Những khát vọng trở về

FB Trương Duy Nhất

11-8-2018

Bùi Tín: Không quen, cũng chưa có cơ hội gặp. Nhưng tôi vẫn tâm nguyện rằng sẽ tìm ông, nếu dịp nào đó ngao du đến Pháp. Nhưng không kịp. Ông đi mất rồi.

Hàng chục ngàn người biểu tình chống tham nhũng ở thủ đô Rumani bị giải tán

Le Monde

Tác giả: Mirel Bran

Dịch giả: Phạm Toàn

11-8-2018

Ở thủ đô Bucarest, người ta dùng gas làm chảy nước mắt và súng bắn nước để giải tán một cuộc biểu tình của người Rumani sinh sống ở nước ngoài.

Nhiều chục ngàn người Rumani sinh sống ở nước ngoài đã tập hợp nhau hồi chiều ngày thứ Sáu trước trụ sở chính phủ để lên án nạn tham nhũng tại quê hương bản quán mình.

Một vài quan điểm Thục Vy cần minh định

FB Huỳnh Thục Vy

11-8-2018

– Tôi không phải là người coi trọng việc cờ quạt. Xây dựng dân chủ, bảo vệ tự do và cổ xúy nhân quyền cần các định chế chính trị, pháp luật, kinh tế và văn hóa cụ thể chứ bản thân các biểu tượng của thể chế chính trị không có vai trò gì (cờ quạt là một trong các biểu tượng như thế).

Ông Trần Huỳnh Duy Thức có hai lý do để xứng đáng được trả tự do

FB Ngô Ngọc Trai

11-8-2018

Lý do 1: Năm 2009 cơ quan an ninh bắt giữ ông Trần Huỳnh Duy Thức cùng ba người khác và xử lý ông về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Trong khi những người khác chỉ chịu mức án 3 năm rưỡi, 5 năm, 7 năm thì người ta thành kiến sao đó tuyên ông Thức 16 năm tù.

Trẻ em là rường cột nước nhà

Lò Văn Củi

11-8-2018

Ê, Củi, hổm lang thang đâu gần Bảo Lộc hả? Có người thấy á – Anh Năm Ba gác hỏi.

Ngay chóc luôn, Củi tui có đi hướng đó, nên trả lời:

– Dạ, phải đó anh Năm. Em đi lên Bờ Đơ rờ.

Công an hư, chế độ hỏng

Bá Tân

10-8-2018

Từ trái sang: Thượng tướng Phương Minh Hòa, Trung tướng Bùi Văn Thành và Thượng tướng Trần Việt Tân, đã bị kỷ luật. Ảnh: Internet

Ra khỏi ngõ, gặp công an. Nhìn đâu cũng thấy công an. Mọi sự kiện, hiếu cũng như hỷ, tràn ngập công an. Tổng biên chế lực lượng công an, nếu có thua chỉ đứng sau quân đội.

Chúng ta đang sống trong thời nào?

FB Ngô Thanh Tú

10-8-2018

Thật kinh hoàng! Có lẽ chưa bao giờ người dân Việt Nam lại phải sống trong bầu không khí kinh hoàng đến như vậy.

Mọi chuyện bắt đầu kể từ sau Đại hội đảng CSVN lần thứ XII, khi mà ông Nguyễn Phú Trọng đã giữ chắc chiếc ghế Tổng bí thư và loại đối thủ Nguyễn Tấn Dũng. Nắm chức Tổng bí thư kiêm Bí thư Quân ủy Trung ương (đứng đầu quân đội) vẫn chưa đủ, Nguyễn Phú Trọng còn chen chân vào Đảng ủy Công an Trung ương. Lúc này, cho dù ông Tô Lâm có là Bộ trưởng,Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương thì quyền lực trong Công an cũng ko thể bằng ông Trọng. Kể từ lúc đó, cả nước Việt Nam phải sống trong bầu không khí vô cùng căng thẳng đến nghẹt thở.

Kịch bản mới của nhà cầm quyền Việt Nam đối với người bất đồng chính kiến

Khoa Duy

10-8-2018

Hôm qua, ngày 9/8/2018, nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng một lực lượng đông đảo công an gồm công an của Bộ CA và công an của tỉnh Đắk Lắk, bao vây nhà riêng và dùng vũ lực bắt blogger Huỳnh Thụy Vy.

Blogger Huỳnh Thục Vy bị khởi tố

FB Lê Văn Sơn

10-8-2018

Ngày 09/8/2018, Blogger Huỳnh Thục Vy đã bị cơ quan công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đak Lak khởi tố theo cái điều gọi là ” xúc phạm quốc kỳ” 276 BLHS.

Vụ án ông Lê Đình Lượng ở Nghệ An

FB Mạnh Đặng

9-8-2018

TNLT Lê Đình Lượng. Ảnh trên mạng

Sáng thứ năm, ngày 16/08/2018, vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 79 Bộ luật Hình sự đối với ông Lê Đình Lượng sẽ được Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử theo thủ tục hình sự sơ thẩm.

Vốn là một cựu quân nhân từng tham gia cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược vào cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, nhưng Ông Lê Đình Lượng được công chúng biết đến nhiều hơn như một người hoạt động tranh đấu về môi trường và tình trạng tham nhũng, cửa quyền tại địa phương … nhất là qua các hình ảnh ông trương biểu ngữ để gởi đi các thông điệp tranh đấu của mình. Một số hoạt động của ông đã bị cơ quan an ninh cho rằng gây nguy hại đối với chế độ nên đã bắt và khởi tố ông.

