Chuyện uống chè (Kỳ 5)

Nguyễn Thông

31-12-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4

Mùa đông, rét như mùa đông năm nay Quý Mão 2023 ở miền Bắc chẳng hạn, thì uống chè là một cái thú. Đám sinh viên nghèo chúng tôi hồi xưa, trừ mấy tiết học bắt buộc phải trên lớp, thì thời gian cắm quán có khi còn nhiều hơn ở trong căn phòng chật chội khoảng 20 mét vuông nhét tới sáu cái giường tầng, vị chi chứa 12 “tù khổ sai” ký túc xá Mễ Trì.

Có những đứa, mua chén chè năm xu khề khà ngồi nửa buổi. Nhiều thằng chúa chổm, vài xu cũng không tiền trả, uống xong ghi nợ. Chủ quán biết bọn này mặt dày, chẳng qua nghèo mới vậy nên thường hỉ xả, thể tất cho.

Chùa chiền không phải chốn để xét lòng trung thành với Phật

Thái Hạo

31-12-2023

Toàn bộ cuộc đời Đức Phật là dồn vào việc phá mê khai ngộ cho mọi người, vì đó là phương cách bền vững nhất để thoát khổ. Thế nhưng, nay không ít kẻ nhân danh là học trò của ông lại đẩy dân chúng vào bến mê bằng đủ trò thao túng và lừa dối. Hành vi ấy không những trái hẳn với mục đích của Phật giáo, mà còn chồng thêm biết bao nhiêu khốn đốn lên lưng con người và xã hội.

Thời mạt pháp, hay là xuống dốc không phanh

Nguyễn Thông

31-12-2023

Vụ “xá lị” ở chùa Ba Vàng, rất nhiều chuyện cần nói, có một số điều phải nói thẳng ra thế này: Nó là trò nhố nhăng, nhí nhố hết mức nhưng diễn ra trong suốt thời gian tương đối dài, ầm ĩ cả lên, hầu như cả thiên hạ đều biết.

Cuối năm nghĩ về phước báu dân tộc

Nhã Duy

31-12-2023

Một số tin tức về xá lợi Phật mà YouTube tự hiện lên, như: Pháp thoại “Phước báu cúng dường xá lợi Phật” của thầy Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, nơi đặt “xá lợi tóc” cho hàng vạn người đến chiêm bái, và là đề tài bàn luận trên mạng trong tuần qua.

Không khéo mà “ấy” đấy!

Nguyễn Huy Cường

28-12-2023

(Tiếp chuyện lông, tóc)

Tôi kể bạn nghe câu chuyện vào không gian thời sự này nhé… Có một nhà báo, bị đắm tàu, anh sống sót trôi dạt vào một hoang đảo thâm u, bí ẩn ở Nam Mỹ. Khi anh tiến sâu vào rừng tìm thức ăn thì nghe những tiếng người hú rất rợn. Máu báo chí nổi lên, anh chờ đêm đến, lần mò tiến càng sâu vào hướng có những tiếng người hú hét.

Điểm sách: “Tật xấu người Việt”

Tạ Duy Anh

28-12-2023

Ảnh chụp bìa sách “Tật xấu người Việt” của tác giả Di Li

Xin trích một đoạn trong cuốn sách dày 384 trang có tên “Tật xấu người Việt”:

Chuyện uống chè (Kỳ 4)

Nguyễn Thông

24-12-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

Bài kỳ trước, nhà cháu nói chuyện uống nước vối thay chè, đọc lại sực nhớ quên một chi tiết. Nước vối nấu bằng lá tươi, lá khô và nụ vối đều được, nếu biết cách nấu/ hãm, thậm chí còn thú vị hơn cả chè móc câu. Riêng lá vối khô hoặc nụ vối, cho thêm vài nhánh lá đăng cay khô vào thì có khi còn ngon hơn cả Coca-Cola, Pepsi bây giờ.

Lễ Giáng sinh bị hủy bỏ ở chính quê hương của Jesus

Washington Post

Vương hậu Jordan Rania Al Abdullah

Cù Tuấn, dịch

23-12-2023

Bethlehem thường trở nên sống động vào dịp Giáng sinh. Năm nay không như vậy. Tại Thánh địa này, các lễ kỷ niệm đã bị hủy bỏ: không diễu hành, không chợ phiên, không thắp đèn cây nơi công cộng. Tại đất nước Jordan của tôi, nơi Jesus chịu phép rửa tội, cộng đồng Kitô giáo của chúng tôi cũng đã chọn làm điều tương tự.

Hang đá

Nguyễn Thông

23-12-2023

Hôm nay đúng ngày 24.12, tối nay có lễ trọng của người theo đạo Thiên chúa – lễ Noel.

