Việt Nam lấy cái gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo?

Trương Nhân Tuấn

18-7-2019

Để trả lời câu hỏi này người ta cần xác định tranh chấp ở Biển Đông là loại tranh chấp gì?

Hun Sen lo sợ Bắc Kinh hơn là sợ virus corona

Foreign Policy

Tác giả: Audrey Wilson

Dịch giả: Trúc Lam

22-2-2020

Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN bắt tay trên sân khấu tại hội nghị thượng đỉnh về virus corona được Trung Quốc kêu gọi ở Viêng Chăn, Lào, vào ngày 20/2. Ảnh: Dene-Hern Chen / AFP/ Getty Images

Nhà chuyên chế Campuchia đang đặt người dân mình vào nguy hiểm để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc.

Ngày giỗ đầu bác sĩ Li Wenliang (Lý Văn Lượng)

Trần Trung Đạo

7-2-2021

Bác sĩ Li Wenliang (Lý Văn Lượng), qua đời lúc 2:30 phút sáng giờ địa phương ngày 7 tháng 2 năm 2020 vì bị nhiễm vi khuẩn coronavirus trong khi làm việc chống lại căn bệnh này.

Vương Hỗ Ninh có gì lạ?

Jackhammer Nguyễn

28-10-2022

Ngày 25-10-2022, BBC có bài viết: Vương Hỗ Ninh: ‘Đại quân sư’ của ba đời Tổng Bí thư ở Trung Quốc. Thật ra những gì mà ông Vương Hỗ Ninh,  lý thuyết gia của chế độ cộng sản Hoa lục hiện nay, nói về những điều nên làm cho Trung Quốc, cũng không xa lạ gì đối với người Việt, vốn cũng nghe nói đi nói lại mãi, nào là dân chủ tập trung, nào là giữ vững ổn định…

“Quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông”

Trương Nhân Tuấn

24-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tuần trước tôi có viết status ngắn, nói rằng CSVN đã thất bại trong sách lược “quốc tế hóa Biển Đông”, nhân việc nhà báo Greg Rushford đăng trên trang web của ông một bài tường trình có nội dung đưa ra ánh sáng các việc nhà nước CSVN đã sử dụng tiền bạc để “vận động” dư luận quốc tế, nhứt là ở Mỹ. Mục đích để tạo dư luận “tốt” cho sự hiện diện hải quân Mỹ trong khu vực, trước sự hung hăng của TQ.

Từ lâu tôi đã cảnh báo rằng việc “quốc tế hóa” theo “cái cách của CSVN” sẽ chỉ đem lại thất bại.

Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc (phần 2)

Hồ Bạch Thảo

22-9-2017

Tiếp theo phần 1

III. Thời Trung Quốc phân chia nam bắc: nước Bắc Nguỵ [386- 557]

Sau thời 16 nước Ngũ Hồ loạn Hoa, đến lượt Thác Bạt Khuê người gốc Tiên Ty kiến lập chính quyền Bắc Nguỵ; đây là chính quyền phương bắc đầu tiên thời Nam Bắc triều. Bộ tộc Thác Bạt Tiên Ty nguyên lai cư trú tại Hắc Long Giang ngày nay, chuyên về du mục. Sau đó di cư đến vùng Nội Mông Cổ, rồi xuống phương nam. Đến năm 315, Thác Bạt Kỳ Lô giúp nhà Tây Tấn đánh Hung Nô, nên được phong Vương đất Đại, rồi lập thành nước. Năm 376, Phù Kiên nước Tiền Tần tấn công, Đại bị diệt vong.

Tổng Thống gặp Đế Vương

FB Peter Pho

9-10-2017

Vợ chồng Donald Trump và Tập Cận Bình. Ảnh: internet

Công việc đón tiếp Trump tại Bắc Kinh được Tập chỉ đạo ngay từ khi Trump lên ngôi. Để đánh trúng tâm lý một nhà lãnh đạo của chủ nghĩa đế quốc không gì bằng dùng qui cách đế vương, cho tiếp cận với những kiến trúc, đồ vật, văn hoá, sinh hoạt… của hoàng đế khiến một tổng thống nhiều tiền, nhiều quyền nhưng chỉ thiếu mỗi văn hoá (Hoàng Đế) thán phục.

Tập nghĩ vậy, chỉ đạo hàng trăm chuyên gia thiết kế một công trình đón tiếp Trump, và họ hoàn toàn có thể làm vậy. Bởi họ có mọi thứ trong tay, thiên thời, địa lợi, nhân hoà.

Trump và phu nhân được bố trí nghỉ ngơi tại khách sạn siêu 5 sao “Beijing’s St Regis Hotel” trung tâm Bắc Kinh, hơn ngàn lính bảo an được bố trí khắp xung quanh, nhiều cơ sở kinh doanh xung quang được lệnh đóng cửa trong những ngày Trump hiện diện nơi đây.

Ngay khi đặt chân đến cố đô Bắc Kinh, Trump và phu nhân đã được vợ chồng Tập Cận Bình đưa đi tham quan Tử Cấm Thành, nơi ở của các hoàng đế Trung Quốc triều nhà Minh và nhà Thanh trong giai đoạn lịch sử gần 500 năm. Đây là một nơi gìn giữ tương đối hoàn chỉnh các công trình kiến trúc và hiện vật của vua chúa xa xưa, một nơi thiêng liêng và thần thánh. Chỉ cần bước chân đến nơi đây, bất kể anh thuộc tầng lớp nào, kể cả anh là một tổng thống quyền uy nhất hoàn cầu như Trump thì đều tự nhiên cảm thấy mình như nhỏ bé lại, chẳng mùi mè éo gì với sự phô trương quyền quý đển đỉnh điểm của con ông giời (Thiên tử) phương đông.

Hai đôi vợ chồng hàng đầu thế giới được các chuyên viên trong cung đưa đi thăm 3 cung chính là Càn Thanh Cung, Giao Thái Cung và Khôn Ninh Cung, 3 điện chính là điện Thái Hoà, điện Trung Hoà, điện Bảo Hoà. Tiếp đến đi thăm trung tâm phục hồi cổ vật trong cung, những đồ vật hàng vài ngàn năm giá trị dăm bảy cái cộng lại cũng có thể bằng tổng số tiền Trump đang có, khiến Trump vừa nghe vừa trố mắt kinh hãi. Mịa, đòn hạ bệ giàu sang của Trung Cộng hơi thâm với tổng thống của tôi!

