Giấc mơ Mỹ – Giấc mơ Việt

Tuấn Khanh

18-3-2023

Câu chuyện thành công của diễn viên Quan Kế Huy khơi lại một cách sống động về hình ảnh của “giấc mơ Mỹ” – giấc mơ đã nuôi dưỡng hàng triệu người và bao thế hệ cập bến đất nước Hợp Chủng Quốc từ trước Thế chiến II, đặc biệt với người Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đó là điểm đến chung của nhiều con người, nhiều thành phần, và kể cả giấc mơ Mỹ có nhiều tầng nấc khác nhau.

Mặc cảm Á châu qua vụ Quan Kế Huy

Yên Khê

17-3-2023

Không rõ trong không gian tiếng Hoa, người ta bàn về chuyện ông Quan Kế Huy nhận giải Oscar như thế nào, nhiều hay ít. Ít nhất ông Huy có trả lời báo South China Morning Post, một tờ báo ở Hong Kong, rằng ông tự hào ông là người gốc Hoa.

Nhưng trong không gian Việt ngữ thì ông Quan Kế Huy tạo ra một sự ồn ào vô tiền khoáng hậu. Từ những “đại gia” như BBC, VOA, cho đến các nhân vật nổi tiếng, từ báo chí của đảng cộng sản Việt Nam, cho đến những người hay tranh cãi trên Facebook.

Họ tranh cãi ông Huy là người gì, người Hoa, người Việt hay người Mỹ. Ông là người Mỹ là đúng rồi vì passport của ông là passport Mỹ. Ông là người Hoa cũng đúng vì gia đình ông di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam, ông là người Việt cũng đúng luôn, vì ông sinh ra ở Việt Nam.

Có một điểm chung của các phe là họ đều thấy ông vinh dự quá, làm cho họ thơm lây.

Họ tranh cãi dữ dội như vậy vì cái vinh dự của… Oscar lớn quá. Ở một khía cạnh nào đó, sự tranh cãi và tự hào đến từ một mặc cảm… Á châu. Oscar do người Mỹ (phương Tây) lập ra, Hollywood cũng của phương Tây, mà xa hơn nữa, điện ảnh cũng không phải là do người Á châu tạo nên.

Ngoài ra, như ông Huy đã nói, vừa nói vừa khóc, rằng ông có giấc mơ Mỹ, vượt lên từ sự khốn khó của một người tị nạn lên đến thảm Oscar danh giá. Nước Mỹ liên tục chứng minh sự biệt lệ của mình (American Exceptionalism), hết trường hợp này tới trường hợp khác, và trường hợp ông Huy là mới nhất.

Những người gốc Việt ở Mỹ tự hào về ông Huy, khi họ có cảm xúc đó, họ cảm thấy họ cũng nằm trong sự biệt lệ Mỹ quốc. Nhưng mặt khác, sự biệt lệ Mỹ quốc, lại làm cho họ chìm lỉm trong cái tính toàn cầu của nó. Họ cảm thấy họ thua thiệt khi so với ai đó, chẳng hạn như người Mỹ gốc châu Âu thì rất rõ, rồi người Mỹ gốc Latin, gốc Ấn Độ (ngoài bà phó tổng thống đương nhiệm, thì có khá nhiều CEO ở Silicon Valley).

Sự tranh cãi, giành tự hào của người Việt, một cộng đồng chính trị hóa rất cao, còn đưa đến những thái cực rất khôi hài. Một phía là nhà nước Việt Nam, dù rất muốn giành ông Huy về mình, lại rón rén cắt đi cái phần đời rất quan trọng của ông là vượt biên, là trại tị nạn. Phía bên kia thì giành phần bảo rằng ông Huy là người Việt… Nam Cộng hòa, một quốc gia đã chết gần nửa thế kỷ.

