Kẻ “bất hảo” – “Nhếch mép cười một phát và quên chúng nó đi”!

Tương Lai

15-7-2018

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 45

TS Nguyễn Quang A

Tiến sĩ Nguyễn Quang A vừa bị bắt giữ và câu lưu trái phép tại sân bay Nội Bài khi từ nước ngoài trở về ngày 6.7.2018. Thế thì đích thị là thuộc diện “bất hảo” chứ gì nữa. Bị công an bắt giữ và thẩm vấn thì nhất định là “bất hảo” rồi, thì ngài Tổng Bí thư đã giảng như vậy rồi, lời vàng ý ngọc miễn bàn!

Thư gởi Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Phản đối án tử hình anh Đặng Văn Hiến

Đàm Ngọc Tuyên

15-7-2018

Kính thưa Ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang!

Những ngày qua, người dân cả nước luôn dõi theo kết quả của phiên toà xét xử phúc thẩm bị cáo Đặng Văn Hiến trong vụ án “Vụ xả súng ở Đắc Nông, làm 3 người chết, và 13 người bị thương”, khi công ty Long Sơn ngang nhiên thách thức pháp luật, cho người đến cướp đất trắng trợn của người dân nghèo ở địa phương xảy ra vụ án, nói chung, và gia đình anh Hiến nói riêng.

Tấn bi kịch Đặng Văn Hiến

FB Tâm Chánh

15-7-2018

Chúng ta đang ở trong tấn bi kịch Đặng Văn Hiến, trước một kết thúc tan hoang. Một cuộc đời cùng cực trong áp bức, chỉ có bản năng chống chọi lại bất công, chút lý trí yếu ớt đã thức tỉnh trách nhiệm công dân của Hiến, để bi kịch là bản án tử hình dành cho anh.

Thư gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang

FB Bạch Hoàn

14-7-2018

Đã trót sinh tra làm người, đứng giữa trời đất này, sao có thể thờ ơ trước nước mắt khổ đau, trước tiếng kêu xé lòng, trước lời cầu xin được sống mà nghe như đang ở tận cùng tuyệt vọng?

Một xã hội bị khổ sai hóa (Phần 2)

GS Lê Hữu Khóa

14-7-2018

Tiếp theo phần 1

Các phân tích

Chính các công dân là kẻ định nghĩa xã hội và quốc gia nơi mà họ đang sống chớ không phải chính quyền hay chính phủ; và nếu công dân tự nhận là mình đang bị khổ sai hóa bởi một chế độ, một định chế, một chính quyền, thì chúng ta phải đi từ khái niệm khổ sai của tội phạm học để đi tới một phạm trù rộng hơn xã hội học thực nghiệm, để hiểu tại sao các công dân của một quốc gia lại tự nhận đang bị quy chế khổ sai không nhà tù, không trong vòng lao lý nhưng hằng ngày phải sống thực cảnh lao lý.

Đơn đề nghị cứu xét cho Đặng Văn Hiến

FB Mai Quốc Ấn

14-7-2018

Đây là nội dung đơn các luật sư soạn cho bà con tại tiểu khu 1535 xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đak Nông. Những người nông dân ở đây hiểu rõ vì sao Đặng Văn Hiến nổ súng và đồng ý làm đơn xin miễn án tử cho Hiến. Bởi họ cũng là nạn nhân của công ty Long sơn suốt 8 năm (2008-2016, xem ảnh và comment)!

Con tàu vận hành quyền lực

FB Luân Lê

14-7-2018

Ông Thủ tướng nói về việc tham khảo ý kiến nhân dân và các nhà khoa học về dự thảo luật đặc khu. Điều đó có nghĩa là từ trước khi xây dựng dự thảo cho đến khi được đưa ra Quốc hội thảo luận vào tháng 6/0218 vừa qua thì dự thảo này không được tham khảo ý kiến từ nhân dân cũng như các chuyên gia. Và vì thế mà nó mới gặp phải phản ứng dữ dội và quyết liệt đến thế từ nhân dân trên cả nước khi hay tin Quốc hội sẽ bấm nút thông qua một dự luật đặc biệt quan trọng đến an ninh quốc gia.

Đặng Văn Hiến côn đồ hay băng đảng côn đồ?

