Có một thời mùa xuân như thế đó!

Người Việt TD Utah

Thi Phương

12-2-2018

Tết đang phôi pha trong ký ức ngày càng nhạt nhòa theo thời gian. Trong số chúng ta, người đến “vùng đất hứa” này lâu nhất cũng hơn 42 năm, nhưng cái Tết ngọt ngào, ấm cúng, gần gũi của một thời đối với chúng ta đã hoàn toàn chết sau ngày 30-4 năm đó. Đó là một sự thật có thể kiểm chứng rõ ràng.

Không ít người vẫn trở về hàng năm “ăn Tết” tại quê nhà, với lý do bên này có Tết đâu mà ăn, trong khi không có tập quán dân tộc nào gần gũi với chúng ta hơn ba ngày Tết. Nhưng sự thực thì Saigon còn đâu nữa, người Saigon còn đâu nữa mà ăn Tết Saigon. Sự xa lạ của TPHCM ngày nay – đường xá, phố phường, khu xóm, và con người, từ cách ăn mặc đến ăn nói – chỉ làm cho chúng ta thêm ngâm ngùi – nếu còn biết cảm nhận những mất mát như “Thăng Long Thành Hoài Cổ”.

VN: Sách về ‘người đi tù vì hát nhạc vàng’ bị đình chỉ

BBC

13-2-2018

Cục Xuất bản in và Phát hành “yêu cầu xem xét lại tính xác thực của một số chi tiết” trong cuốn sách này. Ảnh: internet

Một nhạc sĩ nói với BBC rằng việc tạm dừng phát hành cuốn hồi ký của ông ‘Lộc Vàng’ cho thấy là phía tuyên giáo vẫn muốn “ôm chặt một hệ thống tư tưởng cố cựu.”

Sách vừa bị tạm dừng phát hành là cuốn ‘Cung Đàn Số Phận’ của tác giả Kỳ Duyên/Kim Dung, do Công ty Alpha Books ở Hà Nội liên kết với Nhà xuất bản Hội Nhà Văn in và phát hành.

Dalat Palace hôm nay: sự suy vong của một di sản kiến trúc?

Mai Thái Lĩnh

8-2-2018

Vào cuối năm 2017, giữa lúc các nhà quy hoạch công bố một cách ồn ào dự án 3 ngàn tỷ để “hiện đại hóa khu phố trung tâm” Đà Lạt thì ở một vị trí trung tâm khác (trung tâm của toàn thành phố chứ không chỉ là khu phố trung tâm), một sự kiện đã xảy ra một cách khá lặng lẽ nhưng chắc chắn sẽ để lại những hậu quả không thể lường trước cho tương lai của thành phố du lịch nổi tiếng này…

Nguyễn Quang Thạch: “Ngôi mộ Tổng thống Mỹ nhỏ hơn ngôi mộ người nghèo ở làng tôi”

RFA

Hòa Ái

7-2-2018

Anh Nguyễn Quang Thạch viếng mộ Tổng thống John F. Kenedy tại nghĩa trang Arlington, Hoa Kỳ. Hình chụp ngày 27/01/18. Ảnh: Nguyễn Quang Thạch

Nguyễn Quang Thạch, người thành lập chương trình “sách hóa nông thôn” ở Việt Nam, chia sẻ về chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của anh để nhận giải thưởng của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ “Literacy Award” năm 2017 về phổ biến tri thức.

Học hỏi cách truyền tri thức cho trẻ em ở Mỹ

Đi kiếm củi

Lò Văn Củi

7-2-2018

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Mấy bữa nay làm gì hông thấy ghé? Chuẩn bị ăn Tết lớn hả?

Anh Năm Ba gác hỏi tiếp:

– Bữa qua thấy chở lỉnh kỉnh một bao đầy nhóc. Đích thị ăn Tết lớn như ông Hai nói rồi chứ gì.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 19)

Trình Bút

7-2-2018

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9Phần 10Phần 11Phần 12Phần 13 Phần 14Phần 15Phần 16Phần 17Phần 18

III. Hoang ngôn của các “bậc cao minh, hiền triết, trí thức” và “người của công chúng”

Phần 19: “Người của công chúng”

* Hoang ngôn: Tôi có dịch đâu, tôi bịa mà”.

