Đang chống tham nhũng hay đang tham nhũng quyền lực?

Đỗ Ngà

11-8-2020

Khi nói đến tham nhũng, người ta thường nghĩ ngay đến việc quan chức dùng quyền lực để để vơ vét vật chất. Thế thì câu hỏi đặt ra là, cũng là vơ vét, nhưng người ta không vơ vét vật chất nhưng vơ vét quyền lực thì đó có gọi là tham nhũng không?

Bão tố, cột điện và “ơn đảng”

BTV Tiếng Dân

Cơn bão số 5 có tên Noul đi qua các tỉnh miền Trung, để lại một số thiệt hại về nhân mạng và tài sản ở các tỉnh này, đồng thời cũng phanh phui vấn đề mà người dân đã lên tiếng từ lâu, đó là vấn nạn “ăn bớt, ăn xén” khi thi công các công trình công cộng.

Cập nhật tin “đốt lò” ở miền Nam

BTV Tiếng Dân

VietNamNet có bài phỏng vấn một số đảng viên lão thành và cử tri thành Hồ: Khởi tố ông Tất Thành Cang cho thấy ‘không có vùng cấm’ trong chống tham nhũng. Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nhận định, “việc khởi tố, bắt giam ông Tất Thành Cang cho thấy việc chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước không có vùng cấm, không trừ một ai. Đó là cách làm rất được lòng dân. Ai có tội thì phải xử, có công thì thưởng”.

Cuộc cách mạng ruộng đất rơi vào bế tắc

Blog RFA

VietTuSaiGon

16-4-2021

Trước đây chưa đầy mười năm, tôi dự đoán tại Việt Nam sẽ có một cuộc cách mạng nông điền, và tin rằng cuộc cách mạng này sẽ làm thay đổi cục diện chính trị quốc gia. Sau dự đoán của tôi vài năm, có những bước ngoặt về ruộng đất, từ gia đình anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng cho đến rất nhiều gia đình chính thức trở thành dân oan (một bước dẫn nhập cách mạng) ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, công viên Lý Tự Trọng, Hà Nội.

Trạng chết Chúa cũng băng hà!

Mai Bá Kiếm

15-7-2021

Ông Nguyễn Văn Lợi từ Bình Phước về làm bí thư Bình Dương, thì số phận của cựu bí thư Trần Văn Nam đã an bài. Có lẽ người vui nhất là ông Nguyễn Hồng Khanh – cựu bí thư thị xã Bến Cát!

Tô Lâm với Thánh Rắc Muối

Hoàng Dũng

4-11-2021

Video trên tài khoản tiktok của nusr_et cho thấy Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đang dùng bữa tối trong một nhà hàng của Thánh Rắc Muối Nusret Gökçe, người Thổ Nhĩ Kỳ.

Cửu vạn Đỏ

Lý Trần

12-1-2022

“Cửu vạn” là một quân bài mang dáng của người khuân vác trong trò chơi bài dân gian cổ. Do vậy, người làm việc khuân vác thường được gán cho cái tên này. Khuân vác cũng là một nghề như các nghề khác, kiếm sống lương thiện bằng sức lực của chính mình.

Sướng nhất là dân!

Lê Huyền Ái Mỹ

18-5-2022

Trước, phải ngày thứ Sáu mới có “thông cáo báo chí”, nay thứ Tư đã xổ ngang xổ dọc trên màn hình, cảnh cáo có, khai trừ đảng có, cách hết chức vụ trong đảng có, chưa kể, đề nghị Bộ chính trị kỷ luật ông bộ trưởng đương nhiệm trong khi 2 ông nguyên thứ trưởng đang ở tòa với “mức án không mang thêm đau khổ”.

“Hút máu” dân mùa đại dịch, lãnh đạo Đà Nẵng kéo nhau đi xin Tổng Bí thư tha tội?

