Chủ Nhựt, lăn theo trái bóng

Lò Văn Củi

25-6-2018

Sáng Chủ Nhựt, cô Tám ve chai tới nhận chầu cà phê… thắng cá độ đá banh. Ô hô, các “bại tướng” của cô toàn là cánh mày râu, sành sõi môn đá bóng còn hơn sành món nhậu. Ông Hai Xích lô lắc đầu:

“Năng động nhóm”

Michael Lê

11-9-2018

Mấy tiếng trên có vẻ lạ tai. Nó là tên của một môn học thuộc ngành xã hội học mà nếu tôi nhớ không lầm là xuất phát từ Mỹ. Tên tiếng Anh của nó là “DYNAMIC GROUP” (nhóm năng động), môn học nghiên cứu về “Nhóm”, nhất là nhóm nhỏ.

Nước Việt tôi ơi, đừng bay như quả bóng

FB Trương Duy Nhất

11-12-2018

Hiếm dân tộc nào cuồng si như người Việt. Post lại bài “đừng gọi họ là anh hùng” viết từ đầu năm, khi tuyển U23 vào đến trận chung kết Á châu. Như góp một chiều cảm xúc khác trong lúc chờ xem trận Việt – Ma tối nay.

ĐỪNG GỌI HỌ LÀ ANH HÙNG

Khó nói hết cảm xúc những ngày qua. Vâng, lịch sử. Chưa bao giờ vui đến thế. Chưa bao giờ có được những phút giây ngập tràn, hả hê thế. Tôi cũng hét, gào đến khản giọng. Bao triệu người Việt hét mừng đến lạc giọng như tôi.

Gian tà lộng hành đem thánh thần kinh doanh

Đỗ Ngà

13-2-2019

Đạo đức xã hội ngày một xuống thấp, con người trở nên sống ích kỷ và đầy thủ đoạn. Sự giàu có chân chính thì ít, sự giàu có nhờ làm ác thì nhiều. Họ muốn sống vẫn gieo nhân ác nhưng được hưởng quả ngọt. Tự trong suy nghĩ họ muốn luật nhân quả của trời dành cho ai cũng được nhưng đừng dành cho họ. Cuộc đời trần tục của họ, họ muốn mình làm sai nhưng né sự trừng phạt phạt của pháp luật bằng cách dùng tiền để hối lộ mua chuộc kẻ nắm quyền lực. Tương tự vậy cuộc sống tâm linh họ cũng muốn thế. Họ muốn dùng tiền hối lộ thánh thần để được sống ác nhưng lại gặt quả lành.

Đối thoại với ông Nguyễn Thanh Sơn (Bài 1)

Chu Mộng Long

26-3-2019

Dù có phát biểu với tư cách cá nhân một Phật tử thì ông Nguyễn Thanh Sơn vẫn là đảng viên Đảng Cộng sản, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, đương kim đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Liên Hiệp quốc. Cho nên, dù muốn hay không ông cũng phải chịu trách nhiệm với tư cách một lãnh đạo cộng sản lấy kim chỉ nam hành động là Chủ nghĩa Marx và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Không chạy trốn trách nhiệm này được, vì đảng viên phải phát ngôn theo quy định tại Điều lệ Đảng và 19 điều đảng viên không được làm.

Bảo tàng Quảng Ninh: Một chút buồn cười!

Mạc Văn Trang

18-5-2019

Năm ngoái đã vào thăm Bảo tàng (BT) Quảng Ninh và đã viết 1 mẩu chuyện vui vui. Năm nay dẫn thằng cháu đi chơi Hồng Gai, lại vào Bảo tàng và lại phát hiện mấy chi tiết buồn cười.

Sau 44 năm, Hà Nội vẫn chưa đuổi kịp Sài Gòn

Huỳnh Ngọc Chênh

7-8-2019

Sống ở Sài Gòn từ trước 75 cho đến mãi về sau nầy, tui chỉ thấy SG thụt lùi đi trên nhiều phương diện. Vậy mà rời SG, ra Hà Nội sống ba năm, nay trở lại mới thấy dù SG có bị kéo lùi đi rất nhiều nhưng vẫn cách khá xa HN về mọi phương diện. Sau 44 năm, Hà Nội vẫn chưa đuổi kịp Sài Gòn, và không biết đến bao giờ, dù tiền bơm vào nơi nầy như nước sông Hồng mùa lũ.

Không thể xóa một nền văn hóa, văn chương nghệ thuật

Đỗ Duy Ngọc

16-11-2019

Người ta có thể đập bỏ một di tích đã hơn 100 năm, người ta cũng có thể phá nát một ngôi chùa cổ, và người ta cũng có thể đốn hạ những hàng cây cổ thụ rợp bóng ký ức của nhiều người, xoá sạch những dinh thự, những kiến trúc đã hiện diện ở miền Nam này suốt cả thế kỷ.