* Tác giả: MC Lại Văn Sâm – Đài truyền hình Việt Nam

* Hoang ngôn: Bà ấy cũng là người Việt Nam“.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 18)

Trình Bút

5-2-2018

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9Phần 10Phần 11Phần 12Phần 13 Phần 14Phần 15 — Phần 16Phần 17

III. Hoang ngôn của các “bậc cao minh, hiền triết, trí thức” và “người của công chúng”

Phần 18: 1- Các bậc “cao minh”, “hiền triết”, “trí thức”

* Hoang ngôn: “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, đứa cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.”

Lãnh đạo cấp cao và người có công trạng

FB Huỳnh Ngọc Chênh

5-2-2018

Ảnh: internet

Các vị lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước tự duyệt đề án xây dựng nghĩa trang trị giá 1.400 tỉ đồng với hằng trăm ha đất đai để “dành chôn cất các lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước, các anh hùng, danh nhân” là các vị đã đương nhiên mặc định mình là người có công trạng cho đất nước còn trên cả anh hùng và danh nhân.

Lãnh đạo cao cấp không hề đồng nhất với người có công trạng.

Kiến nghị: chuyển nghĩa trang cho CB cao cấp thành nghĩa trang liệt sĩ 17/2/1979

FB Mạc Văn Trang

4-2-2018

Ảnh: internet

Kính thưa các vị Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ,

Đúng dịp Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng CSVN thì báo chí đưa tin “Sáng 1/2, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức lễ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội”…

“Chính phủ chi 1.400 tỷ đồng xây nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp”, tức là bằng tiền thuế của Dân…

Những ca khúc về Mậu Thân 68: Tính nhân bản của người miền Nam

RFA

2-2-2018

Bìa nhạc ca khúc Cơn mê chiều của nhạc sĩ Minh Khôi. Ảnh: internet

Bên cạnh những nhân chứng còn sống, bên cạnh những lời ghi chép để lại trong lịch sử vẫn chưa đầy đủ, thì âm nhạc là nơi lưu giữ, là 1 thực thể hiển hiện rõ nhất sự thật về biến cố Mậu Thân 1968.

Nhìn ở 1 góc độ nào đó, 5 ca khúc: “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy”; “Những con đường trắng” của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng; “Hát Trên Những Xác Người” hay còn gọi “Bài Ca Cho Những Xác Người” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; Cơn Mê Chiều của nhạc sĩ Minh Khôi là 5 trang sử nhạc ghi lại một cuộc thảm sát dân tộc chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng người dân Việt Nam.

Một chuyện tang ma

FB Mai Quốc Ấn

3-2-2018

Ảnh: internet

“Nghĩa trang quốc gia sẽ được xây dựng khang trang rộng rãi, là nơi an nghỉ, khu tưởng niệm lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các anh hùng, danh nhân của đất nước sau khi từ trần.”

Dự án 1.400 tỉ đồng để xây nghĩa trang Quốc gia là một dự án rất hay!

Lý do là một trong các yếu tố khoa học trước khi thực hiện là cần khảo sát xã hội học đối với đối tượng thụ hưởng lẫn đối tượng bị tác động của dự án. Hơn một trăm hộ dân cần giải tỏa mà đồng ý thì thuộc nhóm bị tác động bởi dự án đã đồng ý. Nhưng hơn 95 triệu dân cũng bị ảnh hưởng bởi tiền thuế được đóng có lẽ cần được hỏi xem nên đêm ngân sách xây nghĩa trang Quốc gia hay không?

Tiếp nữa là nên công bố khảo sát lãnh đạo Đảng và Nhà nước, anh hùng và danh nhân nào nằm trong nghĩa trang ấy. Họ vừa là đối tượng thụ hưởng vừa là đối tượng chịu tác động của dự án ấy cơ mà. Về mặt bị tác động, không lẽ ý nguyện được chôn cất ở quê nhà của người được thụ hưởng không được thực hiện. Và có khi nào có cưỡng chế đám ma nên chôn ở đâu không?

Lại nói chuyện tâm linh thì cái nghĩa trang Quốc gia ấy chắc gì là “đất đẹp” để chôn? Tôi biết có rất nhiều người tin phong thủy và tốn tiền tỉ để có một huyệt mộ tốt cho cháu con về sau. Chôn ở đó đẹp phong thủy hay không thì… chưa biết.