Trần Kỳ Khôi

21-6-2022

Chiều ngày 20-6-2022, Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam Tôn Thất Thạnh, giám đốc CDC Đà Nẵng và hai nhân viên dưới quyền, với tội danh “Tham ô tài sản”. Như vậy, đến thời điểm này, vụ án mà dư luận xã hội chờ đợi nhất, liên quan đến test kit Việt Á với các tội danh nghiêm trọng “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; “Đưa hối lộ, nhận hối lộ” và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, dính đến các quan chức Đà Nẵng, vẫn chưa được khởi tố.

Hãy công bằng với nhân dân

Lưu Trọng Văn

31-12-2022

Vì sao có không ít người tỏ ra cảm mến Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, và tỏ ra luyến tiếc sự ra đi của hai ông?

Leo lên được chức đó thì nó không hiền đâu em!

Chu Mộng Long

18-4-2023

Thật ngây ngô khi có nhiều trí thức tỏ ra tiếc nuối cho tài năng Nguyễn Quang Tuấn bị sa lưới pháp luật. Một tài năng được đi du học ở nước ngoài, được đánh giá như là… nếu không có ông ta, nhiều người sẽ chết vì tim mạch! Nhiều người còn chiêu tuyết cho tài năng, rằng thì là, làm quan trong cơ chế này ai cũng phải tham nhũng. Cơ chế mà họ nói không chỉ là cơ chế chung mà cụ thể ở đây là cơ chế thầu trang thiết bị y tế.

Xử án vụ “Chuyến bay giải cứu”: Phân chia lại tiền xương máu của người “Việt Kẹt”

Blog RFA

Gió Bấc

20-7-2023

Đại án “chuyến bay giải cứu” thực chất là vụ tham nhũng táng tận lương tâm, lợi dụng tình thế nguy khốn của người “Việt Kẹt” (người Việt kẹt ở nước ngoài trong mùa dịch) theo hệ thống. Quan chức bốn bộ và cả Văn phòng Chính phủ, cùng với lãnh đạo địa phương “tạo điều kiện” cho các doanh nghiệp tổ chức hàng ngàn chuyến bay combo với giá cao ngất trời xanh.

Chạy chức (Kỳ 1)

Phạm Đình Trọng

20-11-2023

1. Trong những người đứng đầu đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam thì ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng là người riết róng nhất về công tác cán bộ, rao giảng cao giọng nhất về đòi hỏi làm gương của người lãnh đạo, dạy bảo nhiều nhất về chọn lọc, đề bạt quan chức trong bộ máy nhà nước, hội họp nhiều nhất với hai cơ quan tối cao của đảng là bộ Chính trị và ban Bí thư về đội ngũ cán bộ lãnh đạo và ban hành dồn dập nhất những quyết định, chỉ thị, qui định về đội ngũ quan chức lãnh đạo đảng và nhà nước.

Chống tham nhũng bằng chữ “nhân”?

Trương Nhân Tuấn

14-2-2024

Hôm qua coi trực tiếp trên Kênh YouTube của VOA nói về chủ đề “chống tham nhũng bằng chữ nhân“. Chương trình rất thú vị, bà con ai chưa coi thì nên coi để biết:

Luật nhân quả!

Mai Bá Kiếm

3-4-2024

“THÔI THÔI BÀ ĐÃ LỞ ĐÒ, THÌ BÀ ĐỨNG ĐÓ CHỚ ĐỪNG MÒ XUỐNG SÔNG! RỦI MÀ GẶP CÁ LÒNG TONG, NÓ RỈA CÒN NGẠO CÔNG NƯƠNG SI TÌNH!” Đó là đoạn kết câu 6 của bản vọng cổ, mà Hề Minh trong vai đầy tớ can ngăn “công nương” của mình bị người tình phụ và định quyên sinh.

Bình luận về việc kỷ luật ông Lê Thanh Hải

Tâm Chánh

15-5-2024

Kỷ luật ông Hai Nhựt phụ thuộc vào cách Trung ương nghị sự

Ông Hai Nhựt bị kỷ luật ở mức nào ít phụ thuộc vào việc trung ương thống nhất về mức độ “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” hay “đặc biệt nghiêm trọng” với trách nhiệm của ông ấy. Mà có lẽ nó phụ thuộc nhiều hơn vào việc trung ương muốn bầu ai vào các ghế quyền lực đang trống.