Một lực lượng công an hùng hậu giúp Bí thư xã Nghi Phú, Nghệ An, giải quyết tranh chấp đất đai

Nguyễn Tuấn

9-8-2018

Sự việc xẩy ra vào khoảng 8:00 hôm 8/8/2018. Tôi xin được trình bày sự việc như sau:

Trước đây ông bà tôi có cho bà Kiệm, vợ của ông Nguyễn Trường Thi mượn một phần đất trong khuôn viên của Nhà thờ họ tộc NGUYỄN VĂN để trồng khoai nuôi sống cả gia đình họ lúc bấy giờ. Vì lúc bấy giờ gia đình họ rất khó khăn, cơm không đủ ăn, nhưng vì bà Kiệm là bạn của bà nội tôi nên bà tôi nể tình thân thiết cho mượn để canh tác.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Nói một lần cho rõ

Trần Vinh

9-8-2018

Về quan điểm của tôi trong việc mật vụ VN bắt cóc tên quan tham Trịnh Xuân Thanh ở thủ đô Berlin (CHLB Đức), Tôi thấy trong số bạn bè của tôi, trên mạng cũng như ngoài đời, chưa hiểu vụ việc nên vẫn cứ cho là nước Đức bao che, dung dưỡng cho quan tham nước ngoài như Thanh loe. Vậy tôi xin có mấy lời như sau:

Vài vấn đề pháp lý liên quan đến vụ “xúc phạm quốc kỳ” của Huỳnh Thục Vy

FB Phạm Lê Vương Các

9-8-2018

Ảnh: FB Huỳnh Thục Vy

1. Khi xác định được đối tượng liên quan đến một vụ án hình sự đã được khởi tố thì Cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền triệu tập họ lên làm việc. Khi triệu tập đến lần thứ 3 mà đối tượng bị triệu tập vẫn không tự nguyện chấp hành lên làm việc theo yêu cầu, thì công an có thể sử dụng đến biện pháp áp giải đối tượng đến địa điểm làm việc theo giấy triệu tập. Sáng nay, công an thị xã Buôn Hồ (Đắc Lắc) đã tiến hành áp giải Huỳnh Thục Vy lên làm việc sau khi đã gửi giấy triệu tập lần thứ 4 mà Vy vẫn không chấp hành.

2. Luật pháp của nhiều quốc gia dân chủ không có tội “xúc phạm quốc kỳ”, vì hành vi xúc phạm hay phỉ báng (nếu có) lại là một yếu tính của quyền tự do quan điểm và biểu đạt của công dân. Luật nhân quyền quốc tế cũng có cái nhìn tương tự khi Uỷ ban Nhân quyền LHQ thông qua Bình Luận Chung số 34 đã khuyến nghị các quốc gia cần phải loại bỏ việc hình sự hoá đối với các hành vi thiếu tôn trọng hay xúc phạm đến các biểu tượng của quốc gia như quốc kỳ.

Về tội chống người thi hành công vụ

FB Ngô Ngọc Trai

9-8-2018

Ông Đặng Văn Hiến bị tòa tuyên tử hình vì chống cưỡng chế đất đai. Ảnh: internet

Lâu nay nhiều người bị xử lý hình sự về tội chống người thi hành công vụ trong khi pháp luật lại chưa xác lập một nội dung rõ ràng về công vụ. Mặc dù vậy có thể hiểu công vụ là việc làm của cán bộ nhà nước thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định.

Như vậy có hai điều kiện tiên quyết đó là người thực hiện là cán bộ công chức nhà nước và việc làm phải đúng chức năng nhiệm vụ theo pháp luật.

Vậy nếu việc làm của cán bộ công chức mà không đúng quy định pháp luật, ví như sai về thẩm quyền, sai về cơ sở căn cứ pháp lý, sai về trình tự thủ tục, thì đó không phải là công vụ. Và đương nhiên người dân không có nghĩa vụ phải chấp hành hợp tác với một việc làm sai.

Nên chăng đối thoại công khai

Nguyễn Đình Cống

8-8-2018

Gần đây quyển sách GẠC MA VÒNG TRÒN BẤT TỬ gây ra hiện tượng sôi động trong thông tin đại chúng. Người ủng hộ khá đông, người phản đối không ít và có vài người chống lại đến mức gần như điên cuồng. Tạm chia mọi người thành ba bên. Bên phản đối, bên làm sách và bên trung gian.

Bên phản đối, lực lượng tỏ ra khá mạnh, với tướng Hoàng Kiền là người đầu tiên. Tiếp theo là trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, đại tá Khuất Biên Hòa, là nhiều tướng tá và cán bộ tuyên giáo. Họ sử dụng được khá nhiều báo chí và các trang mạng lề đảng. Họ phê phán người làm sách bằng những lời thù hận, cay độc, họ cho rằng quyển sách chứa nhiều độc hại, là công cụ của thế lực thù địch, nhằm chia rẽ lãnh đạo với quân đội và nhân dân, nhằm đâm dao vào sau lưng lãnh đạo ĐCS VN. Họ đòi phải tiêu hủy cuốn sách và xét xử người làm sách.

Bên làm sách gồm những người biên tập và người ủng hộ. Những người biên tập, đại diện là các ông Lê Mã Lương, Lê Kế Lâm, Nguyễn Văn Phước… Ngoài việc làm các công đoạn cần thiết để xuất bản và tổ chức buổi lễ giới thiệu sách, hình như họ không tham gia tranh luận và giải thích gì thêm. Những người ủng hộ, chủ yếu bằng hành động mua, phổ biến sách. Một số người viết bài, lên tiếng thì chỉ có thể công bố trên các trang mạng lề dân.

Bên trung gian là đại đa số nhân dân, đang theo dõi và trong khi đa số đã chọn được thái độ ủng hộ bên làm sách hay bên phản đối thì một số đang hoang mang.

Cả bên làm sách và phản đối đều nhân danh lòng yêu nước, thương nòi, đều tranh thủ bên trung gian.

Tôi biết sự kiện Gạc Ma từ nhiều năm trước. Sau khi đọc kỹ cuốn sách tôi tự đặt mình vào những người ủng hộ và đã viết vài bài phân tích (Tại sao mất Gạc Ma; Khoa học nên vào cuộc như thế nào). Tôi cũng nghe rất nhiều bài của bên phản đối để biết những lập luận của họ xem đúng sai chỗ nào. Thì ra phần lớn những người phản đối, mang danh tướng này, tá nọ, nhưng cách lập luận không khác mấy những dư luận viên tầm thường, nghĩa là họ chỉ giỏi ngón nghề vu cáo, chụp mũ, hù dọa, công kích cá nhân và lạc đề bằng cách dẫn ra nhiều sự kiện không liên quan gì đến cuốn sách. Tôi cũng nghe được vài bài khá hùng hồn, mang dáng dấp hùng biện, nhưng phần lớn cũng chỉ là ngụy biện mà thôi.

Bên phản đối chủ yếu dựa vào câu lệnh “Không được nổ súng trước” chứ không phải “Không được nổ súng” để suy luận ra nhiều tội ác. Họ thường bỏ qua nội dung chính của cuốn sách là sự hy sinh anh dũng và thảm khốc của 64 chiến sĩ, sự tàn độc và ăn cướp trắng trợn của Trung Cộng. Cũng có vài bài phản bác các ý kiến của người ủng hộ, ví dụ bài phê phán ý kiến của TS Tô Văn Trường.