Chuyện uống chè (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

24-12-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Miền Bắc, sống ở nông thôn, người ta uống nước vối quanh năm suốt tháng, nếu mua được gói chè “ngon” loại 2, loại 3 như chè Đại Đồng, Phú Thọ, chẳng hạn, thì phải để dành phòng khi có khách. Vối sẵn, hầu như nhà nào cũng trồng ít nhất một cây, góc vườn hoặc bờ ao. Uống lá tươi, cây nhiều lá quá thì bẻ cả cành vặt lá phơi nỏ cho vào bao uống dần. Nụ vối uống rất ngon, nghe nói chữa được cả bệnh liên quan tới thận, lợi tiểu, hợp với người bị bệnh đái dắt.

Đức Giêsu: Nhà cải cách xã hội

Tạ Dzu

23-12-2023

Hàng năm vào dịp cuối năm, người Kitô hữu đón mừng sự kiện Chúa Giêsu giáng trần, mặc lấy thân xác con người để chuộc tội nhân loại, tội tổ tông đã lưu truyền từ Adam – thuỷ tổ loài người theo dân Do Thái – lúc còn ở địa đàng đã ăn phải trái cấm của Thiên Chúa do Eve dụ dỗ.

Biếm: Quái tăng

Chu Mộng Long

22-12-2023

(Trích Lĩnh Nam quái sự)

1. Năm ấy, xứ Lĩnh Nam diễn ra quái sự. Dân Lĩnh Nam tin đến cuồng tín và trở thành tín đồ của của một tôn giáo mới có tên là Phật Vàng.

Khát vọng làm giàu

Mạc Văn Trang

22-12-2023

Ảnh: Thống kê thăm dò từ 11 nước về tầm quan trọng của việc giàu có. Hỏi: ‘Đối với một số người, việc giàu có là quan trọng. Nếu đúng, việc trở nên giàu có quan trọng như thế nào đối với cá nhân bạn?’ Trả lời: ‘Rất quan trọng’/ ‘Khá quan trọng’ Nguồn: Wiley

Ngồi trộm

Tạ Duy Anh

22-12-2023

Một từ thuộc bản quyền của quái nhân Phạm Lưu Vũ.

Ngồi trộm, là lợi dụng sơ hở của thế gian, nhảy tót vào chỗ không phải dành cho mình. Đức mỏng, tài hèn, nhân cách mạt rệp, cả đời xu nịnh mà lại háo danh và tham lam, thì chỉ còn cách ngồi trộm, mới mong có cơ hội vỗ ngực và cái chính là để lấy trộm.

Chuyện uống chè (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

21-12-2023

Tiếp theo kỳ 1

Cần nói ngay điều này: Người bắc quen uống nước chè, còn người nam chuộng cà phê. Chè mang tính cổ truyền, truyền thống, dân tộc đậm đà; còn cà phê văn minh, hiện đại, mới lạ. Chỉ đồ uống đã phần nào thể hiện chất người vùng miền.

Chuyện uống chè (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

14-12-2023

Chè là thức uống lâu đời ở nhiều quốc gia, nhất là những nước châu Á, trong đó có Việt Nam ta. Miền Bắc gọi là chè, miền Nam gọi trà, cũng do thói quen thôi, chứ đều chỉ một. Tuy nhiên, cách của miền Nam hợp lý hơn bởi phân biệt trà là thức uống, chè thức ăn.

Năm 1977, hồi tôi mới vào Nam, tối pha ấm chè móc câu, rủ mấy thầy người nam “tới uống chè”, gọi là làm cuộc ra mắt, thầy Trần Mạnh Hảo dạy toán, cười bảo, chè thì ăn chứ uống gì mà uống.

Trang phục và văn hóa Việt

Trương Nhân Tuấn

13-12-2023

Nói về “biểu tượng” thì có nhiều chuyện để nói, trong buổi diện kiến giữa Nguyễn Phú Trọng với Tập Cận Bình và giữa hai phu nhân.

Phu nhân

Nguyễn Thông

13-12-2023

Hai hôm nay, trên mặt báo mậu dịch, từ “phu nhân” xuất hiện hơi bị nhiều.

Chuyện nhỏ cuối tuần…

Lê Huyền Ái Mỹ

11-12-2023

• Sáng Chủ nhật, đặt món tủ hủ tiếu Mỹ Tho, chỉ dấu “đang tìm tài xế” quay mòng mòng, rốt cuộc cũng thành công. Hàng giao tới, chưa kịp mở cổng đã nghe tiếng cười giòn, em ở hơi xa, chị chờ lâu héng, sáng nay tài xế óp máy quá trời! Ơ, mà may có em chịu síp. Khách quen mà, em síp chị lần này là lần thứ 3 đó. Vậy hả. Rồi tíu tít thăm hỏi nhau đồ như thân tự thuở nào. Chị gửi em chút cà phê sáng…

Giản dị

Nguyễn Thông

11-12-2023

Ca ngợi ông Jensen Huang, CEO Tập đoàn Nvidia ngồi vỉa hè ăn phở, uống cà phê để nói rằng đó là người giàu có nhưng gần gũi, bình dị – điều này đúng. Tất nhiên nhìn những tấm ảnh chụp, thấy xung quanh đầy hảo hán sẵn sàng ra tay bảo vệ ông ấy, cũng đúng luôn, bởi ở xứ này không ai có thể biết trước chuyện gì xảy ra.

