Căng thẳng leo thang trên Biển Đông, trong bối cảnh cả thế giới đang tập trung đối phó với virus Wuhan!

Lê Nguyễn Hương Trà

22-4-2020

Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và xây thành đảo nhân tạo trái phép. Ảnh: internet

Ngày 10/4, Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh cùng 04 tàu chiến hộ tống và 01 tàu hậu cần tiến hành tập trận; Nhật và sau đó là Đài Loan đã phát hiện khi Liêu Ninh băng ngang eo biển Miyako rồi qua eo Bashi vào Biển Đông.

China gửi công hàm số CML/42/2020 về Biển Đông lên Liên Hiệp quốc, phản đối Việt Nam ngày 17/4/2020

Dịch giả: Ngô S. Đồng Toản

20-4-2020

CML/42/2020

Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc kính chào ngài Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tham chiếu các Công hàm trước của chúng tôi số CML/17/2009 và số CML/18/2009 gửi tới Ngài Ban Ki-moon, là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lúc ấy, bởi Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc năm 2009, Phái đoàn Trung Hoa (China) xin được tuyên bố quan điểm của China, liên quan đến Công hàm số 22/HC-2020 ngày 30/3/2020, và các Công hàm số 24/HC-2020 và số 25/HC-2020 ngày 10/4/2020 gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc bởi Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, như sau:

Cuộc chiến công hàm: Trung Quốc ngầm đe dọa dùng vũ lực với Việt Nam?

Đặng Sơn Duân

20-4-2020

Ngày 17.4, Trung Quốc gửi Công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối hai công hàm ngày 30.3 và 10.4 của Việt Nam về Biển Đông liên quan đến Báo cáo riêng của Malaysia trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa vào tháng 12.2019.

Nhìn thế sự, hôm nay ngày 19

Vũ Kim Hạnh

19-4-2020

Biểu tình ở Hà Nội chống TQ nhân ngày 19, kỷ niệm mất Hoàng Sa. Ảnh: internet

Vâng, hôm nay ngày 19. Cũng ngày 19, vào 46 năm trước, ngày 19.1.1974 Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa của VN.

Hôm qua, Tân Hoa Xã đưa tin nhà cầm quyền tỉnh đảo Hải Nam mới đây “chấp thuận thành lập hai huyện tại thành phố Tam Sa. Hai huyện hành chính này TQ đặt tên là “Tây Sa” và “Nam Sa”, gộp chung trong cái gọi là “thành phố Tam Sa.” Lập đơn vị hành chính cấp huyện của thành phố “Tam Sa” với diện tích ước lượng khoảng 2 triệu km vuông là một cách GIA TĂNG THÁCH THỨC đối với Việt Nam trong tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.

Dư âm từ các công hàm ngoại giao

Viet-Studies

Việt Trung

18-4-2020

Động thái hiếm hoi: Từ 30/3/2020 đến 10/4/2020, Hà Nội đã gửi 3 công hàm lên Tổng thư ký LHQ. Các công thư này phản bác mạnh mẽ công hàm của Trung Quốc đệ trình hôm 23/3/2020, đồng thời thông báo cho Malaysia và Philipinnes về lập trường của Việt Nam đối với các công hàm của hai nước này cũng từng được lưu hành tại LHQ trước đó.

Vài nhận định sơ lược về vụ Hải Dương 8

Đặng Sơn Duân

15-4-2020

Như vậy, đến 17 giờ 45 ngày 15.4 tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng đội tàu hải cảnh hộ tống của Trung Quốc đã đi ra khỏi vùng thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia và đi vào vùng đặc quyền kinh tế Brunei, chuẩn bị đến vùng biển Malaysia với khả năng cao sẽ tiến xuống khu vực cụm bãi cạn Luconia.

Tin Biển Đông: Có lúc Hải Dương 8 chỉ cách bờ biển VN khoảng 86 hải lý

BTV Tiếng Dân

15-4-2020

Ngày 14/4/2020, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục hải trình xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Sáng qua, Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Tàu Hải Dương Địa Chất 8 (HD 8) tiếp tục đi xuống phía Nam, cách bờ biển Quy Nhơn chỉ 86,3 hải lý. Ông Nam xác nhận, gần 7 giờ sáng, có lúc Hải Dương 8 chỉ cách bờ biển TP Quy Nhơn khoảng 86,3 hải lý. 

Sự kiện mới ở biển Đông

Trương Nhân Tuấn

14-4-2020

Hôm nay 14 tháng 4, trang nhà của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ thấy đăng hai công hàm mới của VN. Cả hai cùng đề ngày 10 tháng tư 2020. Như vậy, VN gởi tất cả 3 công hàm trong vòng 10 ngày.

