Mộc Hạ
28-5-2023
Theo quy định về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong Hiến pháp, thủ tướng Việt Nam có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, hoặc cho nghỉ hưu theo chế độ các cấp lãnh đạo trong bộ máy nhà nước từ phó thủ tướng trở xuống.
Mộc Hạ
28-5-2023
Theo quy định về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong Hiến pháp, thủ tướng Việt Nam có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, hoặc cho nghỉ hưu theo chế độ các cấp lãnh đạo trong bộ máy nhà nước từ phó thủ tướng trở xuống.
Gió Bấc
19-5-2023
Báo chí Việt Ngữ Hải ngoại theo dõi khá sát sao diễn biến Hội nghị Trung ương 7, dự đoán, bình luận tập trung vào việc Phạm Minh Chính còn tại vị hay sẽ rớt đài. Nơi dẫn ý kiến chuyên gia, nơi có nguồn tin riêng, nơi quan sát thông tin, hình ảnh từ báo chí trong nước tinh tế đến từng ngón tay của Thủ Chính và Tổng Trọng. Nhưng như Tổng Trọng đã lửng lơ nhắc nhở trong phát biểu kết luận hội nghị “Đừng thấy đỏ mà tưởng là chín!”.
Hồng Hoa
20-5-2023
Câu chuyện Đảng Cộng sản Việt Nam có… dân tộc chủ nghĩa hay không, cũng già như tuổi của tôi vậy. Thế mà đài BBC lại xới nó lên một lần nữa, có lẽ nhân ngày (gọi là) sinh nhật của ông Hồ Chí Minh (19/5) chăng?
Trần Đông A
18-5-2023
Hội nghị hai ngày rưỡi qua được giới phân tích Hà Nội đánh giá là nhạt hơn cả chung kết bóng đá SEA Games 32. Màn diễn cung đình vẫn “tuồng cũ, kép cũ”. Kết quả là “tấp rác xuống thảm” (sweep it under the carpet) để Đảng tiếp tục trận kéo co chia chác lợi quyền trên thượng tầng.
Mạc Văn Trang
8-5-2023
Gia đình Kỹ sư, Cựu chiến binh Trần Bang cho biết: 8 giờ sáng ngày 12 tháng 5 năm 2023 Trần Bang sẽ ra Toà xét xử công khai, tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ngày 18/4, Thư ký Tòa đã thông báo cho Trần Bang, anh bị xét xử theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
Lê Minh Nguyên
6-5-2023
Với tất cả sự quý mến, tôi xin có vài ý kiến muốn đóng góp cùng anh Hà Vũ.
1. Chiếc áo không làm nên thầy tu, dù cho dùng từ gì để gọi ngày 30/4 – cả như anh đề nghị là chỉ dùng “Ngày Thống nhất Đất Nước” – thì cũng không làm khác được nội dung của một biến cố lịch sử. Nội dung:
Jackhammer Nguyễn
6-5-2023
Nước Úc phát hành đồng dollar sưu tập trị giá 2 dollar, trên đó có hình lá cờ vàng ba sọc đỏ của nhà nước Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở miền Nam Việt Nam trước kia. Trong cuộc chiến tranh thường được gọi là chiến tranh Việt Nam (1955-1975), quân đội Úc tham chiến bên cạnh quân đội VNCH, cũng như các đồng minh phương Tây, trong đó có Mỹ. Đồng tiền sưu tập này được phát hành để kỷ niệm tròn 50 năm quân đội Úc rút khỏi cuộc chiến.
Cù Huy Hà Vũ
5-5-2023
LGT: Gần 20 năm trước, vào dịp đầu năm 2005, GS Lê Xuân Khoa có một bài viết đăng trên BBC, tựa đề: Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến? Các tên gọi thường được sử dụng, đã được nhắc tới trong bài, như: Chiến tranh chống cộng, chiến tranh chống Mỹ-Ngụy, nội chiến, chiến tranh của Mỹ, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh ủy nhiệm…
Từ Thức
48 năm! Gần một nửa thế kỷ trôi qua, vết thương vẫn chưa lành. Và chắc sẽ không bao giờ lành đối với hàng triệu gia đình, trong khi có những người khác, đứng đầu là nhà nước, có cơ hội “hát trên những xác người” để ăn mừng chiến thắng. Có cơ hội để khoe khoang, đánh bóng quá khứ, để dân quên thực tại đất nước không có gì đáng kiêu hãnh.
