Tổng thống Đài Loan: Dân chủ và tăng trưởng kinh tế là hai vấn đề gắn chặt với nhau

Kim Chi

22-7-2019

Bà Thái Anh Văn – Tổng thống Đài Loan – phát biểu tại Đại học Columbia ở New York ngày 12/7/2019.

Bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan. Photo Courtesy

Được lời mời tới phát biểu ở đây, nơi tiền phong về tự do ngôn luận và sự đa dạng quả là vinh hạnh lớn lao.

Việt Nam lấy cái gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo?

Trương Nhân Tuấn

18-7-2019

Để trả lời câu hỏi này người ta cần xác định tranh chấp ở Biển Đông là loại tranh chấp gì?

Cao tốc Bắc – Nam và các “liên danh” nhà đầu tư Việt – Trung

BTV Tiếng Dân

16-7-2019

Nhà đầu tư Trung Quốc muốn liên danh với Việt Nam làm cao tốc Bắc – Nam, VietNamNet đưa tin. Theo đó, đã có “51 bộ hồ sơ của các nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư trong và ngoài nước dự tuyển bước sơ tuyển 7/8 dự án cao tốc Bắc – Nam thực hiện theo hình thức PPP”. Trong đó có 15 nhà đầu tư Việt Nam, 27 nhà đầu tư nước ngoài, và 9 liên danh nhà đầu tư Việt Nam – Trung Quốc.

Bị đánh đau không dám rên cũng là nỗi nhục lớn

Thọ Nguyễn

14-7-2019

Vụ tàu Hải Dương Địa Lý 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc vi phạm vùng chủ quyền kinh tế của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính, đối đầu với tàu cảnh sát biển Việt Nam đã kéo dài cả tuần nay không có gì là bất ngờ. Trung Quốc đã nhiều lần làm như vậy, một phần để nắn gân Việt Nam, một phần để tạo ra các tiền lệ, cắm thêm các cột mốc mới vào sâu trong vùng biển của Việt Nam.

Sự nhầm tưởng về các nhà kỹ trị Trung Quốc

Nghiên cứu Quốc tế

Biên dịch: Phan Nguyên

7-7-2019

Ảnh minh họa: Joan Wong cho Foreign Policy/ Chụp bởi Stephane Cardinale/Corbis/Getty images

Bắc Kinh nổi tiếng với việc đưa các kỹ sư và nhà khoa học lên làm lãnh đạo. Nhưng điều đó không tạo ra các nhà lãnh đạo tốt hơn.

Nếu Mỹ-Trung đụng độ trên biển – Cuộc khủng hoảng Trung Quốc tháng 10/2020

Economist

Người dịch: Châu Minh Dũng

4-7-2019

Lời người dịch: Nội dung bài viết sau đây xoay quanh một sự kiện giả tưởng, diễn ra vào tháng 10/2020, trước ngày bầu cử tổng thống sắp tới: Chiến hạm USS McCampbell bị lực lượng dân quân biển Trung Quốc bao vây trong 13 ngày ở Biển Đông.

Cuộc chiến tranh cướp… nước, cướp đất… phù sa.

Lưu Trọng Văn

4-7-2019

VN Express hôm nay có một bài rất xuất sắc với những phân tích, tổng hợp, các chứng cứ đã mạnh mẽ vạch trần cuộc xâm lược không thể chối cãi của Trung Quốc cộng sản đối với VN.

Điểm yếu nhất trên thanh trụ lịch sử

Đỗ Ngà

5-7-2019

Lịch sử bất kỳ một đất nước nào cũng vậy, có lúc thịnh, có lúc suy. Nó như là một quy luật muôn đời. Lúc thịnh thì không nói gì, nhưng lúc suy thì rất nguy hiểm cho sinh mệnh của đất nước đó. Vì đó là lúc sức mạnh quốc gia suy yếu. Tựa như một kết cấu trụ nâng đỡ, nếu kết cấu bị sụm thì nó sẽ bị sụm bởi chỗ nào yếu nhất trên thanh trụ ấy. Lịch sử nhân loại không thiếu những quốc gia bị khai tử, và tất cả những quốc gia bị khai tử đó hầu hết rơi vào giai đoạn suy vong của một triều đại.