Vụ bắt ông Trầm Bê: Sẽ còn ai nữa?

BBC

1-8-2017

Ông Trầm Bê, nguyên phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank bị bắt liên quan đến vụ án Phạm Công Danh, Ảnh: báo TT

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) vừa ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trầm Bê, nguyên phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank,

Cũng bị khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng là ông Phan Huy Khang, nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank.

Hà Nội ‘chống tham nhũng’: Cựu Thống đốc Ngân hàng là mục tiêu mới

Người Việt

7-8-2017

Ông Nguyễn Văn Bình. (Hình: Tuổi Trẻ)

VIỆT NAM (NV) – Dường như đèn xanh đã sáng và cuộc tấn công đã bắt đầu nhắm vào ông Nguyễn Văn Bình, cựu Thống đốc Ngân hàng (2011 – 2016), giờ là Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng CSVN.

Trong hai ngày 7 và 8, tờ Tuổi Trẻ liên tục giới thiệu ý kiến của hàng loạt cá nhân, đại diện cho nhiều giới, kể cả công an, phân tích và đề nghị phải truy cứu trách nhiệm những cá nhân đã gây ra hàng loạt vụ đổ vỡ trong lĩnh vực tín dụng – ngân hàng.

Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 3) – Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

14-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao và kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam

Được cấp 1 số đăng ký, loại thuốc đó có thể được nhập hàng chục, hàng trăm tấn vào thị trường Việt Nam không bị bất cứ hạn chế nào. Hàng trăm loại thuốc và nguyên liệu thuốc đã được Thanh tra Bộ Y tế phát hiện là đã được cấp số đăng ký lậu.

Tuy câu chuyện xảy ra hơn 10 năm rồi nhưng đến giờ vẫn còn mang tính thời sự. Thời sự ở chỗ, mặc dù đã có kết luận thanh tra, nhưng hàng trăm loại thuốc đó vẫn tiếp tục tràn vào Việt Nam không hạn chế số lượng và những kẻ bất chấp luật pháp, bất chấp sức khỏe của nhân dân cho đến giờ vẫn được coi là vô tội…

Số phận của Bình có khác Thăng?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

13-9-2017

Nguyễn Văn Bình, hình chụp năm 2016. Nguồn: Reuters

Nguyễn Văn Bình – cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam và được tạp chí Global Finance có uy tín quốc tế về phân tích tài chính liệt vào “một trong 20 thống đốc có thành tích điều hành tệ nhất trên thế giới” vào năm 2012 – có phải chịu “một số phận vinh quang và cay đắng” như Đinh La Thăng hay không, đây vẫn là một dấu hỏi rất lớn cho tới thời điểm này.

Cửa thoát mong manh

Trong khi số phận của Đinh La Thăng đã trở nên rất chông chênh từ tháng Chín năm 2016 khi Bộ Công an bắt Vũ Đức Thuận là trợ lý của Thăng, và số phận này đã chính thức an bài vào cuối tháng Tư năm 2017 khi Tổng bí thư Trọng bật đèn xanh cho Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố kết luận kiểm tra vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với trách nhiệm chính thuộc về ông Thăng, thì đương kim Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình lại được báo giới nhà nước ưu ái không đả động gì, cho dù vào thời gian đó đã xảy ra hàng loạt vụ ra tòa của hai đại án Phạm Công Danh – Ngân hàng Xây Dựng – và Hà Văn Thắm – Ngân hàng Đại Dương.

Cũng vào thời gian trên, có dư luận cho rằng Nguyễn Văn Bình đã “thoát”.

