Đọc lại Tuyên ngôn của đảng Cộng sản

Tạ Duy Anh

10-4-2023

Hồi còn trẻ, tôi đọc toàn văn Tuyên ngôn của đảng Cộng sản không dưới 10 lần. Đến mức tôi thuộc lòng từng đoạn dài. Chính vì thế mà cách nay khoảng chục năm, tôi nhanh chóng phát hiện ra “những lập luận sắc bén” của giáo sư Nguyễn Đức Bình về thời ký quá độ lên CNXH ở Việt Nam và thế giới, chỉ là do ông bỏ chút thời gian xào xáo lại nhiều đoạn trong Tuyên ngôn của đảng Cộng sản.

Cái thứ văn triết luận hùng biện của Tuyên ngôn đã khiến tôi mê mẩn. Và tất cả các lập luận được trình bày, với tôi khi đó, đều mang tính chân lý…cuối cùng!

Chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian tranh luận xem ai trong hai người Mác và Ăng-ghen, chấp bút cho bản tuyên ngôn. Giọng văn ấy chắc chắn của Ăng-ghen! Tôi quyết định như vậy.

Giờ đây, đọc lại cuốn sách mình mê mẩn suốt một thời tuổi trẻ đói khát, tôi chỉ muốn cười phá lên. Cười nội dung cuốn sách thì ít, cười chính bản thân mình thì nhiều. Nhưng tôi cũng nhận ra THIÊN TÀI của các tác giả, khi mọi nhận định, phân tích, đánh giá, tiên đoán sẽ đúng gần hết, NẾU HIỂU NGƯỢC LẠI.

Tôi nhớ cuốn sách mình đọc hồi trẻ, dày khoảng 48 trang, in ty-po. Giờ đây nhờ công nghệ thông tin, tôi đếm được có tới 44 lần các tác giả sử dụng từ XÓA BỎ.

Tóm lại, tinh thần toát lên từ Tuyên ngôn là XÓA BỎ.

Xin trích lại một số đoạn, phục vụ bạn nào ngại đọc cả văn bản.

“Điều kiện sinh hoạt của xã hội cũ đã bị xoá bỏ trong những điều kiện sinh hoạt của giai cấp vô sản. Người vô sản không có tài sản; Quan hệ giữa anh ta với vợ con không còn giống một chút nào so với quan hệ gia đình tư sản; lao động công nghiệp hiện đại, tình trạng người công dân làm nô lệ cho tư bản, ở Anh cũng như ở Pháp, ở Mỹ cũng như ở Đức, làm cho người vô sản mất hết mọi tính chất dân tộc. Luật pháp, đạo đức, tôn giáo đều bị người vô sản coi là những thành kiến tư sản che giấu những lợi ích tư sản”.

“Những người vô sản chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá huỷ hết thảy những cái gì, từ trước đến nay, vẫn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư hữu”.

“Giai cấp vô sản, tầng lớp ở bên dưới nhất của xã hội hiện tại, không thể vùng dậy, vươn mình lên nếu không làm nổ tung toàn bộ cái thượng tầng kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội”.

“Trong khi phác ra những nét lớn của các giai đoạn phát triển của giai cấp vô sản, chúng tôi đã nghiên cứu cuộc nội chiến ít nhiều mang tính chất ngấm ngầm trong xã hội hiện nay cho đến khi cuộc nội chiến ấy nổ bung ra thành cách mạng công khai, mà giai cấp vô sản thiết lập sự thống trị của mình bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản”.

“Người công nhân hiện đại, trái lại, đã không vươn lên được cùng với sự tiến bộ của công nghiệp, mà còn luôn luôn rơi xuống thấp hơn, dưới cả những điều kiện sinh sống của chính giai cấp họ. Người lao động trở thành một người nghèo khổ, và nạn nghèo khổ còn tăng lên nhanh hơn là dân số và của cải”.