Trung Nguyễn

14-7-2018

Án tử cho anh Hiến cũng là án tử cho chế độ

Thông tin về án tử hình đối với người nông dân khốn khổ Đặng Văn Hiến khiến những ai còn chút tình người, ít nhất cảm thấy chạnh lòng và mạnh hơn là phẫn nộ. Cá nhân tôi thì thấy rằng án tử hình cho anh Hiến cũng sẽ là án tử hình cho chế độ, khi những sử gia sau này nhìn lại thời kỳ “quá độ lên CNXH” này.  

Tình cảnh trớ trêu của đất nước

FB Đỗ Ngà

14-7-2018

Hằng năm khi đến dịp các ngày lễ, CS cho thả một số tù nhân mà họ gọi là “ân xá”. Cái gọi là “ân xá” của họ có 2 mục đích. Thứ nhất, thả bớt tù nhân để lấy chỗ nhốt tiếp lớp tù nhân mới vì nhà tù ở Việt Nam đã quá tải. Thứ nhì, đây là dịp họ làm tiền gia đình các tù nhân để làm giàu. Muốn chạy một suất giảm án đều phải chung chi để đám cai ngục giới thiệu lên chủ tịch nước kí ân xá.

Những họng súng đang hướng mũi về ai?

Kông Kông

14-7-2018

Phản ứng về bản án tử hình đối với nông dân Đặng Văn Hiến trong phiên tòa phúc thẩm vừa rồi đang bùng nổ dữ dội. Thực sự không phải đợi đến lúc nầy mà ngay trong phiên sơ thẩm đã có. Chế độ chắc chắn cũng biết rõ. Nhưng vấn đề là tại sao vẫn y án?

Cả nhà báo và luật sư đều thất bại

FB Điệp Hoàng

13-7-2018

Đó là tôi nói với trường hợp Đặng Văn Hiến, người vừa bị tuyên án tử hình bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật ngay lập tức.

Nửa thế kỷ đi tìm

FB Luân Lê

13-7-2018

Tựa đề bài báo là: Dành cả tuổi thanh xuân đi đòi đất. Có gây cho ta một cảm xúc nào đó hay không?

Bao nhiêu hộ dân ở Thủ Thiêm cũng đã phải trải qua những khổ ải cùng cực trong vòng gần 20 năm mà vẫn chưa thấy chút hy vọng nào.

Hiến cần được sống

FB Trương Châu Hữu Danh

13-7-2018

Khi tiếng súng Đăk Nông vang lên giữa rừng sâu, tối hôm đó, 23.10.2016, tôi có mặt ở Đăk Nông. Nhưng trời mưa, đường lầy, tôi không thể vào rừng mà quày ngược về Đồng Phú, Bình Phước, để tìm vào làng của những nạn nhân.

Những điều tốt đẹp

FB Mai Quốc Ấn

13-7-2018

Hôm nay, em trai Đặng Văn Hiến gọi cho tôi. Anh ấy cảm ơn những nỗ lực của tôi đối với Hiến và các nạn nhân của công ty Long Sơn trong vụ nổ súng Đak Nông và xin tôi lời khuyên. Đại ý dân làng nơi Đặng Văn Hiến từng cư ngụ muốn ra Hà Nội để nộp đơn đến văn phòng Chủ tịch nước xin ân xá miễn án tử cho Hiến.

Tự vệ, phản kháng và cách mạng

FB Võ Xuân Sơn

13-7-2018

Đặng Văn Hiến bị công an dẫn ra cổng sau, rời khỏi phòng xử án. Ảnh: Trần Lộc/ Zing

Xét trên góc độ giết người phải đền tội, và duy trì trật tự xã hội, thì hành vi bắn chết 3 người của ông Đặng Văn Hiến là đáng phải nhận mức án cao nhất. Không có gì có thể bào chữa cho hành vi giết nhiều người như vậy.

