Tin Biển Đông: Hơn hai tuần sau, Việt Nam mới dám bác bỏ phát ngôn của Trung Quốc về bãi Tư Chính

BTV Tiếng Dân

4-10-2019

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 3/10/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ phát ngôn của Trung Quốc về bãi Tư Chính. Bà Lê Thị Thu Hằng phát biểu: “Khu vực Trung Quốc gọi là bãi Vạn An thực chất là bãi ngầm, là một phần của đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được xác định từ các thực thể từ đất liền phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp hay có chồng lấn vì Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý quốc tế nào để đưa ra yêu sách đối với khu vực này”.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 đang “khảo sát” rất gần đảo Hòn Lớn của tỉnh Khánh Hòa

BTV Tiếng Dân

3-10-2019

Các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục quấy phá vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở hai khu vực: Bãi Tư Chính và vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ. Về nhóm tàu Hải Dương 8 hiện đang “khảo sát” ngoài khơi các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, ông Phạm Thắng Nam cho biết:

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 “khảo sát” ngoài khơi vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận

BTV Tiếng Dân

2-10-2019

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tin ngày 1/10 qua AIS vệ tinh. Tàu “khảo sát” Hải Dương 8 của Trung Quốc hiện đang được ít nhất hai tàu hải cảnh trang bị vũ khí hạng nặng hộ tống và “mở rộng khu vực khảo sát dọc theo 9 lô dầu mà TQ tự nhận và mở thầu năm 2012, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”

Biển Đông: Hải Dương 8 trở lại “khảo sát” trong EZZ của Việt Nam

BTV Tiếng Dân

30-9-2019

Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, sáng 28/9, tàu “khảo sát” Hải Dương 8 của Trung Quốc đã trở lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, bắt đầu đợt quấy phá thứ 4.

Liệu Phạm Bình Minh có đáng trách?

Nguyễn Đình Cống

30-9-2019

Phạm Bình Minh phát biểu tại Liên Hiệp quốc ngày 28/9/2019. Photo Courtesy

Gần đây xảy ra sự kiện, ngày 28 tháng 9 tại Liên Hiệp quốc, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu 15 phút. Ông Minh nói chung chung về thành tích của VN, về căng thẳng ở Biển Đông, kêu gọi đa phương hóa quan hệ, không dám đụng đến tên Trung Quốc.

Tin Biển Đông: Chuyển động lạ của Hải Dương 8

BTV Tiếng Dân

30-9-2019

Vào khoảng 6h24’ sáng ngày 28/9/2019, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 đã lại rời Đá Chữ Thập, bắt đầu tiến vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông lưu ý, lần này tàu Hải Dương 8 hướng về phía Bắc và đi rất chậm, đường đi hoàn toàn khác so với 3 lần “khảo sát” trước đó. Vào lúc 18h50’ ngày 29/9, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tình hình thực địa ngày 29/9/2019

Bà mất gà và ông Phạm Bình Minh

Mạc Văn Trang

29-9-2019

Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bị cư dân mạng chửi ê mặt hai ngày qua. Photo Courtesy

1. Ngày trước ở quê tôi, mỗi khi bị mất trộm buồng chuối, quả mít, con gà … các bà thường hay CHỬI rất dài và chửi mấy ngày liền. Nhưng hay nhất là những bài chửi mất gà, bây giờ vẫn còn được lưu truyền trong sách báo và trên mạng.

Phát biểu tại Liên Hiêp quốc, ông Phạm Bình Minh không dám nhắc tên Trung Quốc

Nguyễn Đắc Kiên

29-9-2019

Clip phát biểu dài hơn 15 phút của Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Liên Hiệp quốc, ngày 28/9/2019:

Trước giờ tôi cứ băn khoăn không biết, có phải chính quyền hiện nay vẫn giữ lối tư duy ngoại giao chư hầu từ hàng nghìn năm trước khi phải đối mặt với người Trung Quốc hay không?

Biển Đông: Nhóm tàu Hải Dương 8 chuẩn bị trở lại xâm phạm bãi Tư Chính lần thứ tư

Tin Biển Đông

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tình hình thực địa ngày 27/9 qua bản đồ AIS vệ tinh. Chi tiết đáng lưu ý nhất: Các tàu hải cảnh 37111 và 31302 của Trung Quốc đã rời Đá Chữ Thập trở về vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hướng về khu vực bể dầu Nam Côn Sơn.