“Nhưng phải chăng lao động làm thuê, lao động của người vô sản, lại tạo ra sở hữu cho người vô sản? Tuyệt đối không”.

“…vấn đề đặt ra là chủ nghĩa cộng sản phải xoá bỏ buôn bán, xoá bỏ những quan hệ sản xuất tư sản và xoá bỏ ngay cả giai cấp tư sản nữa”.

“Gia đình tư sản hiện nay dựa trên cơ sở nào? Dựa trên tư bản, trên lợi nhuận cá nhân.”

“Đại công nghiệp phát triển càng phá huỷ mọi mối quan hệ gia đình trong giai cấp vô sản và càng biến trẻ em thành những món hàng mua bán, những công cụ lao động đơn thuần, thì những lời huênh hoang của giai cấp tư sản về gia đình và giáo dục, về những mối quan hệ thân thiết gắn bó con cái với cha mẹ, lại càng trở nên ghê tởm”.

“Đối với người tư sản, vợ hắn chẳng qua chỉ là một công cụ sản xuất”.

“Công nhân không có tổ quốc”.

“Sự thống trị của giai cấp vô sản sẽ càng làm cho những sự cách biệt và những sự đối lập mất đi nhanh hơn. Hành động chung của giai cấp vô sản, ít ra là ở những nước văn minh, là một trong những điều kiện đầu tiên cho sự giải phóng của họ”.

“Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ”.

“Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất”.

“Cố nhiên, điều đó lúc đầu chỉ có thể thực hiện bằng cách xâm phạm một cách chuyên chế vào sở hữu và những quan hệ sản xuất tư sản, nghĩa là bằng những biện pháp, mà về mặt kinh tế thì hình như không được đầy đủ và không có hiệu lực, nhưng trong tiến trình vận động, những biện pháp ấy sẽ vượt quá bản thân chúng[10] và là thủ đoạn không thể thiếu để đảo lộn toàn bộ phương thức sản xuất”.

“Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác. Nếu giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, nhất định phải tự tổ chức thành giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt những giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp”.

“Những người cộng sản chú ý nhiều nhất đến nước Đức, vì nước Đức hiện đương ở vào đêm trước của một cuộc cách mạng tư sản, vì nước Đức sẽ thực hiện cuộc cách mạng ấy trong những điều kiện tiến bộ hơn của nền văn minh châu âu nói chung và với một giai cấp vô sản phát triển mạnh mẽ hơn nhiều so với nước Anh trong thế kỷ XVII và nước Pháp trong thế kỷ XVIII. Và do đấy, cách mạng tư sản Đức chỉ có thể là màn đầu trực tiếp cho một cuộc cách mạng vô sản”.

“Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc Cách mạng cộng sản chủ nghĩa! Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Trong cuộc cách mạng ấy, họ sẽ giành được cả thế giới”.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Một ví dụ khá cụ thế về Nepo-babies, con trai của Eddie Van Halen, Wolfgang. Người ta đang đếm how many times he can play aint talkin about love. Vì hắn trước giờ chỉ chơi nhạc của bố hắn, chưa viết được bài nào cho ra hồn . Một lần, he tried to play his own stuff, people actually walked out

    Nếu he gone insane down the line, sẽ không có ai ngạc nhiên đâu

  2. Về thực tế, không ít người credit bản tuyên ngôn cho nhiều điều ĐANG xảy ra ngay lúc này

    – Chuyện gia đình thì cổ xưa đã vậy, bây giờ với Neo-Liberalism còn bị bung hơn . Xã hội Mỹ bị phân hóa quanh phá thai chính là 1 trong những hệ luận . Từ xưa cho tới Marx, người ta cho rằng 1 trong những trói buộc là gia đình, và con cái là 1 phần khá quan trọng nếu hổng nói là quan trọng nhứt . Để “giải phóng”, nhưng vẫn giữ được the joy of sex, Marx đề nghị con cái sẽ do những tổ chức chuyên môn của xã hội lo lắng, có nghĩa được truyền dạy những giá trị chung, thay vì đèn nhà ai nấy rạng, con vua thì lại làm vua như bi giờ . Khám phá ra thuốc phá thai, nhiều người bên này xem là “giải phóng phụ nữ”, nhưng hệ quả down the line là gia đình không còn được xem là sacred institution như ngày xưa . Tự do tính dục từ lâu đã trở thành norm, chưa kể tới khái niệm mới về “extended family” gồm nhiều ông bố & bà mẹ sống cùng 1 nhà . Và 1 hệ lụy nữa là dân số, thay vì tăng, lại giảm .