Trump cúi đầu trước những yêu sách về Huawei của Tập Cận Bình ở G20

Daily Beast

Tác giả: Gordon G. Chang

Dịch giả: Mai V. Phạm

29-6-2019

Lời dịch giả: Đầu tháng 6/2019, bà Christine Lagarde, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo những biện pháp đáp trả thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng của hai nước, cũng như kinh tế toàn cầu. IMF đã kêu gọi Hoa Kỳ và Trung Quốc chấm dứt “cuộc chiến thương mại” sau khi tính toán rằng, cuộc chiến “ăn miếng trả miếng” sẽ khiến kinh tế thế giới mất khoảng 455 tỷ Mỹ kim.

Bất chấp cảnh báo của Bắc Kinh, Thủ tướng Nhật nêu chủ đề nhân quyền Trung Quốc tại G20

Thiên Thảo

28-6-2019

Bất chấp các cảnh báo thô bạo của Bắc Kinh, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã không ngần ngại nêu lên chủ đề nhân quyền Trung Quốc và biểu tình Hồng Kông với ông Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka.

Hơn cả “ám sát” hàng Việt

Mai Quốc Ấn

22-6-2019

Hãy nhìn thật kỹ tiêu đề và chapeau bài báo này. Nó “chạm” được vào cảm xúc yêu nước theo một nghĩa nào đó. Và đớn đau làm sao, cái thương hiệu được cho là góp phần “chặn đứng bước tiến của hàng Trung Quốc” đã bị vạch trần rằng là thứ hoàn toàn made in…. China về bản chất.

Cách mạng lần thứ ba và tương lai Trung Quốc

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

21-6-2019

Cách mạng thường có nghĩa là thay đổi để tiến lên. Nhưng trong lịch sử hãn hữu có trường hợp cách mạng giật lùi (regression) như cách mạng Hồi giáo cực đoan tại Iran (1978-1979) do giáo chủ Avatollah Khomeini cầm đầu. Không hiểu tại sao người ta lại gọi đó là “cuộc cách mạng vĩ đại thứ ba trong lịch sử” (sau Cách mạng Pháp và Cách mạng Nga).

Ủy ban về Trung Quốc ở London lên án việc thu hoạch nội tạng của tù chính trị TQ

News.com.au

Bản đồ cho thấy phạm vi rộng lớn của “những trang trại thu hoạch cưỡng bức nội tạng con người”, khi Ủy ban lên án ngành thương mại có doanh thu 1 tỷ đô la này

Tác giả: Shannon Molloy

Dịch giả: Bùi Xuân Bách

19-6-2019

Hơn một triệu người bị cầm giữ và bỏ tù trong các trại tra tấn với một mục đích tàn bạo – thu hoạch nội tạng.

Phủ nhận thảm sát Thiên An Môn

Đỗ Hùng

4-6-2019

Trên mạng đang có phong trào – của người Việt – phủ nhận thảm sát Thiên An Môn. Những người này dựa theo các nguồn thông tin từ chính quyền Trung Quốc, một số thông tin từ các trang khó kiểm chứng của phương Tây. Họ cũng đưa ra hình ảnh những chiếc xe tăng, xe buýt bị cháy rụi, như lời buộc tội người biểu tình đã bạo loạn đập phá gây tội ác tày trời, qua đó biện minh cho hành động đàn áp của chính quyền.

Một góc nhìn về Trung Quốc – Phần 3

Đặng Duân

4-6-2019

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

PV: Chúng ta hãy trở lại cuộc nói chuyện bằng một chút thời sự. Hôm nay là ngày kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn. Anh có nghĩ một sự kiện Thiên An Môn lần thứ hai sẽ tái diễn ở Trung Quốc trong tương lai hay không?

BLV: Rất có thể. Và đó cũng nằm trong những gì tôi đã dự báo từ đầu rằng chúng ta có thể sẽ chứng kiến những biến cố chính trị chưa từng xảy ra ở thế kỷ 21 này trong vài năm tới. Khả năng này đặc biệt cao với sự chuyển biến thái độ của Tập Cận Bình trong cơn vùng vẫy của Trung Quốc nhằm lột xác nền kinh tế.