Tin Biển Đông: Hải Dương 982 ở đâu? Đối đầu giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu Việt Nam

BTV Tiếng Dân

27-9-2019

Vụ Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương Thạch Du (HD) 982 xuống Biển Đông mà một số blogger đưa trước đó, đến lượt báo “lề đảng” rục rịch đưa tin. Zing là một trong các báo “lề đảng” đưa tin sớm nhất: Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương 982 ở Biển Đông. Bài báo cũng dẫn tin từ tài khoản Trường An Kiếm (Chang An Jian), thuộc Ủy Ban Chính Pháp Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đừng để cho Trung Cộng có cớ động binh

Trần Trung Đạo

27-9-2019

Một điều mà gần như tuyệt đại đa số người Việt đều ước mà chắc chắn làm không được là dời cái bản đồ Việt Nam ra khỏi nơi đang ở hiện nay. Đi đâu cũng được miễn là tránh khỏi Tàu, dù Tàu Cộng hôm nay hay có thể Tàu không Cộng trong tương lai. Tham vọng Đại Hán, dù Đông Hán hai ngàn năm trước hay Cộng Hán này nay cũng chẳng khác nhau nhiều.

ASEAN ngày nay, Bách Việt ngày xưa trước mộng bá quyền phương Bắc

Jackhammber Nguyễn

27-9-2019

Bách Việt

Năm 111 trước công nguyên, tướng Tàu là Lộ Bác Đức đem quân đi chinh phục Bách Việt, danh từ dùng để chỉ các dân tộc sống phía nam sông Dương Tử. Phía bắc con sông này được xem là vùng Trung nguyên, nằm giữa hai con sông lớn Dương Tử và Hoàng Hà, là vùng đất của người Hán, với triều đại nhà Hán hùng mạnh vào thời điểm đó.

Án mẫu “Diego Garcia”

Trương Nhân Tuấn

25-9-2019

Vấn đề “kiện” TQ, VN có nhiều “án mẫu” ở các Tòa quốc tế như Tòa Công lý Quốc tế (ICJ), Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS).

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 về Đá Chữ Thập nghỉ ngơi, sau ba đợt quấy phá

BTV Tiếng Dân

24-9-2019

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tình hình thực địa trưa 23/9/2019 qua bản đồ AIS vệ tinh. Sáng 23/9, tàu Hải Dương 8 cùng 4 tàu hải cảnh hộ tống đã về đến Đá Chữ Thập, kết thúc đợt quấy phá thứ 3 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng tàu 45111 trong nhóm tàu hộ tống Hải Dương 8 lại rẽ ngang và đi rất chậm hướng về khu vực lô dầu 06.1. Đây là chỉ báo cho thấy, tàu TQ thực hiện đợt nghỉ ngơi, lấy lại sức như 2 lần tạm nghỉ trước đó.

Tin Biển Đông: Học giả Việt tiếp tay Trung Quốc, Phó Thủ tướng CSVN đề nghị TQ tôn trọng chủ quyền

BTV Tiếng Dân

23-9-2019

Về báo cáo nghiên cứu hợp tác khai thác chung trên Biển Đông từ đại học Phục Đán, Trung Quốc, của 8 tác giả, trong đó có 3 người Trung Quốc, các nước còn lại, mỗi nước có 1 người: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam. Tác giả người Việt là bà Bùi Thị Thu Hiền, theo ĐH Phục Đán, bà Hiền là phó giám đốc Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế, thuộc Hàn Lâm Viện KHXH Việt Nam.

Greg Poling bình luận về phát biểu của Cảnh Sảng

Song Phan

20-9-2019

Hôm qua nhân phát biểu ‘sảng’ của Cảnh Sảng rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền và tái phán đối với vùng nước ở Bãi Tư Chính trong khu vực quần đảo Trường Sa, ông Greg Poling, giám đốc AsiaMTI bình luận trên twitter, như sau:

Tin Biển Đông: Trung Quốc vẫn tiếp tục quấy phá ngoài bãi Tư Chính

BTV Tiếng Dân

19-9-2019

Mang tên “Tổ Quốc” nhưng chẳng dám lên tiếng khi Tổ Quốc bị xâm hại

VOV dẫn lời chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm lưu ý, báo cáo kiểm điểm của MTTQ “thiếu vắng phần nói về biển đảo”. Ông Lâm nói thẳng, tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay “không yên ổn và đang khá sôi sục”. Khu vực thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang bị xâm hại, nhưng Mặt trận Tổ Quốc họp hành, báo cáo mà không đề cập tới.