Một xã hội bị khổ sai hóa (Phần 1)

GS Lê Hữu Khóa

13-7-2018

Khổ sai hóa luôn trùng kiếp với nô lệ hóa và bần cùng hóa

Các ngữ pháp

Khổ sai đưa ra hai chỉ bảo để định nghĩa ngữ pháp này: thứ nhất nạn nhân cam nhận cảnh tù đày ngay trong xã hội và trong tâm trí; thứ nhì quá trình ngục hóa các nạn nhân này là vô hạn định. Như vậy, khổ sai hóa là một ngữ pháp tới từ một động từ, qua đó các nạn nhân không bị bỏ tù, mà bị đày đọa trong cảnh tù đày ngay qua các sinh hoạt cá nhân, gia đình, tập thể, cộng đồng giữa xã hội mà mình đang sống, và luôn phải chịu đựng các áp lực, các cưỡng chế, các vòng vây, ở tư thế không chọn lựa được, không vượt thoát được. Có ít nhất ba quá trình để nhận diện hiện tượng xã hội này:

Không có giới hạn nào cho cái sự hèn hạ của công an

FB Phạm Đoan Trang

13-7-2018

Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ảnh: internet

Tháng 6/2013, khi còn là tù nhân lương tâm, ông Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực ở trại giam số 5 (Thanh Hoá). Chưa đầy một tháng sau, đến lượt blogger Điếu Cày tuyệt thực ở trại Thanh Chương (Nghệ An). Trong cả hai vụ, cách hành xử của đám cán bộ, công an, quản giáo nhà sản đều hệt như nhau:

Một mặt, chúng cho đàn dư luận viên rống lên trên các trang mạng, thậm chí cả trên tivi, rằng làm gì có chuyện ấy, có ai tuyệt thực đâu. Ví dụ như một tay bác sĩ kiêm công an ở trại giam số 6 từng nói Điếu Cày vẫn “ăn uống bình thường”, “vui tươi” và được “ở một phòng rộng mệnh mông, có tivi, có đầy đủ các loại” ngay cả trong thời điểm ông Điếu Cày tuyệt thực đã đến hồi nguy hiểm cho tính mạng.

Tuyên bố về bản án tử hình ông Đặng Văn Hiến

13-7-2018

Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 12-7-2018 đã quyết định y án tử hình đối với ông Đặng Văn Hiến trong vụ án xả súng để giữ đất tại tỉnh Đắk Nông. Tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra ở trụ sở Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông, hội đồng xét xử tuyên bố giữ nguyên bản án tử hình dành bị cáo Đặng Văn Hiến về “tội giết người”. Các bị cáo khác, tuy nhiên, được giảm hình phạt, như Ninh Viết Bình từ 20 năm xuống 18 năm, Hà Văn Trường từ 12 năm còn 9 năm và Đoàn Văn Diện từ 9 tháng tù giam thành hưởng án treo.

“Con đã ăn lại chưa?” – “Tôi có quyền được nói”

FB Trịnh Kim Tiến

13-7-2018

Bà Nguyễn Tuyết Lan, thân mẫu của Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ảnh: FB Trịnh Kim Tiến

“Họ tưởng là con lục đồ ăn đó hả, không có đâu. Con chỉ sắp xếp lại đồ đạc thôi. Tưởng đặt máy quay, quay lén con mà ngon”. Quỳnh nói với mẹ.

Đến hôm nay Quỳnh vẫn đang tuyệt thực.

Lòng tôi mong mọi việc đã được giải quyết và chị đã ăn trở lại. Đi thăm chị, tôi chỉ mong được nghe những tin an lành, muốn cô Lan không khóc. Nhưng điều đó tôi rõ là không thể xảy ra với người như chị trong ngục tù Cộng Sản. Người phụ nữ mạnh mẽ quá thể.

Chị bước từng bước liêu xiêu nhưng ngữ điệu thì vẫn đanh thép đáng nể. Cô Lan nói với tôi chị xanh lắm, gầy rộc đi, hai má hóp lại. Thấy dáng vẻ chị vậy, cô biết là chị chưa ăn lại đâu, nhưng cô tự gạt mình là không phải thế. Cô hỏi chị: “Con à, con đã ăn lại chưa?”. Quỳnh nhìn cô, lắc đầu: “Họ vẫn ngược đãi con mẹ à, con không ăn đâu, con cho hết đồ rồi. Mẹ mang đồ về đi và đừng gửi cho con nữa. Con cũng không ký nhận đồ bưu điện đâu”. “Con mong mọi người tôn trọng ý kiến của con” chị Quỳnh nói với mẹ.

