Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Chuyện phiếm: Bệnh thèm được nhất thiên hạ

Kim Văn Chính

26-6-2023

Tôi người mang họ Kim. Tương truyền dòng họ có nguồn gốc tận Cao Ly mà là Cao Ly phía Bắc, nơi hiện nay có gia đình họ Kim làm lãnh đạo đến 3 đời rồi vẫn chưa có dấu hiệu suy xuyển. Ở vùng đất đó, hình như hơn 30% dân số mang họ Kim, và ai họ Kim là vinh dự lắm, lúc nào cũng vênh vênh với các họ khác là họ mình nhất thiên hạ.

Làm thế nào để ngăn cản một dự luật?

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

6-6-2018

Ảnh: internet

Việc chính của các đại biểu Quốc hội là làm luật phục vụ cho quyền lợi của cử tri. Vậy nếu cử tri không hài lòng với một dự luật, họ có thể làm gì để ngăn cản nó?

Về lý thuyết, Quốc hội Việt Nam hiện nay là do người dân bầu ra thông qua cuộc bầu cử tháng 5/2016. Có tất cả 496 người được bầu trở thành đại biểu Quốc hội. Mỗi đại biểu đại diện cho khu vực cử tri của mình ở địa phương và đồng thời đại diện cho nhân dân cả nước.

“Giai cấp mới” tại Việt Nam

Trần Trung Đạo

7-11-2021

Milovan Djilas là nhà nghiên cứu lý thuyết CS và từng là ủy viên Bộ Chính Trị đảng CS Nam Tư, Phó Chủ Tịch Nhà Nước CS Nam Tư, Chủ Tịch Quốc Hội CS Nam Tư. Sau khi phản tỉnh ông viết trong tác phẩm Giai Cấp Mới: Một Phân Tích Về Hệ Thống Cộng Sản xuất bản năm 1957 như sau:

Nói vài lời thật lòng với lão Hồ

Đặng Sơn Duân

13-7-2020

Hồ tiên sinh vốn là dị nhân lừng lẫy đất thần châu, bút pháp múa gậy vườn hoang, hô phong hoán vũ đã đạt lô hỏa thuần thanh, người người kính ngưỡng. Kẻ thất phu ở nơi xa xôi này trước nay kính nhi viễn chi tuyệt nhiên không dám qua lại.

Tự hào hay xấu hổ?

Nguyễn Thọ

7-7-2019

Trên FB của bạn Nguyễn Hoàng Anh có bài “Liệu tôi có xấu hổ khi là người Việt Nam?”. Đó là câu hỏi của một sinh viên Việt Nam đăng trên Quora.com, một cổng tương tác khá nổi tiếng ở nhiều nước. Luật sư gốc Ấn Độ Neel Patel trả lời đại ý như sau:

Đôi điều về cuộc chiến

Kim Văn Chính

1-7-2023

1/ Hồi chiến tranh Việt Nam, cụ Lê Duẩn có lúc phải đích thân sang Trung Quốc, Liên Xô để đàm phán về vũ khí tiếp viện. Vũ khí Liên Xô là chính, là quyết định, nhưng lúc đó Liên Xô cũng không phải Việt Nam cần gì cho nấy, càng không phải họ luôn viện trợ vũ khí tối tân nhất mà họ có…

Luật đặc khu: Đỉnh điểm của phẫn nộ toàn dân

Blog VOA

Bùi Tín

8-6-2018

Đất nước Việt Nam đang sống trong tình trạng biến động, sôi sục. Lãnh thổ của tổ quốc, chủ quyền của đất nước, nền độc lập của quốc gia đang bị thử thách lớn.

Sự kiên nhẫn của một dân tộc từng trải qua những thử thách ngàn cân treo sợi tóc lại bị đem ra thách thức một cách nghiêm trọng nhất.

Chuyện tài sản bất minh ở xứ ta

Đỗ Duy Ngọc

15-11-2021

Đọc trên báo thấy có tin: “Sau 3 kỳ thảo luận, các ĐBQH vẫn chưa nhất trí việc tịch thu hay đánh thuế, hay đưa ra tòa với tài sản không chứng minh được nguồn gốc. Thậm chí, qua phát phiếu lấy ý kiến, vẫn không quyết được ‘số phận’ tài sản này“.