Khách quan mà nói, có một cửa thoát cho ông Bình. Tại đại hội 12 vào đầu năm 2016 của đảng cầm quyền, cả Nguyễn Văn Bình và Đinh La Thăng đều bất ngờ lọt vào Bộ Chính trị, cho dù hai nhân vật này được nhiều dư luận khẳng định là người của “anh Ba Dũng”. Tuy nhiên sau đó, đường công danh của hai nhân vật này lệch hẳn nhau: Đinh La Thăng về “trấn” ở TP.HCM – một cứ điểm kinh tế – chính trị quan trọng hàng đầu ở miền Nam và ảnh hưởng cả một phần Trung Nam Bộ, nhanh chóng trở thành “sao” với tần suất xuất hiện trên báo chí dày đặc hơn hẳn các ủy viên bộ chính trị khác. Còn Nguyễn Văn Bình lại về Ban Kinh tế trung ương – một cơ quan đảng mà trong nhiều năm đã năm lần bảy lượt bị đảng đe dọa đóng cửa vì thực ra chẳng có tác dụng gì ngoài chuyện “định hướng” và trà lá nhậu nhẹt, về thực chất chẳng có thực quyền gì. Về đây, xem ra Nguyễn Văn Bình đã được “đá lên” và vĩnh viễn xa rời cái ghế thống đốc quyền lực của Ngân hàng nhà nước – địa chỉ có thể chi phối toàn bộ huyết mạch tín dụng và tài chính của nền kinh tế, kể cả thế giới ngầm. Về thực chất, Bình bị xem là “đã cháy”.

Hẳn đó là nguồn cơn mà Đinh La Thăng được Nguyễn Phú Trọng soi xét hơn nhiều trong chiến dịch “chống tham nhũng – thanh lọc nhân sự” của đảng. Vậy là Thăng “đi” trước.

Chỉ có cách “đi” là còn có vẻ gây khó hiểu. Hóa ra Tổng bí thư Trọng đã quyết định tạo ra một màn bi hài kịch: Đinh La Thăng được “luân chuyển” từ ghế bí thư thành ủy TP.HCM về làm phó ban kinh tế trung ương, hay nói cách khác là ông Trọng đã “nhốt quyền lực vào lồng” cả Bình chung với Thăng.

“Đi” như thế nào?

Ngay sau khi xảy ra kết quả “Trịnh XuânThanh đầu thú” ở Hà Nội vào cuối tháng Bảy cho dù Bộ Ngoại giao Đức tố cáo mật vụ Việt Nam đã ra tay bắt cóc Thanh, số phận Đinh La Thăng một lần nữa nổi sóng. Khi đó đã rộ lên tin đồn về việc ông Thăng không còn đi làm ở Ban Kinh tế trung ương mà bị quản thúc. Cùng lúc đó, một số tờ báo nhà nước bắt đầu làm “nhiệm vụ”: lần đầu tiên sau nhiều năm cấm khẩu, đặc biệt dưới thời Nguyễn Tấn Dũng còn là thủ tướng, giờ đây báo chí trở nên “dũng cảm” hơn nhiều để bắt đầu hé miệng về trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước khi để xảy ra quá nhiều sai phạm và tham nhũng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần. Dù chưa thấy nêu tên Thống đốc Nguyễn Văn Bình…

Nhưng căng thẳng và nguy hiểm là thấy rõ. Chỉ ít ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh “về”, một đại gia mà trước đó ít ai nghĩ là có thể bị hề hấn gì – Trầm Bê – đã bị Bộ Công an bắt. Trầm Bê lại được xem là người thân, thậm chí là “tay hòm chìa khóa” của “nhà anh Ba Dũng” và có mối quan hệ thân thiết không kém với Nguyễn Văn Bình.

Mạch truyện lướt nhanh và hấp dẫn hơn hẳn. Lần đầu tiên từ sau đại hội 12, Nguyễn Văn Bình dường như bị hất khỏi thế “an phận”, để cho dù có thực tâm an phận cũng đã muộn. Vấn đề đang trở thành ý đồ tái sắp xếp cả bàn cờ chính trị chứ không còn thuần túy là những vụ án lẻ tẻ và những cá nhân quan chức đơn lẻ, do vậy bất kỳ con cờ nào cũng có thể được những ý đồ tính toán nào đó móc xích lại với nhau, cho một vụ án chung. Thậm chí có thể dẫn đến một “phiên tòa lịch sử”.