Yêu nước và ngu dốt

FB Thái Bá Tân

13-7-2018

Yêu nước và ngu dốt
Là đặc tính đám đông.
Cộng sản lợi dụng nó
Để đi tới thành công.

Giờ thế kỷ hăm mốt,
In-tơ-net vù vù,
Nhưng đám đông vẫn thế,
Vẫn yêu nước và ngu.

Sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Pompeo, Việt Nam đưa người Mỹ bị đánh đập và giam giữ ra xét xử

ABC News

Tác giả: Conor Finnegan

Dịch giả: Trúc Lam

12-7-2018

Will Nguyễn trong một bức ảnh không ghi ngày của gia đình đưa ra. Nguồn: Vitoria Nguyễn

Việt Nam đã ra lệnh đưa một người đàn ông Mỹ – bị cảnh sát đánh đập và hiện bị giam giữ suốt cả tháng – ra xét xử, ngay cả sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo lên tiếng về vụ việc của anh trong chuyến thăm ở đó tuần này.

Rung cây dọa khỉ – Tự kỷ ám thị

Phạm Trần

12-7-2018

Mặt trận tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã lầm vào mê hồn trận của Luật An ninh mạng khi Ban Tuyên giáo đảng chỉ biết rung cây dọa khỉ.

Trước hết hãy bàn về mối lo âu của Ban Tuyên giáo đảng khi Luật An ninh mạng (ANM) được chuẩn bị đi vào cuộc sống từ ngày 01/01/2019.

Trao đổi với cử tri Biên Hòa ngày 20/06/2018, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhìn nhận: “Hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh tạo ra môi trường ảo, tuy là ảo nhưng lại là thật. Vấn đề an ninh mạng là vấn đề rất quan trọng, việc ra đời luật An ninh mạng là để điều chỉnh các mối quan hệ trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân, xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật”. (Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV).

Nói thế vì ông Thưởng không thể nói khác trong khi ai cũng biết Luật ANM, được Quốc hội chấp thuận ngày 12/06/2018 và đã được ban hành ngày 09/07/2018, chỉ nhằm khóa miệng dân, tiêu diệt quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và vi phạm quyền được tiếp cận thông tin của người dân đã quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin…

Những ngăn cấm trong Luật ANM và trừng phạt vi phạm theo Bộ Luật hình sự (LHS), sửa đổi ngày 20/06/ 2017 đã ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, là bằng chứng phơi bầy chủ trương dùng Luật do mình tự viết để giúp Đảng duy trì chế độ độc tài. Nhưng người đứng đầu ngành tuyên truyền để bảo vệ đảng, Võ Văn Thưởng, vẫn chối biến Luật ANM không có cạm bẫy gì.

Ông ta nói: “Phải khẳng định rằng ra luật An ninh mạng hoàn toàn không có chuyện vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm, chính kiến của công dân. Mà ngược lại còn tạo điều kiện thực hiện quyền này theo quy định của pháp luật. Ai cũng có quyền bày tỏ ý kiến nhưng chúng ta phải theo quy định của pháp luật, không phải chúng ta nói tự do rồi muốn làm gì thì làm. Mà có quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ giữa công dân với công dân, giữa công dân với xã hội, giữa công dân với Nhà nước”-  (VOV, 20/06/2018)

Nhưng “theo quy định của pháp luật” là luật nào? Nếu đó là Luật ANM và LHS là ngụy biện Cộng sản. Trong bất kỳ quốc gia nào, không phải có tự do là được phép vi phạm pháp luật. Nhưng tự do ở các nước dân chủ là thứ tự do có thượng tôn luật pháp. Mọi người, từ dân tới lãnh đạo, đều bình đẳng như nhau và không ai được hưởng đặc quyền đặc lợi trước tòa án.

Ngược lại, ở các nước độc tài, nhất là độc tài Cộng sản như Việt Nam, luật pháp chỉ nằm trong tay kẻ cầm quyền và phe nhóm. Quan tòa ở Việt Nam, như đã chứng minh trong quá khứ và hiện nay, là thành phần tham nhũng quyền lực và địa vị vì chỉ biết xử bị cáo chính trị theo lệnh nhà nước, nhất là đối với những người tranh đấu đòi dân chủ và tự do.

