Nghệ sĩ nhân dân tương đương tiến sĩ

Đỗ Duy Ngọc

6-2-2023

Hôm nay đọc báo thấy có tin ngộ ngộ, đó là Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội làm việc với Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, có đề xuất, Nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương tiến sĩ.

Đừng mặc cả “cấm hay không cấm”!

Lê Huyền Ái Mỹ

10-7-2023

Việc cấm chiếu Barbie được tuân thủ triệt để, cho dù ông Warner Bros. Film Group phân bua đấy là nét vẽ bút màu, trẻ con, giả tưởng. Con nít gì mà biết tưởng tượng rồi nghuệch ngoạc luôn đường lưỡi bò mí ghê! Hoan hô nhà rạp và bà con.

Văn hóa lùn

Nguyễn Thông

19-9-2023

Ảnh chụp màn hình báo Nhân Dân

Nói ngay là tôi đã không định biên gì về những liên quan tới Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, bởi chuyện nhà chuyện đời với tôi bấy lâu đủ nhức đầu rồi, nhét thêm nữa thì vỡ mất. Tập thể hoặc cá nhân, ai chả có lúc sai. Ấy, cứ tặc lưỡi mềm lòng châm chước kiểu vậy.

Tầm văn hóa của Bộ trưởng Bộ Văn hóa

Phạm Đình Trọng

13-11-2023

Chỉ có lãnh chúa, chủ nô thời Trung Cổ, thời chưa có hiến pháp, chưa có luật pháp, thời quyền uy của lãnh chúa chủ nô là vô biên, không có giới hạn. Luật là chủ nô. Lời của chủ nô, ý muốn của chủ nô là luật pháp với bầy đàn. Thời người dân chỉ là bầy đàn nô lệ, không có cá nhân, không có quyền con người, không có quyền tự do ngôn luận. Lãnh chúa, chủ nô mới có thể tự cho mình cái quyền xử lí người dân khi người dân nói điều trái ý quyền lực.

Chuyện uống chè (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

21-12-2023

Tiếp theo kỳ 1

Cần nói ngay điều này: Người bắc quen uống nước chè, còn người nam chuộng cà phê. Chè mang tính cổ truyền, truyền thống, dân tộc đậm đà; còn cà phê văn minh, hiện đại, mới lạ. Chỉ đồ uống đã phần nào thể hiện chất người vùng miền.

Tôi phản đổi làn sóng đòi đuổi HLV Troussier về nước!

Mai Bá Kiếm

21-1-2024

Sau khi tuyển Việt Nam thua Indonesia 0-1 và bị loại sớm ở Asian Cup 2023, làn sóng đòi sa thải, đuổi HLV Troussier về nước nổi lên rầm rộ trong giới cổ động viên (CĐV), báo và mạng xã hội. Riêng, cá nhân tôi phản đối làn sóng này và thỉnh nguyện VFF giữ lại HLV Troussier, tôi phản đối bầu Đức và nhà báo Nguyễn Hồng Lam dù đã đưa ra các lý do chuyên môn xác đáng để đuổi Troussier.

Ngày thơ Việt Nam… từ đâu đến?

Nguyễn Lệ Uyên

28-2-2024

Gõ cửa anh “Gồ” để hỏi “ngày thơ Việt Nam” thì có đến 5,4 triệu kết quả. Các báo quốc doanh lẫn báo địa phương đều giật những cái tít rất kêu, nào là “Bản hòa âm đất nước”; “Ngày thơ Việt Nam năm 2024 ‘lấy đà’ cho liên hoan thơ quốc tế” (Thanh Niên); “Ngày thơ Việt Nam, tôn vinh dân tộc thiểu số, phủ định trí tuệ nhân tạo” (Tiền Phong); còn Tuổi Trẻ thì “Nhân dân có cần thơ không?

NƠI PHÍA NAM DÃY NÚI MỜ…

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Nơi ấy là quê ngoại của các con tôi. Hay chính xác hơn là gần dãy núi mờ, nơi sừng sững hai khối đá một to một nhỏ đứng bên nhau mà ông cha chúng ta, khi vào đến đất Khánh Hòa đã đặt tên là hòn Vọng Phu.

Ai mới là người làm xấu?