Hà Sĩ Phu
2-5-2023
(Đề tài nhạy cảm cần được nghiền ngẫm và bàn luận)
Bên cạnh niềm vui chung và tự hào về giải Cino-Del-Duca cao quý của Dương Thu Hương, cũng xin nhắc lại ý kiến của Dương Thu Hương về Hồ Chí Minh để cùng tham khảo, và tham khảo cả những ý kiến còn rất trái ngược.
Trương Nhân Tuấn
1-5-2023
Đọc một số bài viết trên các trang mạng BBC, VOA, RFA… nhân nói về biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ta thấy một số bài có nội dung phê bình việc nhà nước CSVN “nói mà không làm” về chủ trương “hòa giải dân tộc”. Năm nào cũng cũng có những bài viết tương tự như vậy chớ không phải đặc biệt năm nay.
Chu Mộng Long
1-5-2023
Bà Lê Thị Dung không là thường dân. Trước khi bị kỉ luật khiển trách và tiếp theo là lãnh án tù 5 năm, bà là đảng viên, Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên. Chức vụ ấy, dù nhỏ, nhưng không phải do dân bầu mà đảng cử, quan trên cử. Lẽ ra Đảng và cấp trên phải yêu bà như máu thịt, nhưng thật nghịch lý là bà bị chính đồng chí và hệ thống quan quyền cấp trên của bà trừng phạt khốc liệt!
Lý Trần
24-4-2023
Đó là nhận xét của anh Pavlov, công dân Nga về chính quyền Việt Nam làm cánh tay nối dài theo lệnh của Putin trục xuất những kiều dân Nga phản đối cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của Nga ở Ukraine.
Đào Tăng Dực
22-4-2023
Trong một thể chế chính trị đa nguyên đa đảng, có sự cạnh tranh công khai và công bằng giữa các lực lượng chính trị khác nhau, thì chính đảng nào cũng phải lấy quyền lợi của nhân dân và tổ quốc làm cứu cánh. Ngược lại, trong một chế độ độc tài đảng trị, vắng bóng cạnh tranh, như CSVN, thì đảng chỉ vì quyền lợi vị kỷ của mình mà vứt quyền lợi nhân dân vào sọt rác.
Phạm Đình Trọng
16-4-2023
1. Loài vật chỉ có sức mạnh cứng của cơ bắp. Con người khác loài vật ở chỗ con người có hai sức mạnh, sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Sức mạnh cứng là cơ bắp và công cụ nối dài cơ bắp, nhân sức mạnh cơ bắp lên như gậy gộc, gươm giáo, súng đạn. Sức mạnh mềm là trí tuệ, đạo đức, tình cảm và lương tâm con người.
Yên Khê
15-4-2023
Ngày 12-4-2023, trong một phiên xử kín, ông Nguyễn Lân Thắng đã bị Tòa án Hà Nội kết án 6 năm tù, 2 năm quản chế, tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Thử đặt câu hỏi, vì sao chính quyền Việt Nam lại mang ông Thắng ra xử ngay trước chuyến thăm Việt Nam của ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken?
Trân Văn
15-4-2023
Dẫu hệ thống tư pháp (công an – khởi tố, điều tra, kiểm sát – truy tố, tòa án – xét xử) cùng nhất trí rằng ông Thắng đã “chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nhưng rất nhiều công dân của Cộng hòa XHCN VN lại không đồng tình với việc hệ thống tư pháp Cộng hòa XHCN Việt Nam thực thi “pháp chế XHCN”.
10-4-2023
Hồi còn trẻ, tôi đọc toàn văn Tuyên ngôn của đảng Cộng sản không dưới 10 lần. Đến mức tôi thuộc lòng từng đoạn dài. Chính vì thế mà cách nay khoảng chục năm, tôi nhanh chóng phát hiện ra “những lập luận sắc bén” của giáo sư Nguyễn Đức Bình về thời ký quá độ lên CNXH ở Việt Nam và thế giới, chỉ là do ông bỏ chút thời gian xào xáo lại nhiều đoạn trong Tuyên ngôn của đảng Cộng sản.