Vụ Cá Voi xanh có phải là do những tranh chấp chính trị nội bộ Việt Nam?

Jackhammer Nguyễn

18-9-2019

Một công nhân ExxonMobil nhìn ra biển. Nguồn: Facebook/ Asia Times

Tin đồn hay không phải tin đồn

Những lo ngại về việc Exxon Mobil rút khỏi mỏ khí đốt Cá Voi xanh được giải tỏa phần nào, sau khi có tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam, rằng không có gì thay đổi trong dự án này, và nhất là sau khi BBC Việt ngữ đưa ra bài phỏng vấn một viên chức cao cấp của ngành dầu khí Việt Nam, rằng Exxon đang cố gắng thương lượng vấn đề giá cả.

Tin Biển Đông: Trung Quốc đẩy lùi tàu Mỹ ra khỏi Hoàng Sa?

BTV Tiếng Dân

16-9-2019

BBC dẫn nguồn từ báo South China Morning Post, đưa tin: Trung Quốc nói đã ‘trục xuất’ tàu Mỹ ra khỏi Hoàng Sa. Hiện chỉ thấy báo South China Morning Post đưa tin này, dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Chưa thấy phía Mỹ xác nhận tin này.

Một sự đối đầu giữa tàu Việt Nam và hải cảnh Trung Quốc

Dự án ĐSK Biển Đông

14-9-2019

Đối đầu giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc. Ảnh: Dự án ĐSK Biển Đông/Marine Traffic

Nhiều độc giả đặt câu hỏi muốn biết thông tin về hoạt động của các tàu chấp pháp Việt Nam trong những căng thẳng đang diễn ra suốt 3 tháng qua trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chúng tôi luôn cố gắng cập nhật thông tin khi chúng tôi có được bằng chứng, số liệu cụ thể. Nhưng cũng có một hiện tượng là các tàu Việt Nam xuất hiện với số lượng rất ít trên các bản đồ vệ tinh AIS, và hầu như không công khai danh tính thật sự của mình cũng như để lại thông tin gì rõ nét. Có những tàu còn mượn danh tính của tàu hải quân Việt Nam khiến thông tin bị nhiễu loạn.

Tin Biển Đông: Tàu hải cảnh TQ xịt vòi rồng, đuổi tàu Việt Nam

BTV Tiếng Dân

14-9-2019

Bài báo Thanh Niên sáng 13/9/2019, có đăng một bức ảnh hiếm hoi do ngư dân cung cấp, ghi lại cảnh “tàu hải cảnh 46303 của Trung Quốc dùng vòi rồng đe doạ các tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận xua đuổi tàu Hải Dương Địa Chất 8”. Dòng chữ trên rất khó phát hiện vì nó được ghi chú ở bên dưới bức ảnh này:

Phản bác một sai lầm nghiêm trọng, để góp phần bảo vệ chủ quyền

Chu Vĩnh Hải

13-9-2019

Lần đầu tiên tôi cầu khẩn cộng đồng copy mạnh, và share mạnh bài phân tích nhanh của tôi để phản bác một sai lầm nghiêm trọng, để góp phần bảo vệ chủ quyền.

Tin Biển Đông: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN lên tiếng lần thứ 3 về Bãi Tư Chính

BTV Tiếng Dân

13-9-2019

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 12/9/2019, các nhà báo đã đưa ra một loạt câu hỏi về hoạt động vi phạm của nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong vùng biển Việt Nam. Lần thứ ba, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8, báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Bãi Tư Chính trong tam giác Việt Nam – Hoa Kỳ – Trung Cộng

Trần Gia Phụng

12-9-2019

1.- BÃI TƯ CHÍNH Ở ĐÂU?

Vị trí bãi Tư Chính (Vanguard Bank) có 4 điểm đáng chú ý:

1) Bãi Tư Chính là một bãi san hô chìm dưới mặt nước biển, không phải là một hải đảo, nằm trong thềm lục địa (continental shelf). (BBC NEWS Tiếng Việt, 29-7-2019), và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT: Exclusive Economic Zone) 200 hải lý (370 Km) của Việt Nam, ở nam Côn Sơn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, do một tiểu đoàn Hải quân CSVN quản lý và khảo sát khí tượng.