Tiền, quyền và sắc đẹp của hoa hậu…

Kim Văn Chính

11-12-2023

1. Một vở kịch toàn cầu: “Bà tỷ phú về thăm quê”:

Tác phẩm nổi tiếng của kịch tác gia người Thụy Sĩ Friedrich Durrenmatt – một trong những tác giả viết tiếng Đức quan trọng nhất của thế kỷ 20 – được dàn dựng trên sân khấu Việt Nam, bằng tiếng Việt (2006).

Xôi chè, văn hóa XHCN và… truy nã Karl Marx

Blog VOA

Trân Văn

9-12-2023

Tổng thống Barack Obama và ông Anthony Bourdain tại Hà Nội, tháng 5/2016. Ông Bourdain từng giới thiệu với khán giả CNN về “bún chửi”. Nguồn: Twitter Barack Obama

Nghệ sĩ nhân dân

Nguyễn Tiến Tường

8-12-2023

Tự cái tên đó đã nói lên chỗ đứng của người nghệ sĩ trong lòng nhân dân rồi. Lòng mến mộ của nhân dân là phần thưởng cao quý mà người nghệ sĩ bằng tài năng và tâm hồn mà ghi lại dấu ấn, không cần xin xỏ ai.

Thủ đô nhục với Cố đô

Phạm Xuân Nguyên

8-12-2023

Ô trống khi bức Phùng Quán bị gỡ đi. Ảnh: FB tác giả

Hôm nay (8/12/2023) cuộc triển lãm tranh chân dung gò đồng văn nghệ sĩ của nhà thơ Phạm Xuân Trường (Hải Phòng) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam kết thúc sau một tuần bày tranh.

Tên đường (Kỳ cuối)

Nguyễn Thông

8-12-2023

Tiếp theo kỳ 1 — kỳ 2kỳ 3 — kỳ 4kỳ 5

Cần phải coi đường, đường sá, phố xá, đường giao thông là tài sản chung của nhân dân, chứ không phải của riêng một tổ chức chính trị, đảng phái, đoàn thể nào. Nó cũng không phải của riêng nhà nước, chính quyền, bởi chính quyền chỉ thay mặt dân quản lý nó thôi. Vì vậy, đặt tên cho mỗi con đường, tiêu chuẩn tiên quyết phải là “dân”.

Nguyễn Quí Đức, với quán nhậu đã trở thành điểm tụ tập ở Hà Nội, qua đời ở tuổi 65

New York Times

Tác giả: Seth Mydans

Cù Tuấn, dịch

7-12-2023

Tóm tắt: Từng là người tị nạn và phát thanh viên thành công trên đài phát thanh ở Mỹ, ông đã mở một không gian triển lãm tại quê hương Việt Nam, thu hút các nghệ sĩ và đại sứ. Anthony Bourdain đã từng ghé chơi chỗ này.

Khi bạn có rất nhiều quyền…

Tạ Duy Anh

7-12-2023

Chân dung nhà thơ Walt Whitman, bên cạnh là chân dung tác giả Tạ Duy Anh, đều gò đồng. Bên dưới là chân dung sơn dầu nhân vật quyền lực nhất nhà tôi. Nguồn: Tạ Duy Anh

(Nhân kết thúc triển lãm của Phạm Xuân Trường)

Thư ngỏ chất vấn Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội

Dạ Thảo Phương

5-12-2023

(Về việc cấm treo chân dung 31 văn nghệ sĩ trí thức trong triển lãm tranh gò đồng của tác giả Phạm Xuân Trường).

Nhiệm kỳ nhất thời, bia đời vạn đại

Quyền được treo tranh

Phạm Xuân Nguyên

5-12-2023

Vụ việc cuộc triển lãm tranh chân dung gò đồng văn nghệ sĩ của nhà thơ – nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường gây sóng dư luận là liên quan đến quyền được treo tranh. Đó là quyền tự do sáng tạo và quyền tự do trưng bày tác phẩm. Đây là vấn đề thuộc phạm vi pháp lý.

Quản lý văn hoá theo kiểu ‘Tao không thích thì tao… cấm!’

Blog VOA

Trân Văn

4-12-2023

Khai mạc triển lãm chân dung gò đồng của Phạm Xuân Trường. Có 31 tác phẩm bị cấm. (Hình: Tạ Duy Anh/ Vanviet.info)