LTS: Trong bản tin sáng nay, Tiếng Dân có điểm tin hai tin “Ông tướng về hưu hay ông trời con?” và “Bà Phó Chủ tịch quận hay bà Phó Đoan?” Nói về thái độ trịch thượng, coi thường luật pháp và hành xử vô văn hóa của những người được cho là “công bộc” của dân: Một ông tướng vi phạm luật giao thông nhưng đe dọa, đòi bắt giam sếp của người xử phạt, còn bà phó chủ tịch thì “Vừa hiếp dân, vừa la làng!”

LS Lê Văn Luân vừa có bài viết thêm về chủ đề này, “văn hoá cửa quyền, hống hách và trịch thượng, mượn chức vụ để lộng quyền và né tránh các sai phạm của mình“. Xin được giới thiệu cùng quý độc giả.

____

FB Luân Lê

17-7-2017

Bà Lê Mai Trang, PCT quận Thanh Xuân. Ảnh: internet

Mọi người thấy rồi đấy. Rõ ràng là một hành vi vi phạm về luật giao thông đường bộ, đã không hành xử cho đúng lại còn huy động cả chính quyền cơ sở của một phường ra trông xe đỗ trong tình trạng vi phạm để đi ăn trưa. Sau còn mời người dân phản ánh lên bắt họ xin lỗi. Và giờ bà phó chủ tịch quận này còn chưa chịu dừng lại để suy nghĩ về hành vi và chịu chế tài theo luật pháp, thì lại lên báo chí thanh minh và cho rằng một số kẻ lợi dụng sự việc này để chống đối, bôi nhọ chính quyền.

Một đứa trẻ bị thương tật

S. Alexievich

Nguồn ảnh: Chernobyl Archives

Một hôm, con gái tôi thỏ thẻ với mẹ: “Mẹ à, nếu mai mốt con có đẻ ra một đứa bé bị thương tật, con sẽ vẫn thương yêu nó mẹ ạ.”. Bà có thể tưởng tượng được không?

Ếch & Báo – Dòng nhạc phản kháng của giới trẻ Việt Nam

Trịnh Bình An

19-10-2017

Ếch và Báo là tên của hai rapper có tên Young H và B Ray. Cả hai đều chưa tới 30 và đang sống tại Việt Nam. Những ngày cuối năm 2015, người ta nghe được bài nhạc Rap vang lên từ soundcloud.com, bài “Ông Can“. Ngay lập tức Ếch và Báo nổi tiếng!

Họ nói ông CAn đang thi hành công vụ… chứ không phải là gây án mạng.

Theo ông CAn thì đời mày sáng lạng… còn mày không theo thì đời mày gián đoạn.

Đôi lời với họa sĩ Đỗ Duy Ngọc

Nguyễn Đình Cống

2-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Báo Tiếng Dân vừa đăng bài “Chúng ta đang ở thời đại nói láo toàn tập” của họa sĩ Đỗ Duy Ngọc. Sau khi liệt kê nhiều biểu hiện nói láo khác nhau, tác giả viết:

Nghe láo quen, chúng ta lại tự láo với nhau và chuyện láo trở thành bình thường, láo để tồn tại, để phấn đấu, để thêm lợi thêm danh, và rồi láo đã trở thành một nếp sống. Trẻ con học người lớn nói láo rồi tiếp tục những thế hệ nói láo. Ở nhà trường nghe cô thày nói láo, ra đời nghe thiên hạ nói láo, về nhà lại được nghe nói láo từ cha mẹ, mở máy nghe, nhìn cũng rặt điều láo. Một nền văn hoá láo đã nẩy sinh và phát triển. Hỏi sao trẻ con không láo và tương lai lại tiếp tục láo. Nghĩ cũng buồn!”

Chơi đi, chơi “leo lề luôn”

Lò Văn Củi

10-1-2018

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Bữa nay có chuyện chì mà tới uống cà phê trễ dữ ha Năm?