Về một vùng trũng pháp lý

Ngô Ngọc Trai

18-7-2020

Ngày hôm qua tôi cùng các luật sư đồng nghiệp đã tiến hành sao chụp bộ hồ sơ vụ án Đồng Tâm sau khi được sự cho phép của Tòa án. Tới đây các luật sư sẽ in ra để nghiên cứu và thực hiện việc bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa.

Ngu

Từ Thức

12-7-2019

– Người Hong Kong ngu thật, không biết suy nghĩ khôn ngoan: Trung Quốc nó mạnh lắm, không làm gì nổi nó đâu. Đằng nào Hong Kong vài chục năm nữa cũng trở thành Tàu, chống nó chỉ khổ cho mình và vợ con mình. Tự do, độc lập là chuyện xa vời. Kệ nó, nó làm gì thì làm.

Blogger Lê Anh Hùng nói ông bị ‘cưỡng bức điều trị tâm thần’ và ‘đầu độc’

VOA

6-7-2023

Bạn bè đến thăm ông Lê Anh Hùng (áo xanh, thứ ba, bên trái) ngày 5/7/2023. Photo Facebook Đặng Bích Phượng.

Nếu buộc phải bắn, hãy chĩa súng lên trời!

FB Trương Duy Nhất

11-6-2018

Đó là lời kêu gọi, đang lan truyền rất nhanh trên mạng. Vâng, “nếu buộc phải bắn, hãy chĩa súng lên trời!”.

Trước mặt các anh, là hàng xóm, chú bác, đồng bào, thậm chí có thể là cháu con, cha mẹ, ông bà của chính các anh.

Đừng bắn!

Vâng. Tôi đã thấy những ánh mắt ngập ngừng, cùng những cánh tay chĩa súng lên… trời! Không ít cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã trân mình chịu trận, mà không chống trả.

Phan Rí, Bình Thuận. Sau hàng loạt những hình ảnh bạo lực từ cả hai phía. Đá, đạn, kẽm gai, dùi cui, và máu đổ. Tôi dừng lại mãi trước hình ảnh này.

Một chiến sĩ CSCĐ trẻ măng, miệng cười rất tươi. Khi trên ngừoi còn lấm lem bùn đất, và cả những vết tích của trận đòn gạch đá từ phía nhân dân.

Một nụ cười, chưa bao giờ đẹp hơn thế.

Thắng dân làm gì, tại sao phải thắng dân? Có gì mỉa mai, bất nhân, tàn độc hơn khi gọi những cuộc chiến nhắm vào dân là “những trận đánh đẹp”?

Nhường dân đi. Thua ông bà, ba mẹ, chú bác, cháu con, dòng tộc mình. Thua chính đồng bào mình, không đáng để cười sao.

Trận Tiên Lãng năm nào. Đến những con chó nghiệp vụ cũng không chọn cách tấn công, dù luôn được đẩy lên phía trước, nhưng những đồng chí “cảnh sát chó” ấy đã quay đầu, không chọn cách lao vào anh em nhà Đoàn Văn Vươn. Bởi chúng nhận ra, đánh hơi được: đó không phải là kẻ thù.

Dường như, trong nhiều “trận đánh” gần đây, các anh cũng đã dùng chó. Nhưng có khi nào, các anh thấy những “đồng chí chó” của mình lao tới cắn nhân dân chưa?

Đến những “đồng chí bốn chân” của các anh còn thân thiện vậy. Tại sao các anh phải nổ súng. Tại sao phải hầm hừ trấn áp, tấn công nhân dân như kẻ thù?

Quay lưng lại, cho dù có hứng chút nhiều gạch đá, như chàng CSCĐ kia, để có được một nụ cười hạnh phúc thế.

Hoặc nếu vẫn phải nổ súng. Vâng, nếu vẫn phải nổ súng, vẫn buộc phải bắn, thì: Hãy chĩa lên… trời!

Có phải ông Thưởng đang ám chỉ về phương thức… ‘xử lý’ Tô Lâm?

Blog VOA

Trân Văn

24-11-2021

Hôm qua (23/11/2021) khi gặp gỡ đại diện dân chúng Đà Nẵng trong vai đại biểu của họ tại Quốc hội khóa 15, ông Võ Văn Thưởng – Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trường trực Ban Bí thư của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN – bảo rằng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đang… “hướng tới xây dựng cơ chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng.