Chánh án ‘mây mưa’ với kế toán từng là tấm gương sáng của ngành tòa án

BTV Tiếng Dân

13-12-2019

Cư dân mạng ồn ào với vụ ông Đinh Lâm Xướng, Chánh án Toà án huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, quan hệ “mây mưa” với cô kế toán của tòa án này là bà Đ.T.K.C. ngay tại phòng làm việc, đã bị người trong cơ quan quay clip và gửi cho ông Đoàn Ngọc Lâm, Bí thư Huyện ủy Minh Hoá.

Thấy gì qua chuyện báo chí Việt Nam cố tình khỏa lấp nguyên nhân tử vong vì Covid-19?

Võ Thu Phương

2-8-2020

Bệnh nhân 499 tử vong do ung thư máu ác tính, viêm phổi nặng và Covid-19”.

Bệnh nhân 428 tử vong là do nhồi máu cơ tim trên nền bệnh lý nặng và mắc Covid-19″.

Bệnh nhân 437 tử vong do sốc nhiễm trùng trên nền bệnh lý nặng và Covid-19”.

Thời trang chính trường: Biểu tượng và trí tuệ

Bức tranh màu sắc, trang phục tại lễ nhậm chức đôi khi bị bỏ qua trước quá nhiều sự kiện, nhưng đã mang đậm chất nhân văn và chứa đựng khá nhiều thông điệp sâu sắc đã có thể kể nhiều thêm. Nó cho thế giới cơ hội nhìn nhận lại chân dung một giới lãnh đạo tinh hoa và truyền thống đúng nghĩa của nước Mỹ là như thế nào: Chân thành và bình dị nhưng tinh tế và thông tuệ. Và đó là những gì đã được tân nội các của tổng thống Joe Biden thể hiện trong lễ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ vừa qua“.

“Sự trở lại của văn học đô thị miền nam”: Đi đâu mà trở lại?

Tuấn Khanh

22-4-2021

Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng. Ảnh Tuấn Khanh

Hơn một năm trước, thật may mắn được chứng kiến buổi ngỏ ý của một nhà xuất bản, muốn tái bản lại cuốn Vòng tay học trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, một cây viết quen thuộc của độc giả miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Với Nguyễn Thị Hoàng, thì đó rõ là điểm sáng đáng quý trên bầu trời lấp lánh của văn chương tự do miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

Tinh thần cộng hòa của Vũ Trọng Phụng

Nghiên cứu Việt – Mỹ

Trùng Dương

7-8-2021

Đọc Vietnamese Colonial Republican – The Political Vision of Vu Trong Phung, tạm dịch là Người Việt Cộng hoà thời Thuộc địa – Viễn kiến Chính trị của Vũ Trọng Phụng, của sử gia Peter Zinoman từ giữa đại dịch Covid hè năm ngoái, với nhiều thích thú, tôi vẫn có ý định viết bài giới thiệu tập biên khảo rất công phu này, nghĩ nhiều người thuộc thế hệ tôi lớn lên ở Nam Việt Nam trước 1975 biết về nhà văn độc đáo này một cách sơ sài nhờ vài cuốn sách của ông dược tái bản ở Miền Nam trước 1975, song bị cấm hoàn toàn ở Miền Bắc từ sau 1955. Đồng thời giới thiệu tới các thể hệ tương lai một đóng góp đáng kể vào kho tàng văn học Việt của một học giả nước ngoài.

Vài điều về chấn hưng văn hóa

Nguyễn Đình Cống

28-11-2021

Qua theo dõi hội nghị Diên Hồng về văn hóa ngày 24 tháng 11, tôi vừa phấn khởi vừa lo ngại. Phấn khởi vì thấy rằng một số cán bộ có trách nhiệm ở cấp cao đã thấy được tầm quan trọng của văn hóa, lãnh đạo Đảng đã công khai nói về yêu cầu chấn hưng văn hóa, từ đó  có hy vọng đất nước sẽ phát triển đúng hướng. Lo ngại vì thấy rằng nhận thức của một số cán bộ và nhân dân về văn hóa có phần lệch lạc, họ có thể làm chệch hướng của sự phát triển hoặc phạm vào lỗi ‘đánh trống bỏ dùi’.

Xét xử quá khứ

Tạ Duy Anh

23-7-2022

Tôi rất ít xem tivi, trừ mỗi khi có giải bóng đá khu vực Đông Nam Á. Nhưng rồi một dạo tự nhiên không muốn làm bất cứ việc gì, bèn cùng vợ mở Netflix xem phim Hàn Quốc. Thứ phim vẫn bị coi như là nước “siro” này hóa ra cũng có khối điều để phải suy ngẫm ngày này sang ngày khác. Đầu tiên, nói thẳng ra, kể cả chưa có gì ghê gớm, nhưng nếu không có TỰ DO, nếu luôn theo định hướng chính trị, thì không bao giờ làm được như vậy.