Anh Năm Ba gác trả lời:

– Dạ, kẹt xe ông Hai, kẹt quá chừng – nhấm ngụm cà phê, anh Năm nhăn mặt bởi tự dưng thấy đắng nghét. Anh tiếp: Kẹt cứng ngắt. Khổ ghê, kẹt hổng mệt lắm mà mệt cái cảnh chen lấn, tranh giành đường đi loạn xạ, người thấy có cái lỗ trống chút xíu là chen vô, người tranh giành như ăn cướp, chẳng nhường nhịn nhau chút nào hết, chạy vượt lên chặn đầu nhau, làm cho càng kẹt cứng thêm. Đã vậy thêm cảnh ồn ào, khói bụi, nắng nóng. Rồi, mình muốn nhường nhịn, đi đàng hoàng cũng hông được, tiếng càm ràm, chửi bới, bấm kèn inh ỏi tứ phương. “Chạy xe cái gì vậy trời, đồ chạy xe như đàn bà”, “Chạy đi, chạy đại qua đi, đứng chờ cái gì vậy trời”, “Chạy đi, chạy lên lề đi”, “Chơi đi, chơi lên lề luôn, leo lề luôn”… Dân mình, ý thức ngày càng xuống cấp, xuống cấp trầm trọng.

Đi kiếm củi

Lò Văn Củi

7-2-2018

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Mấy bữa nay làm gì hông thấy ghé? Chuẩn bị ăn Tết lớn hả?

Anh Năm Ba gác hỏi tiếp:

– Bữa qua thấy chở lỉnh kỉnh một bao đầy nhóc. Đích thị ăn Tết lớn như ông Hai nói rồi chứ gì.

Mê tín: Trạng thái tâm lý bất an, tuyệt vọng?

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

4-3-2018

Hình ảnh người dân về tổ đình Phúc Khánh dâng sao giải hạn đầu năm. Ảnh: VNN

Tối qua, anh bạn ở nước ngoài gọi điện hỏi thăm, nói chuyện một lúc thì câu chuyện chuyển qua hiện tượng dâng sao giải hạn đầu năm ở Việt Nam. Từ câu chuyện với anh và từ mấy hôm nay mạng xã hội tràn ngập hình ảnh hơn trăm ngàn người tập trung ở một ngôi chùa để xin lễ bị không ít người chửi mắng là ngu muội, tôi viết bài này để đi tìm lời giải cho một hiện tượng xã hội.

Tôi nhớ cách đây sáu hay bảy năm gì đó, vào ngày mùng 1 tết, tôi chạy cái xe máy cà tàng từ Hà Nội về nhà ông anh kết nghĩa ở Bắc Ninh chơi. Nhà anh có điện thờ và đầu năm thường có đông con nhang phật tử đến dâng sao giải hạn và hầu đồng khai xuân. Anh biết tôi không mê tín, anh bảo: “Cô về chơi để biết về một nét văn hóa tâm linh của miền Bắc.” Năm nào tôi không về miền Nam ăn tết thì tôi thường về đó ăn tết với anh chị. Và tôi thích thú với cách người ta trang trí điện thờ, cách người ta hát, gõ, đàn và múa hầu đồng.

Tôi về đó chơi nhiều vì mỗi khi anh câu được cá ở sông Như Nguyệt thì đều gọi điện bảo tôi về ăn, những cuộc nói chuyện trong các bữa cơm, trong các dịp lễ tết…làm tôi tuy không tin nhưng có một sự hiểu biết chút chút về tâm linh, về văn hóa cúng kiến. Lại nói về ngày mùng 1 năm đó, tôi chạy từ Hà Nội về, còn cách khoảng 5km thì tới nhà anh chị thì xe dở chứng. Đề, đạp mãi mới nổ máy, vào số 1 là tắt, không chạy được. Mùng 1 nên không một tiệm sửa xe nào mở cửa. Đường phố vắng vắng, chẳng có ai giúp. Tôi, mặc váy, đi đôi bốt cao gót, hết đề tới đạp, hết leo lên rồi tuột xuống mà vẫn không thể làm cho cái xe chạy, tôi dắt bộ.

Trời lạnh mà mồ hôi mồ kê ướt hết cái áo váy và thấm ra cái áo khoác ở ngoài, đôi giày bốt cao gót làm cho việc đẩy xe trở nên khó nhọc gấp bội. Tôi lê lết được hơn 1km, đẩy xe lên được cái dốc ở gần chợ thì đứng thở, mệt đuối. Gọi cho ông anh không được. Tuyệt vọng. Trong lúc đó, tự nhiên trong đầu tôi lại nảy ra cái ý nghĩ van vái thổ công, và sau đó tôi khấn lầm bầm đại khái là xin thần thổ công cho nổ được máy xe để về được tới nhà! Xong, tôi đạp máy xe, vô số, ok. Mừng quá, chạy về tới nhà ông anh mà vừa thấy ngộ nghĩnh vừa không giải thích được. Câu chuyện đó bị quên lãng cho tới khi tôi viết bài này.