Suy cho cùng, căn bệnh Đông Á bệnh phu này không chỉ riêng người Việt, mà cả ở Hoa Lục. Người Hoa Lục cũng hay giành phần tự hào như vậy khi ai đó có máu Trung Hoa đạt điều gì đó danh dự ở nước Mỹ, xứ sở họ vừa mê đắm vừa ghét cay ghét đắng. Họ không chấp nhận biệt lệ Mỹ quốc, họ cho rằng Mỹ cũng như Trung Quốc thôi, đều là hai quốc gia, là hai dân tộc ngang nhau. Họ không công nhận chuyện “dân tộc Mỹ” rất khác so với phần còn lại của thế giới.

Hai dân tộc Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc, đã thoát ra khỏi cái tự ti Á châu của họ, vì họ là hai quốc gia tối tân hàng đầu thế giới, mà không chỉ kỹ thuật, văn hóa của họ cũng thống trị khắp nơi.

Người Việt thì sao? Thôi thì đôi khi có một cái tin gì đó về bà Dương Nguyệt Ánh, một viên chức thì đúng hơn là một nhà khoa học, có một thành công nào đó, họ lại vui với nhau, dù chẳng thấy báo chí Mỹ bàn tới bao nhiêu. Số phận lại cho ông Huy sinh ra ở Sài Gòn, làm hại người Việt khắp chốn lại xôn xao.

Người Hoa có lẽ cũng xôn xao, nhưng tôi nghĩ trong các bài viết về ông Huy bằng tiếng Hoa, người ta sẽ không viết là ông Huy, mà là ông Quan vậy.

Vì sao Việt Nam không muốn nhìn nhận Quan Kế Huy

BBC News

Cù Tuấn, dịch

16-3-2023

Trong bài phát biểu nhận giải đầy xúc động sau khi giành giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Oscar, Quan Kế Huy kể về hành trình của một cậu bé trên thuyền từ Việt Nam, qua trại tị nạn ở Hồng Kông, đến California.

“Việt Nam buồn lắm em ơi”

Trần Trung Đạo

13-3-2023

Chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời nhạc của Tình Bơ Vơ qua rồi. Chắc hôm nay ông đang hối hận trong lòng. Trước ông đã có nhiều ca sĩ cùng thời với ông hát bài này trong nước nhưng họ không sửa lời. Âu đó cũng là một bài học cho ông.

Nghệ sĩ nhân dân, Tiến sĩ và… ‘không có gì quý’!

Blog VOA

Trân Văn

11-3-2023

Cách thức quản lý – điều hành xã hội của chính quyền Việt Nam đã biến các danh hiệu vốn dĩ cao quý trở thành trò hề trong mắt công chúng. Nguồn: Reuters

Nhạy cảm chính trị

Lâm Bình Duy Nhiên

10-3-2023

Ca sĩ Tuấn Ngọc. Ảnh chụp màn hình

Ca sĩ Tuấn Ngọc, từ Mỹ về Sài Gòn hát bài “Tình bơ vơ” của cố nhạc sĩ Lam Phương. Nếu chỉ trình diễn bài hát thôi thì không có gì đáng bàn. Ở đây, ông đã sửa lời ca khúc nổi tiếng trên nên đã khiến dư luận bất bình.

Ba bảy đường

Phạm Thị Hoài

8-3-2023

Sau giai đoạn huy hoàng đánh thuốc lá lậu quy mô lớn đóng vai trò tích lũy nguyên thủy gây dựng cộng đồng, người Việt thuộc các đợt di cư tiếp theo sang Đức đã tỏa ra nhiều lĩnh vực khác, ngày càng đa dạng. Làm mi làm móng; làm bếp nóng cơm rang mì xào, bếp nguội cuốn sushi; giữ kho, giao hàng, bồi bàn pha nước, phụ hồ, bó hoa, sơn sửa, cạy cửa, trồng rau, hái dâu, nhặt nấm, cắt tóc, khuân vác, dọn rác, cờ bạc, cò mồi, lau chùi, nhặt ve chai, trông trẻ, buôn đồ cổ, trồng cỏ, đòi nợ, công ty hai ngón. Phụ nữ Việt, không ít người bán dâm.