Con số trên 100 tù nhân lương tâm và chính trị đang bị giam cầm, đánh đập trong các nhà tù Cộng sản Việt Nam, trong đó có hai phụ nữ can trường Nguyễn Ngọc Như Qùynh (Mẹ Nấm) và Trần Thị Nga là một bằng chứng của những phiên tòa luật rừng của nhà nước CSVN.

BỐI RỐI – CHẠY QUANH

Vì vậy, khi bị các Tổ chức Nhân quyền, Tôn giáo và các nước dân chủ lên tiếng chỉ trích, Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ biết chối quanh nói rằng: “Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm, không có việc những người bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ. Như ở tất cả các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, những hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng pháp luật”.

Nhưng lời nói quanh co ngày 05/04/2018 của Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, vẫn không thay đổi được bộ mặt vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam vì chẳng ai tin lời bà Hằng nói.

Vì vậy, khi đã bị “một sự bất tín, vạn sự bất tin” nên ngành Tuyên giáo của đảng cũng thất bại trên mặt trận tuyên truyền giả mạo.

Tình trạng bối rối này đã được nhìn nhận bởi ông Võ Văn Thưởng tại Hội nghị sơ kết công tác tuyên giáo ngày 09/07/2018 tại Hà Nội.

Ông Thưởng nói: “Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng chính trị, dư luận xã hội có việc chưa kịp thời; sự phối hợp, hỗ trợ giữa các ban, bộ, ngành với Ban Tuyên giáo Trung ương trong cung cấp, định hướng thông tin và chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa còn có việc, có lúc chưa chặt chẽ, nên chưa làm tốt công tác tuyên truyền. Công tác nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội, nhất là một số vấn đề phức tạp nảy sinh còn chậm, việc phản ánh, báo cáo và định hướng thông tin chưa kịp thời, công tác tuyên truyền chưa chủ động, chưa đáp ứng nhu cầu và trình độ ngày càng cao của nhân dân, phương pháp chưa thực sự phù hợp”. (TTXVN, ngày 09/07/2018).

Song song với những tuyên bố của ông Thưởng là hàng loạt bài viết bênh vực và ca tụng Luật ANM xuất hiện trên các báo dòng chính như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và hai cơ quan VOV và TTXVN v.v…

Dưới cái tựa “Tỉnh táo, chủ động trước tin tức bịa đặt, sai sự thật”, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng hồ hởi viết rằng: “Số liệu thống kê từ chương trình đánh giá về an ninh mạng năm 2017 của BKAV cho biết: 63% người dùng ở Việt Nam thường xuyên đọc tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó có 40% là nạn nhân hằng ngày. Ðây là số liệu thống kê cần được quan tâm, nhất là trong điều kiện các loại tin tức giả mạo do thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn thường xuyên gieo rắc trên internet (in-tơ-nét) nhằm đầu độc người nhẹ dạ, cả tin hoặc kích động những ai vì nhận thức cảm tính mà dễ bức xúc, tự đẩy mình tới hành vi vi phạm pháp luật…”. (Nhân Dân, ngày 03/07/2018)

Nhưng BKAV là của ai và số liệu của BKAV có khả tín không? BKAV là tên viết tắt của Bach Khoa AntiVirus, và tên Bách Khoa được lấy từ Đại học kỹ thuật Bách khoa Hà Nội, do chuyên viên điện tử Nguyễn Tử Quảng, tốt nghiệp từ trường này thành lập.

Ông Nguyễn Tử Quảng cũng là người sáng lập ra Bách Khoa Internetwork Security center (BKIS), một công ty an ninh mạng hàng đầu của Việt Nam.

Vậy liệu Công ty BKIS và BKAV có là một bộ phận của nhà nước Việt Nam hay chỉ là công ty tư nhân hợp tác với chính quyền CSVN không phải là điều quan trọng. Chỉ biết rằng những số liệu của ông Quảng công bố và được báo Nhân Dân của đảng chốp lấy tuyên truyền cũng chẳng thuyết phục được ai.

Có chăng thì cũng chỉ là trò rung cây dọa khỉ của báo Nhân Dân để hù họa những người đang sử dụng Internet ở Việt Nam.

