Nhất bên trọng, nhất bên khinh

Võ Xuân Sơn

24-8-2019

Hai hôm nay, mạng Facebook, và cả các báo chính thống đều nóng lên với đồng chí đại úy công an Lê Thị Hiền dữ tợn. Hầu như ai cũng lên án chị ta. Cũng có một hai người đề cập đến chuyện nhân viên mặt đất có hành xử sao đó làm chị ta nổi giận. Nhưng chẳng ai bênh vực chị ấy lấy một câu.

Chỉ một số ít người phản đối việc lấy tên giáo sĩ Francisco De Pena và Alexandre De Rhodes đặt tên đường phố ở Đà Nẵng

Nguyễn Văn Nghệ

27-11-2019

Ngày 7/10/2019, Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng cho biết: đang lấy ý kiến dự thảo Đề án đặt tên gần 140 đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2019 trước khi trình HĐND thành phố thông qua tại kỳ họp vào tháng 12 tới.

Trong danh sách đề xuất đặt tên đường lần này của Đà Nẵng, đáng chú ý có hai giáo sĩ (linh mục) Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes. Cụ thể tên tuổi hai vị giáo sĩ này được đề nghị lấy ý kiến để đặt tên cho 2 tuyến đường (7,5m và 10,5m) ở khu đông nam đài tưởng niệm thuộc quận Hải Châu.

Theo ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng, cho biết, hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes có công lao rất lớn trong quá trình tạo ra chữ Quốc ngữ. (1)

Khi Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng lấy ý kiến thì có một số ít cán bộ hưu trí nêu quan điểm không đồng ý với việc lấy tên của hai vị giáo sĩ để đặt tên đường ở thành phố Đà Nẵng.

Quan điểm của một số ít cán bộ hưu trí nêu ra là giáo sĩ Alexandre de Rhodes “không phải là ông tổ và cũng không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ”; “Rhodes viết cuốn Phép giảng tám ngày bằng tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo (Công giáo). Nhưng bên cạnh đó, ông đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo ở Việt Nam (Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo).

Hậu thế suy tôn giáo sĩ Alexandre de Rhodes là ông tổ của chữ quốc ngữ

Nếu nói giáo sĩ Alexandre de Rhodes “không phải là ông tổ và cũng không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ” là hoàn toàn chính xác không ai phản đối cả. Nhưng nếu nói giáo sĩ Alexandre de Rhodes là ông tổ của chữ quốc ngữ cũng không có gì sai.

Ai là ông tổ của Nho giáo? Nho giáo đã hình thành và phát triển trước Khổng tử rất lâu. Đến thời Khổng tử, Ngài chỉ là người “tập đại thành” (2) các tư tưởng Nho giáo cho có hệ thống và Ngài chỉ là người “thuật nhi bất tác”. Với công lao “tập đại thành” như vậy, nên hậu thế suy tôn Khổng tử là “Đại thành chí thánh Văn Tuyên vương”, là ông tổ của Nho giáo, là vị “vạn thế sư biểu”.

Cũng vậy, đối với chữ quốc ngữ, trước giáo sĩ Alexandre de Rhodes, cũng có nhiều giáo sĩ khác quan tâm đến vấn đề dùng chữ La tinh để sáng chế ra chữ quốc ngữ để phục vụ công việc truyền giáo. Việc làm của các vị giáo sĩ ấy còn rời rạc chưa có hệ thống. Đến năm 1651 giáo sĩ Alexandre de Rhodes mới “tập đại thành” và cho ra đời cuốn tự điển mang tên: Việt – Bồ – La (Dictonarium Annamiticum Lusitanum et Latinum – Tự điển An Nam – Bồ Đào Nha – La Tinh). Với công lao “tập đại thành” ấy, nên hậu thế suy tôn giáo sĩ Alexandre de Rhodes là ông tổ của chữ quốc ngữ.