Ngược về vài chục năm trước, năm tôi 9 tuổi, ba vừa mất được vài tháng. Hôm đó, mẹ bị cảm sốt, bà nằm trên giường rên hư hư. Tôi rất sợ hãi vì sợ mẹ lại chết giống ba. Tôi không biết làm cách nào để mẹ khỏi bệnh, khỏi đau đớn. Trong cái cơn bấn loạn đó tôi chợt nhớ ra tôi hay thấy mọi người hái lá nấu nước xông để chữa cảm. Tôi điểm lại trong đầu những loại lá cần phải hái: Là chanh, lá bưởi, lá sả, hương nhu, lá tre, húng, gừng và dây lá giác.

Tôi cắp cái rổ tre vào hông, đi một vòng hái được các loại lá, chỉ thiếu mỗi dây lá giác. Lá giác là loại dây leo mọc hoang, thường bò ở hàng rèo hoặc bám trên các cây cao. Kiếm khắp vườn không có, tôi đi loanh quanh xóm để tìm. Tôi gặp một dây lá giác leo trên một cành cây chìa ra đường đi. Tôi lấy cây khều, nhẩy lên vói, vừa nhảy lên vừa dùng cành cây nhỏ để vói tới dây giác… nhưng không được. Loay hoay rất lâu mà vẫn không hái được, tôi ngồi bệt xuống đất muốn khóc. Cái đầu đứa con nít chỉ biết là phải có lá giác kèm vào các loại lá khác để nấu xông, chỉ có như vậy thì mẹ mới khỏi bệnh, nó không biết rằng thiếu dây giác cũng không sao.

Nó cũng không biết là phải chạy đi lấy ghế, lấy thang hay nhờ người lớn. Nó ngồi đó ngước mắt nhìn chùm dây giác lủng lẳng trên cao một cách tuyệt vọng. Nhớ tới khuôn mặt nhăn lại và tiếng rên vì đau của mẹ, nỗi sợ mẹ chết lại bao trùm lấy nó. Và nó cho rằng nếu mẹ chết thì đó là lỗi của nó vì nó đã không hái được chùm dây giác về nấu nồi xông cho mẹ. Nó thấy cô đơn và tuyệt vọng. Bất giác, nó nhớ các bà các chị hay vái trời vái phật mỗi khi họ gặp chuyện gì đó không giải quyết được. Nó lẩm bẩm vái trời phật cho mẹ nó hết đau, nó xin chịu đau cho mẹ, nó xin nó hái được chùm dây giác.

Đoạn, nó đứng dậy, cầm cái nhánh cây, cố sức bật nhảy lên, vung tay cầm nhánh cây với chùm dây giác. Tới rồi. Được rồi. Nó rớt xuống kéo theo chùm dây giác. Nó té bệt xuống đất, cơn đau buốt bất ngờ ở cổ chân chạy lên tới óc làm nó điếng người mất một lúc. Nó vơ chùm dây giác, vui mừng, nhẩy cò cò về nhà. Gom hết các loại lá hái được, rửa sạch, cho vào nồi nấu cho mẹ nồi xông. Dù rất đau mỗi khi bước đi, nhưng về đến nhà nó cố ý tỏ vẻ bình thường không cho mẹ biết. Mẹ nó sau khi xông thì khỏe hơn (chắc cũng do uống thuốc gì đó nữa nên khỏi bệnh) và con bé đinh ninh cơn đau nó đang chịu ở chân là nó đang gánh cái đau cho mẹ nó và lời van vái của nó đã có hiệu nghiệm! Câu chuyện trên cũng chẳng bao giờ được kể.

Qua hai câu chuyện ở hai hoàn cảnh và độ tuổi với tầng hiểu biết, nhận thức rất khác nhau của chính tôi kể trên, ta thấy có một điểm chung duy nhất: Trạng thái bất an, tuyệt vọng.

Ở câu chuyện thời tuổi thơ, ta có thể lý giải là do con nít thiếu hiểu biết và ngây thơ nên tin vào những điều tâm linh, mê tín. Nhưng ở câu chuyện thời tôi đã lớn, mới cách đây chưa tới chục năm, ta giải thích thế nào? Rõ ràng là tôi lúc bấy giờ đã có nhận thức, có hiểu biết và không tin vào tâm linh, chỉ tin vào khoa học và những gì có thể chứng minh, nhưng trong một trạng thái cô đơn, tuyệt vọng, tôi đã khấn vái một thế lực siêu nhiên không có thực ban cho mình một điều may mắn để tôi giải quyết tình huống của mình.