‘ExxonMobil muốn gây sức ép lên chính phủ Việt Nam’

BBC

Mỹ Hằng

12-9-2019

Nguồn tin trong ngành dầu khí nói với BBC rằng việc Tập đoàn Mỹ ExxonMobil có thể rút dự án Cá Voi Xanh là có thật, nhưng không phải do Trung Quốc mà là để gây sức ép lên chính phủ Việt Nam.

Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các nước có chung quyền lợi hợp pháp trên Biển Đông

12-9-2019

I. Tình hình

Đầu tháng 07 năm 2019, nhà cầm quyền Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 08 và các tàu hộ tống ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như vào nơi vô chủ. Mới đây nhà cầm quyền Trung Quốc lại đưa tàu cần cẩu Lam Kinh vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 90 km.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 tiếp tục quấy phá ngoài Bãi Tư Chính

BTV Tiếng Dân

10-9-2019

Khuya 9/9/2019, trợ lý giáo sư tại trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, ông Martinson viết: “Đồ họa sau đây cho thấy các hoạt động của tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 kể từ khi nó rời Đá Chữ Thập hai ngày trước”.

Mỹ rút khỏi mỏ khí đốt Cá Voi xanh?

Jackhammer Nguyễn

Gửi cho Tiếng Dân từ San Francisco

9-9-2019

Một nguồn tin thân cận với giới ngoại giao Việt Nam cho tôi biết hồi thứ sáu tuần rồi, ngày 6/9/2019, rằng công ty Mỹ Exxon Mobil rút khỏi mỏ khí đốt Cá Voi xanh ngoài khơi Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

Cho đến hôm nay các hãng tin lớn quốc tế không có tin gì về vụ này. Trang web của Exxon Mobil vẫn ghi những con số hứa hẹn cho dự án hợp tác khai thác khí đốt này với Việt Nam.

Các viên chức dầu khí Việt Nam rất lo ngại về dự án Cá Voi xanh và phía Exxon Mobil cũng đã dời dự án nhiều lần.

Ngoài ra còn có tin, hôm 28/8 Exxon tìm người để nhượng lại cổ phần của họ trong dự án Cá Voi xanh.

Hôm nay 9/9, một số nhà báo thạo tin tại Việt Nam, trong đó có ông Huy Đức, loan báo, Exxon Mobil rút lui.

Còn nhớ, chính ông Huy Đức là người đưa ra các tin tức về ngành dầu khí Việt Nam, và sau đó ông cựu Tổng giám đốc là Đinh La Thăng bị xử tù.

Mà tin đồn này (tôi vẫn cho nó là tin đồn khi gõ bài này) nổ ra chỉ vài ngày sau cuộc tập trận giữa hải quân Mỹ và các quốc gia ASEAN ở khu vực biển Cà Mau tới vịnh Thái Lan.

Chuyện gì đang xảy ra? Hải Dương 8, tàu khảo sát dầu khí của Bắc Kinh đang trên đường trở lại thềm lục địa Việt Nam.

Sợi dây đu của Hà Nội trở nên chông chênh hơn lúc nào hết?

Nguồn tin ngoại giao mà tôi có được còn nói rằng, chính Hà Nội yêu cầu Exxon rút lui. Nếu tin này đúng, thì có hai chuyện đang xảy ra:

1/ Áp lực của Bắc Kinh quá lớn, về chính trị lẫn quân sự. Tin đồn cho biết, hạm trưởng Quang Trung, chiến hạm tối tân nhất Việt Nam, bị kỷ luật vì “manh động”, tức là chưa có lệnh mà lao ra tấn công tàu khảo sát và các tàu vũ trang của Bắc Kinh tại Bãi Tư Chính.

2/ Lòng tin của Hà Nội vào sự giúp đỡ của người Mỹ hoàn toàn là zero. Điều này làm cho phát biểu của ông Collin Koh, một nhà quan sát người Singapore là hoàn toàn sai. Ông Koh nói với BBC Việt ngữ rằng, Mỹ sẽ không đứng yên nếu Bắc Kinh làm tới với Hà Nội, khi ông trả lời về cuộc tập trận Cà Mau.

Con tốt thí của Donald Trump?

Exxon là một công ty tư bản phương Tây. Nó không tuân lệnh của bất cứ chính phủ nào, kể cả chính phủ Mỹ, nếu không làm gì phương hại đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Nhưng trên đời không có chuyện gì mà không liên quan với nhau, nhất là với tầm mức đại công ty như Exxon, thì những quốc sách ngoại giao có ảnh hưởng rất lớn đối với nó.