Vẫn theo đuổi nhà hát giao hưởng!

Lê Huyền Ái Mỹ

14-9-2022

Trên Tuổi trẻ, ngày 13.9, phó giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM Nguyễn Thị Thanh Thúy nói về dự án xây nhà hát giao hưởng, nhạc – vũ kịch ở Thủ Thiêm (đang tạm dừng): “…Trong tương lai gần, mọi thứ sẽ được xúc tiến trở lại. Đó là nhiệm vụ đã được HĐND TP đặt ra qua nhiều nhiệm kỳ và chúng tôi vẫn đang theo đuổi”.

Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng (Phần 1)

Nguyễn Thông

5-2-2023

Chùa Hòa Liễu. Ảnh: Internet

Nói ngay, đó là hội được tổ chức vào giữa tháng giêng (khi nói tháng giêng nghĩa là theo lịch ta rồi, không cần phải viết tháng giêng âm lịch, còn ai đó gọi tháng Một tây là tháng giêng thì hết sức ngớ ngẩn) ở làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, cùng huyện Kiến Thụy xứ Phòng (Hải Phòng) quê tôi. Từ nhà thày bu tôi tới chùa Hòa Liễu, nơi tổ chức hội thề, chỉ cách chưa đầy 3 cây số, phóng xe máy vèo cái đã tới. Hồi bé tôi hay sang đó, vác dậm lùng sục kiếm cá mú tôm tép ở những khu ruộng, đầm quanh chùa cổ.

Không phải chỉ là lỗi chính tả…

Thái Hạo

25-4-2023

Đài truyền hình Quốc gia VTV mấy hôm nay lại đang nổi như cồn với chương trình “Vua tiếng Việt“, bởi ông Hoàng Tuấn Công lại tranh thủ “viết lúc nông nhàn” mà tiện tay nhặt lỗi.

Nhân bi kịch ở Đăk Lăk, nhắc lại đôi điều “ôn cố tri tân”

Lê Nguyễn

18-6-2023

Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngồi) và anh trai là Giám mục Ngô Đình Thục (áo đen) trong một buổi lễ đón năm mới ở Tây Nguyên năm 1957. Ảnh: John Dominis/LIFE

Tôi muốn gọi những biến động vừa xảy ra ở Daklak (xưa viết là Darlac) là một bi kịch, bi kịch trong mối quan hệ giữa những tộc người đã chung sống với nhau hàng ngàn năm qua, từ khi “nước sông không phạm nước giếng” đến những năm dài chan hòa cuộc sống, và gần đây là những trận đụng độ kinh hoàng.

Tiền chỉ mua được cơ sở vật chất cho ngành quản lý văn hóa, không thể chấn hưng được văn hóa

Chu Hồng Quý

11-9-2023

Văn hóa là một phạm trù Triết học, cùng với các quan điểm về: Chính trị, Cơ chế quyền lực, Đạo đức, Triết học, Tôn giáo, Nghệ thuật… tạo nên Kiến trúc thượng tầng xã hội, với những thể chế tương ứng: Nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể… được hình thành trên một Cơ sở hạ tầng xã hội nhất định.

Trắng, đen và phải… ngoan

Blog RFA

Đồng Phụng Việt

25-10-2023

Hôm nay (24/10/2023) một “lãnh đạo” của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) bác bỏ thông tin bộ này đang xem xét đưa người mẫu Ngọc Trinh vào “danh sách đen(1).

Thủ đô nhục với Cố đô

Phạm Xuân Nguyên

8-12-2023

Ô trống khi bức Phùng Quán bị gỡ đi. Ảnh: FB tác giả

Hôm nay (8/12/2023) cuộc triển lãm tranh chân dung gò đồng văn nghệ sĩ của nhà thơ Phạm Xuân Trường (Hải Phòng) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam kết thúc sau một tuần bày tranh.

Tát nước theo mưa của thầy Giản Tư Trung

Nguyễn Đình Cống

5-1-2024

Vừa qua, tôi theo dõi buổi thuyết trình trên YouTube của thầy Giản Tư Trung, với tiêu đề “Thấu hiểu chính mình để thay đổi bản thân”.

Truyền thông cần nắm rõ văn hóa tín ngưỡng Nam Bộ, không nên để các nhóm lợi ích điều khiển, khuynh loát, lợi dụng

Cù Mai Công

19-2-2024

Truyền thông cần nắm rõ văn hóa tín ngưỡng Nam Bộ, không nên để các nhóm lợi ích điều khiển, khuynh loát, lợi dụng: Ngày mồng 10 tháng giêng, Nam bộ cúng thần đất, thổ thần, ông địa.