Trong cái đám đông hơn trăm nghìn người ngồi chờ dâng sao giải hạn, trong đám đông cả triệu người đi lễ bà chúa Xứ, trong đám đông hàng nhìn người đi lễ bà chúa Kho và khắp các chùa, đền, miếu mạo trên cả nước… ta thấy có rất nhiều thành phần từ người lao động, nông dân, kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân, người kinh doanh, người làm nghề, công chức, quan chức… đủ cả, với các tầng hiểu biết, nhận thức, kiến thức khác nhau, họ có một điểm chung duy nhất: Tâm trạng bất ổn. Dù họ là ai, nghành nghề nào thì rõ ràng họ đều cảm thấy bản thân và gia đình đang sống trong một môi trường xã hội có quá nhiều bất ổn, tâm trạng họ không hề có được sự bình an. Họ phải luôn nơm nớp lo sợ, sống trong trạng thái bất an, không biết ngày mai chuyện gì xảy đến với mình. Và với khả năng của bản thân, họ không thể giải quyết được vấn đề nên họ buộc phải tìm đến với thế lực siêu nhiên.

Một xã hội mà ăn cái gì cũng sợ nhiễm độc, sợ bệnh tật, đi ra đường thì không biết chết vì tai nạn giao thông lúc nào, con cái ra đường thì không biết chúng sẽ bị lôi kéo vào các thói xấu nào đang đầy rẫy ngoài kia, công việc, làm ăn có thể bị mất trắng, phá sản chẳng theo một quy luật nào, thậm chí cái nhà mình đang ở cũng không phải của mình mà có thể mất bất cứ lúc nào chỉ vì một thằng có tiền nào đó nó cứ hứng muốn giải tỏa để xây cái mả mẹ gì đó và nó chỉ cần đền bù giá rẻ mạt là xong, cãi kiện nó đánh, nó bỏ tù.. Thậm chí, nói cái gì cũng phải lựa lời mà kheo khéo nếu không muốn bị đám đông chửi, đánh, đâm… nhìn nhau cũng bị đánh chết cơ mà. Và những đứa cố gắng thay đổi cái môi trường xã hội đó bằng cách phản biện xã hội, bằng cách đấu tranh với chính quyền thì bị trù dập, bị kiểm soát, bị kết an, bỏ tù và tù ngày càng nặng… thì con người ta biết trông vào đâu, bấu víu vào đâu để vượt qua nỗi sợ và nỗi bất an để tồn tại ngoài trông chờ vào thế lực siêu nhiên?

Con người khi được sống trong một môi trường xã hội có sự bình ổn nhất định, được phát triển, làm việc, cống hiến, được nói, được bảo vệ bằng một nhà nước có luật dành cho mọi người chứ không ngoại lệ, an sinh xã hội được đảm bảo một cách tương đối thì họ có cần phải trông chờ vào một thế lực siêu nhiên nào không? Về văn hóa, niềm tin tâm linh vào một tôn giáo nào đó chắc chắn là có nhưng mê tín, ngông muội, trông chờ hoàn toàn vào đó thì không.

Lý giải như thế để thấy, chửi mắng họ là một điều rất dễ, nhưng việc chửi mắng thậm tệ đó thật ra không giải quyết được vấn đề. Họ-chúng ta-là những kẻ thật đáng thương biết mấy trong xã hội, trong thời cuộc này. Nghĩ cách để niềm tin vào tâm linh kia biến thành niềm tin vào một điều cụ thể, chuyển hóa nó thành động lực để thúc đẩy, làm thay đổi xã hội từ bất an thành bình an là một việc rất khó và cần rất nhiều thời gian lẫn công sức, trí tuệ. Trong quá trình đó, chửi mắng thậm tệ đám đông không làm cho họ nhận ra vấn đề, chỉ làm cho họ xa lánh thêm. Họ cần sự thấu hiểu và hướng dẫn, không cần sự phán xét.