Ban đầu tôi nhầm, cho đây là trận khẩu chiến hoặc bút chiến, nhưng không phải. Vì sao? Vì phần lớn chỉ có bên phản đối nói hoặc viết, còn bên làm sách, sau khi ra sách được rồi thì chủ yếu giữ im lặng. Chắc họ nghĩ rằng hãy để cho nhân dân đọc sách và phán xét. Tôi thấy nếu cứ kéo dài tình cảnh này thì chẳng có lợi gì, vì bên nào nói chủ yếu bên ấy nghe, chẳng ai thuyết phục được ai, mà một số người ở bên trung gian dễ nghe theo những kẻ to mồm hoặc có cương vị xã hội, lại được nấp bóng lãnh đạo Đảng. Việc làm như vừa qua đẩy đến sự chia rẽ dân tộc tăng lên, và đó là một tổn thất. Liệu có nên xử lý tổn thất này không và xử lý như thế nào.

Bên phản đối đề nghị đưa vấn đề cho Quân ủy Trung ương phân xử. Tôi cho rằng trong tình hình hiện nay thì không có tổ chức nào của Đảng, kể cả Hội đồng Lý luận và Bộ Chính trị có đủ trí tuệ và sự khách quan để xét xử công bằng vụ này. Chắc rằng một số cán bộ cấp cao, có trách nhiệm cũng thấy quá khó phân xử và cứ để một thời gian rồi mọi chuyện lại đâu vào đó, giống như câu dân gian hay nói: “để lâu cứt trâu hóa bùn”. Nếu như thế thì dân tộc này còn chịu chìm đắm trong vòng tăm tối.

Tôi đề nghị đưa việc này ra đối thoại công khai để cho toàn dân nắm được vấn đề và có ý kiến của mình. Ai sẽ đứng ra tổ chức và điều hành cuộc đối thoại này, lấy kinh phí từ đâu, tôi đã có dự kiến, nhưng xin được bàn sau.

Để đối thoại mỗi bên có một đại diện. Tôi đề nghị đại diện tạm thời cho bên làm sách là thiếu tướng Lê Mã Lương, đại diện cho bên phản đối là thiếu tướng Hoàng Kiền. Nếu một hoặc cả hai ông không nhận thì các ông đề cử người khác thay. Mỗi bên tập hợp một nhóm khoảng 5 người trực tiếp tham dự đối thoại. Những nhân vật này do người đại diện lựa chọn, mời hợp tác.

Cuộc đối thoại cần được tổ chức trong một hội trường khá rộng, có đủ chỗ cho vài ngàn người theo dõi tại chỗ, được truyền hình trực tiếp cho toàn dân xem, được thông báo trước để toàn dân biết.

Hiện nay rõ ràng là người làm sách đang bị một số người công kích, lên án. Ở các nước dân chủ người bị công kích có thể kiện ra tòa khi cho rằng những công kích đó là không đúng, là làm thiệt hại đến danh dự, đến nhân phẩm. Ở VN hiện nay không thể kiện kiểu này. Trong hoàn cảnh chưa có tự do báo chí thì chỉ có đối thoại công khai mới có thể bảo vệ sự thật và giúp cho đại đa số người dân hiểu được sự thật.

Khi đưa ra lập luận và chứng cứ để tranh luận, trừ trường hợp cố tình lừa bịp thì mỗi bên đều tự tin vào sự vững chắc lập luận của mình. Đó mới chỉ là chủ quan. Mức độ vững chắc của lập luận phải được thử thách bằng phản biện, bằng tranh luận. Mỗi vấn đề cần được trao đi đổi lại vài lần, tốt nhất là cho đến khi một bên không đủ lý lẽ để tranh luận tiếp, hoặc chỉ có thể cãi chầy cãi cối. Việc tổ chức các cuộc đối thoại công khai là dịp tốt để nâng cao dân trí.

Tôi nghĩ, hay là bên làm sách đưa ra lời thách bên phản đối tham gia đối thoại công khai. Chắc rằng bên phản đối sẽ tìm cách không chấp nhận hoặc trì hoãn. Nếu thế thì to mồm chửi rủa người ta mà làm gì. Ngạn ngữ có câu: “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết”. Nhưng hiện nay đến cửa quan chưa chắc đã biết được khôn ngoan mà chủ yếu biết mưu mô, thủ đoạn. Để có được, biết được khôn ngoan nên mở nhiều đối thoại công khai. Tôi xin kêu gọi mọi người hưởng ứng đề nghị này.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức được trả tự do thì đem lại lợi ích cho ai?

FB Ngô Ngọc Trai

8-8-2018

Có thể hiểu như vầy:

Vấn đề nhân quyền của Việt Nam giống như vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, đều đang là cái gây cản trở cho các hoạt động thương mại đầu tư giữa Việt Nam, Triều Tiên và các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu. Mà nếu được tháo gỡ rào cản thì sẽ đem lại lợi ích rất nhiều cho đất nước.

Tòa nhà nơi làm ra “dự án luật” về đặc khu

FB Nguyễn Đức

7-8-2018

Tòa nhà ấy là nơi tập trung tinh hoa trí tuệ tạo ra “dự án luật về đặc khu” với nhiều hứa hẹn tương lai tốt đẹp cho đất nước cất cánh.

Ân Xá Quốc tế hối thúc điều tra về “cái chết của Hứa Hoàng Anh”

RFA

7-8-2018

Nạn nhân Hứa Hoàng Anh và giấy triệu tập tới đồn công an ngày 28/9/2017

Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế hôm 3-8-2018 ra tuyên bố hối thúc chính quyền Việt Nam mở cuộc điều tra độc lập về “cái chết của Hứa Hoàng Anh, người nông dân đã tham gia các cuộc biểu tình quy mô lớn gần đây tại Việt Nam”.

Khủng hoảng Đồng Tâm: Chìa khóa giải quyết đang nằm trong tay ai?

Nguyễn Đăng Quang

6-8-2018

Cuộc khủng hoảng Đồng Tâm vẫn đang bế tắc. Người dân đã hai lần gửi TÂM THƯ đến HNTƯ7 và Kỳ họp lần thứ 5 Quốc hội vừa qua, nhưng không có ai trả lời họ. Mới đây, cụ Lê Đình Kình, người được coi là thủ lĩnh của người dân Đồng Tâm, với danh nghĩa người bị hại trong biến cố Đồng Tâm, đã gửi tới Ủy ban Tư pháp Quốc hội và bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban này một “Thư công dân gửi ĐBQH”.