Chính sách trên biển trong nội bộ Đảng của TQ là rất nhất quán và kiên trì

Lê Quang

13-4-2020

Tờ Global Times (Thời Báo Hoàn Cầu) sáng nay vừa có một bài báo lí giải về việc “Việt Nam gây hấn ở Biển Đông”.

Hoàn Cầu thời báo trơ trẽn bóp méo sự thật trên Biển Đông

Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa

13-4-2020

Ảnh: Global Times

Ngày 11/4, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times), một trong những cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có bài viết: “Tại sao Việt Nam xâm phạm biển Đông vào thời điểm này?”.

Trong bài viết, Cheng Hanping, nghiên cứu viên cao cấp về Biển Đông của Đại học Nam Kinh đã cáo buộc “một tàu đánh cá VN đã đâm vào mũi tàu của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc” ở vùng biển mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa (tức là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) hồi đầu tháng này.

Diễn tiến hải trình của biên đội tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh

Dự án ĐSK Biển Đông

13-4-2020

Tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Reference

Những hình ảnh vệ tinh từ một nhà phân tích quốc phòng cho thấy, biên đội tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đã rời Thanh Đảo trước ngày 8/4/2020.

Đến buổi sáng ngày 10/4, ảnh vệ tinh cho thấy nhóm tàu sân bay Liêu Ninh được nhìn thấy cách Thượng Hải 100 hải lý về phía đông.

(Một nhà phân tích quốc phòng thuộc Công ty tư vấn tình báo ShadowBreak Intl. là người đầu tiên đã xác định được vị trí của tàu Liêu Ninh trước khi tàu tiến vào eo biển Nhật Bản, và công bố hình ảnh vệ tinh của nhóm tàu, giúp định hướng cho những người quan tâm sau đó tìm được thông tin tương tự.)

Tại sao BBC Việt ngữ lại dùng cách định danh Trung Quốc mà không dùng cách định danh Việt Nam?

Đỗ Hùng

9-4-2020

Ảnh: Digital Globe

1. Cái này hôm trước mình nói rồi (xem link phía dưới*) mà hôm nay BBC Việt ngữ lại dùng tiếp nên càng khó hiểu. Đảo Song Tử Tây ở Trường Sa thì BBC lại dùng một cái tên theo cách gọi của Trung Quốc, là Nam Tử. Độc giả chính của BBC Việt ngữ là người Việt, nhẽ rất ít biết Nam Tử (Nam Tử Tiêu hay Nam Tử Đảo 南子礁/岛) là đảo nào.

Một sự hiểu lầm về công hàm của Việt Nam gửi Liên Hợp Quốc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc

Dự án ĐSK Biển Đông

9-4-2020

Nhiều học giả, nhà báo và bạn đọc đã hiểu lầm ý nghĩa bản công hàm của Việt Nam gửi Liên Hợp Quốc ngày 30/3/2020.

Philippines nói gì về vụ tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm?

Đỗ Hùng

9-4-2020

Hôm 2.4 vừa rồi, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa. Sau đó có mấy tàu cá khác ra cứu nạn cũng bị xua đuổi, bắt bớ. Ngày hôm sau, Bộ Ngoại giao Việt Nam bèn lên tiếng phản đối.

Ai chịu trách nhiệm trong việc nhân sự chiếc Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt bị “cách ly” do Covid-19?

Trương Nhân Tuấn

8-4-2020

Vụ hạm trưởng chiếc Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, tức Đại tá hải quân Crozier vừa bị quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly cách chức không đơn thuần là sự khủng hoảng trong nội bộ lực lượng Hải quân của Hoa Kỳ. Hầu như toàn bộ nhân sự phụ trách vận hành chiếc tàu, trên 4 ngàn người, đã bị “cách ly” ở Guam do Virus Corona. Vụ lây lan này bị nghi là do cập bến Đà Nẵng hồi đầu tháng ba.

Biển Đông vẫn… ‘động’ nếu còn… biết ơn!

Blog VOA

Trân Văn

8-4-2020

Nhìn một cách tổng quát, việc tiết lộ công hàm mà chính phủ Việt Nam gửi cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chẳng khác gì mở van, xả bớt áp lực đang tăng nhanh và cao trong tâm tư của người Việt trước sự kiện tàu hải cảnh của Trung Quốc lại đâm chìm thêm một tàu đánh cá (mang số hiệu QNg 96017) ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa hôm 2 tháng 4.

Quỷ Trung Cộng

Đoàn Bảo Châu

6-4-2020

Dần dần thế giới sẽ nhận rõ bản chất bẩn thỉu, đầy mưu mô của Trung Cộng. Với tham vọng bá chủ toàn cầu, Trung Cộng đã và sẽ không từ một thủ đoạn hèn hạ và ác độc nào để làm được điều ấy.

Làm gì để giữ được Hoàng Sa?