Giáo sĩ Alexandre de Rhodesđã công kích Tam giáo (Khổng – Lão – Phật) ở Việt Nam

Trong Bản kiến nghị (V/v đặt tên đường ở TP Đà Nẵng) gởi ngày 23/10/2019 viết: “Rhodes viết cuốn Phép giảng tám ngày bằng tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo (Công giáo). Nhưng bên cạnh đó, ông đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo (Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo). Thật vậy, Khổng tử được hầu hết người Á Đông xưng tụng là nhà hiền triết, là Vạn thế sư biểu, và nhiều học lý của Nho giáo vẫn còn giá trị đến ngày nay. Còn Phật Thích Ca được Liên Hiệp Quốc đánh giá là một vĩ nhân văn hóa của nhân loại…” (3)

Chúng ta dùng não trạng của con người đang sống ở thế kỷ 21 để đánh giá não trạng của một con người sống ở thế kỷ 17 có quá khắt khe không?

Ngay cả thời đại thông tin toàn cầu chúng ta đang sống đây, các Đấng sáng lập các tôn giáo còn bị hiểu sai lạc, huống chi thời đại của giáo sĩ Alexandre de Rhodes sống. Từ sau năm 1975, thế hệ chúng tôi được giáo dục dưới mái trường xã hội chủ nghĩa và được nhồi nhét tư tưởng công kích Nho giáo. Trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10. Bài “Trung Quốc thời phong kiến” ở mục “Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến” có nhận xét về Nho giáo: “ Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kiềm hãm sự phát triển của xã hội” và gần đây Giáo sư – Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm khẳng định: “Nho giáo và chữ Lễ trói buộc con người, không cho sáng tạo thì rất rõ, không sáng tạo làm sao có phát triển?” (4)

Karl Marx, ông tổ của cộng sản đã nhận định về tôn giáo: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Do đó, dưới mắt của những người cộng sản thì tôn giáo là mê hoặc, ru ngủ quần chúng nhân dân.

Wikipedia tiếng Việt viết về giáo sĩ Alexandre de Rhodes có nhận xét về vấn đề này: “Alexandre de Rhodes từng gọi Phật Thích Ca là ‘thằng hay dối’ trong sách Phép giảng tám ngày. Điều này dựa trên nhận thức của Đắc Lộ về bối cảnh xã hội thời đó, phản ánh thái độ chung của Nho giáo đối với Phật giáo, và cũng là do nhiệt tình truyền giáo của ông”. (5)

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes có “kêu gọi, thúc đẩy thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam” không?

Ngày 8/10/2019 có nhóm Sinh viên Sử 4, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế phỏng vấn Nguyễn Đắc Xuân và Nguyễn Đắc Xuân đã kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes: “Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) và Francisco De Pina, đặc biệt Alexandre de Rhodes có công với Vatican trong sự nghiệp truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, nhưng đối với dân tộc Việt Nam là người có tội, phỉ báng văn hóa và đạo đức Việt Nam, ông đã kêu gọi, thúc đẩy thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam gây ra bao nhiêu chết chóc, đổ nát đau khổ cho dân tộc Việt Nam suốt nhiều thế kỷ” (6)

Trước đây vào năm 2009, khi nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng có ý nguyện hiến tặng tượng giáo sĩ Alexandre de Rhodes cho thành phố Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã bị Nguyễn Đắc Xuân “cản mũi kỳ đà” với bài viết trên tuần báo Giác Ngộ kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes “đã và đang bị các nhà sử học trong và ngoài nước chứng minh rằng đấy là một trong những đầu mối thúc đẩy thực dân Pháp vào cướp nước ta” (7).

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes “là một trong những đầu mối thúc đẩy thực dân Pháp vào cướp nước ta”? Sự thật “vấn đề này từ trước không thấy ai đặt ra. Bỗng đến năm 1998, nhà xuất bản Giao Điểm tại Hoa Kỳ tung ra cuốn ‘Alexandre de Rhodes người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam và chữ quốc ngữ’. Cuốn sách có nhiều bài của nhiều tác giả khác nhau, nhưng tựu trung đều nhằm kết án linh mục Đắc Lộ đã dọn đường cho thực dân Pháp chiếm Việt Nam và phủ nhận công trình của linh mục trong việc cải tiến chữ quốc ngữ. Lập luận của họ căn cứ trên bản dịch quyển ‘Thiên hồ Đế hồ’ của Phan Bội Châu và một đoạn tường trình của linh mục Đắc Lộ trong cuốn ‘Divers Voyages et Missions’ (Hành trình và truyền giáo)” (8).

Lịch sử không thể kết án giáo sĩ Alexandre de Rhodes sửa soạn cho Pháp xâm chiếm Việt Nam. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes bị trục xuất khỏi nước ta vào năm 1645. Quân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Chẳng lẽ giáo sĩ Alexandre de Rhodes có viễn kiến chính trị và biết tính toán trước 200 năm?