Thư gửi qua “Chuyển phát nhanh”, song đến nay đã hơn 2 tháng mà chẳng một ai hồi âm hay phúc đáp cả! Cụ Kình nhờ tôi hỏi giúp việc này. Tôi có điện hỏi bà Lê Thị Nga, được bà cho biết là chưa nhận được, và đề nghị tôi nhắn cụ Kình gửi lại cho riêng bà, đừng gửi cho ai khác.

Trong biến cố Đồng Tâm 15/4/2017, cụ Lê Đình Kình bị bắt trái phép và bị đánh dã man, dẫn đến thương tích suốt đời. Sau khi xuất viện, cụ Kình đã lên tiếng tố cáo 4 sỹ quan LLVT là những thủ phạm và thủ ác. Đặc biệt, cụ Kình nêu đích danh Trung tá Trần Thanh Tùng, Phó trưởng CA huyện Mỹ Đức là kẻ thủ ác đánh đập dã man và gây thương tích cho cụ.

Sự việc xảy ra giữa ban ngày, có sự chứng kiến của người dân địa phương. Do vậy, việc điều tra, xác minh là chuyện đơn giản, không có gì khó khăn! Nhưng quá bất ngờ và vô cùng trắng trợn, sáng 7/11/2017, Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc CA Hà Nội, là ĐBQH của Tp. Hà Nội (vừa được phong hàm Thiếu tướng), trước diễn đàn Quốc hội, đã ngang nhiên chối tội cho cấp dưới, ông tuyên bố Trung tá Tùng hôm đó chỉ là người có mặt, chứ không phải là người đánh đập, gây thương tích cho cụ Kình!

Nếu ông Đào Thanh Hải chỉ chối tội cho thuộc cấp thì là một lẽ, nhưng ông ta lại độc địa, đổi trắng thay đen, vu oan giá họa cho người thân trong gia đình là thủ phạm đánh đập, gây thương tích cho cụ Kình, thì đây lại là một việc rất nghiêm trọng, nhất thiết phải làm rõ! Ngay sau khi ông Đào Thanh Hải rứt lời vu khống người dân, ĐBQH Dương Trung Quốc đã lên tiếng phản bác, nhưng ông Đào Thanh Hải né tránh, chỉ im lặng, không dám đối đáp, trả lời.

Để rộng đường dư luận, và được sự đồng ý của đương sự, tôi xin trích dẫn một phần bức thư của cụ Lê Đình Kình gửi UBTP và bà Chủ nhiệm Lê Thị Nga như sau:

Phòng họp Diên Hồng là nơi thiêng liêng không chỉ của Quốc hội, mà nơi đây còn là biểu tượng cho tinh thần trung dũng của đất nước và dân tộc Việt Nam, là nơi chỉ được phép nói những lời cương trực và trung nghĩa! Trắng trợn phủ nhận sự thực, độc địa đổ tội cho dân lành, Thiếu tướng, Phó Giám đốc Công an Hà Nội Đào Thanh Hải đã làm ô uế nơi thiêng liêng này, do vậy hoàn toàn không xứng đáng làm ĐBQH và không nên xuất hiện trở lại ở phòng họp này thêm lần nào nữa! Nếu Thiếu tướng ĐBQH Đào Thanh Hải có đủ bằng chứng xác định con cháu tôi phạm tội như ông đã khẳng định, với danh nghĩa cá nhân, và đồng thời thay mặt cho đại gia đình, tôi trịnh trọng yêu cầu ông Hải, trên tinh thần thượng tôn pháp luật và với trách nhiệm Phó Giám đốc CA Hà Nội, phải khởi tố hình sự những thủ phạm đã gây thương tích suốt đời cho tôi, cho dù chúng là con đẻ hay cháu ruột tôi!

Ông Đào Thanh Hải trơ trẽn đổ tội cho dân lành trong khi Đoàn thanh tra Bộ Công an chưa cử cán bộ nào về gặp người dân địa phương để tiến hành thanh tra, và nhất là Bộ Công an chưa công bố bản Kết luận thanh tra vụ việc nghiêm trọng này! Như vậy, Đại tá Đào Thanh Hải không chỉ vi phạm kỷ luật ngành Công an, kỷ luật ngành Thanh tra mà còn đồng thời phạm vào 2 tội danh hình sự: “Tội vu khống” quy định tại Khoản 2 Điều 156 Bộ Luật hình sự 2015, và tội “Không truy cứu trách nhiệm người có tội” (tức bỏ sót tội phạm) quy định tại Khoản 2 Điều 294 Bộ Luật hình sự hiện hành!

Vụ việc nghiêm trọng này, tôi đã nhiều lần công khai tố cáo kẻ thủ ác, ngoài ra tôi còn nhận định đây còn là “mưu đồ thủ tiêu để bịt đầu mối, không cho tôi tố cáo toàn bộ sự thật vụ cướp đất nông nghiệp ở cánh đồng Sênh”!  Nhưng thật đáng tiếc, đến nay vẫn chưa có cơ quan thực thi pháp luật nào đến gặp tôi để xác minh, tìm hiểu và điều tra vụ việc tôi đã tố cáo!” (hết trích).

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Có lẽ trên diễn đàn QH đến nay chưa có ĐBQH nào trắng trợn vu khống, đổ tội cho dân lành như ông Đào Thanh Hải. Bằng việc gửi thư đến UBTP Quốc hội, cụ Kình mong muốn hiện tượng trên từ nay phải chấm dứt, không thể lặp lại nữa, chứ cụ không coi đây là đơn tố cáo hoặc yêu cầu khởi tố! Tuy chỉ là một lão nông, nhưng cụ Lê Đình Kình là người rất mẫn tiệp, giầu lòng vị tha, có nhãn quan và tư duy chính trị sắc sảo, đặc biệt cụ có tấm lòng nhân văn sâu sắc, hơn hẳn rất nhiều cán bộ lãnh đạo “cấp chiến lược” ngày nay! Dù biết mình là nạn nhân, là đối tượng mà “người ta” không ưa, tìm mọi cách hãm hại, thậm chí cả “thủ tiêu để bịt đầu mối”, nhưng không vì thế mà cụ Kình nuôi sự thù hận và tìm cách trả thù!