Ngô Anh Tuấn

5-4-2020

Khi gay gắt, tôi có thể nặng lời nhưng tôi hiểu, chúng ta chưa từng từ bỏ chủ quyền đối với Hoàng Sa. Tôi biết, chúng ta luôn yếu hơn họ nên phải lựa thế để tồn tại. Tuy nhiên, có nhiều hành động mà chúng ta có thể làm mà Trung Quốc không thể làm gì được chúng ta cả. Thời thế đã đổi thay rồi, không phải họ thích làm gì cũng được cả, trừ khi ta im lặng cho họ làm. Tôi nghĩ rằng cần thiết phải thực hiện một số hành động sau đây:

Chuyện bà Hoa và bà Thái

Vũ Kim Hạnh

5-4-2020

Báo chí thế giới đang thông tin cuộc “khẩu chiến” giữa bà Hoa (Hoa Xuân Oánh) đại diện TQ và Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan, nhỏ mà giàu mạnh. Bà Hoa đại diện Trung Hoa, còn bà Thái thì không đai diện cho Thái mà đại diện cho Đài. Thấy vui vui thì kêu vậy thôi chứ so 2 bà này thì rất khập khiểng, có khi phải xin lỗi bà Thái. Một đằng chỉ là cái loa, bấm nút là phát, một đằng là dân bầu, quang minh chính đại. Bà Hoa lại càng không thể so bà Thái về… não, vì chỉ phát mà không nghĩ: Như mới tức thì, bả có thấy cái tàu hải cảnh của chính nước bả chưa, mà nói thuyền đánh cá của VN đâm vào đầu tàu hải cảnh?

Mới đầu bà Hoa hỏi, sao mấy tháng trước, Đài Loan cấm xuất khẩu khẩu trang rồi bây giờ đi quyên khẩu trang cho (bọn dẫy chết?) thì nghe giọng hơi thù vặt. Bả nêu nghi vấn, hay là Đài Loan chơi thủ đoạn chính trị để gia nhập WHO? Nói cái đó là lộ cái ác độc của TQ: cấm WHO cung cấp thông tin dịch bệnh cho Đài Loan, chuyện bất nhân quá. Mà giữa thời buổi này, cao cường công nghệ như TQ, không lẽ không biết đâu ai đem thúng mà up được… thông tin? Rồi bà Hoa lại tự kỷ thêm xíu: Sao các công ty, cá nhân TQ cũng quyên góp vật tư y tế cho Mỹ mà không thấy Mỹ ghi nhận, giờ khen Đài Loan? Rồi dọa: Mỹ và Đài Loan nên nhớ, đừng chơi thủ đoạn chính trị làm hại “lợi ích cốt lõi” của TQ.

Bà Thái nhẹ nhàng giải thích: Đài Loan đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu khẩu trang vì tình hình các nước đang nguy, Đài Loan phải giúp bởi nếu thế giới loạn thì Đài Loan sao yên được? Tuy vậy, nghe qua chắc bà Hoa hơi thốn, bởi khi TQ bùng phát dịch, ai cũng nghĩ, Đài Loan sẽ lãnh đủ vì Đài Loan ở rất gần TQ, nhưng nhờ chính quyền phản ứng nhanh, đã nhanh chóng minh bạch thông tin tình hình, phối hợp các tổ chức dân sự tổ chức phòng dịch, khuyên dân dùng khẩu trang, rửa tay và minh bạch truy tìm lịch sử tiếp xúc các đối tượng nhiễm… nên đến nay, Đài Loan chỉ có 355 người nhiễm và 5 tử vong.

Phản đối chính quyền Trung Quốc đâm chìm thuyền cá của ngư dân Việt Nam

Nguyễn Ngọc Chu

3-4-2020

1. Khoảng 3 giờ sáng ngày 02/4/2020 tàu cá QNg 90617 TS của ngư dân Trần Hồng Thọ (33 tuổi, trú ở thôn Phú Quý, xã Bình Châu, Bình Sơn) đang hành nghề trên biển khu vực đảo Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm.

Trung Quốc vẫn đẩy mạnh âm mưu khống chế và biến Biển Đông thành ao nhà của họ

Đặng Sơn Duân

29-3-2020

Ảnh: ImageSat International

Hãng ảnh vệ tinh ImageSat International hôm nay vừa công bố bức ảnh chụp một chiếc máy bay Y-8 của Trung Quốc đậu trên Đá Chữ Thập ngày 28.3.

ImageSat nhận định đây có thể là chuyến bay tiếp tế và nếu như vậy thì diễn biến này không có nhiều khác lạ, bởi máy bay Y-8 từng hạ cánh nhiều lần ở Đá Chữ Thập cũng như Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi cho các nhiệm vụ vận tải hoặc tải thương.