    – Đồng thời cũng có không ít người trong xã hội chống lại điều này . Họ xem con cái là nhân tố tạo thành gia đình, vì vậy chống phá thai . Cứ xem dân Mỹ label nhau quanh chuyện này thì biết . Những người chống phá thai được xem là “Bảo Thủ”, và ngược lại . Nghĩa của từ ngữ cũng bị đổi . Liberal của thế kỷ 12 có thể mang nghĩa như Trịnh Hữu Long nghĩ . Aint no mo. Liberal bây giờ nếu dịch đúng, phải gọi là “phóng túng”.

    – Chuyện “công nhân hổng có Tổ quốc”, chỉ có bịt mắt lại mới hổng thấy . Chuỗi cung ứng toàn cầu, có bao giờ nghe tới chưa ? Chuỗi cung ứng toàn cầu có nghĩa từng phần của thế giới sẽ được/bị chuyên môn hóa, which in turn means một người ở 1 “quốc gia” nào đó có cơ hội kiếm được việc làm hơn nếu khả năng của mình phù hợp với “chuyên môn” mà nước mình bị/được “phân công”. Which means nếu họ thích hợp với 1 công việc khác, more likely họ sẽ phải ra nước ngoài sinh sống . Ra nước ngoài sinh sống có nghĩa “tình yêu nước” nếu có cũng bị ảnh hưởng hổng ít thì nhiều, more like (rất) nhiều

    – Rùi chuyện xuất khẩu lao động . Chuyên môn hóa cũng có nghĩa phần lớn dân sẽ chú trọng vào 1 số công việc, trong khi những việc khác không ai quang gánh . Hence, cần nhập khẩu lao động cho các phần việc đó . 1 biến tướng khác nữa qua Anime phenomenon của Nhật . Bắt đầu ở Nhật, nó trở thành 1 hiện tượng toàn cầu, nhưng ở ngoài Nhật, nó không phát triển mạnh như ở Nhật, aka ít tiền hơn . 1 thanh niên ở Mỹ nghiện Anime, và học tất cả để có thể tìm việc trong ngành này, where s/he gonna go? Obviously Nhật . Ở Mỹ chỉ mới bắt đầu nhen nhúm, muốn tạo ra 1 Anime phong cách riêng, nhưng less money, vì vậy job market khá ngặt nghèo . Qua Nhật vô mấy hãng sản xuất Anime sẽ thấy mắt xanh tóc vàng chiếm khoảng 1/3.

    – Hiện tượng Nepo-babies, con cái của những người nổi tiếng, giàu có . Số đẻ bọc điều, if you will. Bên này xem họ là rich, spoiled, hoặc những tính từ hổng tích cực cho lém

    Marx đúng . Và bản Tuyên Ngôn vẫn còn nguyên giá trị .

    Cũng chứng minh tư duy dân mình khoảng thế kỷ 12 BC, trước Công Nguyên

    Chủ nghĩa Mác hiện giờ là cầu nối duy nhất của dân tộc Xã hội chủ nghĩa với hiện đại . Ráng mà hold on to it w dear life.

  3. Bài này có nhiều chỗ sai quá, chắc tại ở VN ít ai thật sự nghiên cứu chủ nghĩa Mác . Hổng lạ, vì những hoạt động nghiên cứu bình thường ở bên này, “trí thức” trong nước xem là “gián điệp”!!!???