Để phụ họa với BKAV, Nhân Dân viết tiếp: “Cùng với việc tự sản xuất tin tức bịa đặt, sai sự thật, BBC, VOA, RFA và một số địa chỉ chống phá Việt Nam còn thường xuyên khai thác loại tin tức này từ internet, đặc biệt là mạng xã hội. Phải nói rằng càng gần đây, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã biến internet, cụ thể là mạng xã hội, thành nơi truyền tải tin tức giả mạo mục đích mà họ trông đợi là những thông tin này sẽ gây hoang mang, nghi ngờ, gieo mầm và hướng sự bức xúc vào vai trò lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, nhằm tác động và lũng đoạn niềm tin xã hội, đẩy tới hành vi chống đối”.

LO BỊ LẬT ĐỔ

Ngoài Nhân Dân cón có báo Quân đội Nhân dân (QĐND) cũng viết nhiều bài giải thích “vì sao Việt Nam cần phải có Luật An ninh mạng?”

QĐND ngày 09/07/2018 viết: “Khác với các thời kỳ lịch sử trước, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ biên cương, bảo vệ vùng đất, vùng trời, vùng biển của đất nước, ngày nay, bảo vệ Tổ quốc còn phải bảo vệ không gian điện tử của Tổ quốc. Thực tế cho thấy từ khi internet, mạng xã hội ra đời đến nay đã từng diễn ra việc lợi dụng internet, mạng xã hội để tập hợp lực lượng, kích động biểu tình, gây rối, kêu gọi lật đổ chính quyền. Ngày nay, các thế lực thù địch đã có thêm một phương thức mới để chống phá nhà nước, đó là sử dụng internet, mạng xã hội để tấn công cơ quan, tổ chức, thậm chí còn có thể gây bạo loạn, lật đổ chế độ xã hội….Vì vậy, Nhà nước Việt Nam cần có chế tài nghiêm minh đối với tội phạm mạng là điều hết sức cần thiết”.

Lời cáo buộc những cuộc biểu tình bất bạo động của hàng ngàn người dân khắp Việt Nam trong các ngày 10, 11 và 17 tháng 06/2018 chống Luật ANM của QĐND cũng như dọa dẫm của Nhân Dân chỉ lấy được lòng tin của mọi công dân Việt Nam nếu họ chứng minh được rằng Luật này sẽ không đàn áp quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng và tôn trọng quyền được thông tin như Hiến pháp 2013 đã minh thị.

Công đạo

FB Mai Quốc Ấn

12-7-2018

Các bị cáo đang bị công an dẫn giải vào tòa. Ảnh: Dân Trí

Phiên tòa phúc thẩm đang xử Đặng Văn Hiến – nhân vật của tôi – người tôi đã đưa ra đầu thú sau khi nổ súng ở Đak Nông vì bị cướp đất. Là một người viết, tôi không viết, tác động đến ai những gì can thiệp đến tính khách quan trước khi phiên tòa diễn ra 1 ngày, đúng nguyên tắc khách quan của người cầm bút.

Chết cho quê hương mình

FB Đỗ Cao Cường

11-7-2018

Thật buồn vì sự thờ ơ, vô cảm của lãnh đạo UBND xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội mà bà Cao Thị Thỏa phải đi ở nhờ, ra đường nhặt rác. Giữa trưa nắng chang chang, hai chị em dắt tay nhau lên ủy ban đòi nhà mà người ta lại cúp điện phòng tiếp dân, khiến cho bệnh tim của em gái bà Thỏa tái phát, huyết áp tăng 180/100 mmHg, suýt nữa thì lăn đùng ra chết, một cái chết đau đớn và đầy oan ức, ngay trong UBND xã Tân Triều.

Giáo sư Trần Ngọc Ninh và ước vọng Duy Tân

Ngô Thế Vinh

11-7-2018

“Tôi mơ về một nước Việt Nam hoà bình, tân tiến trên nền tảng của những giá trị tinh thần mà lịch sử đã nhồi vào nền văn hiến của nước ta. Cả cuộc đời xã hội của tôi là để đóng góp vào sự ước mong ấy” – Trần Ngọc Ninh, Ước Vọng Duy Tân, 2012

Quyền riêng tư của trẻ em Thái được bảo vệ qua việc giải cứu đội bóng Lợn Hoang

FB Đào Tuấn

11-7-2018

Không một bức ảnh đội bóng Lợn Hoang sau giải cứu bị lọt lên báo chí. Không một câu phỏng vấn nào được thực hiện. Không chi tiết đời tư bị tiết lộ. Và không cả bằng khen nào được trao tặng- đương nhiên.