Về cơ bản, những gì Tập Cận Bình thể hiện trong vài tuần qua đã củng cố một xu hướng nguy hiểm là ông ta cùng ban lãnh đạo Trung Quốc đang quay về với chủ nghĩa nguyên giáo (fundamentalism) của cộng sản. Anh có thể thấy nó từ chiến dịch “về nguồn” hay là “trung thành với sứ mệnh ban đầu của đảng” mà Trung Quốc vừa phát động từ đầu tháng 6. Nó được quyết định tại cuộc họp Bộ Chính trị ngày 13.5 mà tôi đã nói ở phần trước.

Khi trở về với những tín niệm nguyên giáo thì bạo lực cách mạng sẽ là lựa chọn hàng đầu mỗi khi sự thống trị của đảng Cộng sản bị đe dọa. Tập Cận Bình tin rằng để duy trì sự cai trị ổn định của đảng, họ phải tăng cường kiểm soát internet, cấm bản tự do ngôn luận cũng như sự trung thành tuyệt đối của quân đội. Tập không dung thứ cho bất kỳ tiếng nói đối lập nào và ông ta sẵn sàng biến Tân Cương trở thành một nhà tù khổng lồ.

Nếu một cuộc biểu tình như Thiên An Môn nổ ra giữa lúc Trung Quốc đang trong cuộc đối đầu với Mỹ về mọi phương diện thì Tập Cận Bình sẽ không ngần ngại trở thành Đặng Tiểu Bình thứ hai. Chẳng phải cho đến nay, họ vẫn khăng khăng vụ thảm sát là một quyết định đúng đắn hay sao? Và Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng cũng mới xác quyết điều này ở Đối thoại Shangri-la.

– Nghe có vẻ giống Mao hơn. Nhưng chẳng phải anh từng nói Tập là một nhà cải cách sao?

– Ông ta từng cố thực hiện cải cách nhưng cuộc cải cách của ông ta đầy rẫy mâu thuẫn. Về cơ bản ông ta phải chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc nhưng phải bảo đảm sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc không bị đe dọa.

Tất cả những gì Tập cố làm tăng cường sự kiểm soát của đảng trước khi cải cách đe dọa sự cai trị của đảng.

Thế nên anh chứng kiến những mâu thuẫn như một mặt thúc đẩy phân bổ nguồn lực theo thị trường, mặt khác giới thiệu chương trình Made in China 2025 với những trợ cấp công nghiệp lớn. Hoặc một mặt đề xuất cải cách theo hướng thị trường hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhưng mặt khác lại tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp nhà nước và cả tư nhân; một mặt tăng cường kiểm soát xã hội nhằm duy trì sự ổn định, mặt khác khiến cho tầng lớp trung lưu lo lắng về những rủi ro bất ổn và họ đang cố chuyển dịch tài sản ra khỏi nước…

Đứng trước những mâu thuẫn đó, Tập đã đi quá giới hạn những đồng thuận ban đầu mà các nguyên lão đã thiết kế trước đó. Và đến một lúc nào đó, xung quanh Tập trở nên có quá nhiều kẻ thù. Tập chưa thúc đẩy được cải cách, không quản lý được quan hệ với Mỹ, và bị tố cáo quay trở lại với sự sùng bái cá nhân.

Anh hẳn nghe những tin đồn về một âm mưu chính biến nào đó vào giữa tháng 8 năm ngoái.

– Hội nghị Bắc Đới Hà?

– Khi những bức hình của Tập được tháo xuống. Tập vắng bóng trên Nhân Dân nhật báo trong một thời gian dài. Mọi chuyện có lẽ không kịch tính như những tin đồn nhưng đã có một sự phản đối nào đó từ các nguyên lão. Về cơ bản họ nói mọi chuyện không thể tiếp tục xu hướng như thế này.

– Tập vượt qua được vụ này nhưng ông đã nhận được sự cảnh cáo. Hãy nhớ, nhiệm vụ của anh là thúc đẩy các cải cách kinh tế và chúng tôi chấp nhận sự tập trung quyền lực dành cho anh là để thực hiện nhiệm vụ này. Không phải để anh làm mấy thứ nhố nhăng khiến người dân và cả thế giới bên ngoài cho rằng chúng ta đang trở lại với Cách mạng Văn hóa. Trước tiên hãy quản lý quan hệ với Mỹ đang lâm vào khủng hoảng. OK?

– Donald Trump đóng vai trò thế nào trong chuyện này?