Chỉ biết, cuối cùng thì chúng ta sẽ chết! Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các anh hùng, danh nhân của đất nước rồi cũng phải chết về mặt sinh học. Họ “sống” trong lòng dân nếu họ biết lo cho dân cho nước chứ có nghìn nghĩa trang với vạn lần tưởng niệm mà dân chắn ghét, oán thán thì nhiều khi mả đẹp mà mồ không yên…

Chỉ là nằm dưới lỗ như xưa nay hay hỏa thiêu đem lên chùa hay rắc sông, rải đồng. Nhưng cách chọn chết thế nào mới là vấn đề….

Ai xem Đạo mộ bút ký mới thấy bọn trộm mộ nhắm tới mộ người giàu ra sao. Nước mình cũng có chuyện quật mộ kẻ thù để trả hận xưa. Lan man chuyện xưa thôi, mọi người đừng nghĩ gì nhiều nha…

Cái nghĩa trang 1.400 tỉ ấy tính ra cũng hay lắm. Nó đo được lòng dân lẫn lòng cán bộ ra sao đấy!

Cán bộ Đảng và Nhà nước chức to (thậm chí rất to) mà tôi biết và hỏi chẳng ai có nhu cầu chui vô nghĩa trang Quốc gia cả. Loại lập dự án ăn tiền dân thì xứng đáng chui vào lỗ hơn. Lỗ của “lò”! Lò đốt bọn tham lam.

Status sau tôi sẽ viết về thần tượng của chị em là thủ môn Tiến Dũng đẹp trai. Và kẻ xoa tay sau khi tung tin làm rộn dư luận để quên chuyện kỳ quan Sơn Đoòng bị xâm phạm. Có kịch bản cả đấy!

Mấy bài học từ U23 Việt Nam

FB Mạc Văn Trang

3-2-2018

Đội hình U23 Việt Nam. Ảnh: internet

Những chiến thắng của U23VN tại vòng chung kết U23 châu Á 1/2018 đã thổi bùng ngọn lửa phân khích tột độ của dân ta. Nhưng hưng phấn tâm – sinh lý thì lên cực điểm nhanh, rồi xẹp cũng nhanh! Vấn đề còn lại, là rút ra bài học gì? Có mấy điều xin cùng chia sẻ…

Quá giang

Blog VOA

Trân Văn

3-2-2018

Đội tuyển U23 Việt Nam. Ảnh: AFC

Không ai ngờ số người, số vụ quá giang đội tuyển U23 Việt Nam, ăn theo thành tích của họ tại Giải vô địch U23 châu Á lại đông đến như vậy…

***

Sau khi vắt kiệt sức trong trận tranh cúp với đội tuyển U23 Uzbekistan vào chiều 27 tháng 1, đội tuyển U23 Việt Nam quay về Việt Nam vào sáng 28 tháng 1. Chuyện đội tuyển U23 Việt Nam hiện diện tại trận chung kết đã khiến kế hoạch di chuyển của cả đội từ phi trường Thường Châu (Trung Quốc) về phi trường Nội Bài (Việt Nam) thay đổi. Những “người hùng” tại Giải vô địch U23 châu Á không quay về bằng phi cơ của Vietnam Airlines như dự tính vì hãng hàng không Vietjet cử hẳn một “chuyên cơ” sang đón họ. “Chuyên cơ” không chỉ khiến công chúng sôi lên vì giận, Vietjet phải lên tiếng xin lỗi vì để những vũ công ăn mặc hở hang, ưỡn ẹo giống như mời chào các cầu thủ trẻ, Cục Hàng không Việt Nam phải vội vàng xử phạt Vietjet,… mà còn làm dấy lên thắc mắc về việc chọn… “chuyên cơ”.

Di sản tâm linh nặng trĩu

FB Ngyễn Tiến Tường

2-2-2018

Ảnh: internet

Tôi chỉ có thể thốt lên như thế với quy hoạch nghĩa trang quốc gia 1.400 tỷ đồng cho cán bộ cao cấp. Nghìn tỷ trong bối cảnh hiện tại, là một miếng khi đói, là nắm thóc mùa giáp hạt. Là bao nhiêu trường học bệnh viện. Nơi nghĩa trang tọa lạc, rồng chầu hổ phục, phong thủy hữu tình. 105 hộ dân phải nhường chỗ cho người nằm xuống.

Làm Yên Trung, cũng đồng thời nâng cấp mở rộng Mai Dịch thành công viên quốc gia. Tôi nghĩ đến viễn cảnh một trăm hoặc hai trăm năm nữa, đất nước đã dành dụm được những gì. Nhưng chắc chắn, sẽ có thêm nhiều công trình như vậy. Người sống dần nhường chỗ để tôn vinh người mất. Không bà con họ hàng, không thọ ơn hưởng phước!