Trên các phương tiện thông tin, gọi Nguyễn Đắc Xuân là “Nhà Nghiên cứu lịch sử” (NNCLS), theo tôi thì cần xem xét lại cái gọi là “nghiên cứu lịch sử” của Nguyễn Đắc Xuân khi ông kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes “đã kêu gọi, thúc đẩy thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam”. Như chúng ta biết từ giữa thế kỷ 19, nền kỹ nghệ Pháp phát triển và cần tài nguyên thiên nhiên để cung ứng cho nhu cầu sản xuất kể cả xuất cảng, cho nên vấn đề đi xâm lược là tất yếu: “Như thế, hai sự kiện truyền giáo và ách thực dân cách nhau hơn 2 thế kỷ. Những kẻ nhập nhằng cho rằng giáo sĩ Đắc Lộ là đầu mối dẫn đến sự đô hộ của thực dân Pháp là một nhận định ấu trĩ, sai lạc và cực đoan. Công tâm mà nói, không cần sự hiện diện của giáo sĩ Đắc Lộ hơn 2 thế kỷ trước, thực dân Pháp vẫn phải lùng kiếm thị trường tiêu thụ và vơ vét tài nguyên của các nước bản xứ, chính vì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chuyện đặt ách đô hộ thực dân lên người dân Việt Nam sớm muộn gì cũng xảy ra, vì thực dân Pháp là một cường quốc lúc bấy giờ” (9).

Nhóm người vịn vào đoạn văn: “J’ai cru la France, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui allait à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises. Je suis sorti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape”. (Tôi tưởng nước Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ để chinh phục toàn cõi Đông phương đưa về quy phục Chúa Ki tô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, Cha chúng tôi và Thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời Rô ma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo hoàng – Các cuộc hành trình và truyền giáo [Divers voyagers et missions] của Alexandre de Rhodes, do Cramoisy xuất bản tại Paris năm 1653, ở cuối chương 19) để kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã vận động thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam là một sai lầm rất lớn.

Wikipedia tiếng Việt nhận xét đoạn văn ấy: “Tuy nhiên trên thực tế, cách dùng từ ngữ trong đoạn văn trên đề cập đến việc truyền giáo. Việc cố tình diễn giải thành ý đồ xâm lược là một suy luận ‘chủ quan võ đoán’, thể hiện lập trường ‘hận thù tôn giáo’ (10)”.

Ông cha ta có xem giáo sĩ Đắc Lộ “là địch” không?

Nguyễn Đắc Xuân bảo: “Ba bốn thế kỷ qua, ông cha ta đã xem Đắc Lộ là địch”. Nhận định của Nguyễn Đắc Xuân có “cả vú lấp miệng em” không? Tôi chưa thấy văn bản nào của triều Nguyễn trở về trước kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes “là địch” cả. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, chương VII “Người Âu châu sang Việt Nam” cũng không tìm thấy chỗ nào cả, chỉ thấy đám hậu sinh “khả ố” có lập trường “hận thù tôn giáo” kết tội giáo sĩ “là địch” mà thôi!

Chữ quốc ngữcó thể nói làm mất cả hồn dân tộc?

Khi được hỏi về chữ quốc ngữ, Nguyễn Đắc Xuân trả lời: “Xét về phương diện văn hóa, Việt Nam là nước ở trong vùng sử dụng chữ Hán (cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Từ chữ Hán, chúng ta sáng tạo ra chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta mang đậm hồn dân tộc Việt: ‘Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn’. Còn chữ quốc ngữ chỉ ghi lại âm của từ ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán – Nôm trước đây. Chữ quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc, việc dịch truyện Kiều ra chữ quốc ngữ đã làm mất đi một phần, nếu không nói mất đi rất nhiều giá trị của tác phẩm này. Mặt khác, chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện để truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta. Chúng ta cần phải hiểu, không nên có suy nghĩ ‘nhờ vào chữ quốc ngữ (La tinh hóa) mà tiến bộ văn minh’.”