Dương Tường, người đưa các tác phẩm phương Tây đến với độc giả Việt Nam, đã qua đời ở tuổi 90

New York Times

Tác giả: Seth Mydans

Cù Tuấn, dịch

8-3-2023

Tóm tắt: Ông đã dịch các tác phẩm của Proust, Nabokov, Tolstoy và Emily Brontë sang tiếng Việt, và ‘Truyện Kiều’ – một tác phẩm thơ cổ điển của Việt Nam – sang tiếng Anh.

Người Việt đang say mồi

Blog RFA

VietTuSaiGon

8-3-2023

Đôi khi, con người trở nên giống hệt con vật, và thậm chí, con vật có những điểm dễ thương, sang trọng hơn con người. Bởi, từ cổ chí kim, con người đi câu cá, đi bẫy thú… để có cái ăn, con thú vì say mồi của con người mà chết, thế rồi, đến lúc con người đặt bẫy nhau, con người câu nhau bằng những con mồi nghe ra rất đỗi văn minh, kỳ thực, đó là một thứ mồi cấp thấp và đầy sỉ nhục. Người ta câu người nghèo bằng miếng ăn, câu nhà giàu bằng sức khỏe và câu kẻ có quyền lực bằng bả mê tín, người Việt đang say mồi.

Xấu hổ với đề xuất của trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội

Chu Mộng Long

6-3-2023

Bằng cấp là thang đo trình độ học vấn trong hệ thống giáo dục và đào tạo hiện đại. Sau bằng tốt nghiệp phổ thông, người học chuyên sâu một lĩnh vực học thuật, sẽ được cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Lưu ý, khái niệm “học thuật” chỉ toàn bộ những giá trị được học tập, nghiên cứu và khám phá trong một chuyên môn nào đó như thần học, toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn…

Nghệ sĩ nhân dân tương đương tiến sĩ

Đỗ Duy Ngọc

6-2-2023

Hôm nay đọc báo thấy có tin ngộ ngộ, đó là Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội làm việc với Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, có đề xuất, Nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương tiến sĩ.

Dương Tường – Người chưa mãn hạn

Nguyễn Tường Vân

25-2-2023

Từ trái qua: Thi sĩ Dương Tường, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, nhà văn Châu Diên (Phạm Toàn). Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

Năm 2002, tôi từng hỏi: “Thời kỳ ông tự cật vấn nhất là bao giờ?” Đáp: “Những năm 60, sau vụ Nhân Văn, Xét Lại”. “Câu trả lời chung là gì?”. “Phải có một thế giới khác. Thế giới này đang hỏng. Thế giới này phải làm lại”.

Nhớ Dương Tường

Mạc Văn Trang

25-2-2023

Hôm nay các báo đưa tin Nhà thơ, dịch giả Dương Tường qua đời, ở tuổi 92. Rất nhớ ông, vì tôi có nhiều lần tiếp xúc với ông khi làm việc với nhà giáo Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm.

Góp ý, phản biện Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM: 38 tên đường ở TP.HCM viết sai hay đúng?

Cù Mai Công

19-2-2023

Tên phi cảng ghi rõ Tân Sơn Nhứt vì nó xây dựng trên làng Tân Sơn Nhứt (tên riêng) xưa. Ảnh tư liệu

Ngôn ngữ vùng miền là một thực trạng khá phức tạp từ lâu, gần đây lại ít nhiều gây tranh cãi. Có những nhân danh chuẩn chính tả để đổi cả tên riêng. Chẳng hạn phi trường Tân Sơn Nhứt vốn xuất phát từ tên làng Tân Sơn Nhứt, tức tên riêng. Tên riêng thì không được nhân danh chuẩn chính tả để đổi thành Tân Sơn Nhất như lâu nay.

