Đặc khu

FB Huy Đức

1-6-2018

Ảnh: internet

Nước có hơn 63 tỉnh thành, dân hơn 90 triệu. Ân huệ thiên nhiên vốn đã không công bằng, nay không lẽ Quốc hội lại chỉ dành đặc quyền cho 3 nơi.

Cái thời Đặng Tiểu Bình làm Thâm Quyến là bởi chính trị Trung Quốc khi đó chưa cho phép “thị trường”. Thành công của Thâm Quyến có vai trò thị phạm cho những bước đi cải cách về chính sách. Nay, thay vì đặc khu, lẽ ra Chính phủ & Quốc hội nên cải thiện môi trường kinh doanh cho cả nước. Cái gì đang cản trở người dân làm ăn, cái gì đang làm cọc cạch cỗ xe kinh tế thị trường… thì nhanh nhanh gỡ bỏ.

Sự phát triển trong mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Council on Foreign Relations

Tác giả: Eleanor Albert

Dịch giả: Trúc Lam

20-3-2019

TT Donald Trump chào đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Nhà Trắng. Ảnh: Kevin Lamarque/Reuters

Sau khi bị ngăn chặn trong chiến tranh, Việt Nam và Hoa Kỳ đã xây dựng các mối quan hệ trưởng thành bắt nguồn từ lợi ích kinh tế và an ninh chung.

Chúng ta đều có quyền chỉ trích tổng thống Mỹ khi họ im lặng trước vi phạm nhân quyền

Luật Khoa

Đoàn Nhã An

13-11-2017

Thượng nghị sỹ John McCain, một đảng viên kỳ cựu của đảng Cộng hòa và là một chính khách Hoa Kỳ hết sức quen thuộc với người Việt, đã thẳng thừng phê phán Tổng thống Trump khi ông này không lên tiếng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong suốt chuyên công du APEC 2017 vừa qua.

Theo tôi, McCain chỉ trích Trump không chỉ với tư cách của một thành viên Quốc hội hay công dân Mỹ, mà ông còn có thể dùng tư cách một công dân toàn cầu để chỉ trích người đang nhận nhiệm vụ lãnh đạo thế giới tự do. Bất kỳ một người nào trong số chúng ta, nếu cũng tin vào các giá trị phổ quát của nhân quyền và dân chủ, thì đều có quyền phê phán, chỉ trích Trump như McCain đã làm, cho dù chúng ta không phải là công dân Hoa Kỳ.

Vụ Trương Mỹ Lan: Câu chuyện duy nhất

Nguyễn Huy Cường

22-11-2023

Là với tôi, sẽ là status duy nhất bàn chuyện này vì các bạn biết, tôi rất ít ào vào đánh đấm một cái xác đã chết, hơn nữa, những bình luận, những thông tin nhiều chiều về vụ này quá đủ rồi, nó đủ để hành hạ bạn đọc lắm rồi, nên tôi lùi xa.

Hèn có hệ thống

FB Phạm Đoan Trang

17-2-2018

Sáng 17/2/2018 một số nhà hoạt động cho biết, tại tượng đài Lý Thái Tổ vẫn có cảnh người dân đến đây khiêu vũ. Ảnh: internet

Sáng nay (17/02/2018), tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, dù mới là mồng 2 Tết Mậu Tuất và trời còn lạnh, nhưng chính quyền công an đã chuẩn bị sẵn sàng biện pháp ngăn chặn những người dân đến tượng đài Lý Thái Tổ thắp hương tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc, bằng cách xua một loạt “quần chúng” cao tuổi vào khu vực, ôm eo nhau nhảy múa, khiêu vũ.

Hồi 17/02/2013 thì nhà cầm quyền bố trí quần chúng, gồm cả bà già mặc áo hai dây, ra chân tượng đài múa điệu “Con bướm xinh”.