Nguồn: Ifeng News

Thăm quan xong nơi phục chế đồ vật thì tiết mục tiếp theo cũng kinh tởm. Vì sao? Bởi chương trình này chỉ dành cho vua và hoàng hậu thưởng thức chốn cung đình. Tập và phu nhân dẫn hai vợ chồng Trump sang “Sướng Âm Các” trong Tử Cấm Thành để nghe một chầu kinh kịch. Hai đôi uyên ương được thưởng thức ba vở tuyệt tác mà những năm xưa Từ Hy Thái Hậu yêu thích nhất, đó là “Lệ viên xuân miêu”, “Quý phi say rượu” và “Mỹ hầu vương”. Quá trình xem, Trump và phu nhân đều há hốc mồm, trố mắt, vỗ tay ầm ầm.

 

Vợ chồng Trump sau đó dùng bữa tối với Tập Cận Bình và phu nhân tại cung Phúc Kiến, nằm bên trong khu vườn hoa của vua Càn Long, nơi này từ trước đến nay vẫn cấm tuyệt đối dân thường bén mảng đến, nên linh khí tràn trề, hồn Càn Long vẫn luẩn quẩn đó đây… Tất nhiên, những đồ ăn do các đầu bếp cung đình sắp đặt thì khỏi cần tả, cứ gọi là ngon gấp ngàn lần đồ ăn của nhà hàng Trung Hoa bên cạnh nhà Trump ở Nữu Ước.

Trà đàm. Ảnh: internet

Ăn nhậu xong, hai thủ lĩnh dắt tay đi bộ khoảng 200 mét đến phòng sách của vua Càn Long “Tam Hy Đường” để uống trà, nghỉ ngơi, tán phét. Vài ngày trước, con đường 200 mét này được công nhân quét lại bức tường hai bên một mầu đỏ vương quyền. Con đường thông từ cung Phúc Kiến cho đến điện Dưỡng Tâm, nơi có phòng sách của Càn Long.

Điện Dưỡng Tâm là nơi vua làm việc, cũng giống như Nhà Trắng của Trump. Tập đã cho sửa sang theo nguyên bản để với mục đích đón Trump là vị khách đầu tiên đến đây. “Tam Hy Đường” là một phòng sách nhỏ nằm phía tây của điện Dưỡng Tâm, diện tích chỉ 8 mét vuông. Vua Càn Long là nhà sưu tầm nghệ thuật số một thế giới, sau khi Ngài thu thập được ba đồ vật hiếm hoi khiến Ngài sướng đê mê mà đặt tên lại cho phòng này là “Tam Hy Đường”. Tam là 3, Hy ở đây là hiếm hoi, vậy 3 thứ ấy là gì mà khiến Càn Long sướng thế? Đấy chính là một bức “Trời trong sau tuyết” của Vương Nghĩa nhà thư pháp bậc Thánh của đời Tấn, một bức “Trung thu” của Vương Hiến, một bức “Bách Viễn” của Vương Cẩn.

Trong phòng còn trưng bầy nhiều cổ vật quí giá. Vua càn Long sưu tầm được 12.000 thư hoạ, 4115 đồ đồng đen, 200 cái nghiên mực, 1290 những đồ ngọc quý… Tập có ý lấy tinh thần Càn Long, chăm lo việc nước, xây dựng thiên hạ thái bình để hàn huyên nhằm rót vào óc Trump những tư tưởng hoà hợp, hoà giải, cùng nhau trị vì thế giới, cùng hưởng thái bình. Riêng về phần phong lưu đa tình của Càn Long thì Tập có nhã ý để lão PP sang hầu chuyện Trump, nhưng bị lão từ chối.

Nguồn: China News

Ở đây xin nói thêm, Kissinger là một tay nghiện đồ cổ và yêu quý Càn Long đến muốn hiến mạng, mỗi lần đến Bắc Kinh lão đều yêu cầu ghé vào đây, có lần nằm lì không muốn bước ra, mãi đến 12 giờ đêm, lão mới lưu luyến dời đi với hai con ngươi đỏ ngầu…

Nguồn: China News
Nguồn: Ifeng News

Đây có đoạn đối thoại cũng lý thú giữa Tập và Trump cũng xin dịch lại mua vui cùng bạn phây. Sau khi thăm quan xong ba cung điện, Tập giới thiệu với Trump về lịch sử văn hoá lâu đời của Trung Hoa. Tập nói: “Văn hoá không gián đoạn, truyền thừa tiếp tục chỉ có Trung Quốc, chúng tôi cũng vẫn nối theo, tóc đen, da vàng, chúng tôi là những người thừa kế của Rồng”.

Đối thoại tiếp theo là:

Trump: Vậy lịch sử Trung Quốc có thể truy cập đến 5000 năm hay sớm hơn?

Tập: Có văn tự chứng minh thì là 3000 năm.

Trump: Tôi nghĩ văn hoá lâu đời nhất là Ai Cập, có 8000 năm lịch sử.

Tập: Đúng, Ai Cập lâu đời hơn. Nhưng, văn hoá Trung Hoa không đứt đoạn qua, một mạch truyền xuống chỉ có Trung Hoa.

Trump: Vậy, đây là văn hoá nguyên thuỷ của các bạn?

Tập: Đúng, như chúng tôi vẫn tiếp tục là tóc đen, da vàng, là người kế thừa của Rồng.

Trump: Wonderful! (Tuyệt vời)

Tử Cấm Thành được xây dựng vào đầu những năm 1400, nơi quyền uy nhất cho các Thiên Tử trú ngụ, làm việc và hành lạc, nó còn được coi là biểu tượng quyền lực của các hoàng đế Trung Hoa. Tôi cũng như Kissinger rất yêu quý nơi đây, hắn thích cổ vật, tôi thích hậu cung, nơi trú ngụ hơn 3000 cung tần mỹ nữ đang ngày đêm trông ngóng vua ghé qua ban cho một lần yêu…

Chuyện các binh sĩ VNCH bị Trung Quốc bắt giữ sau hải chiến Hoàng Sa 1974

Một Thế Giới

Võ Hà

18-1-2018

Xuống đường phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa tại Sài Gòn – Ảnh: Báo Quảng Nam

Ngay sau khi cuộc hải chiến diễn ra, Ngoại trưởng VNCH lên án Trung Quốc: “đã xâm chiếm các phần lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa và bắt đi một cách trái phép 121 binh sĩ của Quân lực VNCH”.