Trầm Bê – nhân vật có thời được xem là “bất khả xâm phạm” và nghe nói đã từng thoát bắt bớ ít ra vài lần, khi đã bị bắt thật thì Nguyễn Văn Bình – nhân vật bị xem là phải chịu trách nhiệm về rất nhiều hậu quả trong các chiến dịch sáp nhập thâu tóm ngân hàng, mua lại ngân hàng với giá 0 đồng, điều hành thị trường vàng và đô la, gắn với nhiều dư luận về “trùm tài phiệt Bình Ruồi”… đương nhiên khó mà thoát.

Chỉ còn là chuyện Bình có “đi” như Thăng, hay sẽ khác Thăng.

“Dê tế thần”?

Vào đầu tháng 9/2017, một loạt quan chức cấp cao của PVN bị bắt, càng xác nhận khả năng Đinh La Thăng khó mà giữ được ghế ủy viên trung ương, ngay cả khả năng được “tại ngoại hậu tra” cũng khó.

Một tuần sau biến động “bắt PVN”, đến lượt một cựu quan chức Ngân hàng nhà nước – phó thống đốc Đặng Thanh Bình và là cấp phó trước đây của Nguyễn Văn Bình – bị khởi tố.

Chưa bao giờ Nguyễn Văn Bình lại “gần” với vòng tố tụng hình sự như lúc này. Dù cả hai đều là Bình, nhưng một khi Nguyễn Phú Trọng đã không còn muốn “giữ bình nguyên vẹn” nữa thì sẽ có những con chuột bị đập, thậm chí bị đập chết tươi.

Vào tháng 9/2017, tướng Lê Quý Vương – thứ trưởng bộ công an – bất chợt toát ra một phán ngôn hiếm có “đang giải quyết lợi ích nhóm, sân sau của thời kỳ trước”.

“Thời kỳ trước” là thời kỳ nào? Những gì mà tướng Vương đề cập về các vụ án tham nhũng đều rơi vào thời gian mà Nguyễn Tấn Dũng còn tại vị thủ tướng. Bộ sậu khi đó của Thủ tướng Dũng lại là những cái tên quá quen thuộc như Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Văn Bình, Đinh La Thăng, Trầm Bê…

Vào năm 2016, cũng tướng Lê Quý Vương đã chỉ như ấp úng về vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, và như thể “năn nỉ” Thanh về để được hưởng lượng khoan hồng của đảng và chính phủ.

Còn giờ đây, sau khi Thanh về thật, có vẻ vai trò ủy viên thường vụ trong Đảng ủy công an trung ương của Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu phát huy tác dụng. Những vụ bắt giam giới đại gia ngân hàng và quan chức dầu khí theo lệnh ông Trọng được thi hành nhanh hơn và rốt ráo hơn hẳn năm ngoái. Cũng có vẻ ông Trọng, sau một thời gian chật vật, đã bắt đầu “nắm” được ngành công an.

Giờ đây, số phận Nguyễn Văn Bình như đang gắn chặt với cảm xúc và những tính toán riêng của ông Trọng.

Nếu Đinh La Thăng đã từng trở thành mối đe dọa đối với Tổng bí thư Trọng trong trường hợp Thăng nắm được địa bàn TP.HCM – không chỉ là một trung tâm kinh tài mà còn như một “thể chế chính trị riêng”, Nguyễn Văn Bình có thể phần nào an toàn, được cho “rửa tội” ngay tại Ban Kinh tế trung ương nếu Bình vẫn chấp nhận vai trò trưởng ban ở đây mà không còn dám đoái hoài gì đến cái ghế ủy viên bộ chính trị.

Đã có bài học nhãn tiền đẹp như mơ. Ngay cả “Trai Kim Cự, gái Kim Tiêm; kẻ thì giết biển, ả chuyên giết người” mà còn được “cụ tổng” bỏ qua êm ái, dù bị dân chửi không còn thiếu từ nào…

Tuy nhiên như đã đề cập, không chỉ Đinh La Thăng đóng vai trò một “trục” mà cả Nguyễn Văn Bình cũng đặc trưng cho một “trục” khác – hai con đường này đều dẫn đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng mà Nguyễn Phú Trọng sẽ khó lòng bỏ qua. Bàn cờ chính trị cũng vì thế sẽ tùy thuộc phần lớn vào quyết định cuối cùng của ông Trọng.