Nhạy cảm quá khứ chiến tranh

Dương Quốc Chính

6-5-2023

Việc Việt Nam phản đối một công ty và bưu chính Úc về việc họ sản xuất vật phẩm lưu niệm 50 năm ngày Úc rút quân khỏi VNCH là rất vô lối. Bởi vì đây là đồng tiền kỷ niệm liên quan đến lịch sử thì phải tôn trọng lịch sử. Úc rút quân khỏi VNCH, là một quốc gia được nhiều nước công nhận, và chính VNDCCH cũng công nhận là 1 bên để ký hiệp định Paris.

Nhân vụ TQ ra lịnh cấm đánh cá ở biển Đông…

Trương Nhân Tuấn

13-5-2020

Nếu Việt Nam thật sự muốn “kiện” Trung Quốc thì lịnh “cấm đánh cá” của Trung Quốc trên Biển Đông là lý do cụ thể để Việt Nam đi kiện.

Ba nhà hoạt động lãnh án tù

BBT Tiếng Dân

12-8-2018

Hôm nay, ba nhà hoạt động bị mang ra xử cùng ngày, tại ba phiên tòa khác nhau: Thầy giáo Vũ Văn Hùng ở Hà Nội, bà Trần Thị Xuân ở Hà Tĩnh. Cả hai đều là thành viên của Hội Anh em Dân chủ. Một phiên xử khác diễn ra ở Nghệ An, xử nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ.

Venezuela đi về đâu?

FB Từ Thức

26-1-2019

Tin tức về Venezuela rối beng. Những người không theo dõi thời sự không biết đâu mà mò. Theo thông lệ, trên mạng, người ta thi nhau nổ. Càng không hiểu đầu đuôi càng nổ hăng, nghe loáng thoáng hay dựng chuyện, nhưng bàn luận như chuyên viên thứ thiệt. Vài điều ghi vội về Venezuela, để khỏi rơi vào mê hồn trận khi lên mạng:

Chạy theo con số và hệ quả

Đỗ Ngà

31-7-2022

Ở trong nông nghiệp, người ta có hệ thống tưới thông minh theo công nghệ Israel rất hiệu quả. Đó là “tưới nhỏ giọt”. Cách tưới này tiêu tốn ít nước mà lại cho cây phát triển tối ưu. Tất nhiên để đưa ra cách tưới như vậy, con người phải có nghiên cứu kỹ. Ngược lại, ở Việt Nam, có những nông dân thiếu hiểu biết, tưới thật nhiều nước làm cho cây ngập úng và chết nhiều, sinh ra năng suất thấp. Đó là hình mẫu về sự điều tiết nguồn sống cho một vườn cây.

Lừa dối cấp nhà nước

Phạm Đình Trọng

3-9-2019

1. Tán phượng vĩ bên ao cá đã lập lòe đỏ lửa. Tháng năm, tháng có ngày sinh lại đến. Năm sinh nhật có số không (0) ở cuối được coi là năm chẵn, số năm (5) là nửa chẵn. Tháng năm năm nay, 1965, bước vào tuổi bảy nhăm, sinh nhật nửa chẵn. Cũng là một dấu mốc cuộc đời. Dấu mốc của năm sinh nhật nửa chẵn này sẽ được ghi nhận là năm viết di chúc.

Hãy thảo luận về một lộ trình và mô hình dân chủ cho Việt Nam

LS Nguyễn Văn Thân

28-1-2018

Vào đầu tháng 10 năm 2017, ông Nguyễn Trung Cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan và Đức đã công bố một bản ”kiến nghị tâm huyết” kèm theo 4 Phụ lục kêu gọi Đảng CSVN tiến hành một cuộc cải cách chính trị toàn diện mà theo đó, Đảng CSVN sẽ đổi tên và lấy lại tên cũ là Đảng Lao Động Việt Nam, chuyển hóa thành một đảng của dân tộc, thực thi thể chế đa đảng, đa nguyên với tam quyền phân lập và góp phần xây dựng đất nước theo mô hình của các quốc gia dân chủ, tiến bộ trên thế giới dựa trên 3 trụ cột là kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.