Ma Cao kế tiếp? Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Campuchia

LTS: Những gì đang diễn ra ở thành phố Sihanoukville, Campuchia, cũng sắp diễn ra ở Việt Nam, tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Mặc dù luật đặc khu chưa chính thức thông qua, thế nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc đang có mặt tại các đặc khu nói trên, họ đang chuẩn bị sẵn sàng để triển khai các dự án đã lên kế hoạch.

Hãy nhìn vào các đặc khu Sihanoukville ở nước láng giềng Campuchia, hay Boten ở Lào, để thấy rằng người dân bản xứ đã bị gạt qua bên lề xã hội, nơi tổ tiên họ đã sống nhiều thế hệ, để rồi bây giờ họ bị chính quyền buộc phải nhường sân chơi cho những người đến từ phương Bắc và các đại gia lắm tiền nhiều của.

Trung Hoa mộng, giấc mơ bá quyền

Bình Minh

6-12-2018

Bá quyền bằng vũ lực:

Quân sự yếu kém hơn Mỹ và thua xa nếu các cường quốc hợp lại.

Chiến lược Mỹ ngăn chặn TQ, chưa ra khỏi ao nhà biển Đông và biển Hoa Đông đã bị ngáng đường chận lại, làm mộng bá quyền chưa khởi đã tắt.

Epoch Times: Trung Cộng xuyên tạc, bịa đặt Hoa kiều sát hại bé gái là học viên Pháp Luân Công

Epoch Times

Tác giả: Trần Lôi Lưu Hồng Lâm

Biên dịch: Thiên Thảo

25-5-2019

Bang Ohio, Mỹ vào tháng 1/2017 đã điều tra một vụ án sát hại bé gái 5 tuổi, nghi can là một phụ nữ gốc Hoa; vụ việc này đã bị truyền thông Trung Cộng xuyên tạc để công kích Pháp Luân Công.

Giải pháp Thiên An Môn cho Hồng Kông?

Project Syndicate

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

12-8-2019

Dân Hồng Kông xuống đường biểu tình. Nguồn: Anthony Kwan/Getty Images

Khi không có các lựa chọn tốt đẹp, các nhà lãnh đạo phải chọn cái ít xấu nhất. Chính phủ Trung Quốc có thể ghê tởm ý tưởng của việc tạo ra các nhượng bộ cho những người biểu tình ở Hồng Kông, nhưng cứu xét các hậu quả thảm khốc của một cuộc đàn áp quân sự là điều mà họ phải làm.

Trung Quốc đã dùng lực lượng Hồng Vệ Binh như thế nào?

Đoàn Bảo Châu

22-5-2020

Đây là câu chuyện của một kẻ đã đấu tố mẹ mình, kêu gọi để mẹ mình bị xử tử như một đối tượng phản cách mạng và rất nhiều gia đình ở Trung Quốc đã có câu chuyện giống thế này.

Điểm sách: Thế chiến tương lai sẽ bùng nổ năm 2034

American Purpose

Tác giả: Francis Fukuyma

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

27-6-2021

Lời người dịch: Bang giao Hoa Kỳ và Trung Quốc bước một bối cảnh mới sau khi Joe Biden nhậm chức: Cả hai cường quốc chấp nhận phục hoạt chủ nghĩa đa phương, là một cơ chế tối thiểu và hữu hiệu để bắt đầu hợp tác song phương và quốc tế.

Trung Quốc khai thác động đất Thổ Nhĩ Kỳ bằng tin giả để khoe

EuroNews

Sophia Khatsenkova

Thục Quyên lược dịch

16-2-2023

Hơn 10 ngày trước, một trận động đất mạnh 7,8 độ Richter đã gây thảm họa tàn khốc tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Số người chết đã vượt quá 42.000 và những thông tin sai lệch chung quanh sự kiện đau lòng này vẫn còn rất nhiều trên mạng xã hội.

Nếu Việt Nam từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri Tôn…

Trương Nhân Tuấn

7-7-2017

Đảo Tri Tôn nằm về phía Nam của nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc Hoàng Sa. Ảnh: VCG/Getty Images

Đôi điều về lịch sử, pháp lý và hệ quả kinh tế chiến lược nếu VN từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri tôn, nhân đọc bài báo “Đảo Tri tôn và năm điều cần biết” trên BBC Việt ngữ.

Sự việc tàu khu trục Mỹ đi qua hải phận 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thể hiện chiến dịch “freedom-of-navigation operation” gọi tắt là FONOP, ngày 2 tháng bảy vừa qua, phản ảnh trên thực tế điều 17 của Luật Biển quốc tế. Theo đó “quyền qua lại không gây hại của tàu bè trong vùng lãnh hải” được nhìn nhận.

Hãy chọn đồng bào thay vì đồng chí!

Trung Nguyễn

9-8-2017

Người dân Sài Gòn xuống đường biểu tình chống Trung Quốc trước đây. Ảnh: internet

Giữa lúc đất nước đang bị Trung Quốc uy hiếp nặng nề trên biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đang có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, dự kiến từ ngày 7 đến ngày 10/8/2017.

“Đồng chí” hay hổ với báo?

Cùng lúc đó, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hủy cuộc họp với ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh vào ngày thứ hai 7/8 tại kỳ họp Bộ trưởng ngoại giao Asean ở Manila, Philippines. Sự kiện này cùng với sự kiện tướng Phạm Trường Long, phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc cắt ngắn chuyến thăm giao lưu quốc phòng tại Việt Nam cho thấy rõ ràng quan hệ “đồng chí”, “anh em” giữa hai đảng Cộng sản đang cầm quyền ở hai nước đang có vấn đề.

Khách sạn dát vàng của Tập đoàn Hòa Bình: Nơi ẩn náu của tình báo Hoa Nam Cục

RedVN

9-10-2017

Ông Nguyễn Hữu Đường đang tiếp tay cho Trung Quốc chiếm Đà Nẵng?

Ông chủ tập đoàn Hòa Bình – đại gia Nguyễn Hữu Đường có biệt danh “Đường bia hay Đường malt”, được nhiều người biết đến với tham vọng “giải cứu” hàng Việt trước “dòng lũ” hàng Trung Quốc giá rẻ. Thế nhưng lạ một điều là vị đại gia này lại có mối có quan hệ thân thiết, hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc. Điều khiến dư luận bất ngờ hơn là, mới đây khi Hòa Bình khánh thành khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng – nơi đây có thể kiểm soát mọi biến động vùng 3 Hải quân, thì đích thân nguyên đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam sang tham dự. Chính vì mối quan hệ thân mật này khiến dư luận hoài nghi và đặt ra câu hỏi, phải chăng đây là căn cứ địa để tình báo Hoa Nam hoạt động thu thập thông tin, nhằm thôn tính Đà Nẵng?

