vi phạm chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc tiếp tục lên giọng “cướp biển”, cho rằng “Mỹ vi phạm chủ quyền của họ” sau khi chiến hạm USS Hopper “đi vào phạm vi 12 hải lý (22 km) của Bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Đảo Hoàng Nham vào ngày 17 tháng 1”.  

“Dù Mỹ không có tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông và nói rằng họ không có lập trường về các tranh chấp, song Mỹ nói họ lo ngại Trung Quốc đang tìm cách quân sự hóa vùng biển quốc tế tự do và rộng mở”. Trong khi đó, Việt Nam có “quyền lợi sát sườn” ở ngay Biển Đông, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam cũng có đầy đủ tài liệu cổ chứng minh chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng Đảng Cộng sản đã im lặng trong suốt 44 năm, với lập trường: “Lợi ích lớn hơn bất đồng”.

Bản tin tối 20-1-2018

Tin trong nước

Tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa

Báo Người Việt bình luận: Sợ dân phẫn nộ, CSVN hoãn chương trình nghệ thuật của Trung Quốc. Đảng Cộng sản tính để một đoàn nghệ thuật từ Trung Quốc đến biểu diễn ở Việt Nam đúng ngày tưởng niệm Trung Quốc cướp mất quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, “trước những đả kích kịch liệt trên mạng xã hội, nhà cầm quyền CSVN phải hoãn chương trình của Đoàn Nghệ Thuật Nội Mông của Trung Quốc vì trùng vào ngày Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa”.

Nhà văn Trần Trung Đạo đặt câu hỏi: Ai dâng đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng? Nói về công hàm bán nước ngày 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng, tác giả cho biết, lãnh đạo CSVN: “Chẳng những ký, đăng báo Nhân Dân mà còn cử đại sứ Nguyễn Khang đến trao tận tay Thứ Ngoại Trưởng Trung Cộng Cơ Bằng Phi” của Trung Quốc.

Bản tin sáng 20-1-2018

Tin trong nước

Về tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa

VTC có clip “44 năm Hải chiến Hoàng Sa”:

RFA đưa tin: Hà Nội hoãn ca nhạc Trung Quốc vào ngày mất Hoàng Sa. Bài viết cho biết: “Hãng tin AP của Mỹ cũng loan tải sự việc này và đề cập đến sự phản đối của dân chúng Việt Nam vì cho rằng một sự kiện liên quan đến Trung Quốc được tổ chức trong một ngày mất mát của quốc gia như thế là một sự xúc phạm”.