Đạo đức và sự phá sản đạo đức

Thái Hạo

16-4-2024

Bên dưới bài viết thể hiện lòng tôn trọng của tôi đối với một vị tu sĩ, có một số bình luận nhận định về người tu hành như, “Không lao động đóng góp cho xã hội, cả đời cũng chưa từng làm việc gì tốt… Đạo đức xã hội bị lệch lạc cũng từ đây mà ra”, hay “Lao động tạo ra của cải để giúp người khác thì tốt hơn là lối khổ hạnh vô ích”, v.v… Vậy rốt cuộc tu hành có ích gì cho xã hội?

NẮNG HÀNG CAU

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Hàn Mặc Tử

Chừng mươi năm nữa thôi, khi những bà nội, bà ngọai, những cô dì không còn mời nhau những miếng trầu,cưới hỏi không quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau, khi mà những khu vườn được chia nhỏ bề ngang bốn thước để mọc lên những ngôi nhà ống, thì cây cau chỉ còn trong ca dao và thơ của Hàn Mặc Tử mà thôi.

Vì sao các chế độ chuyên chế tấn công nghệ thuật?

Biên dịch: Tram Nguyen

Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

“Degenerate Art,” a Nazi-curated exhibition, at the Haus der Kunst in Berlin, February 1938 | Photo by Reuters

Năm 1937, các nhà lãnh đạo đang lên của Đế chế thứ Ba đã tổ chức hai cuộc triển lãm nghệ thuật ở Munich. Một cuộc, “Triển lãm Nghệ thuật Đại Đức,” trưng bày thứ nghệ thuật mà Adolf Hitler xem là chấp nhận được và phản ánh một xã hội Aryan lý tưởng: những người tóc vàng đặc trưng trong tư thế anh hùng và cảnh quan mục đồng của nông thôn Đức. Cuộc triển lãm còn lại trưng bày cái mà Hitler và những kẻ đi theo gọi là “nghệ thuật suy đồi”: các tác phẩm hiện đại hay trừu tượng, và nghệ thuật của những người bị Đức Quốc xã chối bỏ—người Do Thái, người cộng sản, hoặc những người bị tình nghi thuộc về một trong hai nhóm này. “Nghệ thuật suy đồi” được trưng bày một cách hỗn độn và rối rắm, kèm theo những nhãn dán xúc phạm, graffiti và các mục catalog mô tả “bộ não bệnh hoạn của những kẻ dùng đến chổi vẽ hay bút chì.” Hitler và những kẻ thân cận đã kiểm soát chặt chẽ cách sống và làm việc của các nghệ sĩ trong nước Đức Quốc xã, vì họ hiểu nghệ thuật có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự trỗi dậy hay sụp đổ của nền độc tài của họ, và trong việc hiện thực hóa tầm nhìn của họ cho tương lai của nước Đức.

Một kẻ bênh vực chính quyền Xô Viết

S. Alexievich

Nguồn ảnh: pineappleexplorer.com

Bà đang viết cái gì đấy? Ai cho phép bà làm việc đó? Lại còn chụp hình nữa. Cất ngay cái máy chụp hình ấy đi. Nếu không, tôi sẽ đập vỡ nát nó bây giờ. Ở đâu đến đây, ghi chép linh tinh, bà thích lắm nhỉ?

Tham, nhát gan, vô cảm trong tính cách của người Trung Quốc

Tác giả: Bertrand Russel

Dịch giả: Hán Khanh

24-10-2017

Ở phương Tây có một quan niệm cho rằng, không thể hiểu được người Trung Quốc, trong đầu óc họ chứa đầy những ý tưởng thần bí, khiến người ta khó lường. Cả một quá trình lâu dài, qua những gì được biết về Trung Quốc, tôi cũng có cùng quan điểm như vậy. Nhưng qua một thời gian công tác ở Trung Quốc, tôi thấy rằng nhận định này chỉ thuần túy là những thành kiến chưa được kiểm chứng. Tôi giao lưu trò chuyện với một người Trung Hoa có giáo dục, cho thấy, họ nói năng cũng rất giống người Anh.

Tôi không tin “người phương Đông là loại người dối trá nguy hiểm”. Tôi tin rằng, trong nghệ thuật lừa gạt nhau giữa một người Anh hoặc một người Mỹ, với một người Trung Hoa, thì mười lần có đến chín, mười lần phần thắng thuộc về người Anh hay người Mỹ. Nhưng với đa phần người Trung Hoa nghèo khó, khi giao tiếp với người da trắng có tiền, thông thường là đơn phương dở trò lừa gạt, khi ấy không nghi ngờ gì, người da trắng đương nhiên sẽ bị lừa, nhưng với người quan lại Trung Hoa ở Luân Đôn thì không phải vậy.