16 chữ vàng giữa 34 vòng dây

BNS Tự do Ngôn luận số 280

Ban Biên Tập

1-12-2017

Lịch sử Việt Nam chắc sẽ đặc biệt đánh dấu năm 2017 này, vì đầu năm và cuối năm, kẻ đứng đầu đảng Việt cộng đã ký kết 34 văn kiện hợp tác với Chủ tịch Tàu cộng Tập Cận Bình.

Vào ngày 12 tháng 01, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ngay sau hội đàm, tên thái thú xác Việt hồn Tàu và tên bạo chúa Đại Hán đã chứng kiến lễ ký kết 15 văn kiện hợp tác giữa 2 nước:

(1) Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa đảng CSVN và đảng CSTQ.

FBI điều tra vũ khí quyền lực mềm của chính quyền Trung Quốc

Thiên Thảo

19-2-2018

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện về các mối đe doạ trên toàn thế giới vào ngày 13/02/2018 tại Washington, một quan chức cấp cao của FBI cho biết Cục điều tra Liên bang Mỹ đang tiến hành điều tra Viện Khổng Tử – tổ chức “giáo dục” được ví như vũ khí quyền lực mềm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có mạng lưới hoạt động tại hơn 100 quốc gia.

Một Cái Nhìn Kỹ Hơn Dự Thảo Duy Nhất Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông của ASEAN

Diplomat

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Nhật Minh

3-8-2018

Bài báo hé lộ vài nội dung trong Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông Duy Nhất của ASEAN – Trung Quốc.

Vào ngày 3 tháng 8 vừa rồi, Ngoại trưởng của 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng người đồng cấp Trung Quốc đã loan báo sự đồng thuận về một Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo Bộ Quỵ tắc Ứng xử ở Biển Đông Duy Nhất (sau đây gọi là Văn Bản) làm cơ sở cho việc thông qua một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Văn Bản này dài 19 trang khổ A4. Nó được cấu trúc gồm 3 phần chính theo Thoả thuận Khung Bộ quy tắc Ứng xử đã được thông qua trước đây – những điều khoản tiền đề, những điều khoản chung, và những điều khoản cuối cùng. Văn Bản được mã hoá theo màu sắc như sau: màu đen cho nội dung được lấy từ Khung COC, màu xanh da trời cho nội dung đã được thống nhất, và màu xanh lá cây là những ý kiến mà 11 bên đưa vào.

Văn Bản lặp lại những từ ngữ trong Khung COC rằng đây “không phải là một văn kiện để giải quyết tranh chấp lãnh thổ hoặc phân định biển.” Ở phần 2 của Những Nguyên tắc Chung, Malaysia thêm vào một cảnh báo pháp lý như sau:

Các Bên tiếp tục công nhận rằng COC không giải quyết hoặc không ảnh hưởng đến lập trường của các Bên về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, ranh giới biển, hoặc các quyền lợi hàng hải các Bên được cho phép theo luật quốc tế về biển và được ghi nhận / phản ánh trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Giới hạn về độ dài không cho phép bài viết phân tích và tổng kết đầy đủ Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất này. Bài viết này tập trung vào 5 vấn đề chính được đề cập trong Văn Bản: phạm vi địa lý áp dụng COC; vấn đề giải quyết tranh chấp; nghĩa vụ hợp tác; vai trò của các bên thứ ba; và tình trạng pháp lý của Bộ Quy tắc cuối cùng về Ứng xử ở Biển Đông.

Phạm vi địa lý

Văn Bản không xác định rõ ràng phạm vi địa lý trên Biển Đông được áp dụng. Ở phần Những Điều Khoản Chung, Việt Nam đề xuất rằng, “Bộ quy tắc Ứng xử hiện tại sẽ áp dụng cho tất cả các thực thể đang trong tranh chấp và những vùng biển chồng lấn do những yêu sách theo UNCLOS 1982 ở Biển Đông.” Indonesia thì thêm vào, “các Bên cam kết tôn trọng Vùng Đặc Quyền Kinh Tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo quy định trong UNCLOS 1982.

Malaysia đề xuất, “tuỳ thuộc vào các yếu tố/nội dung của COC, phạm vi địa lý/phạm vi áp dụng có thể cần phải được xác định,” trong khi Singapore thì bình luận “các Bên có thể sẽ muốn cân nhắc về sự tiện ích của việc thêm một phần về định nghĩa các thuật ngữ sẽ được sử dụng trong đây.”

Giải quyết Tranh chấp

Một phần lớn Văn Bản được dành cho các vấn đề phòng ngừa, quản lý và giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa các bên. Tuy nhiên Văn Bản không có bất kỳ tham chiếu cụ thể nào đối với các cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc có trong Phụ lục VII UNCLOS.

Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp, Indonesia đề xuất như sau:

Các Bên nhất trí, khi thích hợp, sẽ sử dụng Hội đồng Cấp Cao của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) với sự đồng ý của các Bên liên quan, để giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến các sự cố có thể xảy ra trên Biển Đông.

Các Bên đồng ý rằng bất kỳ sự cố nào chưa được giải quyết sẽ được chuyển tới một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp của quốc tế, với sự đồng ý của Các Bên liên quan.

Việt Nam đề xuất rằng các bên giải quyết tranh chấp “thông qua đàm phán hữu nghị, điều tra, trung gian, hoà giải và những biện pháp khác theo thoả thuận của các Quốc gia Ký kết (Contracting States).” Nếu những biện pháp đó không thành công, Việt Nam đề nghị các bên tranh chấp “sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo những điều khoản tương ứng của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á.”

Việt Nam kết luận rằng không có bất kỳ điều gì trong COC “sẽ ngăn cản” việc giải quyết tranh chấp một cách hoà bình phù hợp theo Điều 33(1) của Hiến chương Liên Hợp quốc. Điều 33 bao gồm “các biện pháp [giải quyết tranh chấp] khác” như trọng tài, Toà án quốc tế, sử dụng các cơ quan hay thoả thuận khu vực, hoặc những biện pháp hoà bình khác được quyết định bởi các bên liên quan.