Năm 2009, nhân việc nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng có ý nguyện hiến tặng tượng giáo sĩ Alexandre de Rhodes cho thành phố Hà Nội, Nguyễn Đắc Xuân cũng đã viết trên tuần báo Giác Ngộ: “Sự thật chữ quốc ngữ có công trong việc truyền đạo Thiên Chúa ở Việt Nam và có tội là đã dựa vào thực dân Pháp đẩy chữ Há n- Nôm của dân tộc vào quên lãng”(11).

Để xét xem chữ quốc ngữ có công hay là có tội với dân tộc Việt Nam, thì chúng ta cùng ngược dòng thời gian xem thử tiền nhân chúng ta nhận định như thế nào.

Phong trào Đông Kinh nghĩa thục ra đời với mục tiêu là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Để phấn đấu cho mục đích mới mẻ này, việc dạy chữ quốc ngữ trở thành nhiệm vụ hàng đầu của Đông Kinh nghĩa thục. Trong bài “Chiêu hồn nước” đã đề cao chữ quốc ngữ, xem chữ quốc ngữ là hồn, là tinh hoa của dân tộc:

“Chữ quốc ngữ là hồn trong nước/ Phải đem ra tỉnh trước dân ta/ Sách Âu Mỹ, sách Chi na/ Chữ kia, chữ nọ dịch ra tỏ tường/ Công, nông, cổ trăm đường cũng thế/ Họp bày nhau thì dễ lo toan/ Á Âu chung lại một lò/ Đúc nên tư cách mới cho rằng người”. Tại sao các cụ xuất thân từ cửa Khổng sân Trình trong Phong trào Đông Kinh nghĩa thục không khuyến khích dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm mà lại sử dụng chữ quốc ngữ?

Do “Nguyên lý của chữ Nôm là mượn âm tiếng Hán mà không mượn nghĩa. Ngược lại cũng có trường hợp chỉ mượn nghĩa chữ Hán mà không mượn âm. Chính thực tế này đã làm cho chữ Nôm khó nhớ, vì khó nhớ nên khó học do phải ghép các nét chữ liên tục, đồng thời một chữ lại có nhiều cách đọc, thậm chí phải vừa đọc vừa đoán. Điểm hạn chế này của chữ Nôm cộng với điều kiện ngặt nghèo của cuộc sống, công nghệ in ấn đơn giản, vật liệu thô sơ, tính kỹ thuật thấp và đó chính là nguồn gốc của khái niệm: Tam sao thất bản (ba lần sao chép mất bản gốc)” (12).

Ngày 28/3/1907 tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử văn hóa ở phía Bắc Việt Nam ra đời. Đó là tờ Đăng cổ tùng báo (Tờ báo chia làm đôi: ½ là Hán văn, ½ là quốc ngữ, có nội dung riêng rẽ).

Ngay số báo đầu tiên của tờ Đăng cổ tùng báo có bài “Người An Nam nên viết chữ An Nam” thực sự mang tính tuyên ngôn của tờ báo: “Nước Nam xưa nay vẫn có tiếng nói, mà tiếng An nam lại hay được một điều là cả nước nói có một thứ tiếng… Nhưng vốn chỉ có tiếng nói, không có chữ viết, đến khi học chữ tầu, rồi mới lấy chữ Tầu ghép ra thành một lối riêng, gọi là chữ Nôm. Chữ Nôm tuy viết quấy quá cũng thành ra giạng chữ, nhưng không có mẹo mực gì, ai muốn viết thế nào thì viết, thường phải cao đoán mới đọc được thông…bây giờ có người Phương tây đến, bày ra chữ quốc ngữ, chắp vần theo như chữ các nước Phương tây, có mẹo mực, ba là ba, bốn là bốn, không thể sai được mà học dễ biết là bao nhiêu; sáng ý thì chỉ vài ngày, ngu đần thì trong một tháng cũng phải thông” (13).

Tháng 11/1907 thực dân Pháp quyết định dập tắt Đông Kinh Nghĩa Thục, họ bắt bớ, cầm tù, thậm chí tử hình một số thành viên của phong trào. Tờ Đăng cổ tùng báo đương nhiên phải chấm dứt hoạt động. Sự nghiêp “khai dân trí” có quy mô lớn của đất nước bị phá bỏ.

Như vậy việc thực dân Pháp cho đóng cửa tờ Đăng cổ tùng báo cho ta thấy, chữ quốc ngữ đâu phải là “một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta” như lời phát biểu của Nhà Nghiên cứu Lịch sử Nguyễn Đắc Xuân!