Ông Thưởng nói ngoa như thế sau khi một số cử tri tại Đà Nẵng bất bình về thực trạng tham nhũng và hiệu quả phòng – chống tham nhũng: Lửa vẫn cháy, lò vẫn nóng nhưng củi ướt, khói nhiều, sức nóng không đủ để củi cháy hết. Luật phòng chống tham nhũng không đủ chế tài, sức răn đe nên hạn chế kết quả. Phòng – chống nhưng tham nhũng vẫn trầm trọng, chẳng hạn phải xử lý một… tiểu đội… tướng lĩnh của Cảnh sát biển

Giống như nhiều viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam, ông Thưởng tiếp tục nhấn mạnh: Phòng – chống tiêu cực, tham nhũng là vấn đề đảng rất quan tâm bởi đó là chuyện có tính sống còn với vận mệnh của đảng, nhà nước và chế độ! Để chứng minh, ông dẫn chứng đảng của ông… đã xử lý nghiêm nhiều cán bộ vừa được bầu vào BCH TƯ đảng khóa này, nhiều tướng lĩnh cao cấp

Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng khẳng định: Những quy định sau Đại hội 13 của đảng CSVN đã đổi mới, rất chặt chẽ, rõ ràng, có tính khả thi và phòng ngừa rất cao. Nếu cán bộ có khuyết điểm, sai lầm, uy tín giảm sút thì trước hết là khuyến khích từ chức. Đồng thời cũng phải tạo ra áp lực chính trị của tổ chức đảng và cơ quan để cán bộ từ chức khi uy tín giảm sút, không chờ hết nhiệm kỳ (1)...

***

Từ thực tế như đã biết và đang thấy, rõ ràng ông Thưởng thiếu kiến thức và thiếu suy nghĩ. Ủy viên Bộ Chính trị mà không biết đối tượng nào chọn “nhiều cán bộ vừa được bầu vào BCH TƯ đảng khóa này” để sau đó phải… “xử lý nghiêm” vì từng đục khoét của công! Thường trực Ban Bí thư mà không rõ đối tượng nào phong tướng cho những sĩ quan biến chất, đối tượng nào từng mặc kệ những viên tướng đó khi chúng câu kết nhũng lạm?

Vì sao… “đã đổi mới, rất chặt chẽ, rõ ràng, có tính khả thi và phòng ngừa rất caomà lại như thế? Thực tế đã như thế lại còn khẳng định như thế thì bao nhiêu người tin? Đến giờ, ông Thưởng vẫn không nhận ra tiếp tục nói ngoa như thế vừa hủy hoại uy tín cá nhân, vừa khiến thiên hạ thêm chán ngán bởi ông và đảng của ông đã gian lại còn dại, mãi luẩn quẩn, loanh quanh với thói nói lấy được!

Giống như các đồng chí của ông, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tiếp tục quảng bá… nghiêm minh. Trong lịch sử nhân loại, có thời nào, ở xứ nào mà… nghiêm minh là… “khuyến khíchcán bộ có khuyết điểm, sai lầm, uy tín giảm sút… từ chức”, nếu không thì… “tổ chức đảng và cơ quan tạo ra áp lực chính trị để cán bộ từ chức chứ không chờ hết nhiệm kỳ”? Còn gì khôi hài hơn thế?

Hay là ông Thưởng nói xa, nói gần về trường hợp ông Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng Bộ trưởng Công an – điển hình cao nhất, mới nhất về việc… “có khuyết điểm, sai lầm, uy tín giảm sút”? 17 thành viên còn lại của Bộ Chính trị đang… tạo ra áp lực chính trị để ông Tô Lâm… “từ chức khi uy tín giảm sút, không chờ hết nhiệm kỳ”? Nếu điều đó đúng thì cũng không thể xếp loại… áp lực chính này vào diện… nghiêm minh!

***

Trong vài năm gần đây, sau khi nghe thiên hạ kháo với nhau về phương thức phòng – chống tham nhũng của Singapore khiến các viên chức của họ “không dám, không thể, không cần, không muốn” tham nhũng, các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam bắt đầu bi bô về “bốn không” như sáng kiến riêng của đảng CSVN quang vinh!

Singapore phòng – chống tham nhũng có hiệu quả vì phương thức quản trị – điều hành tại đó buộc các viên chức của họ nhận thức, tham nhũng đồng nghĩa với mất lớn hơn được. Thậm chí nếu vẫn muốn, các viên chức ở Singapore cũng không thể tham nhũng vì việc kiểm soát tài sản, thu nhập của họ được thực hiện rất chặt chẽ. Tham nhũng ở Singapore đồng nghĩa đối diện với đủ thứ phiền toái, chưa kể thiệt đơn, thiệt kép…

Cho dù đã nói ngoa và nói điêu từ lâu, nói ngoa nhiều lần về “bốn không” nhưng các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đều giống như ông Thưởng, chỉ cho biết đang… “hướng tới xây dựng cơ chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng! Tự thân hai từ… “hướng tới” có lẽ là đủ để xác định sự trâng tráo của những kẻ lập ngôn ở mức nào.

Chú thích

(*) https://tuoitre.vn/lam-sao-de-can-bo-khong-dam-khong-the-khong-can-khong-muon-tham-nhung-20211123141221495.htm

“Hiến pháp” trước vành móng ngựa

Blog RFA

Tuấn Khanh

26-7-2020

Thân hữu và thân nhân blogger Ngô Văn Dũng chụp hình với tấm biểu ngữ đòi trả tự do cho “nhóm Hiến Pháp”. Ảnh: FB Nga Kim

Ngày 31 tháng 7 năm 2020, 8 công dân Việt Nam đã xuống đường phản đối luật đặc khu và an ninh mạng ra tòa. 8 công dân này quen biết nhau trên mạng xã hội, hẹn nhau xuống đường và bị công an bắt giữ theo những cách khác. Theo lời kể, một trong những cách nhận diện nhau, là mỗi người đều cầm trên tay một cuốn Hiến pháp Việt Nam.

Ai đã quy hoạch bà Phan Thị Hồng Xuân vào hàng ngũ lãnh đạo?

Nguyễn Ngọc Chu

16-7-2019

Bà Phan Thị Hồng Xuân chẳng qua là phận “nữ nhi liễu yếu đào tơ”, không quá đáng trách. Đáng chê trách là kẻ đã quy hoạch bà Xuân đứng vào hàng ngũ lãnh đạo. Đáng chê trách hơn nữa là những đấng mày râu, quyền cao chức trọng hơn bà Xuân mà còn phát biểu ngô nghê hơn cả bà Xuân.

Cà phê triết đạo và sứ mệnh siêu việt hoá dân tộc

Lâm Bình Duy Nhiên

14-7-2023

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Ảnh trên mạng

Đặng Lê Nguyên Vũ là niềm tự hào của nhiều người, trong đó có không ít người tôi “quen biết”, những người nổi tiếng, hàn lâm, tiến sĩ và không ngần ngại tự cho mình là trí thức của thời đại!

Không thể tưởng tượng nổi

FB Luân Lê

12-6-2018

Ông Võ Trọng Việt. Ảnh: internet

Một đại biểu quốc hội là Chủ nhiệm uỷ ban quốc phòng và an ninh đứng trước Quốc hội mà còn dõng dạc nói rằng, khi luật an ninh mạng có hiệu lực thì chúng ta có thể yêu cầu doanh nghiệp này dịch chuyển điện toán đám mây ảo về nước ta để kiểm soát dữ liệu là hoàn toàn khả thi.

Vậy mà ông ta cũng có thể là đại biểu quốc hội, chủ nhiệm uỷ ban quốc phòng và an ninh, trong khi ông ta không hề có bất cứ chút hiểu biết nào về khoa học và công nghệ. Cũng vì thế mà không thể nào hiểu về việc lập pháp đối với đối tượng này. Thế nhưng ông ta cứ cầm giấy đọc như là một người cần mẫn và rất am tường về công việc vậy.

Nghi vấn bốn công nhân tử vong tại Thanh Hóa là do tiêm trộn Abdala và Vero Cell

Lê Minh

2-12-2021

Nhận được một số thông tin phản ánh là các công nhân ở Kim Việt đã tiêm vaccine Abdala mũi 1 trước khi tiêm mũi 2 Vero cell, mình cũng kiểm tra lại thông tin thì đúng là báo chí cũng nhắc tới huyện Nông Cống được nhận Moderna và Abdala “cùng đợt”, nhưng không biết ngày chính xác. Abdala chỉ có khoảng cách giữa mũi 1 và mũi 2 là 14 ngày nên nếu vaccine này về Nông Cống trước ngày 8/11 là thời điểm trùng hợp với thời điểm mũi 2 tiêm Vero cell.

Đế quốc bành trướng, đế quốc lụn bại – Phần 4: Vài ngộ nhận

Nguyễn Thọ

1-8-2020

Tiếp theo Phần 1: One China – Phần 2: Bài học Đài Loan – Phần 3: Empire rise and falls

Tên lửa và du thuyền Sojus của Nga vẫn hoạt động cho đến hôm nay, sau khi chương trình Space Shuttle của NASA bị chấm dứt năm 2011. Ảnh: internet

Một số người coi “Đế quốc” là một từ xấu, vì trước đây báo chí thường lên án “Đế quốc Mỹ”, “Đế quốc Nhật”. Thật ra từ “Đế quốc” (Empire, Imperium) được gắn cho các cường quốc có tầm ảnh hưởng khu vực hoặc toàn cầu.

Kỳ 4: Bi kịch mất nhà, mất con, bà Mai đi đòi công lí

Nguyễn Đức

20-7-2019

Tiếp theo Kỳ 1: Phó Tổng TTCP Ngô Văn Khánh ém thanh tra Thủ Thiêm gây oán than kéo dài; Kỳ 2: Bí thư Lê Thanh Hải đã dùng “bàn tay sắt” đẫm máu ở Thủ Thiêm Kỳ 3: Phải bắt ngay các quan chức dính đến sai phạm Thủ Thiêm.

Tình hình Ukraine ngày thứ 509

Phan Châu Thành

18-7-2023

1. Vào lúc 5h sáng hôm nay, nhiều vụ nổ đã diễn ra tại khu vực cầu Kerch, nối giữa Crimea và Nga:

Vũng Áng 2 ở Bình Thuận

FB Võ Trường Giang

16-6-2018

Một vùng đất hiền lành, chỉ có trộm cướp và bảo kê, sao lại xảy ra bạo loạn như Bình Thuận. Không hiểu được nguồn cơn, sẽ còn lặp lại.

Nhiều năm trước, vụ án Hai Chi trinh sát đã phải mất nhiều tháng nằm vùng.

Những chuyện chỉ Việt Nam mới… có!

Trân Văn

Blog VOA

9-12-2021

VN vừa thông qua “Nghị quyết về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.” Hình minh họa.

Sài Gòn chợt mưa chợt nắng. Nắng thì bể đầu, còn mưa thì ngập đến háng!

Đặng Sơn

7-8-2020

Từ trên cao nhìn xuống, Sài Gòn (và cả Hà Nội) là cơn ác mộng đô thị. Ngút ngàn trong tầm mắt, người ta thấy được vài chỏm cây. Một vệt gạch đá xi măng loang ra gần như vô tận. Đâu rồi những kênh rạch dừa nước của ngày xưa?

Mực nước trên sông Mekong đang thấp nhất lịch sử, giờ Việt Nam làm gì?

Vũ Kim Hạnh

24-7-2019

Cách đây 2 tuần, tôi share lại bài “Hạ nguồn Mekong trong cơn khát vô tận của Bắc Kinh” đăng trên vnexpress.net, phân tích chuỗi thảm họa của ĐBSCL khi nước cạn không về. Nay thảm họa đã hiển hiện.

Theo stt mới nhất của Lê Nguyễn Hương Trà: Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission) vừa phát đi thông báo cho biết, mực nước trên sông Mekong đang ở mức thấp nhất trong lịch sử.

Theo báo cáo Cục khí tượng và thủy văn Lào, ngày 18.7 mực nước sông Mekong tại khu vực Km4, Viêng Chăn chỉ đạt 70cm, thấp nhất trong vòng 50 năm qua, để lộ cả chân trụ cầu Hữu nghị số I Nongkhai.

Ảnh hưởng sẽ là khủng khiếp trước nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn. Sông cạn, ruộng khô, cây chết, đất đai sạt lỡ…

Tờ Bangkok Post 16.7 đưa tin, mực nước sông Mekong ở Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua – hiện tại là 2,6 m thấp hơn 10m so với điểm tràn nước trên bờ sông.

ĐBSCL Việt Nam, vùng hạ lưu Mekong đang đối diện nguy cơ thiếu nước và xâm mặn gia tăng, ảnh hưởng sẽ là khủng khiếp khi mực nước đang xuống quá thấp.

Ba nguyên nhân chính được đề cập làm suy giảm nguồn nước là: Hạn hán, lượng mưa quá ít; Việc giảm lượng nước xả ra từ đập thủy điện Cảnh Hồng (Vân Nam, Trung Quốc); Kế hoạch tích nước để chạy thử máy phát điện ở đập Xayaburi, Lào.

P/s: Sau Xayaburi, Don Sahong và Pak Beng, vào tháng 4.2019 Lào triển khai tiếp dự án thủy điện thứ tư là Pak Lay trên dòng chính sông Mekong, bất chấp phản ứng từ những quốc gia nằm trên dòng chảy và các tổ chức NGO. Theo kế hoạch, 7 máy phát điện của Xayaburi sẽ hoạt động chính thức từ tháng 10.2019.

Đối với Việt Nam, sông Mekong nuôi dưỡng hai vùng kinh tế trọng điểm là ĐBSCL và Tây Nguyên, với gần 60% tổng lượng dòng chảy hàng năm của Việt Nam và khoảng 23% tổng dân số cả nước. Các tác động tiêu cực xuyên biên giới của các dự án thủy điện Lào sẽ gây nhiều tác động nặng nề cho hạ lưu, đặc biệt là ĐBSCL.

Biển Đông, tàu Trung Quốc vẫn quậy. Đồng bằng SCL và Tây Nguyên gặp nạn. Sao nhà nước còn chưa đưa ra kế hoạch khẩn cấp giải quyết? Sao còn có những ông trời vạch đám mây, kéo về cái kế hoạch trời sợ: Làm đường sắt cao tốc Bắc Nam 58,7 tỷ đô la trong khi quá bức bách chuyện đồng bằng miền Tây đang có nguy cơ tan rã?

“Quan chức tống tiền doanh nghiệp”

Trương Nhân Tuấn

21-7-2023

Hôm trước, trên RFA, ông Phạm Quý Thọ có trình bày ý kiến cá nhân trong bài viết có tựa đề: “Đại án ‘chuyến bay giải cứu’ phơi bày điển hình tham nhũng: Quan chức tống tiền doanh nghiệp“.

Tản mạn nhân Chủ tịch nước bị khóa mõm

FB Huỳnh Ngọc Chênh

19-6-2018

Khi cử tri yêu cầu ra nhanh luật biểu tình và không nên giao luật đó cho công an soạn, chủ tịch nước Trần Đại Quang nói đồng tình với ý kiến cử tri và hứa sẽ báo cáo với quốc hội. (riêng câu nói “báo cáo với quốc hội”, ông Quang tỏ ra tôn trọng luật pháp và am hiểu chính trị hơn ông Trọng rất xa).

Rất nhiều báo lề đảng đưa thông tin đó lên báo, nhưng chỉ ít phút sau đều bị gỡ sạch xuống, thay vào bằng một nội dung khác.

Tức quá nên phải nói

Võ Đắc Danh

17-12-2021

Ông Trần Quang Lâm – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM. Ảnh: Báo NLĐ

Mấy chục năm rồi, Sài Gòn cứ loay hoay với vấn nạn kẹt xe trong bế tắc như “Con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào. Con kiến mà leo cành đào…”.

Hồng Kông: Tự do báo chí là vô giá hay phản ứng sau vụ bắt giữ Jimmy Lai

Đỗ Hùng

11-8-2020

Vào buổi sáng thứ Ba, một ngày sau khi tỉ phú Jimmy Lai (Lê Trí Anh) bị nhà chức trách Hong Kong bắt theo luật An ninh Quốc gia, nhóm hoạt động Thiên Thủy Liên Tuyến (天水連線) bèn mua 1.000 tờ Apple Daily đem ra ga Thiên Thủy Vi phát cho bà con.

Bộ GTVT đang phòng thủ cho Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu

29-7-2019

Không ai có quyền bắt Việt Nam phải mở thầu. Cũng không ai có quyền bắt Việt Nam phải nhất định chọn cho được người thắng thầu sau khi đã mở thầu.

Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Đối tác công – tư (PPP- Bộ Giao thông Vận tải), và các quan chức quản lý dự án đường cao tốc của Bộ GTVT đang ra sức bảo vệ Trung Quốc tham gia dự án cao tốc Bắc – Nam với các luận điểm sau.