– 300 chính sách cải cách mà họ thông qua từ Hội nghị trung ương 3 năm 2013 và những đòi hỏi của Mỹ có điểm tương đồng. Vì thế, đối với những gì cũng là mục tiêu Trung Quốc vạch ra trước đó thì họ sẵn sàng thuận theo những đòi hỏi của Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn nói họ cần thời gian. Nhưng Trump rõ ràng không phải là mẫu người kiên nhẫn. Các anh cần bao nhiêu thời gian? 5 năm, 10 năm. Thôi chấm dứt trò đùa đó đi! Đã 30 năm trôi quan kể từ Thiên An Môn, gần 20 năm kể từ khi các anh gia nhập WTO. Trump về cơ bản cho họ 3 đến 6 tháng.

– Vậy có phải Trump đẩy Tập vào tuyệt lộ?

Không hẳn thế. Vì chúng ta không biết cuộc cải cách đầy rẫy mâu thuẫn sẽ dẫn đến đâu. Tập Cận Bình đang loay hoay với cuộc cải cách của mình, trong khi Trump đóng vai trò chất xúc tác khiến quá trình này xảy ra nhanh hơn. Rốt cuộc Tập đã chọn con đường đối đầu, trước nguy cơ quá lớn cho sinh mạng chính trị của ông cũng như trước mối đe dọa với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là những gì xảy ra vào cuối tháng 4.

– Những người như Lưu Hạc đóng vai trò thế nào?

– Lưu Hạc là một trong những người dẫn đầu của nhóm cải cách. Ông ta thực sự là một nhà cải cách mà các đồng nghiệp ở phương Tây đánh giá rất cao. Hãy nhớ ở nhiệm kỳ đầu của Tập Cận Bình, Lưu Hạc chỉ là ủy viên trung ương nhưng có khi lại lấn lướt cả Thủ tướng Lý Khắc Cường. Bởi khi đó cải cách là ưu tiên. Mọi chuyện trở nên phức tạp sau khi Trump xuất hiện ở năm cuối cùng của nhiệm kỳ một.

Đã có một cuộc đấu tranh dữ dội giữa những người chủ trương cải cách với cánh bảo thủ, và các nhóm lợi ích.

Anh có nhớ bài báo của South China Morning Post cách đây ít ngày về cuộc gặp riêng của Lưu Hạc với Steven Mnuchin và Robert Lighthizer ở Bắc Kinh? Không khí đàm phán thay đổi hẳn sau cuộc gặp riêng giữa ba người, với sự hiện diện của một thông dịch viên của Lưu vào ngày 30.4.

Về cơ bản Lưu đã đề nghị được gặp riêng với Mnuchin và Lighthizer, và thông báo với họ rằng phái cải cách của ông ta đã thất bại hoàn toàn. Họ không thể tiến tới một thỏa thuận như đòi hòi của Mỹ. Sắc mặc của ba người sau khi rời khỏi phòng họp cực kỳ u ám, vì ngay lúc đó họ đã biết Trung Quốc và Mỹ không thể tránh khỏi một cuộc đối đầu, hay thậm chí là một cuộc chiến tranh Lạnh.

Một vài tin đồn cho biết quyết định được đưa ra trong một cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị trước đó. Sau khi Lưu cùng nhóm đàm phán trình bày kết quả đàm phán và bản dự thảo thỏa thuận, Phó thủ tướng Hàn Chính, cựu Bí thư thành ủy Thượng Hải, đã đứng dậy phản đối hoàn toàn thỏa thuận với Mỹ. Và Tập Cận Bình đã tiếp thu sự phản đối. Đó là khoảnh khắc quyết định.

(Còn tiếp)

Quan hệ mật thiết giữa Bộ trưởng Giao thông Hoa Kỳ và Trung Quốc

Mai V. Phạm

4-6-2019

“Cái gì không mua được bằng tiền, sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Câu nói này đúng ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt chính trị. Bài viết sau đây được chuyển dịch và tổng hợp từ các tờ báo uy tín của Hoa Kỳ, bao gồm New York Times, New York Post, The Nation, và Pro Publica. Bài viết sẽ chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa bàn tay ngầm, đầy thế lực của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc với các quan chức hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Donald J. Trump.