Tản mạn cuối năm: Đinh La Thăng, U23 Việt Nam và Bi kịch dân tộc

Viet-Studies

Nguyễn Trọng Bình

1-2-2018

Ông Đinh La Thăng khi đang là Bí thư Thành uỷ TP HCM, dự khán một trận đấu của U23 VN. Ảnh: Báo NLĐ

1. Truyền thông và “nghệ thuật sắp đặt” hay là “ăn cơm Chúa, múa tối ngày”?

Có một sự trùng hợp (mà theo tôi là hoàn toàn không ngẫu nhiên) là sáng ngày 08/01 khi phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng được mở ra thì gần như trên các phương tiện truyền thông chính thống cũng đồng loạt đăng và dẫn lại (cùng nội dung khác tiêu đề) bài viết của ông Trương Tấn Sang – nguyên Chủ tịch nước bàn về sự thịnh suy của dân tộc và đất nước trong lịch sử đồng thời liên hệ với thực tiễn công cuộc chống tham nhũng của chính quyền hiện thời. Đọc kỹ bài viết này sẽ thấy có một bàn tay của ai đó đã “sắp đặt” và “đạo diễn” để nó xuất hiện cùng ngày, cùng thời điểm với phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm.

Một giai thoại nhỏ, một bài học lớn

FB Từ Thức

1-2-2018

Văn phòng giám đốc đại học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp ông giám đốc. Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ quần áo bình dân của bà, trả lời: ông giám đốc rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn. Đúng ra, ông chỉ quen tiếp những trí thức danh tiếng, những người gia thế, có vai vế trong xã hội.

Có quá rẻ – Cái giá của sự đánh đổi?

FB Trần Bích Hà

29-1-2018

Như một người Việt Nam có lương tri – tôi không bao giờ tán thành việc sử dụng các sự kiện có tính chất lịch sử hoặc có ý nghĩa tâm lý đối với xã hội, hoặc tên tuổi những người anh hùng, để quảng bá cho thương hiệu của cá nhân hoặc công ty nào đó. Chỉ riêng cái việc họ bỏ tiền giúp đỡ, tài trợ…, là đủ để xã hội và người được giúp đỡ ghi nhận rồi. Nhưng nếu cố dấn lên để bắt người nhận phải cầm bảng hiệu tên công ty toe toét chụp ảnh đưa lên báo chí – sẽ biến sự kiện tài trợ thành sự đánh đổi thô bạo, hoặc đúng hơn là sự cưỡng duyên một cách lố bịch.

Những tấm ảnh nói lên ngàn lời

Thạch Đạt Lang

30-1-2018

Sáng sớm, pha ly cà phê Diamond, chưa kịp uống đã thấy miệng đắng ngắt. Hình ảnh bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội tươi cười, xoa đầu một tuyễn thủ U23 đang cúi người bắt tay bà vô cùng thành kính (chưa phân ưu).

Chủ tịch QH xoa đầu tiền vệ Quang Hải. Ảnh: VNN

Tấm ảnh cho thấy, không biết vì nguyên nhân nào sự phản cảm lộ rõ trên mặt nhiều tuyển thủ U23. Vài người cúi mặt, có người nhăn mặt, biểu lộ sự khó chịu, bực bội, có người quay đầu nhìn đi chỗ khác.

Thòng tay dài

Lò Văn Củi

30-1-2018

Anh Bảy Thọt búng tay cái chóc, hào hứng nói:

– Chị Tư, chị nên học hỏi, chị nên tổ chức một bữa cho mí em xinh đẹp, séc xỳ tươi mát, lạng qua lạng lại, uốn éo tới lui để tri ân khách hàng lâu năm cái coi. Ngồi uống ở quán chị cái mông chai như đít khỉ mà có thấy được là khách hàng thân thiết, đặc biệt chi đâu. Vả lại, chắc chắn quán sẽ nổi như cồn, khách khứa nườm nượp tới nữa, tha hồ chị “lượm” tiền.

Tôi có một giấc mơ

FB Mạnh Kim

29-1-2018

Ảnh: internet

Tôi mơ lòng tự ái dân tộc xen lẫn tự hào dân tộc được dồn hết vào việc phát kiến canh tân đất nước.