9-4-2023
Không ít người đến nay vẫn lấy làm tiếc vì chính phủ Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội khi không đoái hoài gì đến những lá thư của Hồ Chí Minh gởi TT Truman và Bộ Ngoại Giao Mỹ. Thật ra niềm hối tiếc này chỉ dựa vào những lá thư mà không tìm hiểu nguyên nhân tại sao TT Truman không trả lời.
Jackhammer Nguyễn
20-3-2023
Luật sư Vũ Đức Khanh, từ Canada, có một bài viết trong mục Diễn Đàn của trang VOA (Đài tiếng nói Hoa Kỳ) tiếng Việt, đặt câu hỏi rằng, liệu Đảng (Cộng sản) muốn đối thoại? Có hai ý chính trong bài viết của ông Khanh.
Thứ nhất, ông cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam và những người bất đồng chính kiến với họ nên đối thoại với nhau để tìm giải pháp tốt cho tương lai của Việt Nam.
Thứ hai, ông Khanh trình bày rằng, để cho cuộc đối thoại được diễn ra tốt đẹp, công bằng thì phải như thế nào.
Những phân tích của ông Khanh trong điều thứ hai, theo tôi, dễ dàng có được sự đồng ý của mọi người.
Còn ý thứ nhất, về nguyên tắc, dựa trên một sự suy luận hợp lý, cũng có vẻ đúng, có nghĩa là khi có những ý kiến khác nhau thì nên tranh luận (đối thoại) sẽ có giải pháp tốt nhất! Nhưng thiết nghĩ, đúng nhất là sự đối thoại sẽ tạo điều kiện thỏa mãn cả đôi bên, ai cũng hài lòng, không gây gỗ hay đánh nhau nữa.
Ngoài ra, ông Khanh cũng cẩn thận khi đặt tựa bài với một câu hỏi, rằng liệu Đảng (cộng sản Việt Nam) có muốn đối thoại? Sự nghi ngờ của ông Khanh hoàn toàn hợp lý, khi ông nhắc lại chuyện ông Võ Văn Thưởng, tân Chủ tịch nước, từng đứng đầu Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan tuyên truyền của Đảng, có nêu ra vấn đề đối thoại (với những người không cùng quan điểm), nhưng mãi không thấy làm.
Tôi nghĩ rằng, chúng ta đang sống trong thời mà chính trị thực dụng (RealPolitik) rất mạnh mẽ (có thể nó sẽ thay đổi sau cuộc chiến Ukraine chăng?). Ta đã thấy những cuộc bắt tay ngoạn mục, hôm trước là thù, hôm sau là bạn, từ Nixon-Mao cho đến mối quan hệ đồng sàng dị mộng Việt – Mỹ hiện nay. Nhìn tổng thể, chính trị thực dụng chính là chính trị của kẻ mạnh. Đôi khi ta lầm tưởng khi thấy kẻ mạnh cúi xuống bắt tay kẻ yếu hơn, nhưng thực ra kẻ mạnh đó đang nghĩ tới việc chinh phục kẻ yếu, làm cho mình mạnh hơn, chứ chưa chắc theo kiểu… đôi bên cùng có lợi (win-win).
Trong không khí đó, nhà nước Cộng sản Việt Nam không có đối trọng nào mà họ cần chinh phục bằng sự đối thoại.
Các nhóm bất đồng chính kiến bên trong Việt Nam đã chấm dứt tồn tại vào năm 2020, sau khi các tổ chức, có thực lực hay không, bị giải tán, các nhân vật nổi bật bị bỏ tù.
Thế còn cộng đồng nói tiếng Việt bên ngoài Việt Nam? Đa số các đảng phái, tổ chức chính trị, là hữu danh vô thực. Một số đảng phái còn hoạt động thì rất vất vả để gầy dựng lực lượng, họ không chỉ gặp khó khăn rất lớn khi phát triển bên trong Việt Nam, mà ở hải ngoại họ cũng chẳng phát triển được là bao. Bên trong nước thì vấp phải bộ máy đàn áp của công an, khổng lồ và hiệu quả, còn bên ngoài, tuy không có trở ngại nào về kỹ thuật, về vật chất, nhưng bản thân tinh thần chống đối hầu như không còn nữa, hoặc vẫn còn theo quán tính, nhưng không quan trọng bằng những chuyện khác trong cuộc đời họ, cách Việt Nam hàng chục ngàn dặm.