Có thể Exxon có quá nhiều nguồn lợi bên Tàu nên bị sức ép phải bỏ cuộc?

Hay Donald Trump làm áp lực với Exxon?

Ta nên biết rằng Trump đang rất cần một sự nhượng bộ lớn từ Tập Cận Bình trong vụ chiến tranh thương mại, để lấy điểm trước bầu cử, để giải quyết chuyện bán đậu nành và bắp của nông dân Mỹ, những người đã bầu cho ông ta vào năm 2016.

Trump và cựu Tổng giám đốc Exxon, ông Rex Tillerson vốn cũng không ưa nhau, Rex từng làm Bộ trưởng Ngoại giao cho Trump, nhưng phải ra đi trong một không khí cãi vã đầy nghi kỵ lẫn nhau.

Mà Exxon vốn có nhiều công ăn việc làm bên Nga, một mối quan hệ Trump – Nga – Rex – Exxon, đáng được người ta cân nhắc khi nghĩ đến.

Một mỏ khí đốt phải bỏ lại cho người Tàu (còn ai vào đây nữa?) so với số phiếu của cử tri, thì Trump sẽ thấy bên nào nặng hơn?

Còn Tập Cận Bình? Đừng nghĩ rằng ông ta bị rối trí với các chiêu trò của Donald Trump. Tập biết rõ mình đang làm gì và biết rõ Trump là một tay tháu cáy kiểu cò bất động sản. Trước sau gì thì Tập cũng có duy nhất một mục đích: Khẳng định Trung Hoa là siêu cường! Mà trước mắt là mũi đột phá Biển Đông, chiến cầu đầu tiên cho tham vọng “Một vành đai, một con đường” của ông ta.

Với Trump còn trong Nhà Trắng: Đây là cơ hội ngàn năm của Tập Cận Bình.

ASEAN là một mớ tạp nham

Việc Mỹ tập trận hải quân với ASEAN ngoài khơi Cà Mau làm cho nhiều người Việt phấn chấn, trong đó có người viết bài này. Nhưng hãy xét lại cái tập hợp ASEAN: Đó là một tập hợp tạp nham với những văn hóa chính trị rất dị biệt, khó kết gắn với nhau theo kiểu Cộng đồng châu Âu, và trên hết các quốc gia này đều có những lợi ích ngắn và dài hạn gắn chặt với Bắc Kinh.

Mỹ tập trận với ASEAN cũng giống như danh sách mà Ngũ Giác Đài liệt kê ra trong báo cáo hồi 1/6 năm nay, giống như một tờ sớ, cái gì cũng có, mà không có cái gì ra cái gì cả.

Trong những quốc gia ASEAN này người ta hay thấy những con số và sự kiện liên quan đến Cambodia, là kẻ nhận nhiều bổng lộc của Bắc Kinh để làm con ngựa thành Troy, nhưng quốc gia gắn kết nhiều nhất, lệ thuộc nhiều nhất chính là Việt Nam, bị thâm thủng thương mại với Trung Quốc vô cùng lớn.

Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn biết rằng, họ sẽ mất tính chính danh với dân chúng nếu đầu hàng Bắc Kinh. Nhưng có lẽ họ đang tuyệt vọng, bởi không có sự giúp đỡ thực sự nào từ phương Tây.

Các người bạn Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản thì đang rối với những chuyện của họ.

Người Ấn Độ thì ở quá xa.

Còn ASEAN là những kẻ yếu ớt và không đáng tin.

Nếu các tin đồn về Cá Voi xanh là có thật (tôi vẫn hy vọng là nó không xác thực), thì Hà Nội đang lâm vào một chuyện đu dây sinh tử: Đu dây giữa Bắc Kinh và 90 triệu người Việt Nam.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 trở lại bãi Tư Chính

BTV Tiếng Dân

9-9-2019

Khoảng 9h sáng ngày 07/09/2019, ông Ryan Martinson, trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ, đưa tin về tàu Hải Dương 8 như sau: “Sau khi dừng ở Đá Chữ Thập vài ngày, tàu Hải Dương Địa Chất 8 có vẻ như sẵn sàng trở lại các hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.

Khi nào tàu Hải Dương Địa Chất 8 mới thực sự rút khỏi vùng biển Việt Nam?

Đặng Sơn Duân

7-9-2019

Nhiều khả năng nội trong hôm nay, tàu Hải Dương Địa Chất 8 sẽ lần thứ ba xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, sau hai đoạn nghỉ giữa chừng vì thời tiết xấu.