Bàn với Thành ủy Sài Gòn hai chữ “đột phá”

Nguyễn Khắc Mai

11-7-2018

Đọc báo Tuổi Trẻ mấy ngày gần đây, thấy Thành uỷ Sài Gòn họp bàn về 7 “cái” đột phá. Vào hôm khai mạc báo đưa tin: Tìm giải pháp đột phá cho Thành phố. GS Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư TP nói: Ý nghĩa kép của hội nghị là tìm giải pháp đột phá cho TP trong nửa nhiệm kỳ còn lại.

Luật an ninh mạng rồi có sao không?

Mạc Văn Trang

11-7-2018

Hôm qua một ông Giáo sư quen biết gọi điện hỏi thăm và khuyên bảo:

– Này, chính quyền nó ra cái luật ANM thì facebook có còn không?

– Chắc họ muốn dẹp cả Internet, vì nó làm họ mất độc quyền thông tin, tuyên truyền. Người ta than “Trời đã sinh ra cộng sản, sao còn sinh ra Internet”! Người ra Luật ANM chắc muốn đuổi cả Google lẫn Facebook để dùng mấy nhà mạng của Trung cộng luôn. Nhưng không may cho họ là dân ta không chịu đâu, và những cam kết trong các Hiệp định quốc tế cũng không cho phép họ muốn cấm gì thì cấm!

Vụ án đến gần nửa đêm

FB Luân Lê

11-7-2018

Sinh viên Trần Hoàng Phúc. Ảnh: internet

Hôm qua khi tôi bào chữa, đến phần đề nghị, tôi dẫn điều 359 BLTTHS 2015 để đề nghị Hội đông xét xử phúc thẩm huỷ án sơ thẩm, tuyên các bị cáo vô tội và đình chỉ vụ án, thì vị thẩm phán chủ toạ tỏ ra bất ngờ và bảo rằng không có việc huỷ án và tuyên bị cáo không phạm tội nên đề nghị luật sư đọc lại luật, tôi không tỏ ra ngạc nhiên nhưng vẫn đề nghị Chủ toạ đọc lại điều luật tôi vừa nêu thay vì nói điều đó.

Chủ toạ thường muốn ngắt lời luật sư và các bị cáo. Đặc biệt phần tôi nêu 6 điểm bất hợp pháp và bất ổn về chứng cứ buộc tội (tố tụng) và vấn đề kết luận giám định đã làm thay các cơ quan tiến hành tố tụng để kết tội bị cáo vì các giám định viên này tự mình đánh giá và phán xét mặt khách quan của hành vi được nêu ra trong chính điều luật dang xét xử, đây là sai lầm nghiêm trọng về mặt học thuật pháp lý. Và vị chủ toạ thường cắt ngang và muốn làm gián đoạn việc bào chữa của tôi. Vì trong một vụ án hình sự thì chứng cứ là vấn đề quan trọng nhất trong mọi vấn đề cả về buộc tội lẫn gỡ tội, bởi chì cần “không đủ” chứng cứ buộc tội thì sẽ tuyên vô tội hoặc chỉ cần “một chứng cứ” ngoại phạm thì cũng có thể chứng minh bị cáo không có tội.

Sau 43 năm Việt Nam “ra ngõ gặp triết gia”?

Kông Kông

10-7-2018

Ông Hạ Đình Nguyên. Ảnh trên mạng

Tôn trọng người vừa qua đời đã trọn tuần, tôi xin được trao đổi tiếp với một số ý kiến bên dưới bài viết “Hạ Đình Nguyên có là J.P. Sartre VN?” trên trang chính Tiếng Dân cộng thêm vài suy nghĩ.

Thưa, hôm 4/7/2018, vừa sau khi đọc xong bài của ông Lê Phú Khải, tôi viết ngay đôi điều. Xong, gửi đăng ngay trước khi lo việc hàng ngày. Nội dung như tựa đề. Không đi xa hơn.