Chuyện uống chè (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

14-12-2023

Chè là thức uống lâu đời ở nhiều quốc gia, nhất là những nước châu Á, trong đó có Việt Nam ta. Miền Bắc gọi là chè, miền Nam gọi trà, cũng do thói quen thôi, chứ đều chỉ một. Tuy nhiên, cách của miền Nam hợp lý hơn bởi phân biệt trà là thức uống, chè thức ăn.

Năm 1977, hồi tôi mới vào Nam, tối pha ấm chè móc câu, rủ mấy thầy người nam “tới uống chè”, gọi là làm cuộc ra mắt, thầy Trần Mạnh Hảo dạy toán, cười bảo, chè thì ăn chứ uống gì mà uống.

Trang phục và văn hóa Việt

Trương Nhân Tuấn

13-12-2023

Nói về “biểu tượng” thì có nhiều chuyện để nói, trong buổi diện kiến giữa Nguyễn Phú Trọng với Tập Cận Bình và giữa hai phu nhân.

Phu nhân

Nguyễn Thông

13-12-2023

Hai hôm nay, trên mặt báo mậu dịch, từ “phu nhân” xuất hiện hơi bị nhiều.

Chuyện nhỏ cuối tuần…

Lê Huyền Ái Mỹ

11-12-2023

• Sáng Chủ nhật, đặt món tủ hủ tiếu Mỹ Tho, chỉ dấu “đang tìm tài xế” quay mòng mòng, rốt cuộc cũng thành công. Hàng giao tới, chưa kịp mở cổng đã nghe tiếng cười giòn, em ở hơi xa, chị chờ lâu héng, sáng nay tài xế óp máy quá trời! Ơ, mà may có em chịu síp. Khách quen mà, em síp chị lần này là lần thứ 3 đó. Vậy hả. Rồi tíu tít thăm hỏi nhau đồ như thân tự thuở nào. Chị gửi em chút cà phê sáng…

Giản dị

Nguyễn Thông

11-12-2023

Ca ngợi ông Jensen Huang, CEO Tập đoàn Nvidia ngồi vỉa hè ăn phở, uống cà phê để nói rằng đó là người giàu có nhưng gần gũi, bình dị – điều này đúng. Tất nhiên nhìn những tấm ảnh chụp, thấy xung quanh đầy hảo hán sẵn sàng ra tay bảo vệ ông ấy, cũng đúng luôn, bởi ở xứ này không ai có thể biết trước chuyện gì xảy ra.

Tiền, quyền và sắc đẹp của hoa hậu…

Kim Văn Chính

11-12-2023

1. Một vở kịch toàn cầu: “Bà tỷ phú về thăm quê”:

Tác phẩm nổi tiếng của kịch tác gia người Thụy Sĩ Friedrich Durrenmatt – một trong những tác giả viết tiếng Đức quan trọng nhất của thế kỷ 20 – được dàn dựng trên sân khấu Việt Nam, bằng tiếng Việt (2006).

Xôi chè, văn hóa XHCN và… truy nã Karl Marx

Blog VOA

Trân Văn

9-12-2023

Tổng thống Barack Obama và ông Anthony Bourdain tại Hà Nội, tháng 5/2016. Ông Bourdain từng giới thiệu với khán giả CNN về “bún chửi”. Nguồn: Twitter Barack Obama

Nghệ sĩ nhân dân

Nguyễn Tiến Tường

8-12-2023

Tự cái tên đó đã nói lên chỗ đứng của người nghệ sĩ trong lòng nhân dân rồi. Lòng mến mộ của nhân dân là phần thưởng cao quý mà người nghệ sĩ bằng tài năng và tâm hồn mà ghi lại dấu ấn, không cần xin xỏ ai.

Thủ đô nhục với Cố đô

Phạm Xuân Nguyên

8-12-2023

Ô trống khi bức Phùng Quán bị gỡ đi. Ảnh: FB tác giả

Hôm nay (8/12/2023) cuộc triển lãm tranh chân dung gò đồng văn nghệ sĩ của nhà thơ Phạm Xuân Trường (Hải Phòng) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam kết thúc sau một tuần bày tranh.

Tên đường (Kỳ cuối)

Nguyễn Thông

8-12-2023

Tiếp theo kỳ 1 — kỳ 2kỳ 3 — kỳ 4kỳ 5

Cần phải coi đường, đường sá, phố xá, đường giao thông là tài sản chung của nhân dân, chứ không phải của riêng một tổ chức chính trị, đảng phái, đoàn thể nào. Nó cũng không phải của riêng nhà nước, chính quyền, bởi chính quyền chỉ thay mặt dân quản lý nó thôi. Vì vậy, đặt tên cho mỗi con đường, tiêu chuẩn tiên quyết phải là “dân”.