Xin hỏi ông Khanh rằng, nếu ngày mai ông Võ Văn Thưởng tuyên bố tổ chức đối thoại, ở Hà Nội, hay Ottawa, ai sẽ là người tham gia đối thoại với Đảng cộng sản? Lúc đó tôi e rằng sẽ có cuộc tranh giành khốc liệt giữa các nhóm người Việt ở hải ngoại… với nhau!
Nhưng điều quan trọng nhất là, liệu trong đại đa số hơn 90 triệu dân Việt Nam, ai có nhu cầu đối thoại? Có thể có không ít người Việt cảm thấy khó chịu với sự nhũng lạm của cơ quan công quyền, cảm thấy tuyệt vọng vì sự suy sụp của nền giáo dục, của môi trường sống… nhưng từ đó đi đến nhu cầu phản kháng thì có lẽ vẫn còn xa.
Xã hội Việt Nam hiện nay vẫn còn ở giai đoạn chuyển biến từ nông nghiệp và khai thác nguyên liệu, sang sản xuất công nghiệp. Đa số dân vẫn cư trú ở thôn quê. Những người chuyển lên thành thị để làm trong các nhà máy, xí nghiệp, hiện hài lòng, trong lúc này, với cuộc sống không phụ thuộc vào trời đất nắng mưa ở thôn quê.
Dĩ nhiên là một người sống ở Bắc Mỹ, tôi cũng như ông Vũ Đức Khanh, hiểu rõ dân chủ đại diện là cái gì, và nó có vai trò lớn như thế nào để phát triển. Bất cứ cộng đồng nhỏ nhoi nào trên đất Mỹ, hay Canada, vẫn được đại diện ở quốc hội liên bang. Vì thế, có những vị dân biểu rất ấm ớ hội tề chẳng hạn như Lauren Boebert, hay Marjorie Greene… ở Mỹ, nhưng họ đại diện cho các cộng đồng nào đó, có thể cũng ấm ớ hội tề như họ, nhưng họ có quyền.
Ông Vũ Đức Khanh, cũng như nhiều người khác hiểu rằng, số đông chưa chắc lúc nào cũng đúng, và sự tranh cãi, hay nói nhẹ hơn là đối thoại, là một cơ chế giữ thăng bằng cho xã hội. Nhưng Việt Nam thì khác. Hãy nhớ những lời tâm sự buồn bã của một số người tham gia các cuộc biểu tình ở Việt Nam, rằng họ cảm thấy cô độc vì đám đông thờ ơ xung quanh, thậm chí họ bị sỉ vả, vì… biểu tình cản trở giao thông. Từ truyền thống phong kiến Đông Á độc đoán, xã hội Việt Nam chuyển sang một trạng thái tinh thần trong đó số đông áp bức số ít. Xã hội Việt Nam có vẻ vẫn chưa sẵn sàng cho một cơ chế dân chủ đại diện.
Trở lại câu hỏi của ông Vũ Đức Khanh, tôi nghĩ rằng hỏi là trả lời. Ông Khanh có thể đặt một câu hỏi ở dạng khác, đó là những người bất đồng chính kiến trong nước, các tổ chức chính trị hải ngoại, mà ông Khanh cũng có hoạt động, có thể tạo cho mình một sức mạnh như thế nào để đảng cộng sản Việt Nam thấy rằng, họ cần đối thoại?
Đào Tăng Dực
17-3-2023
Vào ngày 2 tháng 3 năm 2023, sau khi được Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN tuyển chọn, ông Võ Văn Thưởng, thường trực Ban Bí Thư đảng, được Quốc Hội bù nhìn bầu và tuyên thệ vào chức vụ chủ tịch nước, tương đương với nguyên thủ quốc gia nhưng không phải chức vụ đứng đầu chính phủ như thủ tướng. Hiến Pháp 2013 cũng chia một số quyền hành pháp giới hạn cho CTN và chức vụ này không hẳn là hoàn toàn có tính biểu tượng.
Thật vậy, ngoài những trách nhiệm liên hệ đến ngôi vị quốc trưởng, điều 88 (2) và (5) của Hiến Pháp 2013 trao cho CTN những thực quyền sau đây:
Điều 88 (2). “Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ”.