Nếu đưa được Đinh La Thăng ra tòa và do đó có thể “rửa mặt’ trước Nguyễn Tấn Dũng, xóa được hình ảnh tổng bí thư phải rơi lệ tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012, không chừng Nguyễn Phú Trọng sẽ cảm thấy thỏa mãn mà “buông” Nguyễn Văn Bình.

Nhưng nếu Đinh La Thăng vẫn là chưa đủ, sẽ cần thêm ít nhất một “con dê” nữa phải chịu “tế thần”. Khi đó, không chỉ bị loại khỏi Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương, mà cách “đi” sắp tới của Nguyễn Văn Bình có khi cũng sẽ giống hệt Đinh La Thăng vào thời điểm hiện nay: “một đi không trở lại”.

Bộ Giao thông Vận tải!

FB Ngô Nguyệt Hữu

24-9-2017

Ông Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Internet

Vẫn biết Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa tiếp nhận Bộ Giao thông Vận tải với nhiều vấn đề, nhiều “di sản BOT” mà ông có lẽ không được chia phần… thế nhưng, cái lý do “không có tiền mua lại nên sẽ tính giảm phí” mà Bộ Giao thông Vận tải đưa ra để thoái thác trách nhiệm về trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) cho thấy sự bao che, bảo vệ cái sai của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).

Bí thư Đà Nẵng bị cách chức, ra khỏi Trung ương Đảng

BBC 

6-10-2017

Ông Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Xuân Anh bị Đảng Cộng sản cách chức bí thư Thành ủy Đà Nẵng, mất luôn cả vị trí ủy viên Trung ương Đảng.

Loan báo chính thức ngày 6/10 nói Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh, vì ông có những “vi phạm nghiêm trọng”.

Đây là kết quả từ buổi họp trong khuôn khổ hội nghị Trung ương 6 đang diễn ra tại Hà Nội.

Củi vừa mới “khô”

FB Mai Quốc Ấn

22-10-2017

Ông Nguyễn Phước Thanh thời còn làm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Vietinbank

Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, Ngân hàng Vietcombank tổ chức gặp mặt chia tay một… nam nhân tại khách sạn 5 sao Melia Hà Nội. Nam nhân đặc biệt trong ngày đó là Nguyễn Phước Thanh, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- cũng là nguyên Tổng Giám đốc Vietcombank một thời.

Ông Thanh về hưu theo chế độ “đúng quy trình” vào ngày 1/10/2017.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ – Phần 7: Cục trưởng Cục Hàng hải

David Trần Hiếu

15-11-2017

Lời mở đầu: Chủ đề loạt bài “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ”, với 6 phần đã qua, Phần 1: về bổ nhiệm Nguyễn Đình Việt làm Cục phó Cục Hàng hải khi không có bằng đại học, Phần 2 là câu chuyện bổ nhiệm thần tốc Thái tử đỏ Nguyễn Xuân Anh làm Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ; Phần 3 về Vũ Anh Minh – Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp với những lùm xùm trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp GTVT; Phần 4 là câu chuyện buồn về cố Cục trưởng Cục Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng; Phần 5 gợi nhớ về Vũ Đức Thuận, nguyên Chánh văn phòng Bộ GTVT, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây lắp Dầu khí, hiện đang đợi ngày hầu tòa; Phần 6 liên quan đến cái mẹo của Tư lệnh Đinh La Thăng lựa chọn binh tướng của mình bằng “những cuộc thi kỳ ảo”…

Thái Bá Tân: Đinh La Thăng

FB Thái Bá Tân

9-12-2017

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: internet

Đảng vừa ký lệnh bắt
Một ông quan rất to,
Về một tội nào đó,
Nghe nói cũng rất to.