Văn Bản có hai lựa chọn để giám sát việc thực hiện. Lựa chọn thứ nhất, được ủng hộ bởi Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Malaysia, và Singapore, đặt trách nhiệm vào Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc. Lựa chọn thứ hai, được đề xuất bởi Việt Nam, kêu gọi việc thiết lập một Uỷ ban lãnh đạo bởi các Ngoại trưởng hoặc đại diện của các quốc gia.

Nghĩa vụ Hợp tác

Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất có nguồn gốc từ những điều khoản trong UNCLOS rằng các quốc gia ký kết có nghĩa vụ hợp tác bảo vệ môi trường biển trong một biển nửa kín và trong khi đang chờ giải quyết tranh chấp, các quốc gia ký kết cần tham gia vào những  thoả thuận có tính thực tiễn.

Phần 2 (Các Điều Khoản Chung), tiểu mục c (Những cam kết cơ bản) gồm 6 điểm: i (Nghĩa vụ hợp tác), ii (Đẩy mạnh hợp tác hàng hải có tính thực tiễn), iii (Tự kiềm chế/Thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm), iv (Phòng ngừa sự cố), v (Quản lý sự cố), và iv (Các cam kết khác, phù hợp với luật quốc tế, để đáp ứng các mục tiêu và nguyên tắc của COC).

Phần 2.c có lẽ là phần được tranh luận nhiều nhất trong Văn Bản. Ví dụ, phần này bao gồm giải thích dài tỉ mỉ 4 lựa chọn về nghĩa vụ hợp tác và thúc đẩy hợp tác hàng hải thực tế, nối tiếp bởi hai bộ chọn lựa về tự kiềm chế/thúc đẩy lòng tin, và kết thúc là thảo luận về ba điểm còn lại. Tiếp sau đó Văn Bản còn chứa đựng một đề xuất bởi Việt Nam thay thế toàn bộ phần 2.c (Những cam kết cơ bản) với 27 điểm quy định những điều các quốc gia phải làm và không được làm.

Trong phần 2.c (i và ii), Philippines, Indonesia và Singapore, Trung Quốc và Campuchia, đã lần lượt đề xuất bốn lựa chọn riêng biệt về nghĩa vụ hợp tác. Ngoại trừ lựa chọn Trung Quốc đề xuất, tất cả các lựa chọn khác về cơ bản đều bao gồm năm lĩnh vực hợp tác trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Chúng bao gồm: bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an toàn giao thông và liên lạc ở biển, và chống tội phạm xuyên quốc gia. Đề xuất của Indonesia bổ sung đánh bắt trái phép vào danh sách của DOC về tội phạm xuyên quốc gia – bao gồm buôn bán ma túy trái phép, cướp biển và cướp vũ trang trên biển, và giao thông có vũ trang bất hợp pháp. Campuchia thì đề xuất kết nối biển.

Đề xuất của Trung Quốc thì có phần chồng chéo với những lựa chọn khác nhưng đáng chú ý ở chi tiết mà nó cung cấp trên sáu lãnh vực hợp tác – bảo tồn nguồn cá, hợp tác an ninh và luật biển, đi lại và tìm kiếm cứu nạn trên biển, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường, kinh tế biển bao gồm hợp tác trong lãnh vực thuỷ sản và dầu và khí, và văn hoá biển.

Quan trọng nhất là về hợp tác kinh tế biển, Trung Quốc đề xuất là sự hợp tác chỉ được thực hiện bởi các quốc gia ven biển “và không được hợp tác với các công ty từ những nước ngoài khu vực.” Ngược lại, Malaysia lại đề nghị rằng không có gì trong COC “sẽ ảnh hưởng… quyền hoặc khả năng của các Bên tiến hành các hoạt động cùng với nước ngoài hoặc các tổ chức tư nhân do họ tự lựa chọn.”

Hai lựa chọn được đề xuất ở phần 2.c.iii với tiêu đề “Tự kiềm chế/Thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm. Lựa chọn đầu tiên được liệt kê bởi Indonesia gồm bốn biện pháp: đối thoại giữa các quan chức quốc phòng và quân đội, đối xử nhân đạo với người gặp nạn, tự nguyện thông báo về các cuộc tập trận chung hay kết hợp sắp diễn ra, và thường xuyên trao đổi thông tin liên quan.

Lựa chọn thứ hai trong phần 2.c.iii có 7 điểm, trong đó 5 điểm được đề xuất bởi Trung Quốc, một được đề xuất bởi Philippines và điểm cuối cùng được đề xuất chung bởi Trung Quốc và Philippines.

Điểm đầu tiên Trung Quốc đề xuất là “các hoạt động quân sự trong khu vực là để dẫn tới tăng cường lòng tin lẫn nhau.” Trong đề xuất thứ hai Trung Quốc kêu gọi giao lưu giữa các lực lượng quốc phòng và quân đội bao gồm “tàu quân sự ghé thăm cảng của nhau và tuần tra chung một cách thường xuyên.” Đề xuất thứ 3 kêu gọi thường xuyên tập trận chung giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN.”

Điểm thứ tư Trung Quốc đề xuất:

Các Bên sẽ thiết lập một cơ chế thông báo các hoạt động quân sự, và thông báo cho nhau các hoạt động quân sự chính nếu thấy cần thiết. Các Bên không được tập trận chung với các nước ngoài khu vực, trừ khi các bên liên quan đã được thông báo trước và không phản đối.

Điểm đề xuất thứ năm của Trung Quốc lưu ý rằng các tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền miễn trừ quốc gia và được “miễn trừ tài phán bởi bất cứ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu đăng ký.” Hơn nữa, tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền tự vệ “nhưng phải có sự lưu tâm thích đáng đến các tàu và máy bay quân sự của bên còn lại..”

Trung Quốc và Philippines cùng thêm vào điểm thứ sáu gọi là “đối xử công bằng và nhân đạo cho tất cả những ai đang gặp nguy hiểm hoặc gặp nạn ở Biển Đông.”

Cuối cùng, Philippines đề xuất điểm thứ 7 bao gồm “tôn trọng việc ngư dân thực hiện những quyền đánh cá truyền thống… [và] tiếp cận các thực thể địa lý và ngư trường truyền thống.”

Việt Nam đã đưa ra một bảng đề xuất riêng của mình thay thế toàn bộ những điều trên trong Phần 2.c. Việt Nam đề nghị rằng các Quốc gia Ký kết tôn trọng “các vùng biển được quy định và thiết lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.” Việt Nam cũng đề xuất rằng Các Quốc gia Ký kết cần cung cấp thông báo trước 60 ngày về cuộc tập trận chung/kết hợp sắp diễn ra” ở Biển Đông.

Việt Nam cũng đề xuất một hướng dẫn cụ thể về những gì Quốc gia Ký kết không nên làm, bao gồm xây dựng trên bất kỳ đảo nhân tạo nào, quân sự hoá các thực thể, phong toả tàu chở lương thực hay luân chuyển nhân sự, tuyên bố Khu vực Nhận diện Phòng không, và tiến hành các các cuộc mô phỏng tấn công tàu và máy bay của các quốc gia khác.

Vai trò của Các Bên Thứ Ba

Các bên thứ ba là những quốc gia không tham gia ký COC. Không có tham chiếu nào trong Văn Bản về việc gia nhập COC của các bên thứ ba. Brunei đề xuất rằng “sau khi COC có hiệu lực, các Bên có thể đề xuất Nghị quyết Đại hội đồng Liên hợp quốc hai năm một lần để đảm bảo tất cả các quốc gia khác tôn trọng những nguyên tắc có trong COC.

Như lưu ý ở trên, đề xuất của Trung Quốc trong Văn Bản là nhằm ràng buộc các quốc gia thành viên ASEAN trong COC và giới hạn nếu như không phải là loại trừ sự tham gia của các bên thứ ba.

Tình trạng pháp lý

Văn Bản không có tham chiếu nào cho thấy COC là một hiệp ước theo luật quốc tế. Mặc dù nó có một đề xuất của Việt Nam rằng Các Quốc gia Thành viên “đã đồng ý ràng buộc bởi Bộ Quy tắc Ứng xử hiện hành…” Việt Nam cũng đề nghị COC “phải được phê chuẩn theo thủ tục nội bộ tương ứng của các Quốc gia ký kết” và văn bản phê chuẩn sẽ được gửi cho Tổng thư ký ASEAN – người “sẽ đăng ký” COC theo đúng điều 102 Hiến chương Liên Hợp quốc.

Cả Brunei và Việt Nam đã đề nghị một cách độc lập rằng không Quốc gia Thành viên nào có sự bảo lưu nào đó khi ký kết COC.

Nội dung hiện tại của Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất là đầy đủ theo tham chiếu luật quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng. Nhưng nó không đề cập đến nghĩa vụ của nhà nước các bên đối với UNCLOS là phải lập tức tuân thủ những phán quyết đã được ban hành thông qua các trình tự trọng tài thành lập theo Phụ lục VII.

Văn Bản này vẫn đang là một “tài liệu sống,” nghĩa là các bên vẫn có thêm hoặc bớt trong văn bản dự thảo. Nội dung của Văn Bản bao gồm khả năng sẽ bổ sung thêm các hướng dẫn và quy trình trong phụ lục

Văn Bản này cũng là một công trình vẫn còn đang trong tiến trình mà dự kiến sẽ trải qua ít nhất ba lần thảo luận trước khi tiến tới một Bộ Quy tắc cuối cùng về Ứng xử ở Biển Đông.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, nhưng chiến thắng thuộc về Trung Quốc

The Diplomat

Tác giả: Nayan Chanda

Dịch giả: Jenny Ly

1-12-2018

Nhớ lại sau bốn mươi năm ngày Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, nhưng rõ ràng Trung Quốc là người chiến thắng.  

Sáng ngày 7 tháng Giêng năm 1979, một đơn vị Quân đội Việt Nam lao thẳng vào Phnom Penh mà không tốn nhiều súng đạn, để lật đổ một triều đại tàn ác Khmer Đỏ. Quả thật, đây là một cú đánh trời giáng vào Trung Quốc. Việt Nam chiến thắng, nhưng đó chỉ là một chiến thắng rất hẻo, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Cách mạng lần thứ ba và tương lai Trung Quốc

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

21-6-2019

Cách mạng thường có nghĩa là thay đổi để tiến lên. Nhưng trong lịch sử hãn hữu có trường hợp cách mạng giật lùi (regression) như cách mạng Hồi giáo cực đoan tại Iran (1978-1979) do giáo chủ Avatollah Khomeini cầm đầu. Không hiểu tại sao người ta lại gọi đó là “cuộc cách mạng vĩ đại thứ ba trong lịch sử” (sau Cách mạng Pháp và Cách mạng Nga).

Làm cho tình hình Hồng Kông ổn định

Project Syndicate

Tác giả: Michael Spence

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

30-9-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Ivan Abreu/ SOPA Images/ LightRocket via Getty Images

Sau nhiều tháng biểu tình với quy mô lớn ở Hồng Kông, tương lai của thành phố như là cầu nối giữa Hoa Lục và thế giới bên ngoài đang trong tình trạng lâm nguy. May mắn thay, tất cả các phe phái đều quan tâm trong việc theo đuổi mức tăng trưởng toàn diện hơn trong khuôn khổ “một quốc gia, hai hệ thống”, mà nó có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của Hồng Kông.

Duy Ngô Nhĩ: nạn nhân của tư bản triều đình và tư bản tự do

Lê Minh Nguyên

23-9-2020

Tư bản triều đình (imperial capitalism) của Trung Quốc và tư bản tự do (liberal capitalism) của Mỹ có mẫu số chung là lợi nhuận.

Mối quan hệ của Trung Quốc với Nga và cuộc chiến ở Ukraine (Phần I)

BPB

Sabine Peschel phỏng vấn Zhang Yunhua

Thục Quyên phỏng dịch

13-10-2022

Zhang Junhua sinh năm 1958 tại Thượng Hải, là Phó Giám đốc cấp cao tại Viện Nghiên cứu Châu Âu về Châu Á ở Brussels, Giám đốc điều hành của Trung tâm Phát triển và Chuyển đổi Châu Á ở Berlin, và là giáo sư thỉnh giảng tại Freie Universität Berlin. Ông học triết học và lấy bằng tiến sĩ ở Frankfurt am Main.

Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách

Tác giả: Katsuji Nakazawa/ Nikkei Asia

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng/ Nghiên cứu Quốc tế

5-9-2023

Sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc ở G-20 đã gợi ý về tình trạng hỗn loạn trong chính trị nội bộ nước này.

Đang có những dấu hiệu cho thấy bất ổn trong chính trị nội bộ Trung Quốc.

Hôm thứ Hai (04/09/2023), có thông báo rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Nhóm 20 nền kinh tế lớn ở Ấn Độ. Thủ tướng Lý Cường sẽ thay ông dự sự kiện.

Đây sẽ là lần đầu tiên Tập bỏ qua hội nghị thượng đỉnh G20, sự kiện mà ông luôn coi trọng với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.

Nguyên nhân dường như đến từ mật nghị Bắc Đới Hà mùa hè này, vốn là cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo đương nhiệm và đã nghỉ hưu của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc.

Nội dung các cuộc thảo luận không chính thức này chưa bao giờ được công bố, nhưng chi tiết của cuộc thảo luận năm nay lại vừa xuất hiện. Nói ngắn gọn, mật nghị Bắc Đới Hà lần này có cảm giác khác biệt đáng kể so với 10 cuộc họp trước đó, diễn ra kể từ khi Tập trở thành Tổng bí thư vào năm 2012.

Các nguồn tin cho biết, tại cuộc họp năm nay, một nhóm đảng viên lão thành đã khiển trách nhà lãnh đạo cấp cao theo những cách mà họ chưa từng làm cho đến bây giờ. Theo thông tin thu thập được, Tập sau đó đã bày tỏ sự thất vọng với các trợ lý thân cận nhất của mình.

Tập Cận Bình dường như đang tránh các hội nghị quốc tế, nơi nền kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc có thể bị đưa ra thảo luận. © Reuters

Bắc Đới Hà năm nay được tổ chức mà không có sự hiện diện của những nhân vật lão thành quyền lực nhất trong đảng. Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đã qua đời ở tuổi 96 vào tháng 11 năm ngoái, trong khi người tiền nhiệm trực tiếp của Tập, Hồ Cẩm Đào, hiện 80 tuổi, hiếm khi được nhìn thấy kể từ khi bị hộ tống ra khỏi Đại lễ đường Nhân dân tại đại hội đảng toàn quốc hồi tháng 10 năm ngoái.

Sự vắng mặt của những nhân vật này có thể đã tạo ra một tình huống có lợi cho Tập. Nhưng sự việc không đơn giản như vậy.

Trung Quốc ngày nay không ở trong tình trạng tốt nhất. Nền kinh tế nước này đang suy thoái theo những cách chưa từng thấy kể từ khi quá trình “cải cách và mở cửa” bắt đầu vào cuối những năm 1970. Lĩnh vực bất động sản sa sút nghiêm trọng, với ví dụ tiêu biểu là những khó khăn mà Tập đoàn Evergrande phải đối mặt. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao đến mức chính quyền Trung Quốc phải ngừng công bố số liệu trong mùa hè này.

Quân đội cũng chìm trong hỗn loạn sau khi hai tướng lĩnh hàng đầu của Quân chủng Tên lửa bị thanh trừng. Vụ sa thải được đưa ra ánh sáng hồi tháng 7.

Ngoại trưởng Tần Cương đã bị cách chức mà không rõ lý do, với những nghi ngờ tiếp tục lan rộng trong Bộ.

Tình trạng hỗn loạn đã khiến nhiều đảng viên lão thành từng điều hành đảng trong thời kỳ kinh tế Trung Quốc đi lên lo lắng.

Các nguồn tin cho biết, trước Bắc Đới Hà, các đảng viên lão thành đã triệu tập một cuộc họp riêng để tóm tắt ý kiến của mình trước khi chuyển đến các nhà lãnh đạo đương nhiệm. Cuộc họp đó có thể đã được tổ chức ở ngoại ô Bắc Kinh.

Sau đó, chỉ một vài người trong nhóm đảng viên lão thành đến Bắc Đới Hà để truyền đạt thông điệp mà họ đã đồng thuận cho các nhà lãnh đạo đương nhiệm. Các nguồn tin cho biết, cuộc gặp mặt trực tiếp với các nhà lãnh đạo đương nhiệm, gồm cả Tập, diễn ra chỉ trong một ngày.

Nội dung chính của thông điệp là nếu tình trạng hỗn loạn chính trị, kinh tế, và xã hội tiếp tục diễn ra mà không có biện pháp đối phó hiệu quả nào được thực hiện, đảng có thể mất đi sự ủng hộ của công chúng, gây ra mối đe dọa cho sự cai trị của đảng.

“Chúng ta không thể có thêm hỗn loạn nữa,” những người này chỉ ra.

Nhân vật trung tâm trong nhóm đảng viên lão thành là Tăng Khánh Hồng, nguyên phó chủ tịch nước và là một trong những phụ tá thân cận nhất của cố chủ tịch Giang.

Tăng đóng vai trò quan trọng nhất trong

Tăng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc mở đường cho Tập, một nhân vật ít được biết đến, nhanh chóng thăng tiến vào vị trí lãnh đạo đảng.

Năm nay đã 84 tuổi, Tăng vẫn có ảnh hưởng trong đảng và có mạng lưới quan hệ cá nhân rộng khắp. Một số người nói rằng sau cái chết của Giang, Tăng thậm chí còn có vai trò lớn hơn.

Thế là mùa hè khó khăn của Tập đã bắt đầu. Sau khi bị các đảng viên lão thành bất ngờ chỉ trích gay gắt, Tập đã hội ý với các trợ lý thân cận mà ông đã bố trí vào các chức vụ chủ chốt. Theo thông tin bị rò rỉ, Tập đã thể hiện sự thất vọng của mình, chỉ trích ba người tiền nhiệm – Đặng Tiểu Bình, Giang và Hồ.

Ông được cho là đã nói rằng, “Tất cả những vấn đề mà ba nhà lãnh đạo tiền nhiệm để lại đều đè lên vai tôi. Tôi đã dành cả 10 năm qua để giải quyết chúng, nhưng chúng vẫn chưa được giải quyết. Vậy tôi có phải là người đáng trách không?”

Ông cũng được cho là đã nói với các trợ lý của mình rằng nhiệm vụ của họ bây giờ là giải quyết những vấn đề còn sót lại này.

Hành động trút giận khiến các trợ lý của ông lo sợ, đặc biệt là Thủ tướng Lý Cường, người đứng thứ 2 trong hệ thống cấp bậc của đảng.

Thủ tướng Lý Cường sẽ thay mặt Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi vào ngày 9-10/9.

Lý đang phụ trách một nền kinh tế phải đối mặt với những cơn gió lớn.

Một trong những cơn gió đó là mối quan hệ ngày càng xấu đi của Trung Quốc với phần lớn thế giới bên ngoài. Thương mại trì trệ và đầu tư nước ngoài vào nước này đang giảm mạnh.

Quyết định từ bỏ thượng đỉnh G20 sắp tới ở Ấn Độ của Tập có thể là một nỗ lực nhằm tránh bị mất mặt.

Nhiều khả năng, nền kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ được thảo luận tại thượng đỉnh. Do đó, nội bộ đảng có lẽ đã đi đến kết luận rằng Thủ tướng Lý, người phụ trách nền kinh tế Trung Quốc, nên tới Ấn Độ để giải đáp những lo ngại này.

Tuy nhiên, việc bỏ qua G20 kéo theo một sự vắng mặt khác. Cuối tháng 8, ngay sau khi mật nghị Bắc Đới Hà kết thúc, Tập đã không xuất hiện tại một diễn đàn kinh doanh được tổ chức bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS với sự tham gia của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi, được tổ chức tại Nam Phi. Bài phát biểu của ông đã được Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đọc.

Một giả thuyết cho rằng Tập đã không tham dự diễn đàn vì người ta lo ngại ông có thể bị hỏi những câu hỏi trực tiếp về tình hình hoạt động kém cỏi của nền kinh tế Trung Quốc.

Việc hai bên không chấp nhận những nhượng bộ lớn đang khiến Chủ tịch Tập Cận Bình gặp khó khăn với chuyến thăm người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại San Francisco vào tháng 11. © Reuters

Một yếu tố chính khác đằng sau sự vắng mặt của Tập tại G20 là không có đột phá nào trong quan hệ đang bị đình trệ với Mỹ. Dù Washington hy vọng rằng chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Gina Raimondo, vào cuối tháng trước, sẽ là một bước đi hướng tới quan hệ ổn định hơn, nhưng phía Trung Quốc lại không nhìn nhận theo hướng đó.

Theo quan điểm của Bắc Kinh, Raimondo không mang theo “quà tặng” nào có lợi cho họ.

Với việc cả Mỹ và Trung Quốc đều không chấp nhận những nhượng bộ lớn trong các vấn đề kinh tế quan trọng, Tập khó có thể biện minh cho một cuộc gặp thân thiện với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong hoàn cảnh hiện tại, không rõ liệu Tập có thể tới Mỹ vào tháng 11 để tham dự diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ở San Francisco hay không. Sự vắng mặt của ông trong hội nghị đó có thể sẽ là “báo động đỏ.”

Hiệu ứng cánh bướm của nền chính trị Trung Quốc chưa bao giờ khiến người ta hết ngạc nhiên. Hôm thứ Năm (31/08/2023), vài ngày sau khi mật nghị Bắc Đới Hà kết thúc, cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường đã xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên kể từ khi bị buộc phải nghỉ hưu hồi tháng Ba.

Người từng là nhân vật số 2 của Trung Quốc đã nở nụ cười rạng rỡ khi xuất hiện tại Di sản Thế giới Hang Mạc Cao, còn được gọi là Hang Nghìn Phật, dọc theo Con đường Tơ lụa cổ ở tỉnh Cam Túc.

Ông được chào đón bởi một nhóm người hâm mộ hô vang “Ni hao [xin chào], thủ tướng!”

Dù Lý Cường đã lên đảm nhận vị trí thủ tướng và sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ thay cho Tập, nhưng đối với những người ở Hang Mạc Cao, Lý Khắc Cường vẫn là thủ tướng của họ.

Đoạn video về sự xuất hiện của Lý Khắc Cường đã được phát tán rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc trước khi bị chính quyền xóa bỏ.

Đó là một sự kiện mang tính biểu tượng. Lý Khắc Cường vẫn là một chính trị gia được lòng dân, những lời cổ vũ dành cho ông ở Di sản Thế giới là không hề giả tạo.

Hiện đã nghỉ hưu, Lý Khắc Cường chắc chắn đã có mặt tại buổi họp mặt các đảng viên lão thành trước thềm mật nghị Bắc Đới Hà.

Tập, người đã buộc Lý phải nghỉ hưu, đã vắng mặt trước công chúng nhiều ngày trong mùa hè này, bận đối phó với những lời khiển trách gay gắt từ các đảng viên lão thành.

_______

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Đồng Nai: Chủ người trung Quốc đánh công nhân và mỗi năm vài công nhân chết “bí ẩn”

FB Lao Động Việt

18-7-2017

Khu vục xưởng sơn nơi người Trung Quốc đánh công nhân. Ảnh VTC

Sáng chủ nhật ngày 16/7/2017, tại xưởng sơn phun sơn 3- Công ty Shing Mark ViNa tại Khu công nghiệp (KCN) Bàu Xéo, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, Đồng Nai), đã xảy ra vụ việc một chủ quản người Trung Quốc đánh 2 công nhân người Việt Nam, khiến hàng trăm công nhân bức xúc, đình công.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần II)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I

II. Lục Triều:

1. Lục Triều gồm các triều đại Tam Quốc, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần; mỗi triều đều có sử riêng. Sử đời Tấn có Tấn Thư [晉書, Book of Jin] do Phòng Huyền Linh đời Đường Chủ biên, trong quyển 15, Địa Lý Hạ, chép về Giao Châu, tức châu cực nam giáp biển; cho biết đời Ngô [Tam Quốc] lại đặt đảo Hải Nam thành quận Châu Nhai, đến đời Tấn thì ghép Châu Nhai vào quận Hợp Phố:

Năm Xích Ô thứ 5 [242] lại đặt quận Châu Nhai” … “Sau khi bình Ngô, nhà Tấn ghép Châu Nhai vào quận Hợp Phố

[赤烏五年,復置珠崖部…平吳後,省珠崖入合浦]

Số phận của Hồng Vệ Binh và lũ quỉ Xanh – Đỏ

Đoàn Phú Hòa

31-10-2017

Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc kéo dài suốt 10 năm, nhưng cao trào của cuộc cách mạng này diễn ra từ năm 1966 – 1969. Cuộc cách mạng này do Mạo Trạch Đông phát động, với mục tiêu “đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng, sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội”, trong đó Tứ Nhân Bang, tức “bè lũ 4 tên”, là những thành viên hoạt động tích cực nhất.

Mao Trạch Đông và Tứ Nhân Bang đã tạo ra đám Hồng Vệ Binh, chủ yếu là những người còn trong tuổi vị thành niên, sử dụng chúng để thanh trừng bè phái, đấu tố, khủng bố trên toàn quốc, đối với những ai không đi theo đường lối của Mao, trong đó có những người bất đồng chính kiến, các tướng lĩnh, các đảng viên trung kiên và cả các lãnh đạo cao cấp như Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, tướng Bành Đức Hoài, Đặng Tiểu Bình… cũng đều bị chụp cho cái mũ phản động.