Truyền thông Đức dự báo mức án cho Trịnh Xuân Thanh

VOA

5-12-2017

Ngay sau khi Tòa án Nhân dân TP Hà Nội công bố sẽ xét xử cựu lãnh đạo ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh vào tháng 1/2018, cáo báo của Đức đồng loạt đăng tin về quyết định này và nhận định ông Thanh có thể đối mặt án tử hình.

Hãng tin thông tấn Đức DPA, tuần báo Tấm Gương (Der Spiegel) và các tờ báo lớn khác của Đức hôm 4/12 đăng tải thông tin cựu doanh nhân 51 tuổi Trịnh Xuân Thanh, người mà Bộ ngoại giao Đức cho là bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Berlin cuối tháng 7, sẽ bị đưa ra tòa xử vào tháng 1/2018.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Sĩ quan tình báo Vũ Quang Dũng cánh tay mặt của Trung tướng Đường Minh Hưng

Hiếu Bá Linh tổng hợp

5-5-2018

Trong phái đoàn Công an cấp cao Việt Nam tham dự cuộc họp với phía Slovakia ngày 26/07/2017 (3 ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc) cũng có mặt của Trung tướng Đường Minh Hưng và Vũ Quang Dũng, một sĩ quan tình báo. Vũ Quang Dũng là một trong 2 trợ lý đắc lực của tướng Hưng trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Một số thành viên chính phủ cũ của Slovakia có mối liên hệ với mafia.

Ông Dương Trọng Minh (bên phải), Đại sứ Việt Nam tại Slovakia đã bị Bộ Ngoại giao Slovakia triệu lên chất vấn hôm 3/5/2018 về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: Bộ Ngoại giao Slovakia

Văn hóa ‘mày có biết tao là ai không?’

VOA

Đinh Yên Thảo

31-8-2019

Nữ đại úy công an Lê Thị Hiền “đại náo” sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh chụp màn hình

Câu chuyện nữ đại úy công an Lê Thị Hiền hành hung, chửi bới nhân viên hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất vài tuần trước tưởng đã nguội bớt đi vì những tin tức thời sự chồng chất, nào ngờ lại một lần nữa gây xôn xao dư luận.

Đêm trước… cưỡng chế

Đoàn Kiên Giang

7-7-2019

Rốt cuộc rồi ai cũng sẽ nhận ra rằng, mình phải tự cứu mình trước khi trời cứu.

Phe tài xế cần làm gì nếu lợi thế đang không thuộc về họ?

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

5-12-2017

Các tài xế vui mừng khi nghe tin Thủ tướng quyết định dừng thu phí trạm BOT Cai Lậy trong 30 ngày. Ảnh: Tùng Tin./ Zing

Nếu quả thật lợi thế đang không thuộc về phe tài xế vì thời gian không đứng về phía họ, thì câu hỏi là họ có thể làm gì để đảo ngược tình hình?

Điều đầu tiên cần làm là thay đổi cách nhìn về chính đối thủ của họ: BOT Cai Lậy.

Nếu ví trạm BOT này như một cỗ máy thu tiền thì sẽ có ít nhất hai cách khiến nó ngưng hoạt động: Một là nhắm thẳng trực tiếp vào cỗ máy để quấy nhiễu, tức tấn công trực diện; hai là tìm hiểu xem cỗ máy này đang được vận hành dựa trên những nguồn hỗ trợ nào để cắt đứt những nguồn này tức là tấn công gián tiếp. Toàn bộ những hoạt động của phe tài xế đến giờ phút này tập trung vào cách thứ nhất, không có hoặc có rất ít hành động thuộc cách thứ hai.

Tuyên bố 36 năm ngày mất một phần quần đảo Trường Sa

10-4-2024

Sau lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải Quân Trung Quốc (PLAN) ngày 23/4/2009, cùng ngày Trung Quốc đã đưa một đoạn phim lên YouTube về trận đánh 14/3/1988: “Trung Quốc nổ súng chiếm Trường Sa”. Thật ghê rợn khi thấy những họng súng của Hải Quân Trung Quốc xé nát Gạc Ma trong khi những người lính Việt Nam hoàn toàn không có khả năng tự vệ, co cụm giữa trận địa trong “Vòng Tròn Bất tử”, họ chỉ đơn giản chờ đợi một cái kết không thể nào tránh khỏi.