Điều 88(5). “Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp;…”
Tuy nhiên, sự thay thế CTN qua việc thanh trừng ông Nguyễn Xuân Phúc và bầu chọn Võ Văn Thưởng không hề làm cho vận mệnh đất nước sáng sủa hơn. Trong bài diễn văn nhậm chức, theo báo Người Lao Động, ông Thưởng bày tỏ: “Nhận thức sâu sắc rằng vấn đề mang tính nguyên tắc có ý nghĩa sống còn, nền tảng vững chắc đối với đất nước ta, chế độ ta là phải kiên định vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Sự bám víu vô điều kiện vào chủ nghĩa Mác- Lênin chứng tỏ rằng Võ Văn Thưởng ngày nay không khác gì Nguyễn Văn Linh sau ngày Hiệp Ước Thành Đô với CSTQ được ký kết năm 1990. Thật vậy, các thành phần chóp bu của CSVN ý thức rằng, đi với Trung Quốc thì có thể mất nước, đi với Mỹ thì có thể mất đảng, nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng.
Không riêng gì đảng CSVN, tất cả các đảng CS trên thế giới đều là những thảm họa cho các quốc gia liên hệ vì trong một chế độ độc đảng, không cạnh tranh, tập thể cai trị biến thành một định chế quyền lực cứng nhắc và khi có sự xung đột giữa sự sống còn của quốc gia và sự sống còn của đảng phái thì quyền lợi và sự sống còn của đảng CSVN sẽ ưu thắng và tổ quốc sẽ diệt vong.
Quy luật này áp dụng cho các đảng CSLX, CSTQ, CS Cuba, Lao Động Bắc Triều Tiên và dĩ nhiên CSVN. Thật vậy, ngày 3 tháng 2 năm 1930 là ngày tai họa ngiệt ngã nhất của dân tộc, khi đảng CSVN được khai sinh tại Hồng Kồng. Nếu duyệt lại suốt chiều dài lịch sử của dân tộc thì tại họa phát xuất từ đảng CSVN vượt xa các tai họa đến từ thiên nhiên như lụt lội, động đất, hoặc đến từ con người như các triều đại bạo chúa hoặc giặc ngoại xâm từ Trung Quốc hay Thực Dân Pháp.
Bằng chứng hùng hồn nhất là các quốc gia trong vùng Đông Á bị CS cai trị đều tụt hậu thê thảm so với các quốc gia dân chủ như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Singapore và đặc khu hành chánh Hồng Kông.
Tính vị kỷ và khuynh hướng thà mất nước còn hơn mất đảng của CSVN đã làm cho dân tộc mất đi nhiều cơ hội lịch sử:
1. Năm 1945: Đảng CSVN đánh mất cơ hội đầu tiên. Cuộc cướp chính quyền từ tay Chính Phủ Trần Trọng Kim ngày 2 tháng 9 không cần xảy ra. Trên nguyên tắc chính phủ Trần Trọng Kim đã giành được độc lập cho dân tộc. CSVN lập luận rằng Chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là bù nhìn của Nhật Bản. Tuy nhiên Nhật Bản là một cường quốc trên đà diệt vong. Thay vì cướp chính quyền và dành quyền cai trị độc tôn quốc gia theo quan điểm của Lenin, đảng CSVN đã đánh mất cơ hội cộng tác với các nhóm chính trị và xã hội khác. Các lực lượng này bao gồm Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân Đảng, Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản và các nhóm tôn giáo như Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, được thành lập năm 1946. CSVN vì quyền lợi vị kỷ của đảng và vâng lời các quan thầy Liên Xô và Trung Quốc, thanh toán đẩm máu các đảng phái quốc gia, thay vì xây dựng một nền dân chủ đa nguyên chân chính cho Việt Nam.
2. Năm 1954: Trận chiến Điện Biên Phủ do Việt Minh, dưới sự điều hướng của CSVN, không cần xảy ra. Các chính đảng yêu nước từ hữu khuynh đến tả khuynh đều có thể góp sức đánh đuổi Thực Dân Pháp và sẽ không có thảm họa chia cắt đất nước thành hai miền. Đây là giai đoạn các cường quốc thực dân thoái trào. Nếu không có đảng CS thì toàn thể lãnh thổ Việt Tộc, từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau cũng đã được trao trả độc lập, xây dựng một chế độ dân chủ đa đảng và ngày nay, dân tộc đã hóa rồng trên bầu trời Đông Á.