Ngày 29/7/1938 Hội Truyền bá chữ quốc ngữ chính thức được thành lập theo Quyết định số 3622-A của Thống sứ Bắc Kỳ là Yves Charles Châtel ký. Hội thành lập với mục đích là truyền bá chữ quốc ngữ đẻ người dân biết đọc biết viết, từ đó có thể dễ dàng tiếp cận các điều thường thức cần thiết cho cuộc sống hiện tại. Hội trưởng là Nguyễn Văn Tố và các thành viên là Bùi Kỷ, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Lê Thước…

Nếu nói “Chữ quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc” như Nguyễn Đắc Xuân nhận định, thì xin hỏi Nguyễn Đắc Xuân là các tác phẩm ông viết bằng chữ Hán – Nôm hay là chữ quốc ngữ? Nếu ông viết bằng chữ quốc ngữ thì chính ông là người làm cho những đứa con tinh thần của ông “mất cả hồn dân tộc”. Ngoài ra con cháu của ông rất thông thạo chữ Hán – Nôm? Và nếu có cuộc trưng cầu dân ý về việc dân tộc Việt Nam nên dùng chữ Hán – Nôm hay chữ Quốc ngữ, liệu Nguyễn Đắc Xuân và con cháu ông chọn chữ nào đây?

Chữ Quốc ngữ đã biến thành “linh hồn” của dân tộc

Ngoài ra Nguyễn Đắc Xuân còn nói: “Chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta. Chúng ta cần phải hiểu, không nên có suy nghĩ ‘nhờ vào chữ quốc ngữ (la tinh hóa) mà tiến bộ, văn minh’.”

Sinh thời, Wilhelm von Humboldt nói: Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc. Mục đích của người sáng lập ra chữ quốc ngữ với mục đích để truyền đạo mà thôi, nhưng sau đó chúng ta tiếp thu và biến nó thành “linh hồn” của dân tộc. Chữ quốc ngữ đã trở thành linh hồn của dân tộc Việt Nam. Ngày 3/10/2015 tại Hội thảo ở Phú Yên với chủ đề “Chữ Quốc ngữ: Sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hóa Việt Nam”, PGS-TS Võ Văn Sen – Hiệu trường Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Đại học Quốc gia TP.HCM phát biểu: “Tiếng Việt ngày nay như một chiếc cầu nối đưa văn hóa Việt Nam ra ngoài thế giới và góp phần đưa văn hóa thế giới đến với dân tộc Việt Nam. Có được diện mạo và có được một sức hút mãnh liệt như hiện nay, tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới cũng trải qua bao thăng trầm cùng với dân tộc” (14).

Cũng vậy, khi thực dân Pháp xây dựng cầu Trường Tiền ở Huế với mục đích là phục vụ cho chiến tranh và khai thác thuộc địa chứ không có ý định phục vụ cho việc đi lại của người dân Việt Nam. Nhưng sau khi Pháp rút đi thì cầu Trường Tiền được người dân Huế tu bổ, tôn tạo và biến nó thành biểu tượng của xứ Huế. Vậy người dân xứ Huế nói riêng và người dân cả nước nói chung có nên biết ơn thực dân Pháp không? Tục ngữ Việt Nam có câu: “Ơn kẻ dữ không ơn chi người lành”. Bài đồng dao “Nhớ ơn”: “Ăn một bát cơm/ Nhớ người cày ruộng/ Ăn đĩa rau muống/ Nhớ người đào ao…” đáng để cho Nguyễn Đắc Xuân suy ngẫm!

Nhất định không đặt tên đường Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes, dù là đường lớn hay đường nhỏ

Nguyễn Đắc Xuân nói: “Đặt tên đường là vinh danh cho một nhân vật có công, chúng ta không thể phớt lờ đi được những vấn đề đó. Khi đã vinh danh thì phải vinh danh những người có công với đất nước, với dân tộc. Còn với hai nhân vật này (Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes- T/g) dù là đặt tên đường lớn nhỏ gì cũng không được, vì như thế là đã vinh danh họ”.