Nhiều lần tâm sự với tôi về cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong xã hội hiện nay, cụ thể là cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, cụ xác quyết 3 nguyên tắc sau đây:

Một là: Dứt khoát loại bỏ sử dụng vũ lực. Cụ nói: “Vũ lực chỉ sử dụng với kẻ thù khi không còn con đường nào khác. Tuyệt đối không bao giờ dùng vũ lực để chống lại nhân dân. Bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực, đó là quy luật và hậu quả tất yếu”!

Hai là: Con đường pháp lý bao giờ cũng tốt hơn bạo lực! Song không nên đặt nó lên hàng đầu. Ta chỉ nên dùng đến một khi các phương thức đối thoại, hòa giải thất bại!

Ba là: Phải đối thoại, hòa giải. Mọi mâu thuẫn và bất ổn trong xã hội đều có thể được hóa giải thông qua đối thoại và hòa giải. Trong đối thoại phải thực tâm và nghiêm túc thực thi những điều đã thỏa thuận. Đây là nguyên tắc tối thượng!

Ba nguyên tắc xuyên suốt này được thể hiện rất rõ trong 2 TÂM THƯ người dân Đồng Tâm đã gửi cho Trung ương Đảng và Quốc hội không lâu trước. Dưới đây, tôi nêu tiếp một ý nhỏ về tư duy này trong thư cụ Kình gửi bà Lê Thị Nga và UBTP Quốc hội nói trên:

Một số luật sư có tâm sẵn sàng trợ giúp pháp lý nếu gia đình tôi đệ đơn khởi kiện ĐBQH Đào Thanh Hải trước pháp luật về tội vu khống trước diễn đàn QH sáng 7/11/2017. Tôi đang suy nghĩ nghiêm túc vấn đề này. Nhưng mặt khác tôi luôn có suy nghĩ: Con đường pháp lý đương nhiên là tốt hơn bạo lực, nhưng chỉ nên dùng đến khi con đường hòa giải thất bại. Kiện cáo là biện pháp cuối cùng khi không còn khả năng nào khác! Bởi vậy tôi cần cân nhắc thận trọng trước khi nhờ đến tấm lòng của các luật sư!”

Rồi cụ đề xuất: “Trên cơ sở suy nghĩ và với thiện chí như vậy, tôi viết thư này kính đề nghị bà Chủ nhiệm và quý Ủy ban Tư pháp Quốc hội xem xét thấu đáo đơn này của tôi cũng như TÂM THƯ của nhân dân Đồng Tâm đã gửi đến Kỳ họp lần thứ 5 Quốc hội Khóa XIV hôm 20/5 vừa qua, nhằm góp phần tìm ra nguyên nhân gốc rễ dẫn đến cuộc khủng hoảng Đồng Tâm ngày 15/4/2017, để đề xuất với Trung ương Đảng và Chính phủ có quyết sách khôn khéo và kịp thời CỨU VÃN tình thế và CỨU người dân Đồng Tâm chúng tôi!” (hết trích).

***

Kính thưa quý độc giả,

Mọi nhà nước trên thế giới đều mong muốn công dân của mình ai cũng tốt. Những công dân có tư tưởng ôn hòa, luôn thiện chí và thượng tôn pháp luật đều rất quan trọng và rất quý đối với mọi chính thể quốc gia. Cụ Lê Đình Kình và đại đa số người dân Đồng Tâm là những công dân như vậy! Điều quan trọng là chính quyền các cấp của ta cần loại bỏ tư duy và nếp nghĩ xưa nay luôn cho rằng mọi đường lối, chính sách của mình là tuyệt đối đúng, người dân phải nghiêm chỉnh chấp hành, ai không đồng tình là người đó chống lại nhà nước.

Trong cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, người viết bài này cũng như tuyệt đại đa số người dân đều mong muốn Trung ương Đảng, Quốc hội và các cơ quan chức năng cần hồi đáp đơn thư và các nguyện vọng, kiến nghị của người dân. Tiếp đến là cần sớm giải quyết và loại bỏ nguyên nhân gốc rễ gây ra khủng hoảng. Sau nhiều lần về Đồng Tâm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, cũng như sau khi trao đổi, bàn bạc kỹ với cụ Kình, tôi mạn phép nêu 3 đề xuất như là giải pháp bước đầu tháo gỡ cuộc khủng hoảng như sau:

1/. Trước hết, Trung ương chỉ đạo Thanh tra Chính phủ vào cuộc. Người dân mong chờ Thanh tra Chính phủ làm rõ nguyên nhân gốc rễ cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, đồng thời xác định nguồn gốc đất và tình trạng pháp lý 59ha đất nông nghiệp ở cánh đồng Sênh. Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ cho thu hồi bản Kết luận đầy tai tiếng số 2346/KL-TTTP ngày 19/7/2017 của Thanh tra Hà Nội!

2/. Để yên lòng dân và cũng là để giữ đúng cam kết của người đứng đầu bộ máy hành chính Thủ đô, Ban Giám đốc Công an Tp. Hà Nội công bố quyết định đình chỉ điều tra và cho thu hồi quyết định khởi tố hình sự số 129/PC44-Đ2 ban hành hôm 13/6/2017;

3/. Lãnh đạo BCA cho công bố Kết luận thanh tra vụ bắt, đánh đập dã man và gây thương tích suốt đời cho cụ Kình sáng hôm 15/4/2017 (nếu đã hoàn tất thanh tra). Nếu chưa thực hiện thanh tra, đề nghị đoàn Thanh tra phải về gặp những người đã chứng kiến sự việc đã diễn ra sáng 15/4/2017  để xác minh và lấy lời khai nhân chứng!

Vâng, có lẽ ngày nay không có chính quyền nhà nước nào hoàn hảo, chính quyền nào cũng có thể phạm sai lầm! Sai lầm trong hoạch định đường lối, nhất là trong việc điều hành, thưc thi chính sách là điều khó tránh khỏi. Thay vì tìm mọi cách thắng dân, chính quyền hãy dũng cảm nhận sai và điều chỉnh kịp thời. Tôi biết và xin đoán chắc, người dân Đồng Tâm không cố chấp, họ nói với tôi là sẵn sàng bàn giao 59ha đất ở cánh đồng Sênh cho UBND Tp.Hà Nội sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, hoặc chuyển giao cho bất cứ doanh nghiệp nào, nhưng phải trên cơ sở thỏa thuận và bồi thường thỏa đáng.