    – Ngôn ngữ của bản tuyên ngôn là của Marx, với Engels là người biên tập, aka chỉ hiệu đính chấm phẩy & chính tả, Marx khá nổi tiếng chuyện này trong các bản nháp . Hổng phải như “biên tập” ở VN mà Tạ Duy Anh là 1 ví dú khá sinh động .

    – Bản tuyên ngôn không nêu mục đích “Xóa Bỏ”, Marx cho là phong kiến & tư bửn đã làm chuyện đó rồi . Có nghĩa de facto, những chuyện đó đã xảy ra . Và vì đã xảy ra, xã hội tiến lên không tìm lại những institutions cũ -gia đình, tổ quốc- nữa . Marx đúng . Thư viện cổ ở Florence, Italy có giữ (rất) nhiều tư liệu về hôn nhân của giới quý tộc, đọc như bản khế ước giữa 2 business partners, down to phải trong bao nhiêu lâu sẽ có con trai nối dõi . Nếu không thì sẽ thế này thế nọ . Điều này -vợ là 1 phương tiện sản xuất- thì Marx thật sự chống, nằm trong phần xóa bỏ tư hữu .

    – Mục đích cúng cùi của bản tuyên ngôn, cũng là của chủ nghĩa Cộng Sản là giải phóng sức sáng tạo của con người . Từ cổ xưa, những tiền thân của chủ nghĩa Cộng Sản cho rằng mọi người thật sự bình đẳng trong khả năng, nhưng hiếm ai có thể phát triển được vì những ràng buộc xã hội, be it chính thể hay gia đình, ie kiếm cơm, lo cho gia đình con cái . Tạ Duy Anh là “nhà văn” -Hahaha, cho cười cái!- hiểu rõ chuyện này nhứt . Cơm áo hổng có đùa với khách thơ . Những tư tưởng gia từ trước tới giờ quan niệm chỉ cần thay đổi cấu trúc xã hội (social structures) sẽ giải quyết được nếu không hết, cũng 1 phần lớn vấn đề . 1 số trong họ trở thành những tôn giáo . Nếu sơ khảo qua TẤT CẢ các tôn giáo trên thế giới, chỉ có 2 luồng tư tưởng chính . 1 là cuối cùng đưa tới 1 thứ xã hội tương tự như thiên đường Cộng Sản, không bóc lột, không giai cấp … 2 là 1 xã hội thần phục, con người live their daily lives thờ phụng thánh thần để họ phù hộ . Lòng thành sẽ được phù hộ nhiều, rùi nhân quả vv …

    – Chiều hướng quasi-CS cho rằng nếu giải phóng được sức sáng tạo của con người, mọi vấn đề đạo đức, xã hội & kinh tế sẽ được giải quyết . Họ cho rằng nhân chi sơ tính bản thiện, chỉ vì môi trường, lòng tham, thất tình lục dục mà họ thành ra ác, hoặc cố ý hoặc vô ý . Và vì vậy, gây ra những vấn nạn xã hội mà ta thấy .

    – Những gì Marx đề xuất không đi quá xa những tư tưởng trước Marx, mà chỉ tổng hợp chúng lại thôi . Nói Marx trồng chuối Hegel, trồng gì thì trồng, người ta vẫn thấy Hegel ở đó . Marx không phản bội lại triết học trước ông mà là 1 học trò khá cần mẫn, chăm chỉ của toàn bộ nền triết học trước ông, vốn chú trọng vào the How-To’s để tạo thành 1 xã hội như vậy

    – 1 điều nữa . Trong triết học tây có 1 tam đoạn luận cho tới Marx, chưa ai giải quyết nổi . Muốn là có thể -Vouloir, c’est pouvoir. Có thể là tất yếu . Suy ra Muốn là Tất Yếu . Đó là tam đoạn luận Marx dùng cho những dự đoán về sự diện vong của chủ nghĩa tư bửn, và sự hiện diện của thể chế Cộng Sản

    Đó là về lý thuyết

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây