Ý tưởng về chủ nghĩa xã hội “đúng đắn” là một quan niệm sai lầm không bao giờ chết

Neue Zürcher Zeitung

Tác giả: Rainer Zitelmann

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

21-10-2021

Khẩu hiệu thử nghiệm “chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ 21” của cựu Tổng thống Venezuela Hugo Chávez (chân dung hậu cảnh) khiến nhiều người mê mẩn. Nguồn: Ueslei Marcelino / Reuters

Hai Chủ tịch nước bị phế truất trong một năm: Triển vọng chính trị nào cho Việt Nam?

Fulcrum

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Dương Lệ Chi, biên dịch

20-3-2024

Ảnh: Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương chụp ngày 16-11-2023. Nguồn: JOSH EDELSON/ AFP

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ bị thay thế Nhiệm vụ hàng đầu của các nhà lãnh đạo đất nước hiện nay là tìm người thay thế ông và ổn định chính trị.

Điểm báo quốc tế về việc Trung Quốc tấn công Đài Loan

Đỗ Kim Thêm, tuyển dịch

14-10-2021

Lời người dịch: Chủ nhật vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Đài Loan gia nhập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, điều mà Tổng thống Thái Anh Văn đã bác bỏ rõ ràng.

Hun Sen lo sợ Bắc Kinh hơn là sợ virus corona

Foreign Policy

Tác giả: Audrey Wilson

Dịch giả: Trúc Lam

22-2-2020

Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN bắt tay trên sân khấu tại hội nghị thượng đỉnh về virus corona được Trung Quốc kêu gọi ở Viêng Chăn, Lào, vào ngày 20/2. Ảnh: Dene-Hern Chen / AFP/ Getty Images

Nhà chuyên chế Campuchia đang đặt người dân mình vào nguy hiểm để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc.

Điểm báo quốc tế: Chiến tranh sẽ bùng nổ ở Ukraine?

Đỗ Kim Thêm tuyển dịch

14-2-2022

Các cuộc vận động ngoại giao gần đây của Mỹ, Pháp, Đức, NATO, Liên Âu với Nga về cuộc xung đột ở Ukraine đã thất bại. Liệu chiến tranh sẽ bộc phát và một thảm hoạ sẽ không thể tránh khỏi?

Phát biểu của Tổng thống Zelensky ngày 7-3-2024

Nataliya Zhynkina, biên dịch

8-3-2024

Vào thời điểm Nga xâm lược, mọi người đều thấy tầm quan trọng của việc duy trì liên minh, tăng cường an ninh của chính chúng ta và quan tâm đến an ninh của các nước láng giềng – phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 7/3:

Trump muốn sa thải Bộ trưởng Quốc phòng do bất đồng về chuyện quân đội

Wall Street Journal

Tác giả: Gordon Lubold

Dịch giả: Trúc Lam

9-6-2020

Bộ trưởng Quốc phòng chống lại việc sử dụng quân đội liên bang để dập tắt các cuộc biểu tình về vụ [cảnh sát] giết chết George Floyd, khiến tổng thống Mỹ lên kế hoạch loại bỏ ông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper (trái) và Trump. Ảnh: AFP

Mối đe dọa đối với nền dân chủ Hoa Kỳ và sự cần thiết về các tiêu chuẩn của cơ quan quản lý bầu cử và bỏ phiếu quốc gia

New America

Trúc Lam, chuyển ngữ

1-6-2021

Tuyên bố về mối lo ngại:

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, là những học giả về dân chủ, những người đã theo dõi sự tuột dốc gần đây của các cuộc bầu cử Hoa Kỳ và nền dân chủ tự do với sự báo động ngày càng tăng.

Tổng thống Trump đòi hỏi phải có chính sách thô bạo, trái ngược với luật pháp và trật tự

Washington Post

Ban Biên tập WP

Dịch giả: Bùi Như Mai

1-6-2020

Vài giờ sau khi Tổng thống Trump tuyên thệ nhậm chức hồi năm 2017, tòa Bạch Ốc đưa ra tuyên bố hứa hẹn sẽ lật ngược một điều được gọi là “tình trạng chống cảnh sát nguy hiểm ở Mỹ”. Đây là lời hứa nhất quán với cái gọi là quan điểm trong tranh cử của Trump, gồm có: Tán thành việc thực thi án tử hình cho những người giết cảnh sát; bảo vệ cảnh sát bị cáo buộc có hành vi sai trái trong vụ xả súng có liên quan tới cảnh sát; ủng hộ chính sách “tiền trảm hậu tấu”.

Bóng chùa phía sau chiến trường phía trước

The Times

Tác giả: Richard Lloyd Parry

Trần Quốc Việt dịch

16-6-2021

Thượng tọa Kaythara (trái), hiện nay tham dự cuộc huấn luyện vũ trang với tư cách người lính (phải)

Một vị cao tăng ở Miến Điện đã từ bỏ cuộc đời kinh kệ và thiền hành để cầm vũ khí chống lại giới độc tài quân đội đã lật đổ nhà lãnh đạo được dân chúng bầu lên là bà Aung San Suu Kyi, trong cuộc đảo chính của quân đội vào tháng Hai.

Bài phát biểu của Tập Cận Bình: năm điều cần biết

The Guardian

21-10-2017

Dịch giả: Song Phan

Tập Cận Bình phát biểu hôm 18/10 tại lễ khai mạc ĐH Đảng CSTQ lần thứ 19. Nguồn: Ng Han Guan, AP

Chủ tịch Trung Quốc đã phát biểu trong 3 giờ và 23 phút – sau đây là những điểm thú vị nhất

Tập Cận Bình (TCB) đã khai mạc cuộc họp đảng Cộng sản lịch sử ở Bắc Kinh với một bài phát biểu 3 giờ và 23 phút, báo trước một “kỷ nguyên mới” trong chính trị Trung Quốc. Một phát biểu hầu như đơn điệu, TCB trở nên biểu cảm ở một số điểm, và khối trung thành trong cử toạ đáp lại bằng loạt vỗ tay ở những chỗ dừng thích hợp.

“Ukraine muốn dùng Taurus để tấn công các cây cầu”

NTV

Vivian Micks phỏng vấn Markus Reisner

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

14-8-2023

Máy bay F-16, Eurofighters hoặc Tornados (trong hình này) có thể chở và khai hỏa tên lửa hành trình Taurus. Photo: picture alliance/ dpa/ Bundeswehr

27 Thực thể trên Biển Đông

AMTI/CSIS

Người dịch: Phan Trinh

Lời người dịch: Bài này cung cấp hình ảnh của 27 thực thể – 7 tại Quần đảo Trường Sa, 20 tại Quần đảo Hoàng Sa – gồm các đảo, đá, bãi cạn, bãi xà cừ, cồn cát đang bị Trung Quốc kiểm soát.

Vụ chống lại Mark Zuckerberg: Người trong cuộc nói rằng, CEO của Facebook chọn tăng trưởng thay vì an toàn

Washington Post

Tác giả: Elizabeth Dwoskin, Tory Newmyer Shibani Mahtani

Trúc Lam chuyển ngữ

25-10-2021

Cuối năm ngoái, Mark Zuckerberg đối mặt với sự lựa chọn: Tuân theo yêu cầu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến ​​chống chính phủ, hoặc có nguy cơ bị đuổi ra khỏi một trong những thị trường béo bở nhất của Facebook ở châu Á.

Kỹ nghệ thép Việt Nam vẫn giữ kế hoạch mở rộng sản xuất trong lúc bị đe dọa thuế quan

Nikkei Asian Review

Tác giả: Azusa Kawakami Tomoya Onishi

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

14-7-2019

FHS đưa các sản phẩm thép lên tàu. Ảnh: NAR

HÀ NỘI – Sự nghi ngờ đã len lỏi vào nỗ lực đầy tham vọng của Việt Nam khi quốc gia này muốn trở thành một cường quốc thép toàn cầu: Liệu Formosa Hà Tĩnh Thép, công ty đã khởi động nhà máy tích hợp đầu tiên của đất nước cách đây hơn hai năm, có thực sự muốn tiến hành kế hoạch xây dựng lò cao thứ ba không?

Chính sách Trung Quốc của Tổng thống Duterte đã không thành công

East Asia Forum

18-9-2018

LTS: Đây là bản dịch bài viết của một học giả có uy tín người Philippines, GS Renato Cruz De Castro, đánh giá hiệu quả chính sách Trung Quốc của Tổng thống Philippines Duterte từ góc nhìn của một giáo sư trong lãnh vực nghiên cứu quốc tế và quan điểm của công chúng Philippines. Đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các học giả Việt Nam trong cuộc tranh luận, liệu ông Duterte có thật sự đang có một chính sách khôn khéo khi ứng xử với Trung Quốc. 

Bên cạnh việc chống khủng bố, Hoa Kỳ cần một chiến lược chống nhiễu loạn thông tin

Foreign Policy

Tác giả: Brian Raymond

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

15-10-2020

Nếu chính phủ Hoa Kỳ muốn chiến thắng trong những cuộc chiến tranh thông tin, thì các chiến thuật của thời Chiến Tranh Lạnh sẽ không còn hữu hiệu được nữa.

Chiến tranh Nga và nền kinh tế toàn cầu

Project- Syndicate

Tác giả: Nouriel Roubini

Đỗ Kim Thêm, dịch

25-2-2022

Lời người dịch: Khác hẳn với các ảnh hưởng của nạn COVID-19 lên nền kinh tế toàn cầu, kể từ cuối năm 2021, giá dầu thô đã tăng, nhưng ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine, giá đã tăng khoảng 1/3.

Trong thâm tâm, ông ta là một cậu bé đang hoảng sợ: Bob Woodward, John Bolton và một số người khác nhận xét về Trump (Phần III)

Guardian

Jude RogerAndrew Anthony thực hiện

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

25-10-2020

Tiếp theo phần Iphần II

Phần III: Nhận xét của John Bolton

John Bolton là cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump từ năm 2018 đến năm 2019. Bắt đầu sự nghiệp là một luật sư, ông đã giữ các vai trò cấp cao trong Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp dưới thời chính quyền của Ronald Reagan, George HW Bush và George W Bush, là người bổ nhiệm ông làm đại sứ Hoa Kỳ thứ 25 tại Liên Hiệp Quốc. Cuốn sách của ông về nhiệm kỳ tổng thống Trump, “The Room Where It Happened” [Căn phòng nơi vụ việc xảy ra], được xuất bản vào tháng 6 năm nay.

Vì sao Vladimir Putin đã bại trận rồi

Guardian

Tác giả: Yuval Noah Harari

Trần Gia Huấn, chuyển ngữ

1-3-2022

Cuộc chiến chưa tới một tuần tuổi, nhưng dường như Vladimir Putin đang lao vào một thất bại lịch sử. Putin có thể thắng ở mọi trận đánh, nhưng hắn thua cả một cuộc chiến. Giấc mơ của Putin là xây dựng lại tân đế chế Nga bằng cách bám víu lấy những điều dối trá, rằng Ukraine không phải là một quốc gia thật sự, rằng Ukraine không hẳn là một dân tộc, và dân cư của Kyiv, Kharkiv, Lviv sẽ hân hoan, khát khao chờ đón đoàn xe tăng Nga tiến vào giải phóng.

Tâm lý chiến của Trump và Hoà bình Thế giới

Tác giả: Bandy X. Lee & Jeffrey D. Sachs

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

23-2-2018

Donald Trump và vợ đang đi duyệt binh. Ảnh: Kazuhiro Nogi-Pool/ Anadolu Agency/ Getty Images

Khi Donald Trump nhậm chức vào đầu năm ngoái, nhiều chuyên gia tin rằng, ông sẽ đi vào ổn định trong nhiệm kỳ tổng thống và chuyển hướng đến một tình trạng bình thường. Nhưng nhiều chuyên gia về sức khoẻ tâm thần người Mỹ đã không nhận ra vấn đề theo cách này. Họ cảnh báo rằng, ông Trump rõ ràng đang có vấn đề suy nhược tinh thần, nó sẽ còn tệ hại hơn khi ông chịu áp lực, có thể sẽ dẫn đến việc ông khởi động chiến cuộc, ngay cả với một cuộc chiến bằng vũ khí hạt nhân. Hiện nay, tình trạng nguy hiểm về một cuộc chiến với Bắc Hàn hoặc Iran do ông Trump lãnh đạo đang tăng lên, thế giới cần phải ngăn ngừa vị tổng thống Mỹ này trước khi quá muộn.

Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia có thể phải đối mặt với tội hình sự vì dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, biên dịch

4-8-2018

Vì tình nghi dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cựu thủ tướng Slovakia, ông Robert Kalniak, có thể phải đối mặt với cáo buộc hình sự.

Bản tin của hãng thông tấn Đức DPA ngày 3/8/2018 đăng trên tờ báo mạng Nau.ch

Chiến tranh không phải đã được an bài 

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm, dịch

2-10-2023

Nguồn ảnh: Leah Millis/POOL/AFP via Getty Images

Đã đến lúc phải lên tiếng bảo vệ người gốc Á

NBC

Tác giả: Vicky Nguyễn, NBC

Dịch giả: Ian Bui

30-3-2020

Cô Vicky Nguyễn, phóng viên đài NBC

Một trong những nguyên tắc vàng của nghề báo chí là: tường thuật, nhưng đừng để mình trở thành câu chuyện. Đồng thời, người ký giả phải ý thức rằng mặc dù họ có những suy nghĩ riêng, nhiệm vụ của họ là mô tả sự kiện một cách khách quan, không thiên lệch.

Mối quan hệ Mỹ – Trung sau vụ nổ khinh khí cầu

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

2-3-2023

Nguồn ảnh: Ryan Seelbach/U.S. Navy via Getty Images

Nếu mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ là một ván bài, người ta có thể nói rằng Mỹ và các đồng minh lâu đời đã chơi cao tay, đặc biệt là trong bối cảnh các thách thức chính trị, dân số và kinh tế ngày càng gia tăng đối với Trung Quốc. Nhưng ngay cả khi ở thế cao tay cũng có thể thua nếu chơi tệ.

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tập Cận Bình, người đồng cấp Trung Quốc, gặp nhau tại Bali hồi tháng mười một năm ngoái, họ đã đồng ý tổ chức các cuộc họp cấp cao để thiết lập các lằn ranh bảo vệ cho cuộc cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiến sẽ công du Bắc Kinh hồi tháng trước để mở đầu cho nỗ lực đó. Nhưng khi Trung Quốc đưa một quả khinh khí cầu gián điệp (có thể nhìn thấy bằng mắt thường) vào trong lãnh thổ Mỹ, chuyến thăm của Blinken đã bị hủy bỏ, thậm chí còn nhanh hơn cả việc bắn hạn khinh khí cầu này.

Mặc dù chắc chắn đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc triển khai một khinh khí cầu theo cách như vậy, nhưng thời điểm không thích hợp là điểm đáng chú ý. Tuy nhiên, có lẽ sẽ tốt đẹp hơn nếu Blinken tiếp tục chuyến viếng thăm.

Đúng vậy, Trung Quốc tuyên bố một cách đáng ngờ rằng thiết bị này là một khinh khí cầu theo dõi thời tiết, nó đã đi chệch hướng; nhưng việc che đậy thông tin về hoạt động tình báo hầu như không phải là lần duy nhất đối với Trung Quốc. Vụ việc tháng trước gợi lại chuyện của năm 1960, khi Tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower và Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev dự kiến gặp nhau để thiết lập các lằn ranh trong Chiến tranh Lạnh. Nhưng sau đó Liên Xô đã bắn hạ một chiếc máy bay do thám của Mỹ mà Eisenhower ban đầu cố bác bỏ, cho rằng đó là một chuyến bay thời tiết bị lạc. Hội nghị thượng đỉnh đã bị huỷ bỏ, và các lằn ranh thực sự đã không được thảo luận cho đến sau cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.

Một số nhà phân tích so sánh mối quan hệ Mỹ – d Trung hiện tại với Chiến tranh Lạnh, vì nó cũng đang trở thành một cuộc cạnh tranh chiến lược kéo dài. Nhưng sự tương tự có thể gây hiểu lầm. Trong thời Chiến tranh Lạnh, hầu như không có vấn đề thương mại hay đàm phán nào giữa Mỹ và Liên Xô, cũng như không có sự tương thuộc về sinh thái trong các vấn đề như biến đổi khí hậu hoặc đại dịch. Đối với Trung Quốc, tình hình gần như là đối nghịch. Bất kỳ chiến lược ngăn chặn nào của Mỹ sẽ bị hạn chế bởi thực tế Trung Quốc là đối tác chủ yếu về thương mại của nhiều quốc gia, nhiều hơn so với Mỹ.

Nhưng trong thực tế, khi so sánh tương tự tình trạng trong Chiến tranh Lạnh là phản tác dụng, vì một chiến lược không loại trừ khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới. Chúng ta vẫn có thể theo đuổi con đường đó một cách tình cờ. Do đó, sự tương đồng về mặt lịch sử một cách thích hợp cho thời điểm hiện tại không phải là năm 1945 mà là năm 1914, khi tất cả các cường quốc đều mong có một cuộc chiến tranh Balkan lần thứ ba ngắn ngủi, mà thực ra nó chỉ kết thúc với Thế chiến thứ nhất, kéo dài bốn năm và phá hủy bốn đế chế.

Vào đầu những năm 1910, các nhà lãnh đạo chính trị đã không chú tâm nhiều đến sức mạnh của tinh thần dân tộc ngày càng tăng. Ngày nay, các nhà hoạch định chính sách sẽ hành xử tốt đẹp để không lặp lại sai lầm này. Họ phải cảnh giác với những tác động của tinh thần dân tộc đang trỗi dậy ở Trung Quốc, tinh thần dân túy ở Hoa Kỳ và sự tương tác đầy nguy hiểm giữa hai thế lực này. Với sự vụng về trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc và lịch sử lâu dài hơn của các cuộc đối đầu và các sự cố đối với Đài Loan, các triển vọng về một tình trạng leo thang không có chủ tâm sẽ khiến tất cả chúng ta lo lắng.

Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh nổi loạn. Kể từ chuyến Hoa du của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1971, chính sách của Mỹ đã được đề ra để ngăn chặn việc Đài Loan tuyên bố độc lập về mặt pháp lý và việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để thống nhất. Nhưng hiện nay, một số nhà phân tích lập luận rằng, chính sách răn đe hai mặt đã lỗi thời, với lý do là sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc có thể cám dỗ nước này tấn công ngay vào khi nào có cơ hội.

Các nhà phân tích khác tỏ ra hoài nghi. Họ cảnh báo rằng, một sự bảo đảm an ninh của Mỹ đối cho Đài Loan sẽ kích động cho Trung Quốc hành động, thay vì răn đe, và họ lo ngại rằng các công du chính thức của các giới chức cấp cao đến hòn đảo này không phù hợp với “chính sách một Trung Quốc” mà Mỹ đã tuyên bố từ thập niên 1970.

Ngay cả khi Trung Quốc tránh một cuộc xâm lược toàn diện và chỉ cố gắng ép buộc Đài Loan bằng một cuộc phong tỏa, hoặc bằng cách chiếm một hòn đảo ngoài khơi, chỉ cần một vụ va chạm tàu hoặc máy bay  gây tổn thất sinh mạng có thể đủ để kích hoạt cho một sự leo thang rộng lớn hơn. Ví dụ như, nếu Mỹ phản ứng bằng cách phong toả các tài sản của Trung Quốc hoặc viện dẫn Đạo luật Giao dịch với kẻ thù, hai nước có thể nhanh chóng rơi vào một cuộc chiến tranh lạnh thực sự, hoặc thậm chí là một cuộc chiến tranh nóng.

Một binh pháp về cách khởi động cho chiến tranh gần đây do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, D.C. nghiên cứu, cho thấy, Mỹ có thể giành chiến thắng trong một cuộc thi đấu như vậy, nhưng với phí tổn rất lớn cho cả hai bên (và cho nền kinh tế thế giới). Do đó, giải pháp tốt nhất cho vấn đề Đài Loan là kéo dài hiện trạng.

Cựu Thủ tướng Úc Kenvin Rudd lập luận, mục tiêu của phương Tây là không nên đạt được chiến thắng hoàn toàn trước Trung Quốc, mà là điều hướng tình trạng cạnh tranh với nước này. Chiến lược hợp lý là tránh bôi nhọ Trung Quốc và thay vào đó đóng khung mối quan hệ theo khía cạnh “cùng tồn tại trong cạnh tranh”. Nếu trong dài hạn, Trung Quốc thay đổi tốt hơn, đó chỉ đơn giản là một phần thưởng bất ngờ cho một chiến lược nhằm xử lý các mối quan hệ cường quốc trong thời đại có các tương thuộc theo truyền thống cũng như kinh tế và sinh thái.

Một chiến lược tốt đẹp phải dựa trên đánh giá thuần tuý cẩn thận. Trong khi đánh giá quá thấp tạo ra tự mãn, đánh giá quá cao sẽ tạo ra sợ hãi, một trong hai điều này có thể dẫn đến tính toán sai lạc. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế quốc gia lớn thứ hai trên thế giới; nhưng ngay cả khi GDP của Trung Quốc dường như đang trên đà vượt quá mức của Mỹ vào một ngày nào đó, thu nhập tính bình quân theo đầu người của Trung Quốc vẫn chưa bằng một phần tư so với Mỹ, và phải đối mặt với một số cơn gió ngược về kinh tế, dân số và chính trị.

Dân số trong tuổi lao động của Trung Quốc không chỉ đạt tới đỉnh vào năm 2015, mà tăng trưởng năng suất kinh tế cũng đang chậm lại và nước này có rất ít đồng minh chính trị cam kết. Nếu Mỹ, Nhật Bản và châu Âu phối hợp các chính sách của họ, họ vẫn sẽ đại diện cho phần lớn nhất của nền kinh tế thế giới và sẽ giữ năng lực tổ chức một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ có thể giúp định hình hành vi của Trung Quốc. Những liên minh lâu đời này là chìa khóa để xử lý sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trong thời gian tới, với các chính sách ngày càng quyết đoán của ông Tập, bao gồm cả những hành động ngu ngốc như gởi khinh khí cầu không đúng lúc, chúng ta có thể sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho việc quân bình trong các khía cạnh cạnh tranh. Nhưng nếu chúng ta duy trì các liên minh và tránh thoá mạ về mặt ý thức hệ và gây hiểu lầm, cho các phép suy luận tương tự như trong Chiến tranh Lạnh, chúng ta có thể thành công.

Nếu mối quan hệ Trung – Mỹ là một ván bài, người ta có thể nói rằng chúng ta đã chơi cao tay. Nhưng ngay cả khi cao thế cũng có thể thua nếu chơi tệ. Nhìn trong bối cảnh lịch sử năm 1914, biến cố về khinh khí cầu gần đây sẽ nhắc nhở chúng ta rằng tại sao chúng ta cần các hạn mức để bảo vệ.

_______

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr. là Giáo sư Đại học Harvard và cựu Phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ. Tác phẩm xuất bản gần đây nhất của ông là  Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (Do nhà xuất bản Oxford University Press ấn hành năm 2020).

Biến động sắp tới của Trung Quốc: Cạnh tranh, virus corona và sự yếu kém của Tập Cận Bình

Foreign Affairs

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

Số tháng 5/6

Lời người dịch: Hy vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ hồi phục nhanh chóng sau cơn đại dịch virus corona hoàn toàn tan vỡ. Các số liệu thống kê của Quý I năm 2020 tổng kết cho thấy, tình hình sụt giảm nghiêm trọng: – 6,8% là mức tăng trưởng số âm lần đầu tiên kể từ năm 1992, khi Trung Quốc áp dụng cách phổ biến thống kê theo từng quý và là một thảm hoạ chưa hề xảy ra sau Cách Mạng Văn Hoá.

Dưới bóng nợ Trung Quốc

The Globe and Mail

Tác giả: Geoffrey York

 Dịch giả: Trần Quốc Việt

17-7-2019

Ngày 5 tháng Bảy, 2018: một phụ nữ Djibouti tập cắt băng khánh thành tại Khu Thương mại Tự do Quốc tế Djibouti, liên doanh Trung Quốc hỗ trợ tại khu vực Sừng châu Phi. Nguồn: Yasuyoshi Chiba/ Getty Images

Tại quốc gia Sừng châu Phi này, Bắc Kinh đang giúp xây dựng một trung tâm thương mại tối tân và, một số người lo sợ, thắt chặt sự kìm kẹp đối với châu Phi, thông qua các khoản vay hàng tỷ đô la. Djiboutian có thể thoát khỏi bẫy nợ?

Một khoảnh khắc cách mạng

Tác giả: David G. Marr

Dịch giả: Nguyễn Trung Kiên

19-8-2020

Tại cuộc họp của Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội của Việt Minh vào tối ngày 16 tháng 8, mọi thành viên đều đồng ý rằng thời điểm hành động quyết liệt đã đến, nhưng các hình thức và trình tự chính xác vẫn còn là một cuộc thảo luận căng thẳng đang để ngỏ. Vào thời điểm này, các bản sao Quân lệnh số 1 của Việt Minh ngày 13 tháng 8 và lời kêu gọi “đánh đuổi lũ kẻ cướp Nhật Bản” từ Tân Trào có thể đã về đến Hà Nội vào ngày 14 tháng 8, nhưng rõ ràng là bất kỳ cuộc tấn công trực tiếp nào vào quân đội Nhật được vũ trang đầy đủ trong thành phố sẽ mang tính tự sát.

Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine: Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra

Der Spiegel

Tác giả: Von Matthias Gebauer, Fritz Schaap Konstantin von Hammerstein

Hiếu Bá Linh, chuyển ngữ

1-3-2022

Xe tăng Nga bị phá hủy ở Ukraine. Nguồn: Anatolii Stepanov / AFP

Lời người dịch: Tuần báo Der Spiegel, một tuần báo có tiếng và uy tín nhất nước Đức, hôm 28/2 có đăng một bài báo phân tích về những sai lầm và thất bại của quân đội Nga, từ đó dự đoán một viễn cảnh leo thang quân sự, với những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra đối với Ukraine. Sau đây là bản dịch:

Đừng để bị cả hai lừa

LTS: Bài viết dưới đây của GS Robert Kelly, cũng là một nhà phân tích chính trị về Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. GS Kelly cung cấp cho người đọc một cái nhìn rõ hơn về trò chơi Trump – Tập, cũng như nhắc mọi người rằng, đừng để cả hai đánh lừa chúng ta: Trong khi Tập Cận Bình đang tìm mọi cách khơi dậy chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc, khi đổ thừa cho quân đội Mỹ mang virus vào Vũ Hán, thì Trump cũng sử dụng đúng trò chơi của Tập, bằng cách đổ thừa cho Trung Cộng, để đánh lừa cử tri Mỹ.