3. Năm 1975: Sau khi chiếm được miền Nam, một lần nữa, vì quyền lợi vị kỷ của đảng, đắm chìm trong sự u mê ý thức hệ của Mác Lê, đã đánh mất cơ hội đại đoàn kết dân tộc như Tổng thống Abraham Lincoln của Hoa Kỳ đã làm hơn 100 về trước. Thay vào đó, chính sách trả thù, giết chóc, cải tạo … gây ra thảm họa vượt biên tìm tự do với hằng trăm ngàn người vùi thây trong lòng đại dương.
4. Năm 1990: Khi Cộng sản Liên Xô sụp đổ, cũng vì chủ trương thà mất nước còn hơn mất đảng, CSVN đã từ chối không gia nhập tiến trình dân chủ hóa như các quốc gia Đông Âu và Trung Á mà chọn quy hàng CSTQ hầu có điểm tựa ý thức hệ tương lai, bán rẻ đất, biển và chủ quyền dân tộc.
5. Gia nhập WTO: CSTQ gia nhập Tổ chức Thương Mại Quốc Tế này năm 2001 và từ đó tiến bộ ngoạn mục trở thành một cường quốc kinh tế. Trước đó đã 10 năm, nhiều thành phần trí thức Việt Nam đã khuyến khích đảng CSVN gia nhập. Tuy nhiên đảng CSTQ ngăn chận và hứa hẹn rằng: Buôn bán với TQ còn lợi nhuận gấp 10 lần buôn bán với Hoa Kỳ và các nước tư bản. Sau đó, CSTQ bất ngờ gia nhập WTO trước Việt Nam. CSVN thà mất nước về tay TQ còn hơn mất đảng, đã bị đàn anh gạt gẫm, bán rẻ quyền lợi tổ quốc.
Trên đây là những cơ hội lịch sử CSVN đã đánh mất vì quan điểm “thà mất nước còn hơn mất đảng”.
Sự đăng cơ chức CTN của Võ Văn Thưởng chỉ là sự tiếp nối của chủ trương phản quốc của CSVN. Đó là: “Thà mất nước còn hơn mất đảng” mà thôi.
Jackhammer Nguyễn
17-3-2023
Ông David Brown, một nhà quan sát Việt Nam rất rành tiếng Việt, nêu một nghi vấn trong bài viết của ông rằng, liệu các ủy viên trung đảng cộng sản Việt Nam sắp tới đây có bầu cho một người lãnh đạo giống như ông Nguyễn Phú Trọng hay không?
Tác giả: David Brown
Hồ Động Đình, dịch
12-3-2023
Tổng bí thư Việt Nam chấp nhận hy sinh năng lực để đổi lấy sự trung thành
Jackhammer Nguyễn
7-3-2023
Vậy là “anh cán bộ đoàn” Võ Văn Thưởng trở thành một trong tứ trụ triều đình của nhà nước cộng sản Việt Nam, khi ông nhận chức chủ tịch nước vào ngày 2-3-2023. Với tuổi đời là 53, con đường hoạn lộ của ông Thưởng khá hanh thông và nhanh chóng, trong một hệ thống của những cụ già.
Tác giả: Nguyễn Khắc Giang/NCQT
1-3-2023
Vào đêm ngày 21 tháng 1 năm 2023, người dân đón chào năm mới với các hoạt động thường lệ như ăn bánh chưng, xem Táo Quân, và ngắm pháo hoa đêm Giao thừa. Nhưng có một sự kiện bất thường: người đọc lời chúc Tết đầu năm là Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, thay vì Chủ tịch nước như truyền thống khởi nguồn từ năm 1946.
Mai Hoa Kiếm
28-2-2023
Tân chủ tịch nước
Sáng ngày 1-3-2023, Ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam sẽ nhóm họp bất thường ở Hà Nội. Đây là phiên họp “bất thường” lần thứ ba, để giải quyết khủng hoảng nhân sự trong đảng. Hội nghị lần này được triệu tập với mục đích duy nhất là giới thiệu người ngồi vào vị trí chủ tịch nước.