Cái tội rất to ấy,
Nếu có, đã từ lâu.
Nếu có, đảng đã biết.
Nhưng ông vẫn được bầu.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ – Phần 8: Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT

David Trần Hiếu

15-12-2017

Lời mở đầu: Như tiền lệ, để tránh sự ồn ào không mong muốn, thời điểm bắt một nhân vật cấp cao tại Việt Nam thường rơi vào một ngày cuối tuần. Một buổi chiều ảm đạm của thứ 6 tuần trước, ngày 8/12, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Ban Kinh tế Trung ương, cựu Bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh, cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam – ông Đinh La Thăng đã bị bắt, tạm giam.

Thế tiến thoái lưỡng nan và những kẻ giữa đường đứt gánh hay mấy nhời với cụ Đinh Đức Thiện

FB Phạm Nguyên Trường

22-12-2017

Tướng Đinh Đức Thiện. Ảnh: internet

Hồi mới vào đại học thấy mấy anh lớn tuổi trầm trồ: Ông Đinh Đức Thiện khiếp lắm, ở công trường xây dựng nhà máy gang thép Thái Nguyên ông ấy tước bắng kĩ sư của một người đấy… Sau này, hồi những năm 1970-1980 lại nghe đồn có lần cụ Thiện bảo: Đảng cũng là tao, chính phủ cũng là tao… Tất nhiên đây chỉ là những lời đồn, không có bằng chứng gì. Nhưng nó thể hiện não trạng chung của quan và dân lúc đó: quan thì độc đoán, dân thì sợ và phục những người độc đoán. Cụ Đinh Đức Thiện ơi, kẻ hậu sinh này tin rằng người chỉ huy tuyến đường Trường Sơn có thể cần phải quyết liệt, thậm chí độc đoán vì chỉ cần chậm vài phút, chỉ cần một người chần chừ là cả đoàn xe, đoàn người có thể bị B52 rải thảm chết hết.

Cụ Tổng khó ngủ ngay từ ngày đầu năm

Blog VOA

Bùi Tín

3-1-2018

TBT Nguyễn Phú Trọng (hàng đầu, giữa), và chủ tịch nước Trần Đại Quang (bìa phải). Ảnh: AP

Ngày đầu năm, chế độ độc đảng gặp điềm chẳng lành. Phan Văn Anh Vũ, đang bị truy nã ráo riết khắp các địa bàn Đà Nẵng/Quảng Nam và trên lãnh thổ toàn quốc, bỗng xuất hiện ở Singapore. Cứ như có phép lạ. Hệ thống các cửa khẩu chi chít không sao ngăn chặn được một thượng tá tình báo của chính mình.

Đêm giao thừa 2017/2018, tại phòng trực của Bộ Chính trị, tại phủ thủ tướng, tại trụ sở Bộ Ngoại giao… đèn vẫn thắp sáng choang, cán bộ ra vào họp hành tới tấp, rõ ràng là tình trạng bất thường, báo động cấp cao nhất.

PVC lỗ do đâu?

FB Nguyễn Văn Quynh

11-1-2018

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: TTXVN

Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí (PVC) được thành lập năm 2007 tiền thân là công ty xây dựng Dầu khí với số vốn đăng ký 500 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) góp cổ phần chi phối 54% vốn nhà nước. PVN mời Trịnh Xuân Thanh là Tổng giám đốc Công ty xây dựng Sông Hồng về PVC làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc đại diện phần vốn nhà nước. PVC Là một công ty đại chúng được niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán có hơn 10.000 người lao động.

Suy nghĩ gì về quan điểm bào chữa bổ sung của bị cáo Trịnh Xuân Thanh?

LS Trần Hồng Phúc

26-1-2018

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: TTXVN

Chiều nay, thực hiện quyền của bị cáo theo quy định của BLTTHS 2015, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã xin Hội đồng xét xử cho bổ sung ý kiến sau phần bào chữa của các luật sư đã thực hiện bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa chiều hôm qua ngày 25/01/2018 và sáng nay ngày 26/01/2018.