Nguyễn Quí Đức, với quán nhậu đã trở thành điểm tụ tập ở Hà Nội, qua đời ở tuổi 65

New York Times

Tác giả: Seth Mydans

Cù Tuấn, dịch

7-12-2023

Tóm tắt: Từng là người tị nạn và phát thanh viên thành công trên đài phát thanh ở Mỹ, ông đã mở một không gian triển lãm tại quê hương Việt Nam, thu hút các nghệ sĩ và đại sứ. Anthony Bourdain đã từng ghé chơi chỗ này.

Khi bạn có rất nhiều quyền…

Tạ Duy Anh

7-12-2023

Chân dung nhà thơ Walt Whitman, bên cạnh là chân dung tác giả Tạ Duy Anh, đều gò đồng. Bên dưới là chân dung sơn dầu nhân vật quyền lực nhất nhà tôi. Nguồn: Tạ Duy Anh

(Nhân kết thúc triển lãm của Phạm Xuân Trường)

Thư ngỏ chất vấn Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội

Dạ Thảo Phương

5-12-2023

(Về việc cấm treo chân dung 31 văn nghệ sĩ trí thức trong triển lãm tranh gò đồng của tác giả Phạm Xuân Trường).

Nhiệm kỳ nhất thời, bia đời vạn đại

Quyền được treo tranh

Phạm Xuân Nguyên

5-12-2023

Vụ việc cuộc triển lãm tranh chân dung gò đồng văn nghệ sĩ của nhà thơ – nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường gây sóng dư luận là liên quan đến quyền được treo tranh. Đó là quyền tự do sáng tạo và quyền tự do trưng bày tác phẩm. Đây là vấn đề thuộc phạm vi pháp lý.

Quản lý văn hoá theo kiểu ‘Tao không thích thì tao… cấm!’

Blog VOA

Trân Văn

4-12-2023

Khai mạc triển lãm chân dung gò đồng của Phạm Xuân Trường. Có 31 tác phẩm bị cấm. (Hình: Tạ Duy Anh/ Vanviet.info)

Đáng xấu hổ

Lưu Trọng Văn

4-12-2023

Quyết định của Sở VHTT Hà Nội cấm treo 31 bức tranh đồng chân dung các văn nghệ sỹ trong một cuộc triển lãm bị cộng đồng mạng lên án dữ dội.

“Tranh treo”

Phạm Xuân Nguyên

3-12-2023

Tranh treo không phải tranh treo nhưng là tranh treo. Nghĩa là tranh treo không phải tranh được treo. Tranh treo nghĩa là tranh không được treo. Tức thị là tranh treo.

Hồng vệ binh văn hoá

Tạ Duy Anh

3-12-2023

Từ trái qua: Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Dịch giả Dương Tường, Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, Nhà giáo Phạm Toàn. Ảnh trên mạng

Trong bài cách đây mấy hôm, tôi nói trước rằng, dư âm triển lãm chân dung gò đồng của Phạm Xuân Trường sẽ còn kéo dài.

Vì sao Sở Văn hóa Hà Nội cấm?

Nguyễn Thành Phong

2-12-2023

Phạm Xuân Trường – Một thi sỹ tài hoa, một nghệ sỹ điêu khắc độc đáo với thể loại tranh gò đồng khắc họa chân dung các văn nghệ sỹ nổi tiếng Việt Nam đương đại. Ông sống và sáng tác ở Hải Phòng.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn trong cuộc trò chuyện cuối

Blog RFA

Tuấn Khanh

29-11-2023

Ảnh: Nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn. Nguồn: Báo Người Việt

Nguyễn Đình Toàn, nguời mở cửa khu vườn bí mật

Tuấn Khanh

29-11-2023

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn. Ảnh trên mạng

Trong cái chớp mắt của cõi nhân gian, lại bàng hoàng nhận ra một cái tên quen thuộc nữa đã ra đi. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã rời bỏ nơi trần thế, ra đi vào lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 tháng 11, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.

Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú

Kim Văn Chính

26-11-2023

Danh hiệu này trên thế giới rất ít nước sử dụng. Những nước có nền văn hóa, nghệ thuật phát triển cao họ càng không dùng. Các vinh danh của họ trong nghề nghiệp và cống hiến được chế định bởi các danh hiệu khác mà Việt Nam chúng ta cũng đã học như giải thưởng Liên hoan phim, Liên hoan ca nhạc, Giải thưởng gắn với vĩ nhân nào đó về lĩnh vực nghệ thuật đó…

Tà thuyết về văn hóa

Nguyễn Đình Cống

25-11-2023

Năm 1924, cụ nghè Ngô Đức Kế (1878-1929) viết bài “Luận về chánh học cùng tà thuyết”, mở đầu như sau: “Vận nước thịnh hay suy, quan-hệ tại đâu? — Tại nhân tâm thế đạo. Nhân tâm thế đạo xấu hay tốt, cỗi gốc tại đâu? — Tại học thuyết tà hay chính. Rộng xét năm châu, trải xem lịch sử, dọc ngang mấy vạn dặm, trên dưới mấy nghìn năm, từ Đông đến Tây, từ xưa đến nay, hễ nước nào khi vận nước cường tất là khi ấy trong nước chính học sáng rệt, nước nào khi vận nước suy đốn, tất là khi ấy trong nước tà thuyết lưu hành. Chính học sáng rệt thì thế đạo nhân tâm phải tốt, mà vận nước cũng theo chính học nổi lên, tà thuyết lưu hành thì nhân tâm thế đạo phải hư mà vận nước cũng theo tà thuyết mà đắm mất”.

Tên đường (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

22-11-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Trong bài kỳ 2, tôi có nhắc lại một thực tế khách quan mà hàng triệu người biết chứ không phải chuyện bịa, không phải nghe hơi bắc nồi chõ, là chính quyền Việt Nam Cộng hòa (người ta quen gọi chính quyền Sài Gòn) trước năm 1975 đã rất công bằng, tôn trọng lịch sử khi đặt tên đường.

Tên đường (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

17-11-2023

Tiếp theo Kỳ 1

Đang nói chuyện tên đường, đặt tên đường, lại nhẩn nha vòng ra mạn bưu điện bưu chính, kể cũng lẩn thẩn, nhưng khổ nỗi những thứ liên quan tới thư từ, phong bì, tem, gửi thư, chuyển thư, “đánh” điện… ở xứ này một thời cũng lắm cái hay. Thôi, để kể sau, giờ nhà cháu quay về chuyện đường sá.

Vụ kêu gọi tặng thẻ BHYT cho học sinh: Nhân ái thôi chưa đủ…

Thái Hạo

16-11-2023

Nhân ngày 20/11, một nhà trường THCS tại Q.6, TP.HCM đề nghị “thay vì tặng hoa, bánh kem thì xin đổi hình thức bằng cách tặng thẻ bảo hiểm y tế học sinh” cho 89 em học sinh “khó khăn không thể mua được thẻ bảo hiểm y tế”, mỗi thẻ có trị giá 680.400đ.

Tên đường (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

16-11-2023

Với người sinh sống ở nông thôn-nhà quê, đường đi lối lại có tên hay không, không quan trọng. Vài con đường ranh nối làng nối xóm, cần gì tên. Xã quê tôi giờ đây được coi là nông thôn mới kiểu mẫu, hơn 5.000 nhân khẩu, cả 3 thôn đã khác xưa rất nhiều, đường sá rộng mở khang trang, ngày mưa đi từ đầu làng tới cuối làng không bẩn chân, vẫn không có tên đường.

Đại tá Phan Văn Điền (1913-2004): Quản đốc công trường dinh Độc Lập

Mai Bá Kiếm

16-11-2023

Mới đây, Phan Việt Quốc Vận đăng trên trang cá nhân hình của Vận và phi công Nguyễn Thành Tín (con phi công Nguyễn Thành Trung) chụp chung tại phi trường San Francisco (Mỹ), với chú thích ngộ nghĩnh “Ba của hai phi công: Một xây dinh Độc lập – một bỏ bom dinh Độc lập”.

Xây tượng đài cho ngành y trong chống dịch?

Chu Mộng Long

15-11-2023

43 ngàn người chết trong đại dịch. Các nhà văn mất tích. Chỉ có vài ba người tập tò làm thơ ngợi ca anh Đam. Thơ dở đến mức Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình phải xắn tay làm thơ để động viên mọi người chống dịch.

“Xuyên tạc” thơ thì “xử lý” thế nào?

Hoàng Tuấn Công

14-11-2023

Vừa rồi Bộ trưởng VH-TT-DL có ý kiến sẽ “xử lý” người “bôi nhọ” phim “Đất rừng phương Nam”, khiến tôi nhớ đến hôm theo dõi buổi truyền hình trực tiếp Hội nghị Văn hoá Toàn quốc. Câu thơ của Trường Chinh có 8 chữ, thì đương kim Bộ trưởng VH-TT-DL đọc sai mất 3 chỗ (thiếu/ sai chỗ này và thừa/ sai chỗ kia).