Bài báo đã bị gỡ: 6 tuần biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước

LTS: Khoảng 6 tiếng trước, báo VnExpress có đăng bài “6 tuần biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước”. Bài báo ghi tên tác giả Vũ Hoàng, dẫn thông tin từ “đài địch” BBC, được mọi người khen ngợi. Thế nhưng, bài này chỉ sống được chưa đầy 5 tiếng thì đã bị gỡ bỏ.

Cũng may là Facebooker Nam Giang đăng lại, vì biết số phận của bài này không thể sống lâu trên VnExpress. Nam Giang viết: “Biết ngay kiểu gì nó cũng xóa bài mà. Nói tới TQ y như đào mả ông cố nội nó lên và đem đổ hầm cầu vậy. Nhục quá lũ đĩ bút ơi“. Cũng có thể Facebook sẽ gỡ bỏ bài đăng này, nên xin được đăng lại trên Tiếng Dân cho chắc ăn, trừ khi Tiếng Dân bị tin tặc hack.

_____

VnExpress

6 tuần biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước

Vũ Hoàng

4-6-2019

Cuộc biểu tình bắt nguồn từ sự bức xúc của người dân Trung Quốc trước tình trạng kinh tế khó khăn, còn Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa gọi đây là “bất ổn chính trị cần dập tắt”.

Biểu tình trước quảng trường Thiên An Môn. Photo Courtesy

Cách đây đúng ba thập kỷ, hơn một triệu sinh viên, trí thức và công nhân Trung Quốc tập trung ở Quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh để bắt đầu cuộc biểu tình chính trị lớn nhất trong lịch sử nước này. Cuộc biểu tình nổ ra trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc lúc bấy giờ gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, cuộc sống của người dân đi xuống, gây nên nhiều tiếng nói bất bình trong xã hội. Tuy nhiên sau 6 tuần, dưới những biện pháp cứng rắn của chính phủ Trung Quốc, biểu tình đã bị dập tắt. Đến nay cuộc biểu tình Thiên An Môn vẫn là đề tài nhạy cảm ở Trung Quốc.

Ngày 15/4/1989, cựu tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang, một nhà cải cách hàng đầu, qua đời vì bệnh tim ở tuổi 73. Những người ủng hộ ông bắt đầu tụ tập tại Quảng trường Thiên An Môn để bày tỏ niềm tiếc thương Hồ Diệu Bang, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự không hài lòng với tốc độ cải cách còn chậm chạp ở Trung Quốc.

Từ ngày 18/4 đến 21/4, lượng người tập trung ở Bắc Kinh đã tăng lên tới hàng nghìn và các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng đến nhiều thành phố, trường đại học trên cả nước. Sinh viên, công nhân và các quan chức hô vang những câu khẩu hiệu phản đối chính quyền, phàn nàn về tình trạng lạm phát quá cao, mức lương không đủ sống và thiếu nhà ở.

Ngày 22/4, hàng chục nghìn sinh viên tụ tập bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn khi lễ tưởng niệm cố tổng bí thư Hồ Diệu Bang diễn ra. Bất chấp cảnh báo trước đó từ chính quyền rằng những người tham gia biểu tình có thể bị trừng phạt nghiêm khắc, lượng người đổ về Quảng trường Thiên An Môn vẫn không ngừng gia tăng. Họ đưa ra một bản kiến nghị yêu cầu được đối thoại với Lý Bằng, thủ tướng Trung Quốc khi ấy, nhưng bị từ chối.

Ngày 26/4, tờ Peoples Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài xã luận cáo buộc những người biểu tình đang chống đối đảng Cộng sản. Bài viết khiến ngọn lửa giận dữ của công chúng càng bùng lên dữ dội.

Ngày 4/5, hàng chục nghìn sinh viên từ ít nhất 5 thành phố của Trung Quốc tổ chức cuộc biểu tình lớn nhất kể từ thời điểm đảng Cộng sản lên nắm quyền năm 1949. Động thái trên diễn ra cùng dịp kỷ niệm 70 năm phong trào Ngũ Tứ (học sinh, sinh viên Trung Quốc tụ tập trước Thiên An Môn nhằm tuần hành kháng nghị Hòa ước Versailles).

Tại một cuộc họp với đại diện các ngân hàng châu Á, Triệu Tử Dương, tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1987 đến 1989, vẫn khẳng định các cuộc biểu tình sẽ dần lắng xuống.

Ngày 13/5, trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, hàng trăm sinh viên bắt đầu tuyệt thực vô thời hạn ở Quảng trường Thiên An Môn, cho rằng chính quyền đã không đáp ứng yêu cầu đối thoại. Động thái trên thu hút sự ủng hộ rộng rãi của công chúng. Cuộc biểu tình đã khiến chính quyền Trung Quốc phải hủy kế hoạch đón tiếp Gorbachev trên Quảng trường Thiên An Môn.

Ngày 19/5, Triệu Tử Dương tới gặp các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn, đưa ra lời kêu gọi thỏa hiệp cuối cùng nhưng không thành công. Chính quyền Trung Quốc sau đó ban bố tình trạng thiết quân luật tại một số quận ở Bắc Kinh, quân đội bắt đầu di chuyển về phía trung tâm thành phố. Nhiều dân thường chặn đoàn xe của quân đội, dựng rào chắn trên đường phố, nhưng các binh sĩ nhận được lệnh không bắn dân thường.

Từ 24/5 đến 1/6, các cuộc biểu tình tiếp diễn mà gần như không có sự hiện diện của lực lượng an ninh. Tuy nhiên, tại trụ sở chính phủ, các lãnh đạo Trung Quốc đang lên kế hoạch chấm dứt biểu tình và tình trạng hỗn loạn ở thủ đô. Ngày 2/6, các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc tán thành quyết định dập tắt “các cuộc bạo loạn phản cách mạng” bằng vũ lực.

Tối 3/6, hàng nghìn binh sĩ quân đội Trung Quốc bắt đầu di chuyển hướng về phía trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Người dân đổ ra đường nhằm ngăn họ lại, dựng rào chắn trên các con đường dẫn tới Quảng trường Thiên An Môn.

Phóng viên Kate Adie của BBC có mặt ở Quảng trường Thiên An Môn vào thời điểm đó cho biết trong lúc xe thiết giáp chở quân của quân đội tìm cách vượt qua chướng ngại vật, một số binh sĩ đã nổ súng, giết chết và làm bị thương nhiều dân thường không có vũ trangĐến sáng 4/6, Quảng trường Thiên An Môn gần như sạch bóng người biểu tình, khiến cả thủ đô Trung Quốc choáng váng. Hàng nghìn người dân giận dữ và tò mò tập trung trước hàng dài binh lính đứng chắn cửa phía đông bắc Thiên An Môn, khiến đụng độ và nổ súng lại tiếp diễn.

Chính phủ Trung Quốc coi sự can thiệp của quân đội nhằm chấm dứt biểu tình là một thắng lợi tuyệt vời. Một bài xã luận được đăng trên truyền thông nhà nước khẳng định quân đội sẽ trừng phạt nghiêm khắc và không thương tiếc “những người coi thường pháp luật và lên kế hoạch bạo loạn, gây rối trật tự xã hội”.

Đến nay, vẫn có các cuộc tranh cãi xung quanh câu hỏi chính xác bao nhiêu người đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa quân đội Trung Quốc và người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Một số người nói hàng trăm người đã chết, số khác cho rằng con số thương vong có thể lên tới hàng nghìn. Trung Quốc chưa từng công bố con số thương vong.

Ngày 5/6, quân đội lúc này đã kiểm soát hoàn toàn Bắc Kinh nhưng thế giới được chứng kiến một hành động thách thức đáng kinh ngạc mà về sau trở thành biểu tượng của cuộc biểu tình Thiên An Môn: Một người đàn ông không vũ khí đứng chặn trước những chiếc xe tăng xếp hàng đang di chuyển dọc theo Đại lộ Trường An hướng về Quảng trường Thiên An Môn. Tới giờ, số phận người đàn ông này vẫn là điều bí ẩn.

Ngày 9/6, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình có bài phát biểu đầu tiên kể từ khi cuộc biểu tình bị dập tắt, ca ngợi nỗ lực của quân đội và đổ lỗi cho những người biểu tình gây ra tình trạng hỗn loạn ở thủ đô.

Đề cập tới sự kiện Thiên An Môn cách đây 30 năm, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 2/6 tuyên bố “chính quyền đã kiên quyết ngăn chặn tình trạng hỗn loạn” và đây là quyết định sáng suốt.