Tôi mơ Việt Nam có thể “trả thù lịch sử” bằng việc “dội bom” xuống khắp Trung Quốc bằng hàng hóa và dịch vụ từ những công ty có tên “Hai Bà Trưng”, “Trần Hưng Đạo”, “Lý Thường Kiệt”… (như cách Nhật từng “trả thù” Mỹ sau Thế chiến thứ hai bằng chiến dịch “oanh tạc” hàng hóa khiến báo chí Mỹ phải khóc lên rằng “Nước Mỹ đang bị xâm lược”!).

Tôi mơ Việt Nam có thể trả được mối hận Hoàng Sa bằng việc có một công ty khổng lồ mang tên “Hoàng Sa” đặt tại Bắc Kinh thuê mướn hàng ngàn công nhân Trung Quốc.

Không có gì thoát khỏi chính trị

FB Trung Bảo

29-1-2018

Các cầu thủ U23 Việt Nam ăn mừng bàn thắng của Quang Hải trong trận trung kết với Uzebekistan tại giải U23 Châu Á. Ảnh: internet

Nên đón một đội bóng vừa thi đấu trở về thế nào? Lệ thường, toàn đội bóng sẽ đứng trên một chiếc xe buýt mui trần đi diễu hành qua các đường phố với người hâm mộ vẫy cờ hoa hai bên đường. Các chính trị gia nếu muốn tham gia có thể chọn một vị trí dễ thu hút ống kính truyền thông, ví dụ ban-công của một toà nhà nào đó trên đường đoàn diễu hành ngang qua, chính trị gia cũng vẫy cờ phất hoa không khác gì một người dân thường. Đội bóng diễu hành về tổng hành dinh, vây quanh bởi người hâm mộ, không có diễn văn, không có báo cáo, và tuyệt đối quan chức chính phủ không tham gia vào sự kiện này. Quan chức có thể tiếp đón đội bóng sau đó, còn niềm vui diễu hành đón đội bóng là của người dân, nếu muốn tham gia xin mời làm dân một hôm. Đó là câu chuyện của một nền thể thao phi chính trị.

Nhìn U23, Việt Nam có quyền đặt cược vào tương lai, thế nhưng…

Đinh Phương

29-1-2018

Không mê bóng đá một cách cực đoan, nhưng thấy xã hội reo hò vui vẻ với những trận thắng từ vòng loại, tứ kết, bán kết rồi chung kết… của bóng đá U23 VN, tôi hòa vào dòng người, đón nhận những thành quả của các em một cách riêng (như của mình). Thật tuyệt vời tuổi trẻ (dưới 23 tuổi thôi nhé!).

Tuyệt vời ở chỗ các em thể hiện một sự trưởng thành về kỹ thuật trên sân cỏ với đẳng cấp ngang tầm của châu lục. Những trận đấu (dù ở thế thủ) đã là những chứng minh cụ thể. Để đạt được điều này tất nhiên… không phải từ trời. Nó là trí tuệ, sự nhẫn nhục, tự tin, sức tôi luyện…

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 17)

Trình Bút

28-1-2018

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9Phần 10Phần 11Phần 12Phần 13 Phần 14 — Phần 15Phần 16

Phần 17: 2- Cán bộ sĩ quan quân đội

* Hoang ngôn: “Trên biển Đông là yên tĩnh, tôi chỉ huy quân đội hằng ngày, hằng giờ, tôi nắm tình hình hoạt động của chúng ta hết sức bình thường.”

* Tác giả: Đại tướng Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng

Chúc con bất hạnh và gặp thật nhiều khổ đau: Những lời dạy con gây chấn động của Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ

Góc nhìn Alan

27-1-2018

“Thông thường, những người diễn thuyết trong các lễ tốt nghiệp sẽ chúc con may mắn và mong mọi điều tốt đẹp trong tương lai sẽ đến với con. Ta sẽ không làm thế và ta sẽ nói với các con tại sao. Từ giờ đến nhiều năm về sau, ta hy vọng con sẽ bị đối xử bất công, bởi chỉ có như vậy con mới có thể cảm nhận được giá trị của sự công bằng…”

John Roberts là thẩm phán cao nhất tại nước Mỹ. Tốt nghiệp đại học Harvard, ông hiện là Chánh án thứ 17 và là Chánh án đương nhiệm của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của ông phải luôn là một con người khôn ngoan và rõ ràng phẩm chất đó không chỉ giới hạn trong tòa án.

Daniel Hauer

FB Trương Nhân Tuấn

26-1-2018

Thầy giáo dạy tiếng Anh Daniel Hauer. Ảnh: Facebook

Vụ ông thầy Daniel Hauer nói chơi sao đó đụng chạm tới ông tướng “nướng quân” đã lên tới “chính quyền”. Tôi thấy đây là chuyện “ruồi bu”. Báo chí, như tờ Giáo dục, VietNamnet mà cũng đăng những bài viết “lên giây cót”, giảng đạo đức lặt vặt này kia, thấy hết sức phiền. Làm như không còn chuyện gì để nói.

Có người còn phê bình ông Daniel Hauer đang “ăn cơm Việt, uống nước việt”, nói vậy là không được.

Nhập gia tuỳ… lãnh tụ

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

26-1-2018

Daniel Hauer. Ảnh: VietNamNet.

Có thể nói, trong cái nhìn của phần lớn người Việt Nam chúng ta, vị tướng lừng danh Võ Nguyên Giáp chỉ kém Chủ tịch nước Hồ Chí Minh một thứ, đó là một lăng mộ giữa quảng trường Ba Đình.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chiếm giữ một vị trí đặc biệt trong văn hoá chính trị của chúng ta. Vị trí ấy đặc biệt đến nỗi chỉ cần tôi viết là “ông Võ Nguyên Giáp”, hay loại bỏ đại từ nhân xưng đi, chỉ gọi là “Võ Nguyên Giáp” thôi, cũng đủ để tôi hứng chịu cơn thịnh nộ của không ít người.

FLC và hang Én!

FB Ngô Nguyệt Hữu

26-1-2018

Một góc hang Én. Ảnh: Zing

Doanh nhân Trịnh Văn Quyết, người vừa đào thoát ngoạn mục sau cú lừa cổ phiếu với mức xử phạt hành chính như giỡn chơi từ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Cùng hành vi trục lợi cổ phiếu như ông Quyết, ít nhất đã có một doanh nhân chịu mức án tù giam.

Pháp luật dường như vẫn có sự khu biệt hết sức kỳ lạ tại nước mình.

Hai đúng hai sai vụ ông Dan đùa cợt, xúc phạm tướng Giáp

FB Nguyễn Anh Tuấn

26-1-2018

Ảnh: FB Dan Hauer/RFA

Đúng 1: Gia đình tướng Giáp bất bình phản đối.

Ai nghe đùa cợt tục tĩu về người thân của mình, đặc biệt là người quá cố, đều có quyền bất bình như vậy cả. Nhẹ thì có thể viết bài phản ứng, nặng hơn thì chửi lại, ức quá thì còn có thể kiện ra toà.

Đúng 2: Người ngoài gia đình bất bình.

Ai cũng có quyền chọn ai đó, còn sống hay đã khuất, người thân hoặc người lạ, trong nước hay ngoài nước, làm thần tượng của mình. Nghe lời không hay về thần tượng đó thì có quyền phẫn nộ. Nhẹ thì phản bác lại, nặng thì chửi luôn. Bức xúc hơn thì tự mình hoặc lập hội (Hội thần tượng tướng Giáp chẳng hạn) cùng kiện Dan ra toà, chứng minh mình chịu thiệt hại gì đó (trầm cảm chẳng hạn) sau khi nghe thấy lời lẽ của Dan.

Thể thao và chủ nghĩa dân tộc

Luật Khoa

Khải Đơn

24-1-2018

Ảnh: Khải Đơn

Tối qua, trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, một nhóm người hâm mộ bóng đá đứng tụm vào nhau chơi một khúc nhạc. Bản nhạc chưa dứt, một ai đó cầm loa hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…” Ngay lập tức, nhiều nữ cổ động viên từ một công ty chạy ùa tới, cùng hát ca khúc đó.

Không chỉ có ‘vây cá mập’

Blog VOA

Trân Văn

23-1-2018

Hình ảnh vây cá mập được phơi trên nóc nhà Đại sứ quán Việt Nam tại Chile. Ảnh: El Mostrador

Câu chuyện các viên chức của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phơi vây cá mập trên mái một căn nhà ở Santiago, thủ đô Chile giờ đã trở thành sự kiện gây ngạc nhiên và bất bình cho cả thế giới, chứ chẳng riêng người Việt.