Cuộc chiến tâm hồn

Blog RFA

VietTuSaiGon

30-3-2018

Sau hàng loạt động thái có tính chiến tranh ngoại giao giữa Nga và các nước Âu châu cũng như giữa Nga, Trung Quốc và Mỹ trong mối quan hệ ngoại giao xám xịt, và quan hệ thương mại có phần u ám mà cộng đồng các nước châu Âu, châu Mỹ đã nhắm vào Trung Quốc trong mấy tuần qua… Điều này gây câu hỏi tò mò: Liệu có cuộc chiến tranh nào xảy ra? Và nếu có chiến tranh thì Việt Nam ra sao?

Ai “thiếu vải”, ai hở hang?

Trúc Nguyễn

17-7-2018

Mọi người xem bóng đá đều không quên hình ảnh một MC được nói là “tay nghề cứng” kênh K+ xuất hiện “live” chương trình đồng hành cùng World Cup trong bộ bikini đậm màu, một chiếc khăn lụa mỏng, xuyên thấu cột hờ hững ngang “vùng tam giác” làm tăng hiệu ứng hình ảnh (1); Những “bình hoa biết nói” trong trang phục gợi cảm lên sóng VTV mục bình luận trước trận đấu thì “khai sinh” cho Pele cùng thế hệ với Ronaldo (béo) và Ronaldinho, hoặc: “Em thích Salah nhưng mong Uruguay thắng” (2) cái hôm không phải Ai Cập vs Uruguay… 

Nhạc giao hưởng dành cho giới thượng lưu, quý tộc

FB Võ Xuân Sơn

15-10-2018

Trong vụ tranh luận về việc xây nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm, có một luồng ý kiến, rằng cần xây nhà hát cho tầng lớp thượng lưu. Lý do vì họ đóng góp nhiều (ý là đóng nhiều thuế) cho đất nước, họ xứng đáng được hưởng.

Ngành giáo dục lại vung một cái tát vào mặt nhân dân

FB Bạch Hoàn

17-12-2018

Thưa các anh chị và các bạn, tôi tha thiết mong rằng, mọi người đừng ơ hờ nữa, đừng im lặng nữa. Mọi thứ đã quá nát rồi.

Ngày xuân đến thăm Nguyễn Duy

Lê Phú Khải

24-2-2019

Mùng hai Tết, tôi rủ nhà văn Phạm Đình Trọng đến chúc Tết Nguyễn Duy. Từ lâu, tôi đã ngưỡng mộ Nguyễn Duy vì thơ rất hay và chữ rất đẹp. Thơ bây giờ bỏ tiền ra in, đem biếu, phải biếu thêm tiền để mong người ta… đọc, nhưng người ta chưa chắc đã đọc! Anh Trọng bảo tôi: đó là thơ ô mai, chua chua ngọt ngọt, xanh đỏ tím vàng… thơ ve gái! Nhưng thơ Duy in ra, tìm mua rất khó. Duy còn chép thơ in thành lịch tờ, bán Tết. Ai không mua được lịch có “thư pháp” của Duy để treo trên tường thì buồn lắm, trong đó có tôi.

Đám đông có ngu và ác không – trong vụ Nguyễn Hữu Linh

FB Khải Đơn

9-4-2019

Ảnh: internet

Mình để ý cứ khi nào có sự việc xôn xao cư dân mạng, là thể nào cũng có một mớ trí thức trích dẫn cuốn “Tâm lý học đám đông” để thể hiện sự anh minh – ý là ta cao hơn bọn này – ta ko ở trong đám đông ngu dốt hung hãn như chúng mày. Vụ ông Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ cô bé gái trong thang máy cũng được các anh trí thức nhìn khinh bỉ như vậy.

Vậy nên hôm nay mình muốn thảo luận vài điều về đám đông – hay còn gọi là dư luận.

Nho giáo và chữ Lễ có trói buộc con người, không cho sáng tạo?

Nguyễn Văn Nghệ

22-6-2019

Trong bài viết: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm: “Giáo dục hỏng chính là do triết lý giáo dục sai lầm”, tác giả Nhật Lệ đã đặt câu hỏi với ông Trần Ngọc Thêm: “Ông có thể phân tích thêm về các hệ lụy của ‘triết lý’ này?”