Quyết sách cởi nút thắt cho cuộc khủng hoảng Đồng Tâm là sự dũng cảm, và không ai có thể làm thay các cơ quan chức năng của Trung ương và của Thành phố Hà Nội! Giải quyết dứt điểm vụ việc Đồng Tâm, chắc chắn Đảng và Chính phủ sẽ không còn mệt óc, đau đầu, và điều quan trọng nhất là thu phục trở lại lòng tin của người dân. Có lòng tin nơi dân chúng là có tất cả! Giải quyết khủng hoảng Đồng Tâm sẽ là bước khởi đầu thuận lợi, mở ra việc giải quyết nhiều vụ bế tắc tương tự, thậm chí còn khó khăn và nghiêm trọng hơn đang tồn tại ở nhiều nơi trên đất nước ta khắp từ Nam ra Bắc trong hàng chục năm qua.

Rất mong 3 đề xuất trên sẽ được ưng thuận, khởi sự cho mọi sự tốt lành!

____

P/s: Xin mời độc giả đọc bản scan “Thư công dân gửi ĐBQH” của cụ Lê Đình Kình.

Nhà nước Slovakia bị khủng hoảng vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, biên dịch

6-8-2018

Bản tin của hãng thông tấn Đức ngày 6/8/2018, đăng trên báo mạng Merkur.de

Theo bản tin của hãng thông tấn Đức DPA, lúc 16 giờ chiều ngày 6/8/2018, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đang thực sự gây ra một cuộc khủng hoảng cấp quốc gia ở Slovakia. Quan hệ Đức – Việt cũng bị căng thẳng.

Thư giãn: Nỗi buồn thời đại

Hàn Vĩnh Diệp

6-8-2018

Trưa trật ông Tư Nhựt mới lò dò đến quán bà Tám Lương – nơi những phó công dân trong phố tụ hội uống cà phê, trà đá bàn chuyện trong nhà ngoài phố. Hội này có đủ hạng: cán bộ công nhân viên hưu trí, xe ôm, ba gác hết đát, thầy giáo thầy thuốc về hưu, bộ đội xuất ngũ … có người đề nghị gọi là câu lạc bộ những người vô công rồi nghề. Nhưng anh thầy giáo bảo: đừng gọi gì cả. Hội hay câu lạc bộ là tổ chức rồi, mà tổ chức thì phải đăng ký, xin giấy phép … lôi thôi lắm, không khéo công an nó bảo tổ chức phản động, việt tân việt tiến gì đó thì rách việc.

Chết trong đồn

FB Đỗ Cao Cường

6-8-2018

(Tôi viết là để tưởng nhớ những thân phận được mời lên đồn công an làm việc và bị chết một cách mờ ám …)

Trời mưa tầm tã, mưa thối đất thối cát, cứ thế này thì làm sao mà mang hàng đi bán được, bơ thối phân nửa rồi, mà không bán thì chỉ có nước chết đói, cứ cái đà này rồi sẽ phải ngủ ngoài đường, cuối tháng lão chủ trọ sẽ tống cổ mẹ con lão ra khỏi đây.

Tuyên bố của nhóm “Lão mà chưa an” về phê chuẩn ba công ước cơ bản của tổ chức lao động quốc tế (ILO)

6-8-2018

Việt Nam là thành viên của ILO từ lâu và đã phê chuẩn năm trong tám công ước cơ bản của ILO (số 29; số 138; số 182; số 100; và số 111). Ba công ước cơ bản chưa được Việt Nam phê chuẩn là công ước số 87 về quyền tự do liên kết và bảo vệ quyền được tổ chức, công ước số 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và công ước số 105 về xoá bỏ lao động cưỡng bức.

Cần khởi tố vụ Chủ tịch xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, hành hung, quỵt nợ, chiếm đoạt tài sản

Hướng Dương Nguyễn Bảo

6-8-2018

Ngày 7/2/, 4/5/2018 Ngày Mới online, thuộc báo Người Cao Tuổi đăng bài: “Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Hành vi côn đồ tại công sở xã Thanh Trạch bao giờ xử lý? và bài “Vụ côn đồ hành hung dân tại trụ sở UBND xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch: Không lẽ để vụ việc chìm xuồng?” Hai bài báo phản ánh vụ côn đồ gồm 7 người, hành hung khách ngày 29/12/2017 ngay tại công sở UBND xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Lào, Chủ tịch xã. Trước đó, ngày 5/1/ và 5/5/2018 Tiếng Dân cũng có bài báo kịp thời phản ánh việc Chủ tịch xã này có dấu hiệu đồng phạm, do liên quan đến khoản nợ tồn đọng kinh tế nhưng không muốn trả.

Sau khi báo chí liên tục lên tiếng, ngày 10/7/2018 tại Công an huyện Bố Trạch, ông Nguyễn Xuân Hồng, thôn Thanh Khê, là cán bộ quản lý chợ thuộc UBND xã Thanh Trạch đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật, đánh lái xe Nguyễn Minh Linh và ông Nguyễn Minh Mẫn (trú tại Lộc Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) khi họ đến làm việc với Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch.

Vấn đề này, ông Hồng xin bồi thường thiệt hại sức khỏe, tài sản điện thoại di động iPhone 6 của lái xe bị hủy hoại (đá vỡ). Tiền xăng xe, ngày công đi lại gõ cửa các cơ quan chức năng hàng chục lần, nhưng tại thời điểm đó người bị hại chỉ tính 12 buổi x 400.000 = 4.800.000đ. Chủ tịch xã Nguyễn Văn Lào và cả nhóm 7 người phải chịu trách nhiệm bồi thường, nhưng kéo dài dây dưa đến nay chưa được xử lý nghiêm.

Khoản nợ gốc Hợp đồng quảng cáo trên báo chí năm 2010 là 5 triệu đồng do Chủ tịch xã này có dấu hiệu vi phạm tại Điều 136 (đồng phạm đánh người) để thực hiện Điều 168 hoặc Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) Bộ luật hình sự 2015. Tổng cộng: 9,8 triệu đồng (chưa kê tiền bồi thường tổn hại về danh dự, nhân phẩm, quyền con người, quyền công dân bị xâm hại ngay tại trụ sở làm việc của UBND xã Thanh Trạch, mà Chủ tịch xã là người đứng đầu và đồng phạm phải chịu trách nhiệm chính).

Vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Hồng nói rằng: “Tôi về sẽ báo cáo lại và đề nghị với Chủ tịch Nguyễn Văn Lào nên khắc phục hậu quả bồi thường theo quy định để xin bỏ qua khởi tố hình sự”(!?)