Chút suy nghĩ về việc sắp tới đổi tên đường ở TP.HCM

Đỗ Duy Ngọc

19-2-2023

Ảnh: Báo TT

Có tin là Thành phố HCM đang rục rịch đổi tên đường lần nữa. Theo báo cáo, hiện nay có hơn 400 con đường có tên trùng lắp, ghi sai. Sau năm 1975, với khí thế cách mạng bừng bừng, những người có trách nhiệm đồng loạt đổi tên đường. Sài Gòn trước 1975, tên đường được đặt một cách khoa học, chính xác và từ tên đường, người ta có thể nhìn thấy quá trình lịch sử của dân tộc.

Phẩm cách quốc dân

Thái Hạo

16-2-2023

Cách đây 2 ngày (14/2) 35 công dân Hàn Quốc, gồm thường dân, luật sư, nhà nghiên cứu chiến tranh Việt Nam, nhiếp ảnh gia, đã tham dự một lễ tưởng niệm đặc biệt trên đất Quảng Nam. Họ đến để làm gì vậy?

Nhà vệ sinh công cộng: Điểm kém thuộc về Hà Nội và TP.HCM

Lê Huyền Ái Mỹ

12-2-2023

Năm 2017, tôi theo đoàn của Hội LHPN TP.HCM “về nguồn” một số tỉnh phía Bắc. Nỗi ám ảnh khiến tôi tự nhủ sẽ “một đi không quay lại” là nhà vệ sinh. Đến như một điểm du lịch nổi tiếng là nhà vua Mèo, hãi đến mức, nín. Đến độ không chịu nổi, mấy chị em dùng khăn choàng, quây lại ở một bãi đất hoang, um tùm cỏ mọc rồi lần lượt “giải quyết”.

ChatGPT nói về cái này…

Chu Mộng Long

10-2-2023

“Của quý” trong lễ hội Ná Nhèm 2018. Nguồn: Kênh 14

Là cái hình ảnh màu đỏ hồng được đưa rước trọng thể trong một lễ hội ngoài Bắc. Tôi hỏi ChatGPT, đó là cái gì vậy?

Tháng giêng khắc khoải

Blog VOA

Trân Văn

6-2-2023

Ngoài trái khoáy trong chuyện chuyển “Vía Đất” thành… “Vía Thần Tài”, gần đây, mạng xã hội râm ran hơn nhiều năm trước về chuyện các chùa tổ chức “cúng sao, giải hạn” cũng như hoạt động lễ bái đầu năm.

Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng (Phần 1)

Nguyễn Thông

5-2-2023

Chùa Hòa Liễu. Ảnh: Internet

Nói ngay, đó là hội được tổ chức vào giữa tháng giêng (khi nói tháng giêng nghĩa là theo lịch ta rồi, không cần phải viết tháng giêng âm lịch, còn ai đó gọi tháng Một tây là tháng giêng thì hết sức ngớ ngẩn) ở làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, cùng huyện Kiến Thụy xứ Phòng (Hải Phòng) quê tôi. Từ nhà thày bu tôi tới chùa Hòa Liễu, nơi tổ chức hội thề, chỉ cách chưa đầy 3 cây số, phóng xe máy vèo cái đã tới. Hồi bé tôi hay sang đó, vác dậm lùng sục kiếm cá mú tôm tép ở những khu ruộng, đầm quanh chùa cổ.

Ngày rằm nói chuyện tín ngưỡng của người Việt

Chu Mộng Long

5-2-2023

Thay vì đi chùa hay tụng kinh, trước đức Phật và vong linh tổ tiên, tôi viết bài này. Nội dung cơ bản thì tôi đã từng viết nhiều lần.

Thần “Hạ Mã” đất ngàn năm văn hiến

Chu Mộng Long

3-2-2023

Một lần tôi đưa thằng bạn Tây đi tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, mới đến cổng, thằng bạn Tây đã trố mắt xanh lè trước “nhà bia” ở hai bên cổng. Thằng bạn Tây hỏi:

Chốn thanh tịnh một thời

Tạ Duy Anh

1-2-2023

Tôi từng là người chăm lễ chùa, có lẽ do ảnh hưởng từ bà nội. Khi còn sống, bà vẫn dặn tôi: Cửa Phật là chốn thanh tịnh, nên trước khi đến đó con phải tắm gội cẩn thận, tu tâm sửa trí làm sao để sau khi ở đó về, con là người sạch từ trong ra ngoài.