Các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn là “bất ổn chính trị mà chính quyền trung ương cần dập tắt, đấy là chính sách đúng đắn”, ông khẳng định. “Nhờ thế mà Trung Quốc mới ổn định và nếu tới Trung Quốc, các bạn sẽ hiểu được phần lịch sử đó”.

Vũ Hoàng (Theo BBC)

Các dự án có vốn đầu tư từ Trung Quốc, dân Việt lãnh đủ!

BTV Tiếng Dân

31-5-2019

VietNamNet cập nhật tình hình đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Phía Trung Quốc chưa chuyển tài liệu chứng nhận an toàn. Bộ GTVT vừa gửi báo cáo đến Quốc hội về một số dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, trong đó có dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông. Theo báo cáo, dự án này đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp, vật tư, thiết bị, đang vận hành, chạy thử để đưa vào khai thác thương mại trong 2019.

“Vạn lý Trường chinh mới” của Tập Cận Bình

Nhân Trần

30-5-2019

“Vạn lý Trường chinh” là chiến thuật rút lui của Mao Trạch Đông từ tháng 10/1934 đến tháng 10/1935 (370 ngày) nhằm bảo toàn lực lượng trước những đợt truy kích của quân đội Quốc Dân Đảng – Tưởng Giới Thạch và tránh đối đầu trực diện với quân đội Nhật.

Đây là sự đụng độ của hệ thống (dân chủ vs độc tài) hay sự đụng độ của các nền văn minh?

Tác giả: Ngụy Kinh Sinh

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

29-5-2019

Biếm họa của Ferguson

Gần đây, đã có sự tranh luận về ý thức hệ ở Hoa Kỳ. Bởi vì các cuộc tranh luận này được kích động bởi một quan chức lo về chính sách đối ngoại, cho nên các nhóm chính trị và ý thức hệ đã tham gia vào. Vì vấn đề tranh cãi có liên quan đến nguời Trung Quốc chúng tôi, cho nên tôi phải đưa ra quan điểm của tôi cho các bạn, đồng thời để điều chỉnh các phát biểu của bạn bè tôi ở bên trong TQ.

Một góc nhìn về Trung Quốc – Phần 2

Đặng Duân

28-5-2019

Tiếp theo Phần 1

PV: Xin hãy tiếp tục cuộc trao đổi của chúng ta. Ở phần trước chúng ta đang bàn đến “Mô thức Trung Quốc” và những vấn đề của nó sau vài ba thập niên.

BLV: Vâng. Trước khi tiếp tục hãy để tôi hỏi anh một câu. Anh có từng nghe đến tên của Tiến sĩ William Overholt hay chưa?

Một góc nhìn về Trung Quốc – Phần 1

Đặng Duân

27-5-2019

Lời nói đầu: Đây là một cuộc phỏng vấn tưởng tượng. Thời gian qua có nhiều thông tin về cuộc đối đầu Mỹ – Trung, trong đó chủ yếu đứng từ góc độ bài Trung ngày càng dâng cao trong mọi tầng lớp ở Mỹ và trên thế giới. Nhưng có ít sự khai thác về điều gì dẫn đến tình thế ngày nay ở Trung Quốc và cuộc đối đầu với Mỹ. Hy vọng cuộc phỏng vấn vui này có thể mang lại một góc nhìn khác, với một lý thuyết về chuyển động nội bộ của nền chính trị Trung Quốc và cả những dự báo cực đoan về tương lai.

Epoch Times: Trung Cộng xuyên tạc, bịa đặt Hoa kiều sát hại bé gái là học viên Pháp Luân Công

Epoch Times

Tác giả: Trần Lôi Lưu Hồng Lâm

Biên dịch: Thiên Thảo

25-5-2019

Bang Ohio, Mỹ vào tháng 1/2017 đã điều tra một vụ án sát hại bé gái 5 tuổi, nghi can là một phụ nữ gốc Hoa; vụ việc này đã bị truyền thông Trung Cộng xuyên tạc để công kích Pháp Luân Công.

Cái chết bí ẩn của nhà hoạt động Trung Quốc Trương Kiên

Lê Minh Nguyên lược dịch

21-5-2019

Nhà hoạt động TQ Trương Kiên (Zhang Jian) chết bí ẩn sau khi hạ cánh khẩn cấp tại Munich. Có phải đây là một vụ ám sát?