Nội dung đơn (09/7/2018) và ý kiến người bị hại, Biên bản ngày 10/7/2018, ông Lê Xuân Quân – cán bộ Đồn Thanh Hà, thuộc Công an huyện Bố Trạch, được phân công làm việc đã tiếp nhận nội dung đề nghị của người bị hại. Ngày 11/7/2018, cả hai ông Nguyễn Minh Mẫn và Nguyễn Minh Linh có đơn kiến nghị Công an huyện Bố Trạch cần khởi tố vụ án liên quan đến người đứng đầu UBND xã, không chỉ vô trách nhiệm mà còn có dấu hiệu đồng phạm, cùng côn đồ đánh người có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để “quỵt” nợ, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công dân tại Điều 168, Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Bộ luật hình sự 2015).

Việc nợ tồn đọng, trước đó ngày 29/12/2015, ông Trần Quang Vũ, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch đã có ý kiến chỉ đạo: “Đ/c Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch xem xét, giải quyết dứt điểm nội dung mà quý báo nêu” tại công văn số 596/KTNT, ngày 29/12/2015 của Tổng Biên tập báo Kinh tế Nông thôn. Thế nhưng mãi đến nay, Chủ tịch Nguyễn Văn Lào vẫn trì trệ và không trả lời theo luật định.

Vấn đề này, người bị hại sau khi trực tiếp kiến nghị xử lý đảng viên, cán bộ thuộc thẩm quyền của Ban thường vụ, Bí thư Huyện ủy Bố Trạch ông Phan Văn Gòn và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy cũng cho rằng: đang đợi CA huyện làm rõ, báo cáo để có cơ sở xử lý nghiêm vụ việc này mà người bị hại, dư luân và báo chí đã lên tiếng.

Trao đổi vấn đề này, Đại tá Đặng Văn Hoành, Thượng tá Trần Xuân Sang – Ban chỉ huy Công an huyện Bố Trạch cho rằng: “Đơn người bị hại kiến nghị khởi tố ông Nguyễn Văn Lào có hành vi như đã nói trên xảy ra tại UBND xã Thanh Trạch mà báo chí đã lên tiếng, hiện đang làm”.

Dư luận tiếp tục đề nghị Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình quan tâm, chỉ đạo Công an huyện Bố Trạch kịp thời khởi tố vụ án này để làm rõ hành vi nói trên theo quy định của pháp luật. Đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy; UBKT Huyện ủy Bố Trạch xử lý nghiêm tư cách, phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Nguyễn Văn Lào cùng cán bộ Công an xã và cán bộ CA Đồn Thanh Hà, liên quan sai phạm nói trên.

Cần loại ngay những cán bộ tiêu cực, thoái hóa, biến chất ra khỏi bộ máy của Đảng và Chính quyền cơ sở để làm trong sạch đội ngũ, tạo dựng và khôi phục lại niềm tin trong quần chúng, nhân dân địa phương.

Ngày 10/7/2018, ông Nguyễn Xuân Hồng công nhận vi phạm pháp luật, xin bồi thường tiền thuốc điều trị và tài sản bị hủy hoại. Số tiền còn lại 9,8 triệu đồng, Chủ tịch Nguyễn Văn Lào phải chịu trách nhiệm chính.
Kiến nghị khởi tố vụ án do vi phạm Điều 136 để thực hiện Điều 168, Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) Bộ luật hình sự 2015.

Tuyên bố về việc truy tố, phạt tù người biểu tình ôn hòa

5-8-2018

Hơn hai tháng qua, các tầng lớp từ nhân sĩ trí thức đến công chức, công nhân, nông dân, người buôn bán, người làm nghề tự do ở Việt Nam (VN) đều bày tỏ sự bất bình khi thấy Dự luật Đặc khu chứa đựng nhiều bất công giữa 3 Đặc khu hành chính –  kinh tế đặc biệt (3 huyện) với 710 quận huyện còn lại ở VN, khi thấy luật An Ninh mạng (ANM) là bịt miệng người dân. Hai Luật trên còn tiềm tàng chứa đựng nhiều nguy cơ cho bành trướng Trung Cộng thâu tóm, đẻ trứng, ém quân ngay những vị trí địa lý hiểm yếu ở Đặc khu và trong lĩnh vực quan trọng (CNTT) của VN, để đợi thời nuốt trọn VN.

Một số điểm mới tiến bộ của pháp luật hình sự

FB Ngô Ngọc Trai

5-8-2018

Một trong những điểm mới tích cực là Bộ luật tố tụng hình sự cho phép các nghi phạm được mời luật sư ngay từ sớm.

Trước đây theo luật cũ nhiều người gồm Giám đốc các doanh nghiệp, Giám đốc Ngân hàng và các nghi can hình sự nói chung, mặc dù chưa bị khởi tố nhưng thường hay bị cơ quan điều tra triệu tập làm việc.

Anh Hứa Hoàng Anh tự tử hay bị giết và vì sao gia đình anh cam chịu im lặng?

Đàm Ngọc Tuyên

4-8-2018

Anh Hứa Hoàng Anh ạ! Tôi không biết anh nhưng cảm phục anh, trên đường đi công việc ở miền Tây, hay tin anh mất, tôi tâm niệm sẽ đến viếng hương anh, nhưng tôi đã không thể dù tôi đã đến rất gần nhà anh! Đám tang anh quạnh quẽ! Đau!

Xin mượn lời bài hát “Cho người vừa nằm xuống” và đôi dòng viết tiễn đưa Anh! Anh yên nghỉ nhé! “Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên. Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn. Đất ôm anh đưa vào cội nguồn. Rồi từ đó, trong trời rộng, đã vắng anh. Như cánh chim, bỏ rừng, như trái tim bỏ tình. Nơi đây một lần, nhìn anh đến những xót xa đành nói cùng hư không!”

Anh Hứa Hoàng Anh, là người đã bị chết bất thường

Trong ngày 2/8/2018, trên trang cá nhân facebook có tên Trần Martini, đã đăng tải các tin tức liên quan đến cái chết của anh Hứa Hoàng Anh (H.A), sinh năm 1984, ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Anh H.A đã bất ngờ “đột tử” vào trưa ngày 2/8, trên đường về nhà, và trước đó, H.A đã bị CA huyện Châu Thành mời lên “làm việc” về việc H.A tham gia biểu tình phản đối những dự luật Đặc Khu, An Ninh Mạng, vào ngày 10/6/2018, tại Sài Gòn.