Tiếng cười, tiếng chửi và tiếng nói

Văn Việt

Thái Hạo

30-1-2023

Tết, có đứa em bà con ở Nhật đã nhiều năm về và lên nhà chơi, tôi tranh thủ hỏi hắn về những khác biệt văn hóa giữa hai nước. Hắn kể nhiều, nhưng tôi muốn ghi lại chi tiết này, là người Nhật không chửi nhau.

Cảm nhận quê nhà (Phần 3): Chủ nghĩa Tư bản Công nông

Nguyễn Thọ

29-1-2023

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

Cả 5 năm qua tôi đều hưởng Tết Việt Nam. Tết ta đã đổi hướng theo “bốn chấm không”. Thức ăn đa số được đặt về nhà. Đồ cúng, đồ biếu được bày bán đầy đường thành các xuất to nhỏ như kim tự tháp tý hon bọc giấy bóng kính sặc sỡ. Cá, chim phóng sinh được cung cấp, thu lại, quay vòng như đồ ve chai. Dân chúng đổ đến chùa chiền đang mọc lên như nấm để cầu an, phúng viếng. Tiền mừng, lì xì được đổi ở ngân hàng trước cả tháng, phải mất cả buổi để xếp vào các phong bì in sẵn… Chỉ có lời chúc tết đêm 30 trên TV thì vẫn như cũ.

Di chứng tinh thần

Ngọc Minh

29-1-2023

Ảnh: FB tác giả

1) Sau khi chiếm được thành phố Nha Trang xinh đẹp, chính quyền mới sau 1975 đã cho xây dựng ngay quảng trường biển trung tâm một cột trụ xi măng tráng đá rửa có tên là Tổ quốc ghi công, để ghi công các liệt sĩ cộng sản đã hiến thân cho cuộc chiến.Thời gian dần trôi, cây trụ xi măng ấy ngày càng cho thấy sự xấu xí và không đúng chỗ.

Tết vui, buồn…

Mạc Văn Trang

29-1-2023

Có bạn hỏi: Tết này bác có nhiều niềm vui chia sẻ trên Facebook, liệu bác có thấy điều gì buồn không?

Cái tát trong văn minh lúa nước

Phạm Thị Hoài

28-1-2023

Bỏ qua tất cả bối cảnh ám chỉ gì đó liên quan đến một chương trình tấu hài dịp Tết gì đó trên TV Việt Nam mà tôi dĩ nhiên không quan tâm – đã TV, lại còn TV Việt Nam, lại còn tấu hài, lại còn tấu hài dịp Tết, chỉ xem xét câu chuyện “Cái tát của mẹ” thuần túy theo nghĩa đen, chúng ta thấy gia đình Việt Nam hiện lên như thế nào?

Hai đề xuất về chương trình tất niên trên Đài truyền hình Trung ương

Nguyễn Ngọc Chu

28-1-2023

1. TẠI SAO NHÂN DÂN QUAN TÂM?

Dư luận xã hội từ sau đêm 30 Tết đến hôm nay vẫn không ngừng bàn luận về chương trình ‘Táo quân’ cuối năm 2022. Việc một bộ phận lớn nhân dân cả nước quan tâm đến chương trình văn nghệ cuối năm phát trên VTV là điều dễ hiểu.

Hề!

Nhã Duy

27-1-2023

Cả chục ngày nay tôi không theo dõi Facebook nhiều, vào thì thấy câu chuyện Xuân Bắc đang được bàn luận xôn xao trên mạng đôi ngày qua. Kể cả đài Á Châu Tự Do cũng có bản tin hay bài viết gì đó mà tôi không đọc.