Những ngọn đèn báo hiệu chiến tranh

Trương Nhân Tuấn

28-3-2020

1/ Trật tự thế giới bị đặt lại

Nếu ta tìm hiểu các nguyên nhân gây ra Thế chiến thứ II, ta thấy nguyên nhân “trật tự thế giới bị đặt lại” là một điều quan trọng mà ít thấy các sử gia VN nói tới.

Gạc Ma

Đỗ Cao Cường

14-3-2020

Khu tưởng niệm Gạc Ma tại bán đảo Cam Ranh. Ảnh: Nguyên An/Thanh Niên

Cách đây 32 năm, tức ngày 14 tháng 3 năm 1988, quân đội Trung Quốc nổ súng tấn công các chiến sĩ hải quân Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh khánh Hòa. Kết quả, 64 chiến sĩ hy sinh, người bị bắn, người bị lưỡi lê đâm, trước khi chết họ kết chặt tay nhau, tạo thành một vòng tròn bất tử, thiếu úy Trần Văn Phương kịp hô to lần cuối:

Hiện có bao nhiêu giàn khoan thăm dò dầu khí (Oil – RIG) của Trung Quốc đang ở trên Biển Đông?

Phạm Thắng Nam

25-1-2020

Ảnh: internet

Trong năm qua- 2019 và tháng đầu năm 2020, theo thứ tự thời gian, những giàn khoan thăm dò dầu khí sau đây của TQ đã lần lượt xuất hiện trên biển Đông nước ta:

Hoàng Sa 1974: Chính phủ Mỹ nói gì?

BBC

19-1-2020

Hình chụp ngày 19/1/2017, khi diễn ra một cuộc tuần hành kỷ niệm sự kiện 1974 của người dân ở Hà Nội. Ảnh: Getty Images

Ngày 19/1/1974 đánh dấu sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Biển Đông vẫn là dấu hỏi trước thềm năm mới

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Reuters

Blog VOA

Trân Văn

17-1-2020

Vừa có thêm hàng loạt diễn biến liên quan đến tình hình biển Đông nhưng đối chiếu các diễn biến này với nhau, rõ ràng rất khó xác định tình hình biển Đông sẽ như thế nào…

Nhân ngày 17 tháng giêng, nói về trách nhiệm làm mất Hoàng Sa

Trương Nhân Tuấn

17-1-2020

Ngày 17 đến 19 tháng giêng năm 1974 TQ đem quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN.

Tin Biển Đông: Tàu hải cảnh TQ tiến sát bờ biển miền Trung, cách Nha Trang 75 hải lý!

BTV Tiếng Dân

14-1-2020

Như chúng tôi đã đưa tin, ngay đầu năm 2020, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch mới xâm phạm lãnh hải Việt Nam, chỉ sau 2 tháng rưỡi tạm ngưng chiến dịch “khảo sát” kéo dài 4 tháng của tàu Hải Dương Địa Chất 8.

Tin Biển Đông: Tàu TQ vẫn tiếp tục quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của VN

BTV Tiếng Dân

11-1-2020

Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, có ít nhất 5 tàu Trung Quốc đang quấy phá lãnh hải Việt Nam ở khu vực Nam Biển Đông, gần Bãi Tư Chính, trong đó có 4 tàu hải cảnh đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của VN. Hiện tại, các tàu TQ vẫn tiếp tục thách thức chủ quyền VN, thậm chí đang có dấu hiệu tiến vào sâu hơn.

Indonesia: “Chúng tôi đang cảnh giác cao độ” – Động thái hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông

Dự án ĐSK Biển Đông

Nguồn: News.com.au

Biên dịch: Mai Hải Tiến

11-1-2020

Nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc ở vùng biển Indonesia ngày 7/1/2020, trước khi ít nhất hai trong số đó tiến về phía thềm lục địa của Việt Nam. Nguồn: Ryan Martinson/Marine Traffic.

Tuy Trung Quốc đang giành quyền kiểm soát Biển Đông trong nhiều năm qua nhưng động thái gây hấn mới nhất đã bị phản tác dụng khi vấp phải phản ứng quyết liệt từ phía Indonesia.

Báo News Corp của Australia hôm 9-1 cho hay, Indonesia đã phản ứng mạnh mẽ sau khi các tàu đánh cá Trung Quốc được hộ tống bởi các “tàu chiến bảo vệ bờ biển” (coast guard warships) xâm nhập vùng biển của họ.

Jakarta đã huy động quân đội và nâng cao tình trạng sẵn sàng chiến đấu tại quần đảo Natuna để đối phó với các cuộc xâm nhập bắt đầu vào cuối năm ngoái.

“Lực lượng hải quân và không quân của chúng tôi đã được trang bị vũ khí và triển khai đến Biển Bắc Natuna”, phát ngôn viên quân đội – Thiếu tướng Sisriadi nói vào cuối tuần. Lực lượng bao gồm sáu tàu chiến nhằm “xua đuổi các tàu nước ngoài”.