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam là một phần của chiến lược Vành đai – Con đường?

Chu Vĩnh Hải

29-4-2019

Các tuyến đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc- Nam của Việt Nam trong tương lai có phải là một phần của chiến lược Một vành đai- một con đường của Trung Quốc? Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên các hé lộ từ phía các quan chức của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam phần nào đã gián tiếp xác nhận rằng, cao tốc Bắc- Nam (cả đường bộ lẫn đường sắt) là một phần của chiến lược Một vành đai – Một con đường.

Một Bóng ma đang ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’

Tạp chí Dân trí

Ian Johnson

Nguyễn Quang A dịch

19-4-2019

Dưới chế độ kiểm duyệt gắt gao của Bắc Kinh, người dân đã sáng tạo, dùng bao thuốc lá để xếp biểu tượng “Tank man”. Ảnh: internet

Cái gì đó lạ đang xảy ra ở Trung Quốc của Tập Cận Bình. Đấy được cho là chế độ độc tài hoàn hảo, thời kỳ được duy trì liên tục nhất của chủ nghĩa độc đoán kể từ khi Cách mạng Văn hoá chấm dứt hơn bốn mươi năm trước, một thời kỳ thất vọng đáng nguyền rủa đến vậy mà tất cả trừ những người biện hộ phục tùng nhất của chế độ đã trở thành những người hay nhạo báng hoặc những người chỉ trích. Thế mà vài tháng qua cũng đã thấy cái gì đó lý thú hơn: sự phê phán nghiêm túc nhất đối với hệ thống trong hơn một thập kỷ, do những người ở bên trong Trung Quốc dẫn đầu, những người đang chọn để nói thẳng bây giờ, trong mùa nhạy cảm nhất của năm nhạy cảm nhất trong hàng thập kỷ.

Bối cảnh ra đời của bản ghi âm hồi ký Triệu Tử Dương

Huzi

Bào Đồng / Hồ Như Ý dịch

15-4-2019

Triệu Tử Dương. Ảnh: internet

Cựu Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thư ký chính trị Ban thường trực Bộ chính trị Trung ương Trung Quốc.

Triệu Tử Dương để lại một bộ băng ghi âm. Đây là di ngôn của ông ấy.

Di ngôn của Triệu Tử Dương thuộc về toàn thể người dân Trung Quốc. Công khai những di ngôn này với thế giới qua hình thức văn tự là chủ trương của tôi, sự tình do tôi chủ trì, tôi chịu trách nhiệm chính trị đối với việc này.

Toàn bộ Hồi ký Triệu Tử Dương – Bản tiếng Việt

BBT Tiếng Dân

15-4-2019

LTS: Chúng tôi có nhận được tài liệu bản tiếng Việt “Hồi ký Triệu Tử Dương”, do TS Nguyễn Quang A dịch và gửi tới. Được biết, Hồi ký Triệu Tử Dương đã được viết ra từ hàng chục cuộn băng cassette bí mật ghi âm vào khoảng năm 2000, trong hoàn cảnh người đứng đầu ĐCS Trung Quốc bị quản chế tại gia, luôn bị một số công an canh giữ từ sáng đến tối.

Sự biến mất bí ẩn các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ với Trung Quốc

Lời Dịch Giả: Gần 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang bị chính quyền cộng sản Trung Quốc tra tấn man rợ và giam giữ tại nhiều trại tập trung. Trung Quốc đang đối mặt với nhiều lời chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền và Liên Hợp Quốc về vấn đề này. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố sẽ trừng phạt các quan chức Trung Quốc do các vi phạm nhân quyền với cộng đồng Duy Ngô Nhĩ vào tháng 12/2018. Tuy nhiên, chính quyền Trump đã không ban hành bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với Trung Quốc.

VN ‘mất tự do’ nếu “chấm điểm công dân” theo mô hình Trung Quốc

BBC

8-4-2019

Lê Ngọc Sơn: ‘Xét về góc độ của các nhà quản lý thì chúng ta thấy là việc có mạng xã hội kiểu Việt Nam là cần thiết’. Ảnh: BBC

Một nhà quan sát nói về mặt được mặt mất nếu Việt Nam đi theo mô hình của Trung Quốc về “chấm điểm công dân”.