Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

UBKTTW: Cảnh cáo ông Huỳnh Đức Thơ, đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh

Chính Phủ

29-9-2017

Ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ. Ảnh: Internet

UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với đồng chí Huỳnh Đức Thơ, đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và đồng chí Nguyễn Xuân Anh theo thẩm quyền.

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 18. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Chỉ là đầy khó khăn, gian khổ thôi sao, anh Tiến Thanh?

Mạnh Quân

4-3-2020

Ông Nguyễn Tiến Thanh, TBT báo Đời sống và Pháp luật. Ảnh: NĐT

Tối nay, đọc bản tin này của Người đưa tin – nay đã là tạp chí, nghe phát biểu của anh Tiến Thanh, không khỏi thấy ngậm ngùi.

Anh Tiến Thanh nói rằng: “Cuộc chuyển giao nào cũng đầy khó khăn, gian khổ…”. Thì cũng đúng thôi. Nhưng cá nhân tôi thấy câu đó vẫn có tí ngoại giao, sách vở. Không, với báo chí, nó không chỉ là khó khăn, gian khổ mà là đau khổ, khốn khổ khốn nạn chứ báo thì lúc nào chẳng có khó khăn. Dịch cúm đến, không có quy hoạch báo chí (QHBC) thì báo chí vẫn sẽ rất khó khăn vì doanh nghiệp khó, họ cắt giảm, không làm quảng cáo nữa…

Sảy nảy ung

Nguyễn Thông

10-11-2022

Ấy là tôi muốn nói vụ “nơi sinh” liên quan đến mẫu hộ chiếu mới, đang được Bộ Công an trần tình giãi bày trước quốc hội, được các ông bà nghị bàn ra tán vào, mười rằm cũng ư mười tư cũng gật, chắc rồi cũng biểu quyết thông qua, nhất trí cao trong vài ngày nữa. Chẳng có ai dám mở mồm đặt lại vấn đề tại sao lại thế, tìm ra căn nguyên của lỗi hệ thống này, tìm biện pháp xử lý sai phạm cho tử tế.

Quái sự Lĩnh Nam: 9 người bỏ thiên đàng xuống địa ngục

Chu Mộng Long

24-9-2019

Khoảng 3 tháng trước, đất Lĩnh Nam xảy ra quái sự. Có 9 người con cháu Ngọc Hoàng bỏ Thiên Đường trốn sang quốc gia Địa Ngục. Có 2 người bị Quỷ bắt và thẩm vấn:

Chuyện đổi tiền (Phần 2): Cuộc đánh úp tàn bạo năm 1985

Nguyễn Thông

9-7-2021

Tiếp theo Phần 1

Bữa ni 9.7 là mùng 1 Tết âm dịch, Sài Gòn và nhiều tỉnh thành cấm túc dân, dọa ai mò ra đường đi chúc Tết không có lý do chính đáng sẽ phạt tiền 3 củ. Thương cảm nhiều công dân nhàn nhã ôm bụng đói không biết làm cách nào cho no, nhà cháu bèn vội đưa tiếp phần 2 “Chuyện đổi tiền” để quý vị đọc, cho quên đói và sự đời, quên cả “trong không khí hân hoan phấn khởi” như nỗi ám ảnh.

_____

Như đã kể, trải qua cuộc đổi-cướp tiền tháng 5.1978, tôi đã biết sức mạnh của tiền và sự cay đắng mà đồng tiền đem lại. Nhưng phải nói, đến lần đổi tiền thứ 4, vào tháng 9.1985, và cũng là lần cuối cho đến tận bây giờ, tôi mới thực hiểu con người bị khốn khổ bởi đồng tiền như thế nào. Và cần làm rõ thêm, bản thân tiền bạc chả có tội gì, nó chỉ gây nên đau khổ khi nó được điều hành, chi phối bởi những thế lực cầm quyền ghê gớm, tàn bạo.

Ai đã trải sống qua những năm sau 1980 bây giờ nhớ lại chuyện cũ có lẽ vẫn rùng mình. Nhiều khi mấy anh em bạn thời hàn vi ngồi lại với nhau giở chuyện xưa ra làm quà, kể xong đứa nào cũng lắc đầu. Mấy thầy giáo dạy cùng Trường DBĐH TP.HCM với tôi thời gian ấy lắc đầu lè lưỡi bảo kể cũng lạ, làm sao mà chúng mình còn ngồi đây, còn sống đến bây giờ. Thế mới biết cái sức chịu đựng của dân mình ghê thật, “khó khăn nào cũng vượt qua”, chỉ riêng việc vượt qua giai đoạn nửa đầu thập niên 80 là đủ phong anh hùng rồi.

Suốt mấy năm trời, sự nghèo đói mò đến tận chân giường. Những nhà trước kia khá giả một chút giờ cũng bắt đầu lôi đồ đạc, vật dụng sinh hoạt ra bán dần. Sau cuộc chạy loạn “nạn kiều” của người Hoa năm 1978-1979 thì có lẽ cuộc chạy ăn của dân chúng, công chức, nhân viên nhà nước trước năm 1985 gây sôi động Sài Gòn nhất. Mặt mũi ai cũng vêu vao, má hóp lại, da nhăn nheo đen sạm. Thương nhất mấy cô giáo, gầy còm, xanh xao vẫn phải đứng lớp ròng rã.

Thầy Võ Thanh Long dạy lý (một trong những thầy giáo cự phách của Trường DBĐH, cũng như các thầy Trần Mạnh Hảo (toán), Cung Bỉnh Duyệt (lý), Nguyễn Cương (hóa), Nguyễn Văn Vy (văn), Phương Văn Dần (Nga)…) cười méo xẹo, giờ là lúc “thầy giáo tháo giầy”, chưa bao giờ câu nói đùa ấy đúng cay đắng chua chát như lúc này. Thầy Hảo thì bảo cứ nói “giáo chức – dứt cháo”, cũng đúng quá đi mất.

Xung quanh chợ An Đông (Q.5) gần trường tôi hình thành mấy lề đường chợ trời, người ta đem đủ thứ ra đó bán, từ cái tủ lạnh, tivi vốn rất hiếm lúc bấy giờ, đến cái thìa chiếc muỗng bằng inox, thậm chí cả cái dây kéo fermeture cũ đã dùng cũng tháo khỏi quần áo cũ bày ra bán. Miễn thứ nào có người mua là bán thì mới có tiền mua gạo mua cá cho khỏi chết đói. Hồi người Hoa chạy, tôi còn lang thang lề đường kiếm tìm những thứ đồ rẻ, mấy con dao ăn, bức tranh khắc gỗ (giờ vẫn còn) nhưng đến kỳ này thì tiền cũng chả có để mua.

Đồng lương vẫn thế nhưng tiền mất giá kinh khủng, vừa lĩnh ở phòng tài vụ xong, ra đến cửa là đã có thể vơi đi cả nửa do trả nợ. Bóp mồm bóp miệng lắm cũng chỉ kéo được hơn hai chục ngày với số tiền còm ấy. Vài năm trước, lương còn đủ mua được chục ký gạo, hằng ngày nhặt nhạnh mớ rau, con cá vụn…, còn giờ tan trường là cúi mặt vội về, không dám la cà ngoài chợ nữa. Thằng con đầu lòng tôi, sinh tháng 5.1984 tính toàn bộ tuổi nhũ nhi của nó chỉ được uống đúng mỗn hộp sữa Meiji hơn 400gr khi nó bị ỉa chảy. Hôm chạy xe đạp tới đường Nguyễn Thông quận 3 mua hộp sữa ấy, tôi hiểu rằng mình sẽ phải nhịn ăn trong nhiều ngày tới.

Lạ ở chỗ, đến năm 1984-1985 đồng tiền không những mất giá khủng khiếp mà cũng rất hiếm. Trường tôi tháng nào cũng nợ lương giáo viên, nghe đâu phòng tài vụ của anh Trần Văn Thông (trùng tên với tôi, khác họ) bảo rằng nhà nước không có tiền (chẳng bù bây giờ, cứ thiếu tiền là in, kệ cụ lạm phát). Mấy đứa em họ tôi làm công nhân cũng than xí nghiệp không có tiền. Sao người ta xì xào nhà nước in tiền liên tục, nhờ Tiệp Khắc in nhiều lắm, vậy thì tiền nó chạy đi đâu.

Tiền mệnh giá 30 đồng, đồng tiền lạ không giống ai, duy nhất trên thế giới, chỉ người cộng sản An Nam mới nghĩ ra được. Ảnh tư liệu

Hàng hóa khan hiếm, tiền mất giá và thiếu hụt, cuộc sống đi xuống từng ngày, tất cả in khắc vào gương mặt. Vợ tôi đang thất nghiệp, ở nhà chăm cu con đầu lòng, mỗi lần thấy chồng thất thểu từ trường về, chán chả hỏi gì nữa, bởi có hỏi cũng vẫn những câu trả lời cũ kỹ vô hồn. Quả thật, mình đang sống mà có cảm giác tất cả đều rất cũ, như sống thời xửa thời xưa kiếp trước chứ không phải bây giờ, sống hộ ai đó chứ không phải cho chính mình.

Nhìn những khuôn mặt xanh xao, xám xịt, quắt queo, gò má nhô ra của người thân, của đồng nghiệp, bạn bè, tôi tự hỏi chả biết dòng đời còn trôi chảy đến đâu nữa. Đành phó mặc dòng đời mà sống thôi.

Từ nửa cuối tháng 8.1985 đã râm ran tin đồn đổi tiền. Ông bạn tôi, thầy giáo Nguyễn Văn Vy, người huyện Thủy Nguyên, học trước tôi 1 khóa, vào Sài Gòn dạy trước tôi 1 năm, là người vốn rất hiền lành chuẩn mực, vậy mà cáu tiết “đổi đéo gì đổi lắm thế”, cứ như thể cuộc đổi tiền ghê rợn lần trước, năm 1978, mới vừa xảy ra vậy. Có nhẽ sự ám ảnh ấy nó đeo đẳng, kéo dài, đau đớn quá, khó có thể quên. Cứ qua mỗi ngày, tin đồn lại càng rộ càng đậm. Đám đàn ông người Hoa cởi trần hoặc áo may ô 3 lỗ tuổi sồn sồn sáng nào cũng ngồi cà phê chỗ góc vườn hoa ven đường An Dương Vương gần nhà thờ Thánh Jeanne D’Arc, quận 5 bàn gì bí mật lắm.

Thầy Cung Bỉnh Duyệt bảo đó là những xì thẩu, họ quyết định về kinh tế lên hay xuống của Sài Gòn. Cứ xong cữ cà phê sáng của họ thì lại có “đường lối” kinh tế cụ thể cho ngày ấy. Giá vàng, giá trị đồng tiền, gạo nước, vải vóc, tôm cá lên xuống ra sao đều được quyết định từ cái góc xộc xệch nhếch nhác này. Thầy Duyệt cười, đổi tiền hay không, cứ ra đó là có thể biết. Đám ấy không quyết định việc đổi tiền nhưng nó biết chắc chắn có đổi tiền hay không. Nó không bị mắc mưu bị đánh úp như hồi năm 78 nữa.

Mỗi lần nhà nước đổi tiền là mỗi lần đồn đoán, lo sợ, giải thích, phân trần, trấn an. Lần này 1985 cũng vậy. Truyền thông nhà nước đưa một số vị lãnh đạo có tên tuổi lên tivi, lên đài phát thanh khuyên nhân dân hãy tin tưởng vào đảng và nhà nước, đừng mắc mưu bọn bóc lột, bọn chống phá cách mạng, bọn bành trướng Bắc Kinh. Nhưng dân thì đã rút ra được kinh nghiệm xương máu, cứ bao giờ có ông to bà nhớn nào lên kêu gọi dụ dỗ thì chỉ vài ba ngày sau là đổi tiền.

Đến giữa tháng 9, tôi nhớ láng máng ngày 13 hay 14.9 chi đó, thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Năm khi họp ban giám hiệu với các tổ trưởng bộ môn đã xì ra thông tin sẽ có đổi tiền, thầy bảo nghe thì biết vậy, đừng nói lung tung. Trò đời, với những thứ quốc cấm ấy thì giấu làm sao được. Tôi chỉ về hé với thầy Vy bởi tôi cũng chẳng biết liệu có đổi hay không. Thầy Vy nói tao với mày, cũng như đám đánh Mỹ quá đà tụi mình, có mấy đồng bạc ranh, đổi hay không đổi sợ chó gì.

(Còn tiếp)

Nhìn lại thảm họa Formosa

Nguyễn Đạt An

4-4-2019

Ngày 4/4/2016, một ngư dân lặn biển ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) phát hiện đường ống xả khổng lồ của Tập đoàn Thép Formosa đang tiến hành thải chất độc vào lòng biển. Sau đó, hàng trăm tấn cá và sinh vật biển chết hàng loạt, phơi xác trên bờ biển của 4 tỉnh miền Trung.

Cập nhật và cảnh báo từ một hướng dẫn viên du lịch ở Nha Trang

Vũ Kim Hạnh

23-1-2020

Xe cấp cứu đưa 1 người TQ đi cách ly từ phi trường Cam Ranh. Ảnh: internet

Ngày hôm qua và hôm nay (22 và 23/1/2020), có hiện tượng náo động trong đội ngũ hướng dẫn viên du lịch ở Nha Trang (đang quá nhiều du khách Trung Quốc).

Một sai lầm chết người của các bạn hướng dẫn viên tại Nha Trang là: Họ nghĩ đơn giản, nếu khách TQ mà không phải đến từ Vũ Hán thì không nguy hiểm lắm! Và họ dính bệnh.

Sau đây là lời đề nghị phổ biến của các HDV du lịch: Vì bệnh đã có thể lây từ người sang người nên ai cũng phải thận trọng khi tiếp xúc với du khách Trung Quốc dù họ đến từ đâu. Nếu gia đình nào mà đăng ký đi Nha Trang, Đà Lạt, Mũi Né rồi Đà Nẵng thì cần cân nhắc lại vì năm nay số lượng du khách TQ đổ về 4 nơi này cực kỳ đông, đông đột biến hẳn lên, có lẽ vì các nơi khác (Đài Loan, Hàn Quốc, Triều Tiên… ) giờ đã chặn người TQ nhập cảnh.

Lẩn mẩn chuyện cúng ông Táo

Nguyễn Thông

2-2-2024

Hằng năm, tính theo âm lịch, 23 tháng chạp là ngày Tết táo quân (“hằng” chứ không phải “hàng”, rất nhiều người dùng từ sai, vụ này tôi sẽ biên rõ sau). Tức hôm nay đây, 23 tháng chạp Quý Mão 2023 (tây lịch là 2.2.2024). Ngày tây hơi bị đẹp, 4 con số 2, còn ngày mai tiếp theo thì ngày của băng rôn cờ quạt khẩu hiệu đít cua văn nghệ nhảy nhót tivi báo đài tuyên giáo, để kỷ niệm “ấy” ra đời. Tôi chả thích cái vui đó, ồn ào nhức đầu lắm.

Mỹ: Hàng ngàn người Việt có nguy cơ bị trục xuất?

BBC

9-11-2017

Cộng đồng hoạt động dân quyền ở Hoa Kỳ diễu hành kêu gọi ngừng trục xuất dân nhập cư châu Á. Ảnh: SEARAC

Khoảng 8.500 người Việt tại Hoa Kỳ có thể bị bắt, giam giữ và trục xuất về Việt Nam, các tổ chức hoạt động vì cộng đồng tại Hoa Kỳ cho biết.

Các tổ chức bắt đầu lo ngại khi có thông tin trong vài tháng gần đây, nhiều người đột nhiên bị bắt, giam giữ, điều chuyển và bị thẩm vấn để trục xuất về Việt Nam.

Từ giỗ Lê Hiếu Đằng, nghĩ về Trung Kỳ dân biến và công cuộc chống BOT của các tài xế

FB Ngô Thanh Tú

23-1-2018

Người anh hùng trẻ tuổi Ông Ích Đường, cháu nội Ông Ích Khiêm, trước giờ tuẫn nạn trong sự kiện Trung Kỳ dân biến. Ảnh: báo Quảng Nam

Cách đây 110 năm (1908), bắt đầu tự huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) một sự kiện chấn động đã lan tỏa sang một số tỉnh thành khác. Nó trở thành phong trào chống sưu thuế được dân nghèo nhiệt liệt ủng hộ. Lịch sử gọi đó là cuộc Trung kỳ dân biến, nhưng thực tình nó là phong trào do dân nghèo đứng lên chống sưu thuế quá nặng, đè vai của họ.

Khởi sự chỉ vài người đi bộ từ huyện Đại Lộc để đi xuống Hội An để xin giảm thuế. Trên con đường dài chừng 40km, những nông dân vừa đi vừa hô to những khẩu hiệu xin giảm thuế. Chuyến đi bộ đã được sự ủng hộ của rất nhiều người nên đã tạo ra phong trào lan tỏa sang cả một số tỉnh thành kế cận, như: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và ra hướng Bắc có tỉnh Thừa Thiên.

Tương lai nào đang chờ đón chúng ta?

Nguyễn Đắc Kiên

15-2-2020

Sáng nay tôi đọc nhật ký của một nhà văn Trung Quốc kể về những ngày bà sống trong vùng tâm dịch, Vũ Hán. Hình ảnh cuối cùng, và cũng là thứ ám ảnh nhất còn đọng lại trong tôi là cảnh mấy chục người gồm quan chức, nhân viên y tế, người bệnh… đứng nghiêm trang, quay mặt về phía giường bệnh nơi mà bệnh nhân đã nằm kín chỗ, cao giọng hát một bài hát ca ngợi đảng cộng sản Trung Quốc, để chào đón một đoàn lãnh đạo đến thị sát.

Con đường dẫn tới sự hủy diệt của Trung Quốc (Phần 1)

Foreign Affairs

Tác giả: Michael Bennon Francis Fukuyama

Cù Tuấn, biên dịch

23-10-2023

Tóm tắt: Thiệt hại thực sự của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh.

Tại sao đạo đức tan hoang?

FB Mạnh Kim

9-12-2018

Sự tuột dốc đạo đức không có điểm dừng. Không chỉ những giá trị căn bản nhất của đạo đức đang thoái hóa mà thậm chí tình người cũng cạn kiệt. Sự khủng hoảng đạo đức đang trở nên điên loạn. Chừng nào nguyên nhân sâu xa cuộc khủng hoảng làm tê liệt và tàn phá xã hội này còn chưa dám thừa nhận thì vấn đề “chấn chỉnh” đạo đức không bao giờ có thể khôi phục.

Đừng để mất cắp niềm tin

Nguyễn Thọ

11-11-2021

Vladimir Putin và Donald Trump gặp nhau 2018 tại thượng đỉnh Helsinky. Ảnh trên mạng

Nhân ngày 09.11, kỷ niệm 32 năm bức tường Berlin bị phá bỏ, tôi xin trích dịch một cuộc phỏng vấn của phóng viên tờ báo mạng T-online.de (Đức) với ông Timothy Snyder, giáo sư sử học đại học Yale (USA) về các nguy cơ đối với nền dân chủ toàn cầu, về Trung Quốc, về Trump, về Putin, Facebook. v.v.

Quốc hội và Luật đất đai nhìn từ làng Hoành

Huy Đức

7-3-2024

Cựu UVBCT Phạm Quang Nghị [bìa trái, một người con của làng Hoành], Nhà báo Hà Đăng, 95 tuổi [ngồi giữa, TBT báo Nhân Dân 1987-1992; Trưởng ban Văn hóa Tư Tưởng 1992-1996] tại Làng Hoành 2-2024. Ảnh: FB tác giả

Cô ấy ngồi đây

FB Lã Việt Dũng

17-12-2017

Bà Nguyễn Thị Loan – mẹ của tử tù Hồ Duy Hải. Ảnh: FB Lã Việt Dũng.

Cô ấy ngồi đây, vỉa hè Bờ Hồ một sáng mùa đông, vì cô ấy là Nguyễn Thị Loan – mẹ của tử tù Hồ Duy Hải. Như bao người mẹ khác, cô ấy làm mọi cách để cứu con, kể cả khi chẳng còn một tia hi vọng.

Cô ấy ngồi đây, vì con trai cô ấy bị coi là hung thủ trong một vụ án mà từ quá trình điều tra đến xét xử đều đầy rẫy những sai phạm. Họ bỏ qua những vật chứng, nhân chứng giúp chứng minh sự vô tội của Hồ Duy Hải và vội vã kết luận dựa trên những chứng cứ mập mờ. Nguồn đây: Làm rõ ‘nhân chứng đặc biệt’ vụ tử hình Hồ Duy Hải.

Cô ấy ngồi đây, vì nếu là bạn, bạn cũng sẽ ngồi đây. Một người bố, người mẹ tin làm sao được, ngủ làm sao được, chết nhắm mắt làm sao được khi chính quyền xử tử con mình mà dấu vân tay trên hiện trường không phải của con; còn con dao, cái thớt được mua từ ngoài chợ để bổ sung vào hồ sơ vụ án. Nguồn đây: Vụ Hồ Duy Hải: Tang vật được mua… ngoài chợ?.

Nhân quyền và nỗ lực từ bỏ văn minh theo đường mòn để đến… CNXH

Blog VOA

Trân Văn

12-1-2022

Liên Hiệp Quốc vừa công bố thư của bộ phận đặc sát thuộc Văn phòng Cao ủy Nhân quyền (OHCHR) gửi chính quyền Việt Nam, yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan đến việc bắt giữ – phạt tù chín công dân là: Chung Hoàng Chương, Nguyễn Văn Nghiêm, Lê Văn Dũng, Đinh Thị Thu Thuỷ, Đỗ Nam Trung, Đinh Văn Hải, Lê Trọng Hùng, Lê Chí Thành và Trần Quốc Khánh trong hai năm 2020 và 2021.

Pháp quyền, ‘logo xe vua’, Quách Duy, và Lê Chí Thành

Blog VOA

Trân Văn

16-4-2021

Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công an Việt Nam vừa tạt nước vào mặt những người còn tin rằng chống tham nhũng ở Việt Nam không có… vùng cấm, không có… ngoại lệ. Theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công an Việt Nam thì sau 18 tháng điều tra lại vụ án “đưa hối lộ, môi giới hối lộ” (thường được gọi là vụ án “logo xe vua”) theo yêu cầu của Tòa án Cấp cao tại TP.HCM, họ thấy rằng… không đủ căn cứ để xử lý 78/80 cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông về tội nhận hối lộ” (1).

Tại sao không nên cuồng bất cứ ai, bất cứ thứ gì!

Đoàn Bảo Châu

25-2-2022

Bài của vị thiếu tướng quân đội Hoàng Kiền đã được xoá, xin nói thêm là chính vị này cùng với một vị tướng khác đã có những lời cáo buộc thiếu cơ sở tới thiếu tướng Lê Mã Lương cùng nhà xuất bản cuốn Gạc Ma Vòng Tròn Bất Tử. Tôi không rõ việc kiện cáo của họ tới đâu rồi.

Khởi tố bắt giam người mẫu Ngọc Trinh: Bất thường bí ẩn!

RFA

Gió Bấc

25-10-2023

Người mẫu Ngọc Trinh (Trần thị Ngọc Trinh) tại Cơ quan Điều tra thuộc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: CATP/ TT

Về Hội Cờ Đỏ

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

1-11-2017

Buổi tụ tập của các thành viên Hội cờ đỏ hôm 29/10 tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ảnh: internet

Việc một nhóm người trong xã hội liên kết để thành lập ra Hội Cờ Đỏ là điều tất yếu xảy ra khi mâu thuẫn xã hội ngày càng lớn. Không ít người cho rằng phía sau đó là chính quyền giật dây, coi đó là một lực lượng như Hồng vệ binh bên Trung Quốc năm xưa. Nhiều ý kiến khác không khẳng định, nhưng khi thấy họ thoải mái tổ chức buổi tụ họp, ra mắt rầm rộ thì cho rằng họ nhận được sự đồng tình của chính quyền. Tôi có góc nhìn khác, góc nhìn về sự mâu thuẫn.

Nguyễn Tiến Hưng: Siêu mẫu hạm Mỹ vào Đà Nẵng: Bốn bước ngoặt của bang giao Việt – Mỹ

Diễn đàn Thế kỷ

6-3-2018

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng. Ảnh: DĐTK

Khi nghe tin hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào Đà Nẵng tháng Ba, 2018, tôi tự hỏi: tại sao không phải Cam Ranh mà là Đà Nẵng, và tại sao lại tháng Ba?

Nhìn lại lịch sử thì ta thấy cái địa danh Đà Nẵng hay gắn liền với những bước ngoặt của chiến lược Mỹ tại Biển Đông.

Mà kể cũng lạ, những bước ngoặt ấy lại có một sự trùng hợp: đó là nó thường hay xảy ra vào tháng Ba:

  • Tháng Ba, 1965 sau bao nhiêu thẩm định, cân nhắc, Washington đi tới quyết định đưa quân tác chiến vào Việt Nam. Đà Nẵng được chọn làm nơi để bắt đầu. Quyết định này phản ảnh một bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc chiến: sự thay đổi chiến lược từ chiến tranh du kích, chống nổi dậy tới chiến tranh quy ước.
  • Tháng Ba, 1973: sau Hiệp định Paris, lễ chính thức hạ cờ Mỹ để kết thúc vai trò của quân đội tác chiến tại Việt Nam lại được tổ chức tại sân bay Đà Nẵng.
  • Tháng Ba, 1975: Tòa Lãnh Sự Mỹ – bộ phận dân sự còn lại của Mỹ – đóng cửa hoàn toàn và rút đi trên con tầu cuối cùng rời cảng Đà Nẵng. 

Bây giờ – tháng Ba, 2018 – siêu hàng không mẫu hạm cập cảng Đà Nẵng. Liệu nó có đánh dấu một bước ngoặt khác hay không?

Trước hết ta nhìn lại những mốc lịch sử của Đà Nẵng liên hệ tới chiến lược của Mỹ:

Tháng Ba, 1965: đổ bộ Đà Nẵng

Sau khi TT John F. Kennedy bị sát hại vào tháng 11, 1963, Phó TT Lyndon B. Johnson lên kế vị. Tuy có lập trường cứng rắn về Việt Nam, ông cố gắng kìm hãm, không leo thang cuộc chiến vì đã đặt ra mục tiêu ưu tiên cho chính quyền ông là War on Poverty– chiến đấu để khắc phục sự nghèo khó của lớp người thiểu số ở Mỹ.

Cuối năm 1964, dù sau khi đã đại thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11, nhiều người khuyên ông nên có hành động mạnh ở Việt Nam nhưng ông vẫn tiếp tục tự chế.

Nhưng rồi biến cố Pleiku đã thay đổi hẳn lập trường của ông. Cuộc tấn công vào doanh trại cố vấn Mỹ tại Pleiku và căn cứ trực thăng Holloway (cách đó khoảng bốn dặm) vào lúc 2:00 giờ sáng ngày 7 tháng 2, 1965 đã gây nên thiệt hại lớn : trong số 137 quân nhân Mỹ ở căn cứ này thì 9 người bị tử thương và 76 người bị trọng thương. Những tổn thất về thiết bị cũng rất nặng nề: 16 trực thăng và 6 máy bay các loại khác bị hư hại. Đó là cuộc tấn công lớn nhất vào các cơ sở của Mỹ tại miền Nam Việt Nam cho tới thời gian đó.

Nó đã đưa tới một quyết định mau lẹ của Tổng thống Johnson để trả đũa. Ông nhóm họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và nói:

“Tôi đã gác khẩu súng ở phía trên lò sưởi và cất đạn ở dưới hầm nhà từ lâu rồi, nhưng địch quân đang giết hại người của ta… Hèn nhát đã đưa chúng ta vào nhiều cuộc chiến hơn là trả đũa: nếu như Hoa kỳ đã mạnh dạn hơn ngay từ đầu thì đã tránh được Thế Chiến I và II.”

 Sau đó ông cho khởi động chiến dịch Rolling Thunder: từng lớp máy bay khu trục bay xuyên qua những đám mây dầy đặc tới oanh tạc các doanh trại Bắc Việt cách Vĩ tuyến 17 khoảng 40 dặm về phía bắc tại Đồng Hới. Việc trả đũa này đã bắt đầu một chiến dịch oanh tạc kéo dài với Linebacker I và Linebacker II.

Đưa nhiều máy bay oanh tạc vào tham gia cuộc chiến thì phải bảo vệ phi trường Đà Nẵng và khu vực chung quanh phi trường để tránh bị pháo kích như ở Pleiku. Vì vậy Washington tính đến việc mang quân vào để đáp ứng.

Nhưng nếu mang quân tác chiến vào thì vi phạm Hiệp định Geneve và có khả năng là chiến tranh sẽ leo thang.

Bàn đi bàn lại thật kỹ nhưng rồi Washington đi tới kết luận phải chấp nhận mọi rủi ro.

Ngày 23 tháng 2 năm 1965, tại Sài Gòn, Tướng Westmoreland đề nghị với Tư lệnh Thái Bình Dương và Bộ Tổng Tham Mưu:

“Đưa một Lữ đoàn Viễn chinh Thủy Quân Lục Chiến MEB (Marine Expeditianory Brigade) để giữ an ninh cho Đà Nẵng. Việc đưa quân vào tiếp theo sẽ được triển khai theo từng giai đoạn, tùy thuộc vào sự đồng ý của thượng cấp trên căn bản chính trị. Đại sứ Taylor cũng sẽ đề nghị đưa một đội Tiểu Đoàn Đổ Bộ BLT (Battalion Landing Team) vào Đà Nẵng ngay.”

Ngày 26 tháng 2 năm 1965, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi Sứ quán tại Việt Nam:

“Thượng cấp đã có quyết định tiến hành đổ bộ cùng một lúc một đơn vị MEB, một đơn vị BLT, và một phi đội trực thăng… rồi sẽ thêm BLT thứ hai, tất cả đều trong Khu vực Đà Nẵng …”

Ngày 8 tháng Ba, bốn con tầu USS Henrico, Union, and Vancouver đưa một lữ đoàn 3,500 TQLC vào đổ bộ ở bãi biển “Red Beach.”

Hành động này là bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc chiến: sự thay đổi chiến lược từ trợ giúp, cố vấn trong chiến tranh du kích, chống nổi dậy (counterinsurgency) tới chiến lược đem đại quân tác chiến (combat troops), tham gia trực tiếp vào cuộc chiến.

Lữ đoàn TQLC Viễn chinh Số 9 đã là đội tiền phong dẫn đường cho trên một nửa triệu quân nhân Mỹ vào Việt Nam.

Tháng Ba, 1973: rút khỏi Đà Nẵng

Theo Hiệp định Paris ký kết ngày 27 tháng 1, 1973 thì Mỹ phải đơn phương rút khỏi Miền Nam.

Điều 5 quy định: “Nội trong 60 ngày sau khi bản Hiệp Định được ký kết, tất cả quân đội, cố vấn quân sự, và nhân viên dân chính làm việc cho quân đội… phải được hoàn toàn triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam…” Vì Hiệp định được ký ngày 27 tháng 1 cho nên ngày 27 tháng Ba là hạn chót của việc rút quân. Vào thời điểm ấy thì một số quân đội Mỹ còn đóng ở Đà Nẵng.

Điều 6 của Hiệp định quy định thêm: “ Các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và các quốc gia khác, đã dẫn ở Điều Một, phải được giải tỏa trong hạn 60 ngày, sau khi Hiệp định được ký kết.” Đà Nẵng là căn cứ không quân quan trọng nhất yểm trợ hai Quân Khu I và II. Nó đã được chọn để tổ chức một nghi lễ biểu tượng quan trọng: lễ hạ lá cờ Mỹ và mang đi, đánh dấu việc chấm dứt sự có mặt của quân đội tác chiếnMỹ tại Miền Nam.

Lễ nghi được diễn ra rất trang trọng với sự hiện diện của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Việc “Cuốn Cờ” (Flag Folding) đã theo đúng thủ tục gồm năm bước, bắt đầu bằng việc trải lá cờ ra cho thật thẳng và gấp lại theo chiều dài lần thứ nhất (độc giả vào mạng xem để tìm hiểu thủ tục cầu kỳ và đầy ý nghĩa này).

Tháng Ba, 1975: Lãnh sự cuối cùng rời Đà Nẵng

Tuần lễ cuối tháng Ba, sau khi có tới gần một triệu người dân từ Huế, Quảng Trị và vùng lân cận di tản đổ dồn và tràn đầy Đà Nẵng, thành phố này bị tràn ngập và hỗn loạn trước sự tiến quân của quân đội Bắc Việt. Tình hình an ninh trở nên tuyệt vọng.

Mỹ điều động hai con tầu Pioneer Contender và Miller tới hải cảng Đà Nẵng để giúp di tản những nhân viên Mỹ làm ở Tòa Lãnh sự với hàng trăm ngàn người Việt. Ngoài số tầu biển còn có chiếc máy bay Boeing 727 của hãng hàng không Air America đã hạ rồi cất cánh trong cảnh hỗn loạn tại phi trường Đà Nẵng.

Sau cùng thì viên lãnh sự Mỹ, ông Al Francis đã ra đi bằng đường biển.

Sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam đến đây đã chấm dứt hoàn toàn.

Tháng Ba, 2018: hàng không mẫu hạm vào Đà Nẵng

Mỹ đi rồi Mỹ lại về… vào Đà Nẵng?

Lich sử sẽ ghi nhận sự kiện này thế nào?

Ta có thể tạm thời nhận xét như sau:

Thứ nhất, về chiến lược ở Biển Đông: Mỹ đang xúc tiến cho thật nhanh diễn tiến ‘Xoay Trục.’ Như chúng tôi đã đề cập trong cuốn ‘Khi Đồng Minh Nhảy Vào’: hoàn cảnh lịch sử hiện nay hết sức khó khăn. Nó khác hẳn với hoàn cảnh trong những thập niên 60 và 70. Trong hai thập niên ấy, chiến lược của Mỹ là “ngăn chận Trung Quốc,” còn bây giờ là phải “trực diện đối đầu với Trung Quốc.

Từ khi Mỹ rút khỏi Đài Loan, rồi mặc kệ, không giúp Miền Nam Việt Nam trong việc bảo vệ Hoàng Sa chống Trung Quốc, và sau đó là bỏ rơi Miền Nam, TQ hết bị ngăn chận nên đã thực sự tràn xuống Biển Đông và đang thâu tóm trọn vẹn khu vực này, tiến trình theo đúng như thuyết Đôminô.

Nhưng Xoay Trục khó có thể hoàn thành mau lẹ và thành công nếu không có sự cộng tác của Việt Nam, vì đây là địa điểm chiến lược quan trọng nhất như Bộ Quốc Phòng Mỹ đã xác định ngay từ đầu thập niên 50 (xem ‘Khi Đồng Minh Nhảy Vào,’ Chương 2).

Vì vậy Mỹ muốn thúc đẩy hợp tác quân sự chặt chẽ hơn đối với Việt Nam.

Thông cáo chung về chuyến viếng thăm Việt Nam của TT Trump tháng 11, 2017 xác định hai điểm:

  • Hai bên “khẳng định kế hoạch hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ trong giai đoạn 2018-2020.” Ta thấy giai đoạn 2018-2020 là trùng hợp với khung thời gian Mỹ đặt ra cho mục tiêu hoàn thành bước đầu của chiến lược Xoay Trục khi 60% của hải lực Mỹ sẽ có mặt ở Thái Bình Dương.
  • Hai bên hoan nghênh hàng không mẫu hạm Mỹ lần đầu tiên tới thăm một hải cảng của Việt Nam trong năm 2018.”

Lưu ý độc giả một điểm có ý nghĩa: cho tới nay, chúng tôi thấy tất cả truyền thông quốc tế đều loan tin sai lầm rằng “đây là hàng không mẫu hạm đầu tiên cập bến Việt Nam kể từ năm 1975” hay “kể từ sau cuộc chiến,” hay “kể từ khi chiến tranh kết thúc cách đây hơn 40 năm.”

Không đúng, đây là lần đầu tiên kể từ trước tới nay. Trong Chiến tranh Việt Nam, nhiều hàng không mẫu hạm Mỹ như USS Constellation, Hancock, Ticonderoga có tham chiến, nhưng chỉ đậu ở Subic Bay (Phi Luật Tân), Yokosuka (Nhật Bản) hay thả neo ở ngoài khơi, chưa bao giờ vào Đà Nẵng (hay Cam Ranh). Năm 1964 chỉ có một hàng không mẫu hạm USS Card chở quân trang, quân cụ và thiết bị vào Sài Gòn (và bị đánh bom). Nhưng tầu này nhỏ, thuộc vào loại hộ tống Bogue, cũ kĩ vì sản xuất từ năm 1941.

Đưa nhiều hàng không mẫu hạm, chiến hạm vào Biển Đông thì cần phải có cơ sơ hỗ trợ từ đất liền – hải cảng, sân bay, bảo trì, tiếp vận xăng nhớt, thực phẩm, tiện nghi. Những cơ sở ấy thì thực tế nhất, tiện lợi nhất là vùng duyên hải của Việt Nam – đặc biệt là Cam Ranh và Đà Nẵng. Đây là hai nơi mà Mỹ đã xây cất, xử dụng trong nhiều năm nên đã quá quen thuộc.

Nhưng tại sao Mỹ không đưa hàng không mẫu hạm vào Cam Ranh có vịnh nước sâu mà lại đem vào Đà Nẵng? Về phương diện logistic, tầu Carl Vinson quá lớn, khó mà thả neo ở Hải cảng Quốc Tế Cam Ranh.

Lại nữa, có thể vì lý do Thành phố Đà Nẵng có giá trị tượng trưng cho vai trò của người Mỹ ở Việt Nam trước đây – qua các biến cố như đã đề cập. Ngoài ra, còn có khả năng là sẽ có đông dân chúng Việt Nam chào đón USS Carl Vinson, giống như thời xưa (1965) có các thiếu nữ ra bãi biển choàng hoa lên cổ các chiến sĩ thuỷ quân lục chiến Mỹ, hay gần đây nhiều người Việt leo lên chiến hạm Mỹ do hạm trưởng người Mỹ gốc Việt lái tới Đà Nẵng, hoan hỉ đón tiếp.

Và như vậy là để nêu cao sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam đối với cuộc thăm viếng hữu nghị này?

Xác định xong về cuộc viếng thăm là có hành động cụ thể ngay: tại Hà Nội ngày 25 tháng 1, Bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis đã chính thức tuyên bố là sự việc này sẽ diễn ra vào tháng Ba.

Trong mấy năm vừa qua, đã có tầu ngầm và chiến hạm Mỹ ra vào Cam Ranh, nhưng đây là lần đầu tiên một Hàng Không Mẫu Hạm tiến vào hải phận và cập cảng Đà Nẵng.

Thứ hai, phô trương lực lượng: hàng không mẫu hạm là tiêu biểu cho sức mạnh hải và không lực Mỹ. Nó được gọi là một “không quân nhỏ” (small air force) lưu động.

USS Carl Vinson thuộc loại “Nemitz,” một siêu mẫu hạm loại mới (2009), chạy bằng nguyên tử. Nó chính là tầu chỉ huy của Đội Mẫu Hạm Tấn Công Số I (Carrier Strike Group 1) mới thành lập, có trụ sở tại San Diego. Đây là một phần của Đệ Tam Hạm Đội, mạnh mẽ nhất thế giới, thường thả neo ở các đại dương khác chứ không phải ở Thái Bình Dương (trách nhiệm của Đệ Thất Hạm Đội). Tầu này thực sự chứa những khí giới gì ngoài những phi đội khu trục thì còn là một bí mật quân sự – nhưng có thể Trung Quốc cũng đã biết.

Hiện tại tất cả thế giới chỉ có 19 hàng không mẫu hạm đang hoạt động (và 6 cái đang được sản xuất). Trong số 19 tàu này thì Mỹ đã chiếm tới 10 cái, tức là hơn một nửa. Số còn lại thì hầu hết thuộc các nước đồng minh của Mỹ như Anh Quốc (4 cái), Pháp (2), Ý (1). Nước Nga chỉ có một cái còn đang hoạt động là Admiral Kuznetsov. Nga có 4 cái khác nữa nhưng thuộc vào loại Kiev (như Minks, Novorossiysk): tất cả đều đã “về hưu.”

Như vậy, nếu số mẫu hạm của Mỹ cộng với của các đồng minh thì hải lực tổng hợp này thực sự bá chủ cả bốn đại dương.

Thứ ba, gửi tín hiệu cho Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc đã lên hàng cường quốc, nhưng về mặt hải lực thì còn rất yếu kém. Đó là vì chỉ mới có được một con tầu cũ tên là Varyag mua lại của Ukraine năm 1998 rồi đưa về tân trang tại xưởng đóng tầu Đại Liên (Dalian) ở đông bắc TQ, đổi tên là Liêu Ninh. Tầu được đưa vào hoạt động năm 2012, mục đích là để tập luyện.

Hè 1974 chúng tôi có dịp thăm viếng Trung Tâm Hành Quân của Đệ Thất Hạm Đội ở Honolulu và được chỉ dẫn về các hoạt động chính yếu của một hàng không mẫu hạm. Các chuyên gia cho thấy: việc điều khiển một hàng không mẫu hạm trên đại dương, nhất là giữa một cuộc chiến là hết sức phức tạp, nó đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Nguyên công tác “roping” (buộc giây, thả neo) đã rất phức tạp. Rồi đến việc điều khiển từng lớp khu trục cất cánh, hạ cánh, đến công tác phòng không, chống tầu ngầm, điều hợp với các tầu hộ tống, với trung tâm hành quân và các lực lượng hỗ trợ từ trên bờ.

Ngoài số lượng, TQ chưa bao giờ có kinh nghiệm về hải chiến lớn chứ chưa cần nói tới hàng không mẫu hạm. Trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), khi đoàn quân của Tướng Mỹ Douglas MacArthur từ ngoài khơi đổ bộ vào hải cảng chiến lược Inchon (phía tây của Nam Hàn, khoảng 100 dặm về phía nam vĩ tuyến 38 và 25 dặm từ Seoul) vào ngày 15/9/1950, quân đội TQ và Bắc Hàn phải vội vã cuốn gói rút về qua vĩ tuyến 38.

Tới Trận Hoàng Sa: tuy là nhỏ mà TQ cũng đã bị Hải Quân VNCH gây tổn thất nặng nề. Ngược lại, Mỹ thì đã có kinh nghiệm về đại hải chiến và xử dụng hàng không mẫu hạm từ cả một thế kỷ: trong Đệ Nhất, rồi Đệ Nhị Thế Chiến, tới chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, và ngày nay, chiến tranh vùng Trung Đông. TQ có nhiều tiền, có thể mua tất cả những khí giới tối tân trên thế giới này nhưng không thể nào mua được một thế kỷ kinh nghiệm về đại hải chiến.

Mở ra một chương lịch sử mới?

Như chúng tôi đã có dịp đề cập trước đây, trong chuyến công du tại Hà Nội năm 2016, TT Barrack Obama đã gợi ý về trang sử mới này khi ông trích Nguyễn Du trong truyện Kiều:

Rằng trăm năm cũng từ đây.

Của tin gọi một chút này làm ghi

Tiếp theo, TT Trump đã đi thẳng vào vấn đề và phát biểu “Chúng ta đã gắn kết dần với nhau để tìm được những mục tiêu chung, những lợi ích chung. Và đó là điều đang diễn ra. Chúng tôi tới đây hôm nay để tái khẳng định những gắn kết đó.”

Thông cáo chung cũng xác định việc“mở rộng quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước trên cơ sở … các lợi ích chung và mong muốn chung.”

Tại Hà Nội ngày 25 tháng 1 vừa qua, Bộ trưởng QP Jim Mattis đã cám ơn Việt Nam về sự phát triển của quan hệ đối tác ấy, qua việc hàng không mẫu hạm tới Đà Nẵng (nguyên văn: “Thank you for increasing partnership, with our aircraft carrier coming into Danang here in March” ).

Thứ tư, tác động vào đồng minh: qua hành động này, Mỹ cũng muốn gián tiếp trấn an các quốc gia đồng minh tại Á Châu . Họ đang lo ngại về quyết tâm của Mỹ. Lại nữa, cho tới nay chính sách ngoại giao của TT Trump chưa rõ ràng về Biển Đông. Bây giờ, với việc tầu USS Carl Vinson cập bến Đà Nẵng – lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam (nhắc lại, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chứ không phải từ khi cuộc chiến kết thúc năm 1975 như truyền thông thế giới đã loan tin) – bất chấp sự phản đối của TQ, đồng minh Á Châu sẽ thấy – từng bước một – chính quyền Trump có lập trường bảo vệ Biển Đông – bằng hành động – và cứng rắn hơn thời TT Obama nhiều.

Đã không phải là ngẫu nhiên mà TT Trump lại tăng thuế mạnh tới 25% vào nhập cảng thép (phần lớn là từ TQ) cùng một thời điểm với sự có mặt của siêu hàng không mẫu hạm ở Đà Nẵng – ngay sát Hoàng Sa và chỉ cách căn cứ hải quân lớn của TQ trên 400 km.

Thứ năm: lợi ích chiến thuật: đó là để chính thế hệ trẻ của hải quân Mỹ – những quân nhân mới vào cuộc sau chiến tranh Việt Nam, gồm cả trên hai lữ đoàn trên USS Carl Vinson có dịp làm quen với bãi biển, hải cảng và sân bay Đà Nẵng.

Cách đây 6 năm, khi thấy Mỹ trực tiếp giúp Việt Nam dọn dẹp, làm sạch chất độc da cam tại sân bay Đà Nẵng vào mùa hè 2012 (mà không phải trên dẫy Trường Sơn), chúng tôi cho rằng Mỹ khó mà quên được cái địa danh Đà Nẵng.

Rõ ràng là bang giao mang tính chiến lược và tiến tới toàn diện Việt – Mỹ đã đi được một bước đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, bước ấy dài hay ngắn thì còn tùy thuộc vào việc có hay không những hành động có thực chất tiếp theo. Cụ thể, ta có để đặt câu hỏi liệu sẽ có những cuộc tập trận giả, thao diễn quân sự Việt – Mỹ có tầm cỡ lớn với sự tham gia của Hải Đội Tấn Công USS Carl Vinson trong năm 2018 hay không?

Thay lời cuối: hôm nay, ngày 6/3/1018 thấy trên mạng chiếu cảnh người dân Đà Nẵng bắt nhịp với ban nhạc Hạm Đội 7 hát bài “Nối VòngTay Lớn” tôi không thể không nghĩ tới khả năng rằng: biết đâu biết đâu đấy, một trang sử mới của bang giao Việt-Mỹ đã thực sự bắt đầu – như cựu TT Obama đã có dịp gợi ý: “Rằng trăm năm cũng từ đây?”

Muốn cho chương lịch sử này kéo dài và bền vững thì nó phải dựa trên căn bản dài lâu và vững chắc.

Căn bản ấy chính là quyền lợi hỗ tương của cả hai nước: chống lại tham vọng chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc và bảo vệ tuyến hàng hải vào hàng quan trọng nhất thế giới ($3,000 tỷ lưu thông mỗi ngày) (*) – hai mục tiêu hoàn toàn là tự vệ chứ không phải khiêu khích hay tấn công. Tuyến hàng hải này nằm chỉ cách vùng duyên hải của Việt Nam 12 hải lý.

Việt Nam, lại một lần nữa có cơ hội đóng vai trò địa chính trị chiến lược trên thế giới, nhờ vào vị trí nhìn ra Biển Đông của Đà Nẵng.

____

(*) Ghi chú của Tiếng Dân: Có lẽ tác giả Nguyễn Tiến Hưng nhầm, con số 3,000 hàng hóa lưu thông qua Biển Đông mỗi ngày là không chính xác. Theo số liệu của Trung tâm CSIS, hàng hóa lưu thông qua Biển Đông hàng năm trị giá 5.3 trillion dollars, tức 5,300 tỷ Mỹ kim. Lấy con số này chia cho 365 ngày trong năm, mỗi ngày chỉ có 14,5 tỷ hàng hóa lưu thông qua Biển Đông.

Cảm ơn một vị khách phát hiện sai sót này và bình luận bên dưới.

Lời vĩnh biệt từ chốt tiền tiêu trên đồi Pha Long

Vũ Kim Hạnh

17-2-2020

Ảnh: internet

Năm ngày trước, 12.2.2020, trên cả nước, hàng vạn thanh niên lên đường gia nhập quân đội. Những người lính mới ấy liệu có biết, có được nghe đến câu chuyện anh hùng của những đồng đội, cũng trẻ trung như mình, cũng vào những ngày sau Tết nguyên đán này, 41 năm trước đã chiến đấu giữ gìn biên cương, sơ tán dân, cứu dân, bỏ mình sau khi bắn những viên đạn cuối cùng.

Làm thế nào để Việt Nam hùng cường

FB Nguyễn Ngọc Chu

3-10-2018

Chủ đề Bàn Tròn của Tạp Chí Văn Hóa Nghệ An: Để Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh

Tìm lời giải cho bài toán “Làm thế nào để Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh” không đơn giản. Đó là một phức hợp các giải pháp cho nhiều năm. Trong bạt ngàn điệp trùng các nhân tố, biết bắt đầu từ nhân tố nào? Tuy vậy, bằng cách vận dụng logic, chúng ta sẽ tìm ra được lời giải đúng.

Quyền biểu tình, một quyền cơ bản để đòi hỏi các quyền khác

FB Đỗ Ngà

16-8-2018

Để đòi lại mọi quyền cho mình thì trước hết mình đòi lại “quyền được đòi hỏi”. Thế quyền nào nó cho phép mình được đòi hỏi khi chịu thiệt thòi? Đó là quyền biểu tình. Quyền này ĐCS đã ghi rõ ràng trong Hiến pháp nhưng họ đã chà đạp và bắt bớ người biểu tình. Phải biết dùng quyền này ở mức độ rộng khắp để buộc chính quyền biết tôn trọng Hiến pháp.

Trương Quốc Cường, buồng cau và con vịt

Blog VOA

Trân Văn

24-5-2022

Thứ Trưởng Trương Quốc Cường tại phiên xử. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Tại sao Kinh tế thị trường không thể định hướng Xã hội chủ nghĩa?

Viet-Studies

Nguyễn Hữu Đổng

3-1-2020

Kinh tế, thị trường, xã hội là các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Các khái niệm này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành nên khái niệm kinh tế thị trường xã hội. Phát triển kinh tế thị trường phụ thuộc vào thể chế kinh tế thị trường đúng đắn. Xã hội không thể phát triển nếu thiếu thể chế kinh tế thị trường. Khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã được ghi nhận tại Điều 51 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và một số văn bản chính sách, pháp luật khác. Vậy tại sao kinh tế thị trường lại không thể định hướng xã hội chủ nghĩa? Để trả lời câu hỏi này, trước hết, cần phải lý giải khái niệm “xã hội chủ nghĩa” và “kinh tế thị trường” là gì?

Đất Thủ Thiêm – lớp mới của vở kịch chưa có hồi kết

Blog VOA

Trân Văn

11-1-2022

Tuy Cục Thanh tra – Giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu một số ngân hàng báo cáo về việc cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, đầu tư trái phiếu…) đối với những doanh nghiệp và cá nhân vừa tham gia đấu giá bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm thuộc thành phố Thủ Đức, TP.HCM (1) nhưng chưa rõ NHNN có công bố những thông tin họ được báo cáo hay không? Dựa trên những thông tin này, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam sẽ làm gì?

Nếu các thông tin liên quan đến quan hệ giữa một số ngân hàng với các khách hàng tham gia đấu giá bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm sớm được công bố (đã vay – cho vay – hứa cho vay bao nhiêu, mục đích vay – cho vay – hứa cho vay là những gì, tổng nợ có phân loại chi tiết về nợ gốc, nợ lãi, kèm phân tích kế hoạch – khả năng trả nợ, phía hỏi vay có nợ xấu – nợ khó trả hay không,...), chắc chắn sẽ có thêm rất nhiều yếu tố hết sức… thú vị mà không cần phải chờ đến đầu tháng 4 – thời điểm mà về nguyên tắc, các doanh nghiệp đã thắng trong cuộc đấu giá bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm phải nộp đủ tiền (cả tiền sử dụng đất lẫn lệ phí trước bạ đối với phần đất được sử dụng cho mục đích thương mại): Ngôi Sao Việt phải nộp đủ 25.000 tỉ, Bình Minh phải nộp đủ 5.256 tỉ, Sheen Mega phải nộp đủ 4.000 tỉ, Dream Republic phải nộp đủ 4.320 tỉ.

***

Kết quả cuộc đấu giá bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm hồi trung tuần tháng 12 năm ngoái từng làm dư luận rúng động vì kết quả vượt xa khả năng tượng tượng của tất cả các giới, kể cả phía tổ chức đấu giá. Phó Chủ tịch UBND TP.HCM thú thật, nơi này chỉ nghĩ tới chuyện có thể bán được bốn lô đất ấy với giá gấp đôi giá khởi điểm, không dè có doanh nghiệp tham gia đấu giá dám trả cho… lô 1 gấp 6,6 lần giá khởi điểm, lô 2 gấp bốn lần giá khởi điểm, lô 3 gấp bảy lần và lô 4 hơn mười lần giá khởi điểm (2).

Cuộc đấu giá bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm đã khiến giá đất đô thị ở Việt Nam trở thành cao nhất thế giới. Ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn Tân Hoàng Minh, chủ Ngôi sao Việt tuyên bố, đại ý: Sở dĩ Tân Hoàng Minh nâng giá đất lên cao như thế là vì… muốn tất cả tư bản nước ngoài phải mua đất của Việt Nam với giá như Tokyo hoặc New York, có như vậy nhân dân ta mới giàu nhanh, đất nước mới phát triển. Theo ông Dũng: Chúng ta phải xây dựng và phát triển đất nước ta đẹp và giàu mạnh về kinh tế, để không cho bất cứ kẻ thù nào có thể nhòm ngó vào lãnh thổ của chúng ta Dường như đó cũng là lý do Tân Hoàng Minh thực hiện “Tổ hợp Quần thể du lịch không ngủ” tại Phú Quốc với công trình tâm linh (tượng Phật Quán Thế âm Bồ tát) dát vàng 24K lớn nhất, cao nhất thế giới (3)…

Khoan bàn đến chuyện giá đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm được đẩy lên rất cao có phải là yếu tố khiến… tất cả những tỷ phú nước ngoài sẽ ồ ạt đổ vào Việt Nam tranh mua bất động sản ở Thủ Thiêm với giá như Tokyo hoặc New York nhằm giúp nhân dân ta giàu nhanh, đất nước ta phát triển hay không (?), trước mắt, có lẽ nên ngẫm nghĩ xem vì sao ông Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng Tài chính – không những không… tự hào như nhiều đồng bào “cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm” mà còn xem việc tự nguyện trả giá đất Thủ Thiêm ở mức cao không tưởng là hành động “nhiễu loạn thị trường”.

Không phải tự nhiên ông Phớc đề cập đến tình trạng, khoản mà doanh nghiệp vay mượn cả từ ngân hàng lẫn phát hành trái phiếu doanh nghiệp cao gấp nhiều lần vốn liếng thực có để Bộ Tài chính phải tổ chức kiểm tra những doanh nghiệp có liên quan trên thị trường chứng khoán. Cũng không phải tự nhiên mà ông Vương Đình Huệ – Chủ tịch Quốc hội sợ tăng trưởng của thị trường chứng khoán và bất động sản… “nóng quá” và hết sức dè dặt trước chuyện chưa từng có, giá đất ở Thủ Thiêm lên tới 2,4 tỉ/m2 (4).

Cũng không phải tự nhiên mà HoREA (Hiệp hội Bất động sản TP.HCM) gửi cho chính phủ Việt Nam một thư ngỏ, bày tỏ sự lo ngại về kết quả cuộc đấu giá bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm. Theo HoREA, kết quả này chỉ có lợi cho những doanh nghiệp có dự án đã nộp tiền sử dụng đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm và những dự án siêu sang ở trung tâm quận 1 vì từ giờ giá cao là… tất nhiên. Giá đất tăng vọt theo kết quả đấu giá đất ở Thủ Thiêm bất lợi cho cả người tiêu dùng, nỗ lực giảm giá nhà thực hiện chính sách phát triển nhà ở, lẫn giới đầu tư vì giá bán cao sẽ làm tăng lượng hàng hóa tồn đọng. Kết quả giá đất rất cao còn có thể trở thành nền tảng để một số doanh nghiệp xin định giá lại tài sản, đặc biệt là những tài sản đang thế chấp nhằm… “rút ruột” ngân hàng, hoặc để “làm sạch” bảng cân đối tài chính (5)…

***

Sự lo ngại của ông Phớc, sự dè dặt của ông Huệ, khuyến cáo của HoREA không mới, trong quá khứ đã từng có rất nhiều đợt khủng hoảng và đại án để thiên hạ tha hồ lựa chọn làm ví dụ minh họa. Vấn đề là tại sao những cuộc đấu giá không thể tưởng tượng và hứa hẹn sẽ đem lại rất nhiều rủi ro như thế cho cả kinh tế lẫn xã hội vẫn có thể còn chỗ đứng? Vấn đề là tại sao vấn nạn Thủ Thiêm nhùng nhằng đã vài thập niên vẫn chưa giải quyết xong, chưa truy cứu được trách nhiệm của bất kỳ ai lại có thêm nan đề khác?

(Cập nhật: Theo VnExpress, vào ngày 10 tháng Giêng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh, ông Đỗ Anh Dũng, đã có tâm thư gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc xin bỏ cọc lô đất đấu giá ở Thủ Thiêm, với lý do nhằm đảm bảo một phần sự ổn định thị trường kinh doanh bất động sản.)

Chú thích

(1) https://laodong.vn/thi-truong-bds/dau-gia-dat-thu-thiem-tinh-tiet-moi-day-con-sot-ngay-cang-nong-993201.ldo

(2) https://nld.com.vn/chinh-tri/chu-tich-phan-van-mai-lang-nghe-y-kien-ve-vu-dau-gia-4-lo-dat-o-thu-thiem-20211230114128236.htm

(3) https://soha.vn/sau-thu-thiem-ong-chu-tan-hoang-minh-tiep-tuc-choi-lon-o-phu-quoc-khoi-cong-du-an-24000-ty-muon-lam-cong-trinh-tam-linh-dat-ky-luc-guinness-voi-tuong-phat-cao-ngang-toa-nha-54-tang-20220110104222487.htm

(4) https://tuoitre.vn/bo-truong-ho-duc-phoc-dau-gia-dat-thu-thiem-la-dien-hinh-lam-nhieu-loan-thi-truong-20220104163636619.htm

(5) https://thesaigontimes.vn/horea-chi-ra-nhung-bat-cap-cua-phien-dau-gia-dat-ky-luc-o-thu-thiem/

Nghịch lý của báo chí

FB Luân Lê

16-7-2018

Điều nghịch lý báo chí ở Việt Nam là ở chỗ, báo chí không được coi là hoạt động công vụ, nhưng lại cũng không phải là một định chế dân sự, và bất cứ hoạt động nào cũng nằm dưới sự quản lý tuyệt đối của cơ quan chức năng gồm Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin – Truyền thông, cùng một số cơ quan liên quan khác.

Tham nhũng có hai lý do chính: Cần và có thể

Thái Hạo

20-8-2023

Nước nghèo, bộ máy hành chính và các hội đoàn đu bám lại quá cồng kềnh, ngân sách bị chia nhỏ, công chức thu nhập thấp, không đủ sống thì phải “kiếm thêm”. Đó là lý do “cần tham nhũng”.