Điệp vụ Văn hoá

FB Ngô Nguyệt Hữu

27-3-2017

Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có công văn gửi Ban Tuyên giáo Trung ương xung quanh đoạn phim tuyên truyền cho dã tâm xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc nhan đề “Điệp vụ biển đỏ”, công văn có đoạn:

Trong những ngày qua, dư luận thông tin rằng bộ phim “Điệp vụ biển đỏ” có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo. Trên thực tế, 36 giây cuối, phim thể hiện tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông và thấy một vài chiếc tàu từ xa, hình dáng những chiếc tàu này không rõ nét; loa từ tàu Trung Quốc phát ra: ‘Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay’.

Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo”.

Trước đó, bà Lý Phương Dung – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, mạnh mẽ quy kết.

Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim tập trung vào 2 nội dung nêu trên như quy kết.

Theo đó, bài viết mang tính suy diễn chủ quan, kích động, kéo theo một số bài trên các báo khác, gây ra nhiều thông tin trái chiều, sai lệch trong dư luận, đồng thời tạo ra những tác động tiêu cực trong xã hội”.

Trang Zing, dịch lời của Bộ Quốc phòng Trung Quốc về bộ phim này và bình thêm, như sau:

Trong đoạn cuối phim, còn có cảnh tàu tuần tra hải quân Trung Quốc trên vùng biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông), trục xuất tàu lạ nước ngoài tự ý xâm nhập vào khu vực quần đảo Nam Sa và các đảo đá liên quan: ‘Hãy lập tức rời khỏi đây’,” bài viết mô tả.

“Quần đảo Nam Sa” là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thời gian qua, Trung Quốc đã bồi lấn phi pháp và triển khai vũ khí trên 7 đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành vi của Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế lên án là đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực”.

Hoàng Sa của chúng ta bị Trung Quốc cưỡng đoạt từ năm 1974, cho đến giờ vẫn là nỗi đau của dân tộc. Năm 1988, Trung Quốc chiếm thêm một phần cụm đảo Trường Sa của nước mình.

Vậy mà, những người nhân danh quản lý văn hoá lại âm thầm trở thành điệp viên văn hoá để phục vụ cho mưu đồ của bọn người phương Bắc.

Không những vậy, thay vì phải nhận lỗi rút kinh nghiệm, sửa sai thì họ còn lợi dụng vị trí để mạnh miệng quy chụp, ngậm máu phun người những cá nhân phản đối.

Loại ấy, có thể xếp vào thành phần Việt gian, phản bội lại quốc gia vậy!

____

Ảnh: internet

Ảnh từ trái qua, trên xuống:

– Ông Đỗ Duy Anh – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh
– Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – biên kịch
– Ông Vũ Xuân Hưng – NSƯT, nhà biên kịch, đạo diễn 
– Bà Lý Phương Dung – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh
– Bà Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục Điện Ảnh
– Ông Nguyễn Hữu Thức – Vụ trưởng Vụ Văn hóa – Văn nghệ Ban Tuyên giáo TƯ
– Ông Nguyễn Danh Dương – giám đốc trung tâm chiếu phim QG

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây