Trung Cộng đối đầu trước ba trận tuyến ở Á châu

Vũ Ngọc Yên

9-8-2017

Đối đầu giữa lính Ấn Độ và Trung Quốc ở Doklam. Ảnh: internet

Cuộc diện thế giới đang thay đổi. Trận chiến tại Syria đi vào giai đoạn kết thúc. Mỹ ngưng cấp vũ khí cho các lực lương chống chính quyền Assad và đồng ý để Nga dàn xếp các phe tranh chấp đàm phán đình chiến. Mỹ rút dần quân ra khỏi các nước A Phú Hãn và Lybia vì không tạo được sự ổn định cho các quốc gia này. Cuộc chiến khủng bố của tổ chức Nhà nước hồi giaó (IS) đại bại khắp nơi và IS đang trên đường giải thể. Tranh chấp Mỹ-Nga về đảo Crimea-Ukrainian vẫn tiếp diễn, nhưng ở mức độ kiềm chế. Các lò lửa chiến tranh ở Trung Đông hay Ukrainian (Âu châu) đã chuyển về Á châu, nơi có nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột quân sự có thể đe dọa hòa bình và sự phát triển kinh tế của thế giới.

Hãy coi chừng hoàng đế mới của Trung Quốc

Wall Street Journal

Tác giả: Graham Allison

Dịch giả: Song Phan

16-10-2017

Tập Cận Bình. Nguồn: The Economist

Tập Cận Bình là người lãnh đạo mạnh mẽ nhất kể từ Mao, và có vẻ như ông ta sẽ nắm giữ quyền lực cho tới khi nào ông ta còn muốn.

Đại hội Đảng lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tổ chức ngày thứ Tư, để chọn ra các nhà lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp.

Có vài sự kiện sẽ có tác động lớn hơn đến hình dạng chính trị thế giới. Kịch bản cho Đại hội Đảng chưa được tiết lộ, nhưng tôi dám cược rằng, Tập Cận Bình (TCB) không những sẽ “tái đắc cử” cho nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai, làm Tổng Bí thư đảng và làm Chủ tịch của Trung Quốc, mà trên thực tế ông ta sẽ còn được tôn thành hoàng đế thế kỷ 21 của Trung Quốc.

Trở lại Cao Bằng, đôi điều suy ngẫm!

Hàn Vĩnh Diệp

3-12-2017

Trước đây, do yêu cầu của công tác, chúng tôi thường xuyên đi lại một số tỉnh miền biên ải phía bắc: Lạng Sơn, Hải Ninh (Quảng Ninh), Cao Bằng, Hà Giang… Trong các chuyến đi ấy, chúng tôi thường được nghe các bạn hữu, bà con nhân dân địa phương nói chuyện về việc phía Trung Quốc di chuyển cột mốc biên giới với sự trợ lực của lực lượng võ trang lấn chiếm đất đai của nước ta.

Nguyễn Duy Chính viết lại sử Việt (1)

FB Chu Mộng Long

22-2-2018

Mọi người còn nhớ GS. Trần Đình Sử từng cay đắng dự báo, đại ý: một ngày nào đó Việt Nam thành một khu tự trị của Trung Quốc, bọn Hán nô sẽ viết lại lịch sử Việt. Trong cuốn sử đó, những anh hùng có công chống ngoại xâm phương Bắc sẽ thành tội phạm và những kẻ bán nước cầu vinh sẽ thành những anh hùng.

“Uy tín của Tập Cận Bình bị sứt mẻ”

Zeit Online

Steffen Richter phỏng vấn Willy Lam

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

3-8-2018

Lần đầu tiên, nhà lãnh đạo độc đoán Tập Cận Bình của Trung Quốc đang bị chỉ trích từ trong nước: Ông ta bị cho là đã không có đối sách thỏa đáng với Trump. Chuyên gia Willy Lam cho chúng ta biết chuyện gì xảy ra phía sau hậu trường chính trị Trung Quốc.

Tươi cười 40 năm Cao Miên – Cúi mặt 40 năm Tàu Cộng

Phạm Trần

10-1-2019

Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức kỷ niệm 40 năm để khoe công đã cứu nhân dân Cao Miên thoát chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer đỏ, nhưng lại không dám tưởng niệm những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Tàu ngày 17/02/1979.

Hơn cả “ám sát” hàng Việt

Mai Quốc Ấn

22-6-2019

Hãy nhìn thật kỹ tiêu đề và chapeau bài báo này. Nó “chạm” được vào cảm xúc yêu nước theo một nghĩa nào đó. Và đớn đau làm sao, cái thương hiệu được cho là góp phần “chặn đứng bước tiến của hàng Trung Quốc” đã bị vạch trần rằng là thứ hoàn toàn made in…. China về bản chất.

TQ không bỏ Tư Chính mà Chủ tịch Trọng chưa thể đi Mỹ

BBC

22-10-2019

Tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện cạnh tàu cá Việt Nam giữa tháng Chín 2019. Ảnh do ngư dân Quảng Ngãi cung cấp/ FB Nguyễn Thế Bình

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến Bãi Tư Chính và hoạt động của tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang gia tăng, việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể đi Mỹ sớm, và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ sớm đến Việt Nam. Tất cả cho thấy điều gì về ‘bàn cờ’ chiến lược biển Đông?

Tại sao Mỹ phải trở lại vai trò lãnh đạo?

Foreign Affairs

Tác giả: Joseph R. Biden

Trần Ngọc Cư trích dịch

Lời người dịch: Khả năng rất lớn là cựu Phó Tổng thống Joe Biden sẽ đắc cử Tổng thống Mỹ trong những ngày sắp tới. Chúng tôi mạo muội trích dịch một phần trong bài tiểu luận “Why America Must Lead Again” [Tại sao Mỹ phải trở lại vai trò lãnh đạo], đặc biệt có liên quan đến chính sách mậu dịch và nhân quyền đối với Trung Quốc, điều mà nhiều người Việt Nam có lẽ đang thắc mắc.

Hoàng đế Tập Cận Bình giá lâm!

The Atlantic

Tác giả: Michael Schuman

Cù Tuấn, dịch

17-10-2022

Tóm tắt: Việc ông Tập lãnh đạo Trung Quốc vô thời hạn sẽ phá vỡ truyền thống của Đảng Cộng sản — và quay trở lại thời kỳ đế quốc Trung Hoa.

Những bí ẩn xoay quanh cái chết của Lý Khắc Cường

Nikkei Asia

Tác giả: Katsuji Nakazawa/ NCQT

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

2-11-2023


Một bức ảnh của ông Lý Khắc Cường được đặt giữa những bó hoa gần nơi ông lớn lên ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, ngày 28-10-2023. Cái chết của ông và sự cạnh tranh giữa ông với Tập Cận Bình đang làm nảy sinh các thuyết âm mưu. Nguồn: Kyodo/ Nikkei

‘Đối thủ truyền kiếp’ của Tập Cận Bình là người đứng sau những sóng gió ở Bắc Đới Hà mùa hè vừa qua.

20 câu hỏi của GS Carl Thayer dự định đưa ra tại hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ 7 của CSIS

LTS: Như đã đề cập trong bản tin ngày 15-7-2017, về chuyện GS Carl Thayer, một diễn giả có uy tín, thường xuyên có mặt tại hội nghị Biển Đông do CSIS tổ chức hàng năm ở Washington, rằng ông không được mời tham dự Hội thảo Biển Đông do CSIS tổ chức hôm nay. Lý do theo ông, có lẽ là do ông chỉ trích chính quyền Hà Nội về vấn đề nhân quyền, nên CSIS, nơi nhận tài trợ của Bộ Ngoại giao VN đã ngăn không cho ông tham dự.

Dưới đây là 20 câu hỏi của GS Carl Thayer, dự định nêu ra tại hội nghị Biển Đông hôm nay ở Washington, do dịch giả Song Phan dịch, giới thiệu với độc giả Tiếng Dân.

____

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Song Phan

18-7-2017

GS Carl Thayer. Ảnh: internet

Do tôi sẽ không tham dự hội nghị, nếu dự, tôi nghĩ tôi sẽ hỏi 20 câu hỏi này tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 7 của CSIS-DAV về biển Đông:

Câu hỏi 1: Sự phát triển kinh tế của Philippines phụ thuộc vào việc bảo đảm nguồn tài nguyên năng lượng hóa thạch từ bãi Recto tới mức độ nào? Sự phát triển kinh tế Philippines có đang bị những lời đường mật của TQ sẽ không khoan và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines giữ làm con tin hay không?

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần III)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần Iphần II

III. Các đời Tuỳ, Đường.

1. Tuỳ Thư [隋書, Book of Sui ] do Nguỵ Trưng đời Đường soạn, trong phần Chí chép nhà Tuỳ đặt 190 quận; đảo Hải Nam được gọi là quận Châu Nhai, là đảo cực nam nước này, với chi tiết như sau, trong quyển 31:

– Quyển 31, Chí thứ 26: Địa lý hạ.

Quận Châu Nhai đời Lương gọi là Nhai Châu, có 10 huyện thống thuộc, 19. 500 hộ. Gồm: Nghĩa Luân kèm theo quận lỵ, Cảm Ân, Nhan Lô, Tỷ Thiện, Xương Hoá có núi Đằng Sơn; Cát An, Diên Đức, Ninh Viễn, Trừng Mại, Vũ Đức có núi Phù Sơn.

Trước tiên phải dạy trẻ em biết thờ bụt trong nhà, sau đó mới…

Nguyễn Văn Nghệ

31- 10- 2017

Mác, Anghen, Lenin, Stalin là 4 ông tổ của ĐCS Trung Quốc và ĐCS Việt Nam, không phải tổ tiên của người dân VN và TQ. Nguồn: internet

Trong tác phẩm “Lòng yêu nước” của nhà văn Nga Ilia Erenbua, có viết: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu hay mùa có thảo nguyên, có hơi rượu mạnh (…). Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn ga, con sông Vôn ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu hàng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

Yêu nước là một khái niệm rất là trừu tượng với trẻ em nhưng được nhà văn Ilia Erenbua diễn tả bằng những hình ảnh hết sức cụ thể và sinh động. Yêu nước bắt đầu từ những tình cảm chân thật, bắt đầu từ việc yêu thương những vật “tầm thường” cụ thể gần gũi và gắn bó với con người: “yêu cái cây trồng trước nhà”, “yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông”… Từ lòng yêu nhà, yêu hàng xóm, yêu quê hương đã trở thành lòng yêu Tổ Quốc.

Vì sao căng thẳng lại gia tăng ở Biển Đông?

Forbes

Tác giả: Peter Pham

Dịch giả: Trúc Lam

19-12-2017

Lực lượng đặc nhiệm Philippines điều khiển một tàu đổ bộ trên biển ngày 15/5/2017 tại Tỉnh Casiguran, Philippines. Ảnh: Dondi Tawatao / Getty Images

Ngày 10 tháng 10 năm 2017, tàu khu trục hải quân Mỹ, USS Chafee áp sát bên ngoài khu vực 12 hải lý, quanh quần đảo Hoàng Sa, quần đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. Đây là lần thứ tư Mỹ thực hiện chiến dịch “tự do hàng hải” kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức. Cùng lúc đó, không quân Hoa Kỳ cũng đã cho hai chiếc máy bay ném bom bay trên không phận bán đảo Triều Tiên, một hành động được xem là biểu dương sức mạnh quân sự.

Đổi chiến lược thôn tính

FB Đỗ Ngà

9-5-2018

Lịch sử đất nước chúng ta từ ngàn năm qua, chưa có thế lực bán nước nào thành công lên nắm quyền nên chúng ta không có bài học lịch sử cho trường hợp này. 2 nhân vật mang vết nhơ bán nước cầu vinh ngàn đời sau, vẫn chưa một lần nắm quyền cai trị đất nước thực sự.

Cuộc cờ mà người chơi là Nhân dân

FB Lưu Trọng Văn

12-9-2018

Tưởng Giới Thạch (trái) gặp Mao Trạch Đông thập niên 1960. Ảnh: China History Podcast

Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Hoa khi tìm hiểu vì sao Mao Trạch Đông lại thắng Tưởng Giới Thạch thì ngạc nhiên phát hiện ra rằng cái gọi là nghệ thuật quân sự của Mao chính là nghệ thuật đánh cờ vây. Mao và các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc rẩt giỏi chơi cờ vây.

Tự chui vào bẫy

Đỗ Ngà

2-4-2019

Một đại ca giang hồ chuyên nghề cho vay nặng lãi, hắn lục tìm các anh nhà nghèo, có nhà cửa là tài sản duy nhất và thích đua đòi khoe khoang. Hắn gạ cho vay một cách dễ dãi. Ai thích mua ô tô, hắn cho vay. Ai thích SH sang chảnh hắn cho vay để mua con SH vi vi cùng bạn cùng bè. Ai muốn gì hắn cũng cho vay, miễn sao giá trị gói vay ấy thấp sơn rất xa giá trị căn nhà mà con nợ đang ở.

Tuổi thơ và cái đầu chính trị

Courrier International

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

Số tháng 5-7/2019

Tư tưởng chính trị của Tập Cận Bình sẽ trở thành một phần của chương trình học sau khi được đưa vào Hiến pháp của ĐCSTQ. Nguồn: Bloomberg

Tập Cận Bình trong thời gian gần đây kêu gọi các khóa học chính trị phải được tăng cường ở mọi lứa tuổi.

Chuyên gia TQ: Đối phó với virus corona chậm có thể thấy trong 100.000 ca

SCMP

Nhóm tác giả: Gigi Choy, Teddy Ng, Bhavan Jaipragas, Josephine Ma và Zhuang Pinghui

Dịch giả: Trúc Lam

27-2-2020

Chuyên gia hô hấp nói rằng, dịch bệnh bùng phát có thể tồi tệ hơn nếu hành động bị trì hoãn chỉ vài ngày

Ông cũng kêu gọi cơ quan kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc cần được trao quyền lớn hơn

Cho giặc mượn đường

Đỗ Ngà

15-2-2021

Năm 2020 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng gần 16 tỷ đô so với năm 2019. Thực chất giá trị xuất khẩu tăng thêm của Việt Nam vào thị trường Mỹ chủ yếu là do khối FDI, vì khối doanh nghiệp trong nước hoặc yếu đi, hoặc bị rụng rất nhiều năm 2020. Được biết năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu của FDI là 202 tỷ đô, tăng 21 tỷ đô so với năm 2019. Vậy là tổng số giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng lên ấy thì hết 76% là rót vào thị trường Mỹ.

Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (Phần 3)

Nguyễn Thọ

31-10-2022

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

Tuần qua chính phủ Đức đã quyết định cho phép công ty hàng hải COSCO của nhà nước Trung Quốc được mua 24,9% cổ phần của một trong 4 bãi container (terminal) ở cảng Hamburrg, bất chấp sự phản đối của 6 bộ trưởng trong liên minh cầm quyền, của cả phe đối lập, thậm chí của cả ba cơ quan tình báo. Thủ tướng Scholz cho rằng với mức tham gia dưới 25% (không phải 35% như dự định) Cosco không được phép đưa người vào ban lãnh đạo, không được phép phủ quyết và tham gia các quyết định. Ngược lại, sự có mặt của nó sẽ giúp cho sức cạnh tranh của Hamburg tăng lên đáng kể so với hai đối thủ Antwerpen (Bỉ) và Rotterdam (Hà-Lan), vốn đã có đầu tư của Cosco.

“Đồng minh Việt Nam nên sớm cắt đứt quan hệ với Ấn Độ”

LTS: Bài báo này đưa những thông tin quan trọng nhưng không thấy nó xuất hiện trên những tờ báo “lề phải” lớn như Tuổi Trẻ, Thanh niên, VnExpress…, chỉ thấy báo Pháp Luật đăng bài này. Cứ tưởng đây là báo của “thế lực thù địch”, tung tin thất thiệt, nhưng thấy tờ báo có ghi, “cơ quan chủ quản: Sở Tư Pháp Thành phố Hà Nội“. Tiếng Dân xin được giới thiệu bài này để quý độc giả có thêm thông tin.

____

Pháp Luật

Huy Nam

25-7-2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi duyệt đội quân danh dự trong lễ đón tiếp tại Hà Nội, ngày 03/09/2016. Ảnh: báo PL

Trong khi căng thẳng biên giới giữa Trung- Ấn kéo dài từ tháng 6 tới nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, báo chí Trung Quốc như thường lệ, liên tục xuất hiện các luận điệu đe dọa dùng vũ lực với Ấn Độ. Đồng thời có những lời lẽ kích động gây chia rẽ mối quan hệ giữa Ấn Độ với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã, ngày 24/7 xuất hiện bài viết: “Đồng minh Việt Nam nên cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ấn Độ trước khi Trung Quốc tiến hành chiến tranh”.

Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc (phần 4)

Hồ Bạch Thảo

22-9-2017

Tiếp theo phần 1 ; phần 2phần 3

VII. Nước Kim

Nước Kim do dân tộc Nữ Chân tại phía đông bắc Trung Quốc kiến lập, dân tộc này buổi đầu chuyên sống về săn bắn, đánh cá; thời Ngũ đại có các bộ lạc Hoàng Nhan thần thuộc nước Bột Hải (1). Sau khi nước Liêu đánh dẹp Bột Hải, thu phục Nữ Chân phương nam thành Thục Nữ Chân, phương bắc thành Sinh Nữ Chân; những dân tộc này đều là tổ tiên của Mãn Châu sau này.

Việt – Trung: Trong là thủ thế, ngoài là anh em

Blog VOA

Lê Anh Hùng

15-11-2017

Ông Trọng tiếp ông Tập tại Hà Nội. Ảnh: Reuters

Không ai chọn được láng giềng, nhưng ai cũng có quyền chọn cách chơi với láng giềng của mình.

“Quan hệ hữu nghị” Toracanxi – Hopantomola

Những ai hâm mộ Aziz Nesin, nhà văn trào phúng nổi tiếng thế giới người Thổ Nhĩ Kỳ, hẳn đều biết đến câu chuyện “Quan hệ hữu nghị” của ông. Nội dung câu chuyện là về mối quan hệ giữa Toracanxi và Hopantomola, hai quốc gia láng giềng có mối thâm thù với nhau và luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến tranh.

Chuyện hai anh em: Cả – Hai

Lò Văn Củi

19-1-2018

Ông Ba Hu ghé quán uống cà phê mà người còn uể oải, giọng khàn khàn. Anh Bảy Thọt hỏi:

– Chà, bữa qua ông Ba họp hành, liên hoan ở đâu đa?

Ông Ba lắc đầu:

– Hông, tao đi Tất niên nhà thằng Cả.

Định nghĩa lại Made in China?

FB Vũ Kim Hạnh

1-7-2018

Logo của Made in China 2025. Và bãi xỉ than nhà máy nhiệt điện TQ ở Trà Vinh. Ảnh: VOV

Hôm thứ sáu 29/6, nói chuyện tại SURF 2018 Đà Nẵng, ông Đại sứ Israel nhấn mạnh, người Do Thái rất tò mò, tôi chúc các bạn thanh niên Việt Nam luôn tò mò. Và sau một thời gian tò mò với nhiều tài liệu, tôi xin cung cấp đôi điều của đề tài mà tôi đang rất tò mò: Made in China 2025.

Lâu nay, made in China là một tên gọi nhạy cảm. Thực phẩm ư? Không, không đáng tin. Người TQ cũng không tin luôn. Hàng công nghệ ư? Thường rẻ, nhanh cập nhật kiểu nhờ… sao chép. Nhiều năm qua, là công xưởng và cũng là trung tâm xuất khẩu của thế giới, người Trung Quốc chỉ được hưởng khoảng 5% giá bán một chiếc iPhone (từ 5 $ đến 10$ trên giá bán từ $500 đến $1000 mỗi chiếc).

Thoát Trung trong một cuộc chiến toàn diện và tổng hợp!

Hà Sĩ Phu

18-12-2019

Tôi thật vui mừng được thấy GS Lê Xuân Khoa đã hoàn toàn đồng cảm khi khơi dậy một cách ngắn gọn và khúc chiết cái chủ đề quan trọng bậc nhất mà tôi đã đề cập ròng rã hơn 10 năm nay: Muốn thoát Trung buộc phải thoát Cộng, nhưng hai việc ấy phải làm đồng thời!

Một góc nhìn về Trung Quốc – Phần 2

Đặng Duân

28-5-2019

Tiếp theo Phần 1

PV: Xin hãy tiếp tục cuộc trao đổi của chúng ta. Ở phần trước chúng ta đang bàn đến “Mô thức Trung Quốc” và những vấn đề của nó sau vài ba thập niên.

BLV: Vâng. Trước khi tiếp tục hãy để tôi hỏi anh một câu. Anh có từng nghe đến tên của Tiến sĩ William Overholt hay chưa?

Nhân cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông – Hồng Kông, một lần tôi đã gặp

Lê Phú Khải

15-8-2019

Hai triệu người đã xuống đường ở Hồng Kông. 350.000 người đã đình công. Xe lửa, xe tải, phi trường đang tắc nghẽn… Nhiều người đặt câu hỏi, liệu có một Thiên An Môn sẽ diễn ra ở Hồng Kông hay không?

Người ta hay nói đến Hồng Kông là một thị trường tài chính, chứng khoán, giao dịch thương mại lớn… Nhưng ít người hiểu rằng, Hồng Kông còn là một thị trường tin tức lớn nhất thế giới. Ở Hồng Kông, anh có thể biết những gì đã xẩy ra đêm qua khi thức dậy. Những cuốn sách mới ra lò, kể cả những cuốn tiểu thuyết ăn khách nhất trên thế giới cũng được người ta tóm tắt ngay nội dung để bán cho anh.

Có tiền ở đây là có thể mua được tất cả mọi tin tức trên thế giới, có cả những “hãng” sản xuất ra những thứ hàng hóa thông tin này để bán cho anh đặt mua hàng tháng, hay hàng tuần, hàng ngày… Vì thế, các hãng thông tấn lớn nhất trên thế giới đều đặt phóng viên thường trú tại đây. Mật độ nhà báo trên thế giới ở đây vào loại cao nhất. Năm 1960, Thông tấn xã Việt Nam có điều đình nhiều lần để đặt phóng viên thường trú tại đây nhưng không thành.

Chính vì vậy mà khó có thể xẩy ra một vụ đàn áp như Thiên An Môn ở Hồng Kông lúc này. Vì Hồng Kông không phải là Trung Quốc. Hồng Kông không nằm gọn trong lục địa Trung Hoa. Ống kính của một rừng báo chí thời kỹ thuật số, thời @ 4.0 chỉ chờ có biến động là bao phủ thông tin, hình ảnh lên toàn cầu.

Chính xã hội tự do và nhà nước pháp quyền đã tạo nên một Hồng Kông phồn vinh, vì thế nếu từ bỏ pháp quyền là Hồng Kông sụp đổ và không thể đảo ngược xu thế đã có bề dầy 100 năm này.

Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển được xây dựng trên nền kinh tế thị trường, thuế thấp và ít có sự can thiệp của chính phủ. Đây là một trung tâm tài chính thương mại quan trọng và là nơi tập trung nhiều đại bản doanh công ty của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Kinh tế Hồng Kông chủ yếu là dịch vụ. Tỷ trọng của khu vực này trong GDP của Hồng Kông lên đến 90%.

Trong quá khứ, chế tạo là khu vực quan trọng nhất của nền kinh tế do Hồng Kông đã tiến hành công nghiệp hóa sau chiến tranh thế giới thứ hai. Với xuất khẩu làm động lực, kinh tế Hồng Kông đã tăng trưởng với tốc độ bình quân hằng năm là 8.9% trong thập niên 1970. Hồng Kông đã trải qua một quá trình chuyển dịch nhanh sang một nền kinh tế dịch vụ trong những năm 1980, khi tốc độ tăng trưởng đạt 7.7% bình quân mỗi năm. Phần lớn các hoạt động sản xuất được chuyển qua Trung Hoa đại lục trong thời kỳ này và công nghiệp hiện nay chỉ chiếm 9% nền kinh tế.

Khi Hồng Kông đã lớn mạnh để trở thành một trung tâm tài chính, tăng trưởng chậm lại xuống còn 2.7% mỗi năm trong những năm 1990. Cùng với Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan, Hồng Kông được gọi là một trong Bốn con hổ châu Á do tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh chóng trong thời kỳ từ thập niên 1960 đến thập niên 1990.

Cái “con hổ” châu Á ấy, người dân tiêu đồng đô-la Hồng Kông có tỷ giá 7.75 đến 7.85 một đôla Hồng Kông ăn 1 đôla Mỹ, sinh sống trên 262 hòn đảo có tổng diện tích 1103 km2 với hơn 5 triệu dân, nói tiếng Anh và tiếng Quảng Đông, không nói tiếng Quan Thoại như Trung Hoa lục địa. Cái “con hổ” ấy vào đêm 1 tháng 7 năm 1997 đã trở về với… đất mẹ Trung Hoa!

***

Những ngày tôi ở Hồng Kông, các nơi công cộng đều gắn những đồng hồ chạy ngược rất lớn. Những đồng hồ đó chạy giật lùi đếm những giây còn lại cho đến thời điểm Hồng Kông trở về với Trung Hoa lục địa. Một làn sóng di dời khỏi Hồng Kông diễn ra trong những ngày đó. Người ta đã làm một cuộc thăm dò sau này ở Đại học Hồng Kông vào năm 2012 thì thấy 70% người được hỏi, nói họ tự nhận là người Hồng Kông chứ không phải là người Trung Quốc.

Làm sao lại di tản trước 1 tháng 7 năm 1997? Làm sao lại muốn ly dị với chính tổ tiên cuả mình là người Hán và đất mẹ Trung Hoa, nếu không phải đó là khát vọng của Tự do và Dân chủ- xu hướng của thời đại?

Do Hồng Kông đất hẹp người đông nên việc xây dựng nhà cửa rất hợp lý. Người ta có thể bạt một triền núi đá để san một mặt bằng rồi làm nhà cao tầng bên vách núi chênh vênh, giải quyết nạn thiếu nhà. Nhưng cả Hồng Kông là một công viên cây xanh lớn, với 40% đất được dành cho công viên thôn quê và các khu dự trữ thiên nhiên. Người đến mua sắm, du lịch ở Hồng Kông nườm nượp.

Hồng Kông thường được mô tả là nơi phương Đông gặp phương Tây, điều này được phản ánh trong hạ tầng kinh tế, giáo dục và văn hóa đường phố. Trên một góc phố nào đó, có thể có các tiệm truyền thống Trung Hoa bán thảo dược Trung Hoa, các đồ dùng linh tinh có liên quan đến Phật giáo hay bát súp vi cá mập bằng chất dẻo. Nhưng tại góc phố tiếp theo, người ta có thể tìm thấy các rạp hát đang chiếu các bộ phim ăn khách của Hollywood, một quán rượu theo phong cách Anh, một nhà thờ Công giáo hoặc một quán thức ăn nhanh MacDonald’s.

Ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông là tiếng Hoa và tiếng Anh; các biển hiệu bằng hai thứ tiếng này hiện diện khắp nơi ở Hồng Kông. Chính quyền, cảnh sát, và phần lớn các nơi làm việc đều sử dụng cả hai thứ tiếng. Sự cai trị của người Anh đã kết thúc hai thập kỷ trước nhưng văn hóa phương Tây vẫn thấm sâu vào Hồng Kông và tồn tại liền một mạch với triết lý và phong tục phương Đông.

_____

Một số hình ảnh tác giả gửi tới:

Nhà hàng nổi có sức phục vụ 3000 thực khách một lúc trên vịnh Victoria ở Hồng Kông – Năm 1997
Nhịp sống hối hả ở Hồng Kông. Ảnh: Lê Phú Khải
Tác giả ở Hồng Kông hồi tháng 2 năm 1997