Ba tháng Hai: Mừng sinh nhật đảng

FB Trương Nhân Tuấn

3-2-2019

Hôm nay Ba tháng Hai, ngày “sinh nhựt” đảng 89 năm. Báo chí đăng bài lung tung, nơi đâu cũng gặp bài “ơn đảng”.

Bàì báo mở đầu: “Có ở quốc gia nào mà nhân dân tin tưởng, nghĩa tình với đảng cầm quyền như ở Việt Nam?”!

Mèn, đọc té ghế!

Ơn đảng, ơn nhà nước…

Đặc khu là nhượng địa – Nhượng địa từng phần là mất nước

FB Nguyễn Ngọc Chu

5-6-2018

Ảnh: internet

1. ĐẶC KHU LÀ NHƯỢNG ĐỊA

Có bào chữa kiểu gì đi nữa, có tô vẽ kiểu gì đi nữa, có khoác áo mục tiêu gì đi nữa, thì cuối cùng về bản chất, đặc khu là hình thức nhượng chủ quyền lãnh thổ.

Nếu nói về chính sách giảm thuế, giảm tiền thuê đất, ưu tiên thủ tục hành chính, thủ tục hải quan… thì tất cả các điều khoản đó có thể pháp quy cho bất cứ nhà đầu tư nào đáp ứng đủ điều kiện, đầu tư ở bất cứ địa phương nào trên toàn quốc, mà không phải nằm trong một vùng lãnh thổ gọi là đặc khu.

Bảy mươi năm vẫn không đọc nổi một bài báo

Nguyễn Khắc Mai

23-4-2020

Bảy mươi năm là tuổi thọ của cái Hội nhà báo của Việt nam hiện nay. Họ còn được mệnh danh là “Báo chí Cách mạng”, báo chí lề đảng.

Thành ngữ mới: Cách mạng là ngày hội của quần chúng nhân dân

Nguyễn Thông

17-3-2021

Những ngày qua, từ sau khi đại hội đảng “thành công tốt đẹp” bộ máy tuyên truyền hùng hậu của nhà nước lại tập trung hết cỡ vào việc tô màu cho bức tranh bầu cử, được tổ chức vào tháng 5 tới.

“Lời nói là cái bóng của hành động” (*)

Tương Lai

30-5-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 66

Chẳng trách chuyện ông Trọng phải ngồi để khai mạc hội nghị Trung ương. Đó là điều bất đắc dĩ, ai mà lường được chuyện rủi ro. Các cụ ta xưa chả đã dạy rằng “người tính không bằng trời tính” đó sao.

Bọn phản động là ai?

Kông Kông

11-1-2020

Máu người Đồng Tâm đã đổ. Máu công an “còn đảng còn mình” cũng đã đổ. Câu hỏi là tại sao đảng chọn giải pháp máu đổ?

“Tôi là người độc nhất còn lại để kể chuyện cho quý vị” (Phần 1)

Tác giả: Larry Engelmann

Người dịch: Nguyễn Bá Trạc

12-4-2021

NƯỚC MẮT TRƯỚC CƠN MƯA, nguyên tác Anh Ngữ “Tears Before The Rain” là một tập sử liệu về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam, do Larry Engelmann, Giáo Sư Đại Học San Jose State thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn nhiều thành phần: người Mỹ, người Việt, kẻ thắng người bại… Những cuộc phỏng vấn này khởi sự từ 1985, sách xuất bản năm 1990. Bản dịch Việt Ngữ do nhà văn Nguyễn Bá Trạc thực hiện năm 1993, xuất bản năm 1995 tại California.

Bất công trắng trợn! Cứu tôi với!

Trần Thị Lịch

7-1-2023

Cô giáo Trần Thị Lịch. Nguồn: FB nhân vật

Trên 20 năm công tác của một nhà giáo đảng viên trong ngành giáo dục, không vi phạm, chưa có một Hội đồng kỷ luật nào năm qua mà giờ chỉ đơn giản là một tờ giấy A4 cho thôi việc của một bà hiệu trưởng.