Đây không phải là lần đầu tiên, H.A bị CA địa phương nơi anh sinh sống sách nhiễu, “mời làm việc”. Facebook Trần Martini cho biết thêm: công an huyện Châu Thành khẳng định, H.A chết là do tự tử, nhưng facebooker này khẳng định H.A đã bị giết chết. Nói cách khác, đây là một vụ án mạng, một tội ác được thực hiện bởi cá nhân (nhóm người, tổ chức) gây ra.

Sau khi tin tức này được facebooker Trần Martini đăng tải, ngay lập tức sự việc được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Một làn sóng phẫn nộ của cộng đồng mạng trước cái chết bất thường của H.A, bởi không phải là lần đầu tiên, mà đã có quá nhiều người dân đang khoẻ mạnh, yêu đời, nhưng họ lại “tự nguyện tự tử” sau khi bị mời về đồn CA làm việc, bị tạm giam, tạm giữ, hay đang thi hành bản án tù có thời hạn.

Còn đây là trường hợp “tự tử” thứ hai của những người “bất đồng chính kiến” tại Việt Nam, trong vòng 14 tháng qua. Trước đó, vào tháng 5/2017, anh Nguyễn Hữu Tấn, quê Vĩnh Long, là tín đồ của Phật giáo Hoà Hảo, cũng “đã tự tử bằng cách dùng dao lam tự cắt vào cổ mình với ít nhất ba vết cắt dài và sâu, khi anh Tấn đang bị tạm giam“. (Có thể tự mình làm được việc này, anh Tấn là người can đảm và khó chết nhất mọi thời đại).

Có hai sự vụ không liên quan đến cái chết của H.A, nhưng không thể không nhắc đến, đó là: chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm – Nha Trang) đã bỏ thời gian tổng hợp về những cái chết bất thường của người dân ở đồn CA. Đây là lí do chính mà nhà cầm quyền bắt và xử Quỳnh 10 năm tù, vào tháng 6/2017. Và luật sư Võ An Đôn (Phú Yên) đã giúp đòi lại công lí và đưa vụ việc ra ánh sáng khi có nạn nhân bị đánh chết khi bị tạm giữ trong đồn CA Tuy Hoà, Phú Yên. LS Đôn đã bị tước giấy phép hành nghề luật sư, không lâu sau đó. Hiện nay, LS Đôn trở thành “người chăn bò vĩ đại”.

Trở lại cái chết bất thường của H.A, nhiều người có quyền hoài nghi và tin rằng H.A tự tử, cho nên gia đình, vợ con của anh H.A đã im lặng. Cá nhân tôi, tôi cũng nghĩ như vậy, chỉ khác chút xíu thôi: họ (nguời thân H.A) đã “im lặng” trong cam chịu.

Khoa tâm lí học đã chứng minh rằng, khi một con người phải chọn cái chết để được giải thoát, nghĩa là trong thời khắc đó, tâm lí (thể xác) của họ đã phải chịu sự đau đớn vượt ngưỡng chịu đựng của chính họ. Trong trường hợp của H.A, một người đủ can đảm dám đấu tranh cho những bất công xảy ra hằng giờ trên đất nước này, thì chắc chắn một buổi mời làm việc của CA đối với H.A lại khiến anh đau khổ rồi chọn cái chết là không thể xảy ra. Giả thiết, H.A tự tử là thật, thì điều này đồng nghĩa rằng, H.A đã bị đe doạ, bị khủng bố tinh thần cực kì kinh khiếp. Còn ai khủng bố anh, đe doạ anh đã quá rõ rồi.

Tôi có hai người bạn ở Long An và Cần Thơ, một nguời bị mời làm việc, một nguời đã bị khởi tố (cho tại ngoại chờ ra toà) với cáo buộc theo điều 331 BLHS mới (258 cũ). Nhưng cả hai người bạn tôi đều cam chịu im lặng, bởi cả hai tổng cộng có 5 người con nhỏ, còn cả mẹ già tuổi trên 70, chứ đâu phải họ hèn nhát. Cho nên, trong trường hợp gia đình H.A chọn sự im lặng trước cái chết của người thân mình là điều hoàn toàn rất dễ hiểu, hãy cảm thông và chia sẻ cùng họ, bởi họ đang phải chịu những nỗi đau, những áp lực rất lớn. Thử hỏi có nỗi đau nào lớn hơn, khi nhìn nguời thân yêu của mình phải ngậm hờn nơi chín suối vì oan khuất. Có nỗi đau nào lớn hơn, khi họ phải nuốt ngược sự thật nguyên nhân cái chết của nguời thân, mà chỉ có thể thông báo sơ sài: H.A đã chết.

Một sự trùng hợp kì lạ, cái chết của hai công dân “chán sống” (Hoàng Anh và anh Tấn) nói riêng và những người dân tự tử ở đồn CA nói chung, có cần được chính quyền quan tâm “bảo vệ” bằng những hàng rào giám sát của lực lượng sắc phục, thường phục?

Mạng người xứ này khi sống thì rẻ lắm! Trớ trêu thay, người ta lại quan tâm và bảo vệ một cái xác chết nhỉ?

____

Mời xem clip:

Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia có thể phải đối mặt với tội hình sự vì dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, biên dịch

4-8-2018

Vì tình nghi dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cựu thủ tướng Slovakia, ông Robert Kalniak, có thể phải đối mặt với cáo buộc hình sự.

Bản tin của hãng thông tấn Đức DPA ngày 3/8/2018 đăng trên tờ báo mạng Nau.ch

Cô gái bị đuổi ra khỏi cuộc họp báo của thủ tướng Dũng

FB Lưu Trọng Văn

3-7-2018

Gã bảo, trước khi rời Ba Lan qua Áo gã muốn ra ngoại ô Warszawa. Vân Anh cháu nội của nhà cách mạng Tôn Quang Phiệt cười rõ tươi rồi lái xe chở gã đi.

Tướng tá quân đội, công an đang đe dọa quốc phòng và an ninh quốc gia

Trung Nguyễn

3-8-2018

Bắt tay với Mỹ, Nhật thì nước Việt còn

Theo tin từ đài VOA tiếng Việt, sắp tới Việt Nam sẽ mua vũ khí của Mỹ với trị giá là 94,7 triệu đô-la. Cùng lúc đó, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tuyên bố sẽ cùng khai thác khí đốt với hai công ty Nhật Bản tại vùng lãnh hải gần khu vực mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền.