Sài Gòn ngày phong tỏa thứ sáu mươi tám

Đỗ Duy Ngọc

14-9-2021

Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5  phần 6 — phần 7 — phần 8 — phần 9 — phần 10 — phần 11 — phần 12 — phần 13 — phần 14 — phần 15 — phần 16 — phần 17 — phần 18 — phần 19 — phần 20 — phần 21 — phần 22 — phần 23 — phần 24 — phần 25 — phần 26 — phần 27 — phần 28 — phần 29 — phần 30 — phần 31 — phần 32 — phần 33 — phần 34 — phần 35 — phần 36 — phần 37 — phần 38 — phần 39 — phần 40 — phần 41 — phần 42  phần 43  phần 44 — phần 45 — phần 46 — phần 47 — phần 48 — phần 49 — phần 50 — phần 51  phần 52 — phần 53 — phần 54 — phần 55 — phần 56 — phần 57 — phần 58  phần 59 — phần 60 — phần 61 — phần 62  phần 63 — phần 64 — phần 65 — phần 66 phần 67

Sài Gòn ngày phong tỏa thứ sáu mươi bảy

Đỗ Duy Ngọc

13-9-2021

Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5  phần 6 — phần 7 — phần 8 — phần 9 — phần 10 — phần 11 — phần 12 — phần 13 — phần 14 — phần 15 — phần 16 — phần 17 — phần 18 — phần 19 — phần 20 — phần 21 — phần 22 — phần 23 — phần 24 — phần 25 — phần 26 — phần 27 — phần 28 — phần 29 — phần 30 — phần 31 — phần 32 — phần 33 — phần 34 — phần 35 — phần 36 — phần 37 — phần 38 — phần 39 — phần 40 — phần 41 — phần 42  phần 43  phần 44 — phần 45 — phần 46 — phần 47 — phần 48 — phần 49 — phần 50 — phần 51  phần 52 — phần 53 — phần 54 — phần 55 — phần 56 — phần 57 — phần 58  phần 59 — phần 60 — phần 61 — phần 62  phần 63 — phần 64 — phần 65 — phần 66

Thoát Trung có gì mà không làm được?

Đặng Sơn Duân

16-9-2021

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh và Úc trong lễ công bố các sáng kiến hợp tác an ninh mới rạng sáng 16/9/2021. Ảnh: REUTERS/TT

Trong một cuộc họp báo sáng nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo khai sinh Đối tác an ninh ba bên (AUKUS) với mục tiêu duy trì hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Lăng tẩm và câu chuyện thây ma biết ăn

Đỗ Ngà

15-9-2021

Các vị vua với quyền lực bao trùm khi còn sống, tuy nhiên khi chết đi thì hầu hết trong họ đều bị người đời sau lãng quên. Công trình kiến trúc trường tồn là một dấu ấn làm cho người đời sau phải nhớ đến một vị hoàng đế. Công trình kiến trúc trường tồn là loại công trình dốc cạn sức dân mới có thể xây dựng được. Mà để ép toàn dân bỏ sức bỏ mạng ra xây công trình thì phải bạo chúa mới có thể làm được điều đó. Đó là lý do tại sao lăng mộ thường gắn liền với tên tuổi bạo chúa là vậy.

Đọc chuyện bà Mai để biết dân khổ ra sao

Blog VOA

Trân Văn

15-9-2021

Tờ Công Luận – cơ quan ngôn luận của Hội Nhà báo Việt Nam vừa kể một câu chuyện mà nội dung khiến độc giả không biết nên xác định thân phận con người và đạo lý ở Việt Nam vào loại nào trong đại dịch…

Tìm “Lồng nhốt quyền lực” bằng cách phá “Lồng nhốt tài năng”

Nguyễn Ngọc Chu

15-9-2021

I. NHỮNG CHIẾC “CỘT MỐI MỌT” ĐIỂN HÌNH

1. Trường hợp điển hình là Chủ tịch Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh trả lời câu hỏi của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi:

“Không dám đâu, em còn phải học bài!”

Mai Bá Kiếm

15-9-2021

Một lãnh đạo tỉnh Kiên Giang ví von phần hỏi – đáp của thủ tướng Phạm Minh Chính về tình hình chống dịch “Mình rất buồn, như học trò trả bài”.

Ba mục tiêu của Vương Nghị trong chuyến thăm 4 nước Đông Nam Á

Nghiên cứu Biển Đông

15-9-2021

Từ ngày 10-15/9, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thăm chính thức 4 nước Đông Á (Việt Nam, Campuchia, Singapore, Hàn Quốc). Tại Việt Nam, trong hai ngày 10-11/9, Vương Nghị đã hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh và hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Luật của ta chép cũng không nên hồn, Quốc hội nói gì?

Ngô Huy Cương

15-9-2021

Bộ luật Dân sự 1804 của Pháp có một nguyên tắc cực lớn ghi rằng: “Thẩm phán nào thoái thác không xét xử, viện lẽ rằng luật không qui định, luật tối nghĩa hay luật thiếu sót thì có thể bị truy tố về tội không chịu xét xử” (Điều 4).

Bỏ phong tỏa, sống chung với covid ở Sài Gòn – Một góc nhìn

Lê Vĩnh Triển

14-9-2021

Kinh tế kiệt quệ, cuộc sống phần lớn người dân lệ thuộc thu nhập tháng thậm chí ngày (công nhật) cũng đã kiệt quệ. Doanh nghiệp phá sản, giải thể, đời sống hầu hết mọi giới đều suy sụp…Nhu cầu nới lõng hay xóa giãn cách/ phong tỏa là rất rõ ràng, để dân tự cứu mình chứ không trông chờ vào các gói an sinh kêu to nhưng thực chất là không thấm đâu vào đâu. Đối diện với nhu cầu bức thiết này nhà chức trách lo lắng điều gì?

Ba sự thật, một thách thức

Nguyễn Đắc Kiên

14-9-2021

Bất kể đã có bao nhiêu loại app đã được trình làng, cho đến nay, người dân đi xét nghiệm, đi chích ngừa, khai báo y tế, hay qua chốt giao thông… tất cả đều bằng công nghệ “cơm chấm cơm” (giấy & bút).

Tiền Giang, Kiên Giang ‘ù ù, cạc cạc’ và chuyện người Việt vượt biên trên xứ mình

Blog VOA

Trân Văn

14-9-2021

Hôm qua, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam vừa tường thuật rộng rãi về cuộc họp trực tuyến giữa ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng Việt Nam với lãnh đạo hai tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang, lãnh đạo 26 huyện, thị xã và lãnh đạo 317 phường, xã, thị trấn của hai tỉnh này. Sở dĩ có cuộc họp vừa kể là vì tình hình dịch bệnh ở Tiền Giang và Kiên Giang được cho là đang diễn biến rất phức tạp.

Lập luận cho rằng VNCH và VNDCCH từng là hai quốc gia, đã đưa VN vô “ngõ hẹp” về pháp lý

Trương Nhân Tuấn

14-9-2021

Ngày này tháng này năm 1958 (14-9-1958) thủ tướng Phạm Văn Đồng ra công hàm “công nhận và ủng hộ” tuyên bố ngày 4 tháng 9 về hải phận và chủ quyền lãnh thổ của TQ. Tiến trình sự việc được học giả TQ mô tả như sau:

Đại dịch covid-19: Cơ hội để thay thế cán bộ yếu kém và điều chỉnh công tác lựa chọn cán bộ

Phạm Trung Bắc

14-9-2021

Đại dịch covid-19 đã làm lộ rõ rất nhiều bất cập, yếu kém trong mọi mặt đời sống chính trị xã hội của đất nước, mà một trong những điểm bất cập đó là trình độ, năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cấp địa phương, từ tỉnh tới xã.

Trĩu nặng một Sài Gòn tháng 9 và những “bí ẩn”… ai cũng biết

Cù Mai Công

14-9-2021

Chiều 13-9-2021, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi họp báo thông tin chính thức: TP.HCM đã ghi nhận những tín hiệu đáng mừng, tích cực. Tuy nhiên để đảm bảo chống dịch bền vững hơn, hài hòa, an toàn và nhu cầu mở lại một số hoạt động, TP.HCM sẽ giãn cách xã hội thêm một thời gian.

Bắt đầu từ 31-5 với chỉ thị 10, 15 cho tới nay, mức độ giãn cách ở TP.HCM ngày càng nghiêm ngặt hơn với 12, 16, 16+. Đặc biệt từ 23-8 “ác liệt” nhất với hàng vạn bộ đội, dân phòng “tham chiến” việc “chống dịch như chống giặc” với tuyên bố của bộ trưởng Bộ Quốc phòng: “Không thắng không về”. Na ná như hai lần cựu Phó thủ tướng Trương Hòa Bình “ra hạn” kiểm soát dịch trong 15 ngày cho TP.HCM. Một vài quan chức khác ở TP.HCM cũng từng nói về “thi đua 15 ngày”.

Tháng 7 vừa rồi, ông Trương Hòa Bình thôi giữ chức phó thủ tướng và nghỉ hưu theo chế độ – giữa lúc dịch Covid ở TP.HCM bước vào cao điểm, lao đao từ ngành y, chính quyền đến dân suốt tháng 8 cho tới nay.

Từ 23-8, dân cũng hy vọng 15 ngày sau dễ thở hơn, tức 6-9; rồi lại kỳ vọng 15-9. Giờ lại hết tháng 9. Hy vọng, kỳ vọng liên tục nhưng mục tiêu 15 ngày cứ như “đã xa rồi còn đâu”. Một người bạn của tôi kể đêm nào cũng ngủ mơ thấy Sài Gòn kẹt xe, quán xá, hàng rong vỉa hè nhộn nhịp…

Trước đó, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-1 sáng 11-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ra nhiều hạn chế trong công tác chống dịch thời gian qua.

Những thông tin cảnh giác về Covid liên tục suốt mấy tháng nay ít nhiều góp phần tạo hoảng sợ cho xã hội, mặt trái của yêu cầu cảnh giác. Cảnh giác không đồng nghĩa với tác động dồn dập gây hoảng sợ và hành xử cực đoan, rối rắm, sai sót; thậm chí mâu thuẫn với yêu cầu tối thượng trong phòng chống Covid là giãn cách. Gây hậu quả dịch phát triển mạnh hơn. Hàng loạt quyết định liên quan Covid phải thay đổi ngay sau đó là một ví dụ.

Tới giờ vẫn còn nhiều bất hợp lý, dẫm chân, chồng chéo, thậm chí ngược nhau trong cách phòng chống. Nay đo mai bỏ đo huyết áp (vừa không khoa học, thực tế lẫn nguy cơ lây nhiễm) là một ví dụ. Ngay ở phường tôi, tất cả thành viên trong nhà ăn uống, ngủ nghỉ cùng nhau mấy tháng rồi mà vẫn test từng người có là phí sức, tốn tiền? Test xong, anh ngoáy mũi còn “hăm”: “Ba ngày test một lần nhá chú”. Nhà tôi không ở vùng đỏ, tôi cũng không phải… shipper, sao lại test nhiều vậy nhỉ? Có điều sau đó, tới giờ hơn ba ngày rồi, không thấy nhân viên test nào lai vãng (!)…

Có lẽ cái điên đầu, phức tạp nhất hiện nay là mấy cái app quản lý người đi đường, xác nhận “thẻ xanh”, “thẻ vàng”, “hành trình di chuyển”… gì gì đó. Hiện đã có 20 app quản lý – chưa tính app mới nhất VNEID.

Chỉ một app thôi, ví dụ theo thông tin từ đơn vị cung cấp phần mềm “Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19”, trong bốn ngày vừa qua, cổng thông tin này có 800.000 người phản ảnh có rắc rối khi sử dụng cổng này truy vấn thông tin và hiện vẫn còn khoảng hai triệu mũi chưa nhập liệu hoặc nhầm lẫn dữ liệu.

Thủ tướng cũng chịu không nổi, chỉ đạo trong cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 ngày 11-9: “Từ hôm nay trở đi, tôi đề nghị anh Hùng (Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng) công bố và hướng dẫn công nghệ, thống nhất một app lấy tên là PC Covid (Phòng chống Covid-19) để nhân dân chỉ vào một app”.

Nếu may mắn việc này có sớm và quan trọng hơn là đơn giản, xài được, xài dễ thì cũng chưa hết chuyện đâu. “Thẻ xanh” qua app có cản hàng trăm ngàn ông bà cụ, trẻ nhỏ, người nghèo… không xài, không có smarphone đã chích đủ hai mũi ra đường?

Và các chốt giăng giăng từ đường chính đến hang cùng ngõ hẻm chặn người. Không hiếm chốt, như ở Gò Vấp, thật sự như pháo đài theo nghĩa đen: tôn dựng kín mít, cao hai, ba mét. Nhiều con hẻm tiếp tục bị giăng dây, rào kẽm gai, dựng bàn ghế tủ… như chiến lũy. Ở một đường nhánh dẫn vào một khu dân cư cao cấp trên đại lộ Mai Chí Thọ, có lẽ để chặn người giao hàng, kẽm gai, barie dựng ba lớp, mỗi lớp cách nhau bốn, năm mét. Kiểu này thì shipper cũng bó tay.

Chặn người đi đường nhưng có chặn được Covid hay không vẫn còn là những tranh cãi như “cánh đồng bất tận”.

Cũng nên ít nhiều chia sẻ với các nhà quản lý, họ đang trong núi việc, khó tránh khỏi lúng túng và ít nắm thực tế cụ thể. TP.HCM vừa đưa ra kế hoạch ba giai đoạn của TP.HCM, giai đoạn nào cũng có câu thòng đại ý “nếu dịch không giảm”. Không có câu thòng “nếu dịch giảm mạnh hơn sẽ…”.

Từ cực đoan quá tự tin, mất cảnh giác hồi 30-4, 1-5 mà Thủ tướng trước dịp lễ 2-9 cảnh báo không để lặp lại, giờ có vẻ chuyển sang một thái cực khác: thiếu tự tin, tiếp tục kiểm soát mạnh; cho mở cửa hàng, sắp tới sẽ mở chợ, mà “con đường xưa em đi” vẫn đầy dây chì ngáng – dù thông tin chính thức cho thấy giữa tháng 9-2021, tình hình dịch giã ở TP.HCM có vẻ khả quan khi số ca nhiễm lẫn ca tử vong ở TP.HCM đang giảm khá rõ.

Như stt trước đã nói: không một sinh mạng nào không vô giá, không cuộc ra đi nào không đau khổ khôn cùng với người ở lại. Nhưng chúng ta đành, buộc phải chấp nhận nỗi đau đó và có cái nhìn toàn cảnh hơn. Để bình tĩnh hơn khi thực tế đại đa số ca nhiễm đã qua khỏi.

Chỉ trong bộ phận tôi đang làm việc, ít nhất ba gia đình đã là F0, rồi một gia đình bảy người gần nhà tôi, trong đó có bà cụ 85 tuổi… tự điều trị ở nhà; lần lượt khỏi bệnh. Ai cũng có thể thấy, biết thực tế vô số này khi đại đa số người nhiễm Covid đã qua khỏi. TP.HCM tới giờ đã hơn 120.000 người F0 khỏi bệnh rồi; thành phố còn kêu gọi họ hỗ trợ công việc phòng chống, có trả lương hẳn hoi.

Dù thế nào thì sự bình tĩnh bao giờ cũng tốt hơn hoảng sợ, thậm chí đã có nơi biểu hiện hoảng loạn. Để bớt rơi vào cực đoan trong ứng xử, đối phó, phòng chống Covid.

Hơn 100.000 F0 đang được điều trị tại nhà (hầu hết lần lượt khỏi bệnh) đã giảm tải rất mạnh cho các bệnh viện. Tôi vẫn thầm nghĩ: giá mà thành phố áp dụng sớm chiến lược này như nhiều nước khác và cả góp ý trong nước, có lẽ bớt hao tổn quá lớn sức người, sức của và cả sinh mạng người bệnh.

Vừa qua, một con số đáng lo thật sự được người có thẩm quyền công bố chính thức: mỗi bác sĩ ở TP.HCM phải lo cho 120-140 người bệnh. Tỉ lệ này thì làm sao lo nổi. Thà để người nhiễm Covid không triệu chứng (chưa hẳn là bệnh nhân), người bệnh nhẹ… ở nhà cho gia đình lo, tốt hơn ở bệnh viện nhiều.

Khi số ca bệnh trong các bệnh viện xuống dưới 30.000 ca = 60-70% giường bệnh ở TP.HCM là có thể mở mạnh hơn, theo nguyên tắc ở các nước chọn sống chung: QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT ĐỘ GIÃN CÁCH NGƯỜI – NGƯỜI CHỨ KHÔNG QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT LUỒNG ĐI, gây bao hệ lụy, phiền toái, đình đốn kinh tế cực kỳ nghiêm trọng đến từng con người, trong đó có anh em chúng ta.

Bao nhiêu anh em dầm mưa dãi nắng gác chốt (bộ đội, công an, dân phòng, đoàn viên thanh niên…), tổ trưởng, người đi chợ hộ đã là F0, đã thành nguồn lây nhiễm và chưa chích hai mũi? Bóng tối có ngay chân chiếc đèn dầu?

Và sau ba tháng rưỡi, giá cả thực phẩm, hàng hóa ở TP.HCM vẫn cao trong khi thu nhập ai cũng giảm. Thực tế các chốt hiện nay vẫn chốt nhưng hầu như qua lại khá dễ. Họ cũng có gia đình, gia đình họ vẫn phải đi lại. Nhiều khu lao động vùng ven như Hóc Môn, quận 4, 6, 8, Bình Tân…, khi đi làm từ thiện, tôi thấy tận mắt hàng quán mở len lén, bán đủ hủ tíu, mì quảng, phở bò…; hàng rong bán đủ thịt cá, rau củ… trên các tấm nylon. Siêu thị nguyên tắc chỉ bán cho phường, công an, y tế…, thực tế… bán láng cho khách lẻ. Một tiệm bánh lớn giữa Sài Gòn hôm qua tôi ghé mua cũng vậy, dù công an phường đứng cạnh bên kiểm soát có vẻ cũng… lờ khi khách lẻ như tôi vô mua. Trái tim anh em cũng không gỗ đá. Họ đồng cảm những thiếu thốn trong dân hôm nay.

Đừng sợ bà con mình “thiếu ý thức”. Giờ tôi “thách” ai ở TP.HCM không sợ con Covid. Mấy sạp vỉa hè bán chui trên đường Tân Hòa Đông (quận 6, Bình Tân) ngồi xa nhau cả chục mét. Khách lẫn chủ đứng quá tầm với. Còn shipper giao hàng, anh chị nào cũng đứng xa, giao nhanh, rút lẹ…

Mô hình “đi chợ hộ” qua thực tế cho thấy không hiệu quả lắm và dân sau mấy tháng siết mua bán đã tự bung ra như hồi bao cấp thiếu thốn. Vô số trang fanpage tự lập, mua bán í xèo, “dân tự cứu dân”. Ở đó, hàng hóa đầy đủ và rẻ hơn hẳn siêu thị. Xin được nói thật: chính những động tác từ trong dân này đã giải quyết cực mạnh việc thực phẩm, “hàng hóa thiết yếu” thiếu thốn nặng nề những ngày trước. Giá cả rõ ràng đã giảm. Nhiều món bằng trước giãn cách.

“Thẻ xanh” còn rối tung về danh sách, lực lượng kiểm tra lẫn trình độ sử dụng, điện thoại không phải ai cũng có. “Thẻ vàng” theo tôi là hơi “kỳ lạ” vì tới giờ hơn 85% dân TP.HCM từ 18t trở lên đã chích ít nhất một mũi. Trong tháng 9 này sẽ 100% số dân chích ít nhất một mũi thì cần gì “thẻ vàng” nữa, phiền phức cho cả dân lẫn chính quyền. Kiểm tra chỉ kéo gần giãn cách, tăng Covid.

Mai kia, theo chính thông tin chính thức của chính quyền thành phố và ngành chức năng, vaccine đang về Việt Nam, về TP.HCM khá nhiều nếu không muốn nói là khá dư giả, khả năng phủ kín hai mũi cho bà con TP.HCM rất rõ. Có lẽ không lâu đâu. Khi 100% người trên 18 tuổi đủ hai mũi, “thẻ xanh” nói gì thì nói đang có khá nhiều rắc rối hiện sẽ thôi gây phiền toái, mệt mỏi cho cả chính quyền lẫn dân? Ai cũng hai mũi rồi thì nó liệu có nên tồn tại?

Và liệu có nên tồn tại những tấm bảng “vùng xanh”, “vùng đỏ” khắp nơi ở TP.HCM hiện nay khi mà vùng nào cũng như nhau: đều bị kiểm soát thắt ngặt?

.. Vậy là Sài Gòn “giãn cách nghiêm” hết tháng 9, hơn nửa tháng nữa. Tổng cộng bốn tháng, đô thị có số dân 9,3% cả nước, đóng góp bình quân 27% thu ngân sách cả nước, GRDP chiếm bình quân 23% GDP này mất 1/3 quãng thời gian một năm dịch vụ, sản xuất đình đốn; mấy triệu người thất nghiệp.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết: Hai đợt 1, 2, TP.HCM đã cấp gần 6.500 tỉ đồng, trong đó có kinh phí xã hội hóa 1.400 tỉ. Dự kiến gói hỗ trợ thứ 3 gần chục ngàn tỉ, vượt rất nhiều khả năng ngân sách.

16.000 tỉ đồng nghe lớn, nhưng với năm, bảy triệu người khó khăn ở TP.HCM suốt mấy tháng nay thì không khó để thấy số tiền hỗ trợ “vượt rất nhiều ngân sách” thành phố ấy chỉ như “tạm sống qua ngày”. Với điều kiện không bệnh (thông thường, không phải Covid), điện nước trong nhà không hư, tiền điện nước khỏi trả, sinh viên học sinh khỏi đóng học phí, tắm giặt không cần xà bông, bột giặt, trẻ con không cần uống sữa… và giá một ký rau, củ không 25-40.000 đồng, một lạng hành tỏi không 6.000-10.000 đồng… như suốt mấy tháng nay cho tới giờ.

Vậy nên khi tôi gởi P.Q., sinh viên gốc tỉnh, học ngành Điện – điện tử trường Cao đẳng Lý Tự Trọng tiền đóng học phí học thêm khóa tiếng Anh cuối cùng trước khi muốn tốt nghiệp, một ít tiền cho mẹ con P.Q. sống tạm bợ chờ hết tháng 9, cả nhà lặng đi. Anh nhân viên ăn ngủ ở một công ty trên đường Hoàng Văn Thụ nhận bình nước nóng siêu tốc tôi gửi, bảo: “Tối nay mình có nước nóng trụng mì gói được rồi”…

Và khi gởi ít thịt thà, gói rau củ thập cẩm đông lạnh, bịch xúc xích, ít tiền… cho một gia đình bốn người ở chung cư cũ số 5 Cao Thắng (quận 3), ngay lập tức, bà mẹ chiên ba khúc xúc xích cho con gái một tuổi rưỡi và bé ăn hết ngon lành. Gói bánh Karo trứng tươi – chà bông, bé ôm khư khư: “Của con, của con…”. Khu chung cư này ba tầng dưới đã có F0, “công chúa nhỏ” của gia đình trước dịch bán hàng vỉa hè này ở tầng 4, chỉ thèm bữa cơm, bữa cháo có thịt.

… Đó chỉ là một góc rất nhỏ, nhỏ li ti của nhịp sống vô số bà con thành phố trong Covid hôm nay. Tôi ghé đến những góc nhỏ ấy, lòng trĩu nặng một Sài Gòn tháng 9-2021.

Chuyện về ông Phùng Quang Thanh và kỹ nghệ bơm, thổi ở Việt Nam

Blog VOA

Trân Văn

13-9-2021

Ông Phùng Quang Thanh. (Hình: Việt Dũng / TuoiTre.vn)

Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền thường xuyên bị ám ảnh về sự tin yêu của dân chúng dành cho mình nên mới nói đi, nói lại về điều này vô số lần trong bảy thập niên vừa qua…

Vương Nghị sang Hà Nội: ‘Cuộc đua tam mã’

VOA

Hoàng Trường

13-9-2021

Cuộc đua giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ nhằm giành giật ảnh hưởng ở Đông Nam Á và trên toàn cầu đang vào hồi quyết liệt. Cuộc đua này được quy định bởi mục tiêu, phương thức tiến hành chiến lược của mỗi nước và phần quan trọng nữa là ở sự xoay chuyển ứng xử của Việt Nam. Nếu các quốc gia tự do/dân chủ vượt trội lên được so với các nhà nước độc tài/toàn trị thì “mẫu số chung” của hoà bình, an ninh và thịnh vượng trên thế giới, trong đó có Việt Nam, mới được bảo đảm và bền vững.

Không thể tiếp tục đối xử với họ như thế nữa

VOA

Trân Văn

11-9-2021

Một hình ảnh trích xuất trong phóng sự mang tên “Ranh Giới” của VTV1, ghi lại một phần hoạt động của Khu K1 thuộc Bệnh viện Hùng Vương ở TP.HCM. (Hình: Trích xuất từ trang YouTube của VTVCab Tin Tức)

Sài Gòn ngày phong tỏa thứ sáu mươi sáu

Đỗ Duy Ngọc

12-9-2021

Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5  phần 6 — phần 7 — phần 8 — phần 9 — phần 10 — phần 11 — phần 12 — phần 13 — phần 14 — phần 15 — phần 16 — phần 17 — phần 18 — phần 19 — phần 20 — phần 21 — phần 22 — phần 23 — phần 24 — phần 25 — phần 26 — phần 27 — phần 28 — phần 29 — phần 30 — phần 31 — phần 32 — phần 33 — phần 34 — phần 35 — phần 36 — phần 37 — phần 38 — phần 39 — phần 40 — phần 41 — phần 42  phần 43  phần 44 — phần 45 — phần 46 — phần 47 — phần 48 — phần 49 — phần 50 — phần 51  phần 52 — phần 53 — phần 54 — phần 55 — phần 56 — phần 57 — phần 58  phần 59 — phần 60 — phần 61 — phần 62  phần 63 — phần 64 phần 65

Bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo tại Việt Nam

Đặng Sơn Duân

12-9-2021

(Phát biểu tại Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam ngày 12.9.2021. Dịch nhanh từ bản tiếng Anh của Bộ Quốc phòng Nhật Bản).

Phùng Quang Thanh, Đại tướng

Trần Thanh Cảnh

12-9-2021

Theo như “huyền thoại” được ghi trong quân sử, sách báo thì Phùng Quang Thanh làm nên tên tuổi mình bắt đầu từ những trận tao ngộ chiến với quân Việt Nam Cộng Hòa ở chiến dịch Lam Sơn 719, hồi năm 1971. Sau chiến dịch này, Phùng Quang Thanh được phong anh hùng lực lượng vũ trang…

Vương Nghị mang “cơm thiu” sang Hà Nội

Tạ Duy Anh

12-9-2021

Tôi đoán là do ép quá, Việt Nam đành phải “mời” Vương Nghị sang Hà Nội, trong khi lịch đón Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản thì không thể hoãn được vì hai bên đã cùng thống nhất. Bình thường còn lâu Trung Quốc mới chấp nhận chuyện “chung chạ” đó. Nhưng vì tình thế bị Bà phó tổng thống Mỹ dồn đến chân tường về ngoại giao, họ đành cắn răng OK.

Vụ án con Vích: Chuyện bây giờ mới kể (Phần 2)

Lê Ngọc Luân

12-9-2021

Tiếp theo phần 1

Hình ảnh tham gia lễ hội tạ ơn các con vật linh thiêng (tồn tại hàng trăm năm nay) dành cho người đi biển như: Long, Phụng, cá Ông và Qui (Rùa Biển). Ảnh: FB tác giả

Phòng chống dịch Covid-19 cho Hà Nội: Nên giãn phong tỏa như thế nào?

Trần Tuấn

11-9-2021

Ngày hôm qua 10.9, Lãnh đạo TP Hà Nội đã yêu các liên minh đứng thư “kiến nghị chiến lược phòng chống dịch COVID-19 cho Hà nội” (gửi ngày 31/8/2021) tiếp tục cho ý kiến về phương án phong tỏa nào cho Hà Nội trong những ngày tới!

Thẻ xanh chứ đừng là thẻ đỏ

Lê Nguyễn Duy Hậu

11-9-2021

Hiện nay, phương án “thẻ xanh, thẻ vàng” của Sài Gòn đang được tiếp nhận khá tích cực. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng sự tích cực này chủ yếu đến từ việc người dân và doanh nghiệp thấy được lối thoát sau chuỗi ngày dài giãn cách, đóng cửa nền kinh tế. Về lâu về dài, người ta sẽ không bàn về việc “thẻ xanh được làm gì” như hiện nay, mà sẽ bắt đầu thảo luận về việc “người không có thẻ xanh bị cấm làm gì” và nó có thoả đáng không.

Đôi lời cùng Chính phủ

Nguyễn Thùy Dương

11-9-2021

Trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua, đã có 18% doanh nghiệp Châu Âu (EU) dịch chuyển đơn hàng ra khỏi VN. 16% doanh nghiệp cũng đang cân nhắc điều này (Theo khảo sát của EuroCham).

Đại dịch, thân phận và phẩm giá không có giá trị!

Blog VOA

Trân Văn

11-9-2021

UBND thành phố Vũng Tàu (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) vừa rút lại yêu cầu: Người cần cấp cứu và những người vận chuyển họ phải có giấy cho phép đi lại. Yêu cầu vừa kể được nêu trong quy định mới về hạn chế đi lại, được công bố chiều 9 tháng 9 và sau khi bị chỉ trích kịch liệt, đến cuối ngày, trong hướng dẫn thực thi không đề cập đến nữa (1).

Covid ở Việt Nam: Khi lãnh đạo ‘thất học’

Blog VOA

Nguyễn Hùng

11-9-2021

Với khí thế của chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập ở Sài Gòn cách đây đã hơn 45 năm, Việt Nam bước vào “cuộc chiến” chống Covid vẫn ở cùng thành phố, nay với tên Hồ Chí Minh, hồi tháng Tư năm nay.

Vắc-xin thứ bảy được phê duyệt khẩn cấp mang nhãn hiệu UAE, nhưng hóa ra là của Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu

11-9-2021

1. KHÔNG NHẬN CHUYỂN GIAO CÁC VACCINE HIỆU QUẢ THẤP

Việt Nam đã đàm phán và đặt mua cho khoảng 150 triệu liều vaccine phòng Covid -19. Trong đó khoảng 120 triệu liều sẽ về trong năm 2021. Cụ thể là Moderna 5 triệu, AstraZeneca 30 triệu, Pfizer 31 triệu, Chương trình Covax 38,9 triệu, Sputnik 20 triệu. Đó là chưa kể đến số lượng các khoản viện trợ do Chính phủ đàm phán, và 20 triệu liều Pfizer mua thêm cho lứa tuổi 12-18. Như vậy là đủ đáp ứng cho mục tiêu vaccine hoá cộng đồng vào đầu năm 2022.

Sài Gòn ngày phong tỏa thứ sáu mươi lăm

Đỗ Duy Ngọc

11-9-2021

Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5  phần 6 — phần 7 — phần 8 — phần 9 — phần 10 — phần 11 — phần 12 — phần 13 — phần 14 — phần 15 — phần 16 — phần 17 — phần 18 — phần 19 — phần 20 — phần 21 — phần 22 — phần 23 — phần 24 — phần 25 — phần 26 — phần 27 — phần 28 — phần 29 — phần 30 — phần 31 — phần 32 — phần 33 — phần 34 — phần 35 — phần 36 — phần 37 — phần 38 — phần 39 — phần 40 — phần 41 — phần 42  phần 43  phần 44 — phần 45 — phần 46 — phần 47 — phần 48 — phần 49 — phần 50 — phần 51  phần 52 — phần 53 — phần 54 — phần 55 — phần 56 — phần 57 — phần 58  phần 59 — phần 60 — phần 61 — phần 62  phần 63 — phần 64

Chiều qua được tin hai người quen vừa mới qua đời. Cả hai đều là nhà văn xuất thân từ bộ đội. Một là nhà văn doanh nhân Lê Thành Chơn, người nổi tiếng với nhiều tác phẩm văn học về đề tài bộ đội không quân năm nay đã 83 tuổi, một thời làm giám đốc khách sạn Sài Gòn. Còn nhớ anh Chơn đến gặp tôi lần đầu đi cùng với nhà văn Trầm Hương để đặt thiết kế bìa sách của anh.