Sự an nguy của châu Âu trong bối cảnh mới

Đỗ Kim Thêm

17-5-2024

Ngay sau khi Putin tiến hành cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine cách nay hơn hai năm, chính giới quốc tế và các chuyên gia nghiên cứu về Đông Âu và Nga đã phân tích biến cố này theo nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều cuộc tranh luận xoay quanh các chủ điểm như Nga chiếm Ukraine để đe đoạ khối NATO, gây chiến với châu Âu và làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ ba. Tất cả mọi lý giải đều mang ít nhiều thuyết phục.

Đến nay, cuộc chiến Ukraine bước vào năm thứ ba và các triển vọng chiến thắng của Nga trên chiến trường hay ký hoà ước trên bàn hoà đàm với Ukraine đều lâm vào cảnh bế tắc.

Trong mối quan hệ nồng ấm hơn của Nga với Trung Quốc và phức tạp hơn của Trung Quốc với châu Âu, mọi tiên liệu trước đây cần được xét lại cho phù hợp với bối cảnh mới.

Mối đe dọa của Nga

Trước đây, Putin cáo buộc các chính trị gia phương Tây đã nhận định sai lầm khi lo ngại rằng Nga sẽ mở một cuộc tấn công, vì họ dựa trên các nguồn tin sai lệch. Ngược lại, Putin cho rằng, chính phương Tây mới là mối đe dọa nghiêm trọng cho tình trạng an ninh của Nga.

Để đáp lại, phương Tây cố chứng minh Nga là mối nguy hiểm thực sự khi công khai đe dọa khối NATO và châu Âu. Dựa vào các biến chuyển lịch sử thời cận đại, các sử gia nhận định, Nga luôn mang ý định phá hủy trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh Lạnh và muốn có một trật tự thế giới mới do Nga lãnh đạo.

Bằng chứng cho thấy, Putin đã nhiều lần đưa ra lời tuyên bố minh định về quyền bá chủ châu Âu của Nga. Cụ thể là tháng 12/2021, Nga gửi tối hậu thư tới các quốc gia thuộc khối NATO, kêu gọi không nên thu nhận bất kỳ quốc gia nào làm thành viên cho liên minh, đặc biệt là Ukraine và Georgia.

Ngoài ra, Nga còn lên tiếng yêu cầu NATO rút khỏi tất cả các nước không thuộc NATO trước năm 1997, chủ yếu là các nước thuộc Hiệp ước Warsaw trước đây.

Về cơ bản, ý thức hệ hiện nay của Nga nhằm khôi phục Đế quốc Nga và chống phương Tây. Do đó, thực tế cho thấy Nga không phải hù dọa, mà sẵn sàng tiến hành chiến tranh để đạt được mục tiêu. Từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Putin cũng lên tiếng ngăn chặn phương Tây trong việc hỗ trợ cho Ukraine bằng cách đe dọa sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hiện nay, biến chuyển thuận lợi hơn cho Putin khi trong trường hợp Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ năm 2024 trở thành hiện thực và là mối lo ngại mới của châu Âu. Nếu Trump, vị tổng thống tân cử của Mỹ không thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ khối NATO, châu Âu phải lo việc sản xuất một loại bom hạt nhân “châu Âu” nhằm duy trì khả năng răn đe, chống lại Nga. Nhưng tinh thần hiếu hoà của dân chúng và sự phân hóa trong chính trường châu Âu là một trở ngại cho việc thực hiện dự án này.

Những nước lo lắng nhất

Dĩ nhiên, các nước có nhiều kinh nghiệm trực tiếp với Nga hiện nay hoặc Liên Xô trước đây, đã lên tiếng. Tất cả đang ở trong tình trạng báo động đỏ, đáng kể nhất là Ba Lan, các nước vùng Baltic, Cộng hòa Séc rồi lần lượt đến các nước khác.