Vài nhời về chuyện nói tục

Đặng Bích Phượng

24-8-2019

Chả cứ người Việt Nam, dân tộc nào trên thế giới mà chả có người nói tục. Nhưng ai nói mới là điều khiến người ta ngạc nhiên hay không ngạc nhiên. Và nói tục trong hoàn cảnh nào cũng là một yếu tố quan trọng để “phán xét”.

Câu chuyện đặt tên đường

Lê Nguyễn

27-11-2019

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (1591-1660). Ảnh: internet

Mấy ngày qua rộ lên chuyện thành phố Đà Nẵng dự định lấy tên hai giáo sĩ phương Tây là Francesco de Pina và Alexandre de Rhodes để đặt cho hai con đường, với nhiều dư luận trái chiều nhau đang râm ran trên khắp ngõ ngách truyền thông. Trong một xã hội mà lắm khi kẻ khủng bố và người anh hùng chỉ cách nhau một nhận thức mong manh thì sự thận trọng của cộng đồng trước những nhân vật đã thuộc về lịch sử cũng là điều dễ hiểu.

Cách đây hơn 20 năm, trên tạp chí Thế Giới Mới, người viết bài này từng phản bác một dự định dựng tượng cho giáo sĩ Alexandre de Rhodes, với lập luận căn bản là một khi muốn vinh danh ai, về một công việc gì, thì trước hết phải xác định rõ, người ấy làm việc đó nhắm vào những mục đích gì. Bài viết nhắc lại lời mở đầu của giáo sĩ Alexandre de Rhodes trong quyển từ điển Việt-Bồ-La năm 1651 nêu rõ hai mục đích chính mà ông nhắm đến:

Bài thơ “Tiếc Thương Lý Văn Lượng” của nhà thơ Du Tú Hoa, đòi quyền tự do ngôn luận

Nguyệt Quang Bảo, dịch

21-2-2020

Nhà thơ Dư Tú Hoa (Yu Xiuhua – 余秀华) đã có một bài thơ bày tỏ lòng thương xót của bà đối với bác sĩ Lý Văn Lượng và kêu gọi tự do ngôn luận. Bài thơ “Tiếc Thương Lý Văn Lượng” (悼李文亮), nhà thơ Dư Tú Hoa nói trực tiếp với bác sĩ Lý, ra lệnh cho bác sĩ yên nghỉ, và tự hỏi đời sống sau khi chết có nghĩa lý gì với BS Lý.

Sau Thủ tướng tới VTV, được… xin lỗi phải… cảnh giác!

Blog VOA

Trân Văn

20-8-2020

Nhiều người hoan hỉ khi Biên tập viên (BTV) Thu Hương của Đài Truyền hình Quốc gia tại Việt Nam (VTV) ngỏ lời xin lỗi “những người bán hàng rong và quý vị khán giả” (1). Sự kiện một BTV của VTV nhận định những người bán hàng rong ở TP.HCM là… ký sinh trùng khiến nhiều người, nhiều giới phẫn nộ. Sau đó, BTV này ngỏ lời “xin lỗi” trên trang facebook của ông ta song công chúng không đồng tình. Theo công chúng, đó không đơn thuần là lỗi của cá nhân, do vậy, chính VTV phải xin lỗi…

Câu đối Tết Tân Sửu 2021 (Phần 1)

Hà Sĩ Phu

11-2-2021

Phần 1: Lại khóc lại cười với Trâu

Nạn sùng bái CEO: Trường hợp Elon Musk, Jack Ma và những mặt trái

Nghiên cứu Quốc tế

Biên dịch: Trần Hùng

14-5-2021

Tôi đã trở thành một biểu tượng, kẻ hủy diệt những tên bán khống.” Dòng tweet gần đây của Elon Musk mang giọng điệu của một đấng cứu thế khiến các môn đệ của ông cảm thấy thích thú. Những diễn biến trong tháng 1/2021 đã thúc đẩy sự sùng bái đối với doanh nhân này. Câu chuyện GameStop đã mang lại cho Musk một kho đạn trong trận chiến dài hơi với những kẻ bán khống, đồng thời định vị ông như một người bảo trợ cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ đang tấn công Phố Wall.

Chuyện lư hương Đức Thánh Trần: Đi tìm sự chân thành

Tuấn Khanh

20-9-2021

Nước Úc có một ngày lễ gây tranh cãi suốt nhiều thập niên, đó là ngày 26/1, tên gọi của ngày lễ này được cũng được đặt lại với nhiều ý nghĩa khác nhau.