Không biết khi phát biểu câu này, Nguyễn Đắc Xuân có “uốn lưỡi” không? Ở TP. HCM tên giáo sĩ Alexandre de Rhodes được đặt cho một con đường trước Hội trường Thống Nhất. Vậy xin hỏi Nguyễn Đắc Xuân: Các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (đồng chí của Nguyễn Đắc Xuân) thuộc đảng bộ TP.HCM “lú” hết rồi sao mà lại đem tên của một tội đồ dân tộc đặt cho một con đường trang trọng ở TP.HCM?

Kết luận

Trong thời gian qua, đây đó trên đất nước Việt Nam đã có những Hội thảo về chữ quốc ngữ với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử không mang “hận thù tôn giáo” và qua đó vinh danh các giáo sĩ có công trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ. Nhưng cũng có một số ít người mang tâm lý “hận thù tôn giáo” cố tình xuyên tạc công lao của các giáo sĩ đã có công trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ.

Theo tôi trong tương lai sẽ còn nhiều Hội thảo về chữ quốc ngữ và qua đó vinh danh các giáo sĩ có công trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ. “Tháng 12 tới, Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo 100 năm tôn vinh chữ Quốc ngữ. Ông Hùng cho biết, các chuyên gia sẽ tiếp tục đánh giá về những cống hiến của hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes, từ đó dư luận có cái nhìn khách quan hơn”. Lời phát biểu của ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể Thao Đà Nẵng rất là hợp với câu ngạn ngữ: “ Chó sủa thì chó cứ sủa, đoàn người đi cứ đi”.

Thái độ bao dung, vị tha, biết ơn… là đức tính của những người Việt chân chính.

Nguyễn Văn Nghệ

Phú Lộc Tây – Thị trấn Diên Khánh – Khánh Hòa

_______

Chú thích

1- Bài viết: Đà Nẵng lấy ý kiến đặt tên đường hai giáo sĩ có công chế tác chữ Quốc ngữ- T/g Nguyễn Thành: baomoi.com/da-nang-lay-y-kien-dat-ten-duong-hai-giao-si-co-cong-che-tac-chu-quoc-ngu/c/32471693.epi

2- Tập đại thành: theo Từ điển Hán Việt của Trần Văn Chánh, Nxb Trẻ trang 2136 giải thích: “Góp hết lại, thu góp rộng rãi đầy đủ (thu góp các ý kiến, tài liệu, sách vở để dựng nên một học thuyết lớn, một tác phẩm lớn)”: 3- sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7387

xuandienhannom.blogspot.com/2019/11/ai-tri-an-ai-boi-bac-trong-coi-tran-ai-ai.html

4- Bài viết: Nho giáo và chữ Lễ có ‘trói buộc con người’ không? nghiencuuquocte.org/2019/06/26/nho-giao-va-chu-le-co-troi-buoc-con-nguoi-khong/

5- vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes

6- sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7387

xuandienhannom.blogspot.com/2019/11/ai-tri-an-ai-boi-bac-trong-coi-tran-ai-ai.html

7- Bài viết: Bản thân chữ quốc ngữ “có tội” với dân tộc Việt Nam không?

nghiencuulichsu.com/2016/08/31/ban-than-chu-quoc-ngu-co-toi-voi-dan-toc-viet-nam-khong/

8- Bài viết: Alexandre de Rhodes và việc hội nhập văn hóa Việt Nam. T/g Mặc Giao

vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/alexander-de-rhodes-va-viec-hoi-nhap-van-hoa-viet-nam

9- Bài viết: Đạo cộng sản, T/g Mặc Giao

vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=115656

10- Bài viết: Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes dẫn đến các dẫn dụng khác nhau. T/g Chương Thâu: talawwas.org/talaDB/showFile.php?res=7314&rb=0302

– Bài viết: Những kẻ kiến nghị đã dung tài liệu giả để vu khống. T/g Nhã Hoàng

xuandienhannom.blogspot.com/2019/11/nhung-ke-kien-ngh-dung-tai-lieu-gia-e.html

vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes

11- Xem bài viết: Bản thân chữ quốc ngữ “có tội” với dân tộc Việt Nam không?

12- Bài viết: Nguyễn Văn Vĩnh với tiếng mẹ đẻ và chữ quốc ngữ. T/g Nguyễn Lân Bình: chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nguyen-van-vinh-voi-tieng-me-de-va-chu-quoc-ngu.html

13- Bài viết: Nguyễn Văn Vĩnh với tiếng mẹ đẻ…

14- Bài viết: Bản thân chữ quốc ngữ “có tội” với dân tộc Việt Nam không?

“Phi thường lắm” – Không thể tiêu hóa được

Phạm Liêm

24-2-2020

Cô Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương, Gia Lai. Ảnh: Thanh Niên

Tôi không bình thơ. Tôi không bàn tới ngôn ngữ, nhạc điệu, niêm luật, hay dở. Tôi chỉ đơn thuần bàn tới tính đạo đức và ý thức trách nhiệm của bài thơ “Tổ quốc ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh.

Có cần đòi hỏi người ta xin lỗi?

Nguyễn Đình Cống

21-8-2020

Mấy lúc nay rộ lên chuyện người này kẻ nọ (A) công khai xúc phạm ông ấy bà kia (B). Thế rồi nhiều người đòi hỏi A phải công khai xin lỗi B, trong lúc hình như B không yêu cầu việc đó. Phải chăng đây là thái độ của những người ngoài “Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”. Không biết đòi hỏi thế để làm gì.

Con Trâu vàng sẽ xoay chuyển được tình thế

Trần Gia Huấn

12-2-2021

Chúng ta vừa trải qua một năm với vô vàn những biến cố tang thương. Đại dịch thế kỷ do virus Vũ Hán gây nên. Vụ nổ phi nguyên tử lớn nhất trong lịch sử nhân loại tại Beirut, Lebanon. Lũ lụt triền miên ở miền Trung Việt Nam. Những khác biệt về chủ thuyết, chính trị, hay chứng kiến cay đắng đến mức nhiều cuộc biểu tình, bạo loạn quy mô lớn nổ ra dữ dội, kéo dài trên khắp mọi châu lục.

Lạc lõng dưới trần gian

Phạm Đình Trọng

15-5-2021

4.4. Tân Mão (2011) – 4. 4. Tân Sửu (2021)

10 NĂM NHÀ VĂN TRẦN HOÀI DƯƠNG RỜI CHỐN BỤI TRẦN VỀ CÕI NGƯỜI HIỀN

Nhân dân còn sức đâu mà “góp ý”!

Lê Huyền Ái Mỹ

26-9-2021

Tại buổi họp báo chiều 26-9, ông Phạm Đức Hải – Phó trưởng Ban chỉ đạo chống dịch TP.HCM – cho biết, đặt trong kế hoạch công tác tu sửa tôn tạo tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo và cải tạo, chỉnh trang công viên Mê Linh, dự kiến ngày 30-9 tới đây TP sẽ tiếp tục khởi công cải tạo, chỉnh trang khuôn viên bến Bạch Đằng (đoạn từ cột cờ Thủ Ngữ cho đến đoạn đối diện bảo tàng Tôn Đức Thắng).

Văn hóa (Phần 4)

Nguyễn Thông

11-12-2021

Tiếp theo Phần 1 − Phần 2Phần 3

Chốt lại những ý ở các phần bài trước, rằng không phải cứ cái gì của phong kiến cũng là xấu, là phải bỏ và thay bằng cái mới. Có những giá trị đã được thử thách, chịu cuộc dâu bể và tồn tại mãi tới ngày nay. Lễ chính là thứ giá trị ấy, thành thứ chuẩn mực đạo đức, lối sống, văn hóa, đã là con người thì phải có nó, không thể bỏ được.

Chính trị và thể thao

Dương Quốc Chính

24-5-2022

Chủ tịch nước VN Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, cựu Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân… tới dự khán trận chung kết môn bóng đá nam ở SEA Games 31. Ảnh: TTXVN

Hồi phương Tây cấm vận một số môn thể thao của Nga thì anh em thiện lành và ‘bò Nga’ nhao nhao phản đối là không được chính trị hóa thể thao.

Sự cảm nhận cái đẹp là cần thiết và vật chứng của tội ác

Đoàn Bảo Châu

8-8-2022

Một bạn nhắn: “Anh ơi, em thấy cái toà nhà 58 Tây Hồ trông được đấy chứ, sao thấy anh ác cảm với nó thế?”

Người dân còn bị sỉ nhục đến bao giờ?

Nguyễn Trường Sơn

9-12-2022

Tôi nghĩ không có gì là quá đáng khi người dân đòi hỏi công chức làm tròn trách nhiệm tối thiểu của họ. Trong đó bao gồm hoàn thành các trọng trách mà công việc yêu cầu, có thái độ làm việc chuyên nghiệp, ứng xử với người dân một cách văn minh và ân cần, và nói năng một cách mà ai cũng có thể hiểu.