Nhiều tiên lượng khác nhau cùng cho rằng, trong vòng 3 đến 5 năm tới, Nga có thể tấn công một quốc gia trong khối NATO và Ba Lan có thể là mục tiêu đầu tiên.

Một phán đoán khác dè dặt hơn khi lập luận rằng Nga cần có nhiều thời gian hơn để gia tăng khả năng quân sự, ước tính Nga cần từ 5-9 năm hoặc 6-9 năm mới có thể bắt đầu tấn công các nước này.

Mọi diễn biến có thể thay đổi, nhanh hoặc chậm hơn, vì tùy thuộc vào các hoạt động kinh tế của Nga nhằm phục vụ cho nhu cầu chiến tranh có phát triển hay không.

Nhưng trước mắt, Nga có thể phát động một chiến dịch tuyên truyền gây phân  hóa trong nội bộ của khối NATO và Liên Âu. Nga hy vọng là sự bất đồng chính kiến sẽ lan rộng và tình tình chín muồi sẽ có lợi cho Nga, thí dụ dân chúng châu Âu sẽ tranh cãi liệu Đức và Pháp có nên hy sinh nhân lực và tài lực cho quyền lợi của Lithuanian (Cộng hòa Liva) hay không. Tùy tình huống, Nga có thể sẽ phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tương tự như tại Ukraine.

Nhưng liệu Nga có khả năng tài trợ để duy trì chiến cuộc mới này trong bao lâu và vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có hỗ trợ gì không. Do đó, mối bang giao Trung Quốc và Nga cần được châu Âu quan tâm nhiều hơn.

Bang giao Trung Quốc và Nga

Putin đang thực hiện chuyến công du ra nước ngoài lần đầu tiên sau khi “tái đắc cử” và gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai nguyên thủ quốc gia đã ký tuyên bố chung, nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Putin hãnh diện tuyên bố: “Mối quan hệ Nga-Trung đã đạt đến mức cao nhất và bất chấp tình hình toàn cầu khó khăn, chúng đang trở nên mạnh mẽ hơn”.

Thực vậy, Bắc Kinh là đối tác quan trọng nhất của Moscow về mặt kinh tế và chính trị. Trong khi phương Tây đáp trả cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine bằng các biện pháp trừng phạt, thì Bắc Kinh chẳng những không lên án hành động xâm lược này, mà còn nhấn mạnh đến quan điểm trung lập và ủng hộ Nga trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ngay trước cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, cả hai nước Nga – Trung đã đồng ý về một tình bạn “không biên giới”. Ông Tập, lại một lần nữa, hứa với Putin về sự hợp tác của Trung Quốc trong tình bạn cố hữu.

Moscow và Bắc Kinh sẽ tận dụng cơ hội này để củng cố mối quan hệ đối tác và chia sẻ tham vọng nhằm cải cách trật tự toàn cầu và hình thành một đối trọng với Mỹ.

Dĩ nhiên, Putin quan tâm đến việc tăng cường liên minh để chống lại phương Tây. Sự đoàn kết này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Putin xem đó là một cử chỉ để chứng tỏ cho thế giới bên ngoài thấy rằng Moscow không hề bị cô lập. Tuy tuyên bố là Bắc Kinh sẽ đóng vai trò xây dựng trong việc giải quyết tình hình Ukraine, nhưng không có bất kỳ thông tin cụ thể nào về sự hỗ trợ này.

Bang giao Trung Quốc châu Âu

Chuyến đi châu Âu gần đây của ông Tập tới Pháp, Hungary và Serbia cũng là một yếu tố mới trong bối cảnh có nhiều thay đổi. Dù Trung Quốc ca ngợi chuyến thăm thành công tốt đẹp, nhưng không có một tiến triển nào về chủ đề chiến tranh Ukraine đạt được ở Paris, Budapest hay Belgrade. Châu Âu tiếp tục theo dõi chặt chẽ các tuyên bố của Trung Quốc về cuộc chiến Ukraine.

Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng đối với quân đội Nga. Đồng thời, Nga đang mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, bao gồm cả việc sản xuất tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân.

Nga có gây chiến với NATO không?

Hầu hết các chuyên gia có một nhận định chung là, Nga sẵn sàng gây chiến vì có tham vọng đế quốc và muốn khôi phục quyền lực trong quá khứ.

Về mặt quân sự, Nga hiện đang bị ràng buộc ở Ukraine. Nhưng khi nào chiến cuộc kết thúc do hoà ước hoặc vì bên này hay bên kia chiến thắng, bất kể kết quả đó là gì, thì Nga vẫn tiếp tục phát triển nền kinh tế nhằm phục vụ cho mục tiêu chiến tranh của mình, với tốc độ ngày càng nhanh hơn.

Đó là những điều mà giới quan sát có thể nhận ra qua mức gia tăng sản xuất xe tăng, tên lửa… của Nga. Nhưng thực tế mà Nga không thể che giấu là phải chuyển hướng về nhu cầu nhân sự vì mức tổn thất binh sĩ trong cuộc chiến Ukraine rất nặng nề, nên Nga cần được huy động thêm binh sĩ.

Sự cân bằng quyền lực giữa NATO và Nga

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), ngân sách Nga đầu tư 16% công chi cho quân đội, đó là gần 6% tổng sản phẩm quốc nội. Trong khối NATO đã có nhiều tranh chấp về công chi quốc phòng, vì một số quốc gia thành viên không chi được mức 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng như đã thỏa thuận, chủ đề mà Donald Trump đã từng lên tiếng gay gắt trước đây.

Về cơ bản, khối NATO, với tổng số 3,3 triệu binh sĩ tại ngũ, có vị thế tốt hơn quân đội Nga, đặc biệt là trong cuộc chiến xâm lược Ukraine, Nga đang bị tổn thất hàng trăm ngàn trong số khoảng 1,2 triệu binh sĩ.

Về trang bị vũ khí, Nga cũng gặp khó khăn tương tự như vậy. Trong chiến tranh Ukraine, Nga mất khoảng 3.000 xe tăng chiến đấu, hàng ngàn xe bọc thép, hơn 100 máy bay chiến đấu và một phần đáng kể của Hạm đội Biển Đen. Đó là những tổn thất nặng nề mà Nga phải mất nhiều năm mới có thể bù đắp được, ngay cả khi ngành công nghiệp quốc phòng phát triển mạnh mẽ.

Về quân đội Đức, nhìn chung, được đánh giá là trang bị tốt, nhưng còn cần phải được cải thiện. Tuy nhiên, không thể nói là bị hỏng hoàn toàn như các cáo buộc, mà bằng chứng là Đức hiện nay có ngân sách quân sự lớn đứng vào hàng thứ bảy trên thế giới.

Tất nhiên, trang bị quốc phòng Đức có nhiều thiếu sót mà quân đội ở nhiều nước khác cũng có cùng một tệ trạng.

Khả năng phòng chống của NATO

Nhìn tổng thể, trước sự bành trướng của Nga, các nước trong khối NATO muốn tái vũ trang với một quy mô lớn và phô trương uy thế. Các cuộc diễn tập khắp nơi cũng nhằm mục đích duy trì và nâng cao khả năng phòng thủ của NATO.

Ngoài ra, cùng với Mỹ, khối NATO và các nước Liên Âu cùng hỗ trợ tài chính và quân viện cho Ukraine. Sức mạnh của quân NATO hiện nay đang được mở rộng ở sườn phía đông và quân đội Đức cũng tham gia chương trình Đông tiến này.

Quân đội Đức cũng có biện pháp riêng nhằm chống Nga mang tên “Kế hoạch hoạt động của Đức”. Dự án này nhằm tái phối trí việc cung cấp nhân lực cho quân đội NATO và bảo vệ lãnh thổ.

Một trong số các biện pháp mới này là “trung đoàn an ninh nội địa” sẽ được thiết lập. Trung đoàn này có mục đích ưu tiên là bảo vệ các cơ sở hạ tầng và dân chúng Đức trong trường hợp bị Nga tấn công. Theo kế hoạch, binh sĩ chính quy Đức phải lo tập trung chiến đấu ở sườn phía đông của liên minh NATO, nên sẽ không thể bảo đảm thỏa đáng các nhu cầu nội địa của Đức.

Đức đã bị tấn công như thế nào?

André Bodemann, Trung tướng Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh lãnh thổ Đức lo ngại rằng, hiện nay Đức đang trong “giai đoạn mà chúng ta chưa có chiến tranh, thậm chí chưa có về mặt pháp lý, nhưng chúng ta đã không có hòa bình trong một thời gian dài vì bị đe dọa hằng ngày”.

Bodemann nêu ra bốn loại hành vi gây hấn mà hiện nay Đức đang phải đối phó: Tấn công trên mạng, thông tin sai lệch có chủ đích (đặc biệt từ mạng xã hội), hoạt động gián điệp (ví dụ: Do tàu gián điệp của Nga ở Biển Baltic) và phá hoại.

Ví dụ cụ thể là các cuộc tấn công vào tuyến đường sắt và khoan đường ống LNG. Nhưng không phải trong trường hợp tấn công nào cũng có thể chứng minh dễ dàng rằng có sự tham gia trực tiếp của Nga.

Kết luận

Cuối cùng, trong khi các chuyên gia cho biết, Nga cần thời gian từ 5-9 năm hoặc 6-9 năm để tấn công, thì lời cảnh báo của Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Đức Boris Pistorius (SPD) là nghiêm túc nhất: Đức phải “sẵn sàng để đối phó với chiến tranh”.

Mối an nguy của châu Âu có phần phức tạp hơn vì còn tuỳ thuộc quá nhiều yếu tố khó đoán: Diễn tiến chiến cuộc Ukraine, bầu cử tổng thống Mỹ, sự phát triển của nền kinh tế phục vụ cho chiến tranh của Nga và mối bang giao Nga – Trung.

Thông tin – Truyền thông về Đường lưỡi bò

Nguyễn Sơn

10-11-2019

Sáng nay đọc được trên FB một cựu nhà báo về chuyện 25% học viên trong lớp anh giảng dạy thạc sĩ truyền thông – PR không hề biết “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc vẽ trên Biển Đông là gì. Nghe qua tưởng đấy là một việc gây sốc nhưng kỳ thực mình nghĩ nó phản ánh đúng nhận thức của người Việt hiện nay.

Những kẻ trắng tay

FB Luân Lê

9-5-2018

Người dân Thủ Thiêm kể về nỗi oan bị cướp đất. Ảnh: Internet

Đây có phải là một buổi biểu diễn âm nhạc mà ca sỹ đang nhập tâm vào ca khúc của mình hay không? Có một vị khán giả là người Mỹ và cả những người đàn bà khác đang cùng khóc lóc cho sự tuyệt diệu khi nghe người phụ nữ cầm mích cất vang giọng hát sâu lắng và nghẹn đắng của mình?

Nói về Tù Nhân Lương Tâm Trần Thị Nga không nhận tội

Paulus Lê Sơn

17-6-2017

Công an đọc lệnh bắt bà Trần Thị Nga ngày 21/1/2017. Nguồn: báo MTG

Trong cáo trạng của viện kiểm soát Hà Nam do Phó viện trưởng Vũ Hoài Nam ký ngày 25/5/2017, tại bút lục số 494 đến 638 có đoạn: “Tại cơ quan điều tra, bị can Trần Thị Nga không thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình mà có thái độ chống đối, bất cần, không ký vào bất cứ biên bản nào trong quá trình điều tra, không chấp hành chụp ảnh, lập danh chỉ bản…”.

Bà Nga bị nhà cầm quyền Hà Nam bắt tạm giam hôm 21.01.2017 với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 88 Bộ luật hình sự. Qua 6 tháng điều tra nhưng an ninh vẫn không khuất phục được ý chí, tinh thần thép của người phụ nữ can trường đấu tranh cho dân chủ nhân quyền.