Xấu hổ với đề xuất của trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội

Chu Mộng Long

6-3-2023

Bằng cấp là thang đo trình độ học vấn trong hệ thống giáo dục và đào tạo hiện đại. Sau bằng tốt nghiệp phổ thông, người học chuyên sâu một lĩnh vực học thuật, sẽ được cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Lưu ý, khái niệm “học thuật” chỉ toàn bộ những giá trị được học tập, nghiên cứu và khám phá trong một chuyên môn nào đó như thần học, toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn…

Tô Thùy Yên: Kinh khổ

Từ Thức

20-5-2023

Tô Thuỳ Yên ra đi ngày 21/5/2019.

Văn hóa Nga ngày nay trông như thế nào?

Nataliya Zhynkina

10-7-2023

Người Nga tuyệt vọng tìm kiếm sự hỗ trợ cho tội ác của họ chống người dân Ukraine từ bất kỳ quốc gia nào từng gọi Nga là bạn. Ít nhất được hỗ trợ theo một cách nào đó, ít nhất là trong một cái gì đó. Bộ máy tuyên truyền của Nga đã tìm ra một hình thức thuận tiện cho sự hỗ trợ như vậy, một sự hợp tác được cho là trung lập và một vỏ bọc rất hiệu quả – họ quyết định sử dụng “văn hóa”.

Chấn hưng văn hóa, từ công quỹ đến tài sản cá nhân

Blog VOA

Trân Văn

19-9-2023

Sở dĩ Bộ VHTTDL bị chỉ trích kịch liệt bởi tối 13/9/2023 vẫn tổ chức “Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa Thể thao Du lịch lần thứ nhất” sau khi chung cư mini tại quận Thanh Xuân, Hà Nội phát hỏa lúc rạng sáng 13/9/2023, khiến 56 người Việt thiệt mạng.

Bức ảnh đoạt giải nhất cuộc thi nhiếp ảnh thế giới CEWE 2023 là ảnh dàn dựng

Đỗ Duy Ngọc

14-11-2023

Bức ảnh “warung kopi” (quán cà phê) giành được giải nhất CEWE Photo Award 2023 là ảnh dàn dựng. Nguồn ảnh: Twitter.com/ ColminIndonesia

Ngồi trộm

Tạ Duy Anh

22-12-2023

Một từ thuộc bản quyền của quái nhân Phạm Lưu Vũ.

Ngồi trộm, là lợi dụng sơ hở của thế gian, nhảy tót vào chỗ không phải dành cho mình. Đức mỏng, tài hèn, nhân cách mạt rệp, cả đời xu nịnh mà lại háo danh và tham lam, thì chỉ còn cách ngồi trộm, mới mong có cơ hội vỗ ngực và cái chính là để lấy trộm.

Hồn Việt: “Xa thương, gần thường”?

Mạc Văn Trang

29-1-2024

Tôi cảm thấy dân ta ở trong nước ngày càng “nhạt” dần với Tết Nguyên đán. Trước đây Tết là dịp để đoàn tụ gia đình, họ hàng, làng xóm, tưởng nhớ tổ tiên. Nay Tết nhiều bạn trẻ lại coi là dịp đi du lịch.

Bà xã tôi rủ bà bạn hàng xóm ở đơn thân, Tết sang ăn Tết cho vui. Bà bảo, Tết phải vào phố, trông nhà cho con. Cả nhà nó đi du lịch. Có một số người còn đề nghị, bỏ “Tết Ta”, tập trung vào “Tết Tây” để hội nhập với thế giới.

Chuyện đời sống Hà Nội 1980 (Kỳ 3)

Vương Trí Nhàn

28-2-2024

Tiếp theo kỳ 1 và kỳ 2

Hai cán bộ công đoàn Đức sang Việt Nam, vào TP.HCM, quay ra tới sân bay Nội Bài. Xe đi đón hỏng, nằm ở Gia Lâm chữa, bắt họ phải ngồi sân bay chờ mấy tiếng. Về Hà Nội họ chỉ kêu: Cho chúng tôi uống nước. Uống xong họ bỏ về khách sạn, không dự chiêu đãi.