Trung Quốc thao túng truyền thông thế giới như thế nào? (Bài 2)

FB Mạnh Kim

2-1-2019

Tiếp theo Bài 1

Không rõ nhóm nhà báo VN sang Trung Quốc năm ngoái, và khi về nhà đã tung ra loạt bài ca ngợi đặc khu Thâm Quyến, có nhận tiền của Trung Quốc hay không nhưng việc Trung Quốc mua chuộc phóng viên nước ngoài là một chiến lược công khai của họ…

Bài 2: “Cổ vy kim dụng, dương vy Trung dụng”

Năm 2013, tại hội nghị quốc gia về công tác tuyên truyền, Tập Cận Bình nhắc lại câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông từ thập niên 1930: “Bắt quá khứ phục vụ hiện tại, bắt nước ngoài phụng sự Trung Quốc” (“Cổ vy kim dụng, dương vy Trung dụng”). Dưới thời Tập Cận Bình, chiến lược này đã được thực hiện ráo riết với những bài bản cực kỳ tinh vi…

Nhân vụ ba đặc khu: Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu bị lệ thuộc vào Cộng Sản Trung Quốc từ bao giờ và tại sao?

Phạm Cao Dương (*)

3-7-2018

ĐỌC LẠI NHỮNG BÀI VIẾT CỦA CÁC CỐ VẤN TẦU Ở VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (1946 – 1954)

Đây là những bài viết được ghi là của “một số lão đồng chí đã từng cộng tác trong Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam đầu những năm 50 của thế kỷ 20” theo lời của Nhóm biên tập của tập tài liệu có nhan đề Ghi Chép Thực Về Việc Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp (Hồi ký của những người trong cuộc) do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc ấn hành ở Bắc Kinh năm 2002, bản dịch tiếng Việt của Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy với Dương Danh Dy cũng là người hiệu đính.

Hậu quả của chính sách đối ngoại “đu dây” và quốc phòng “ba không”

Trần Trung Đạo

7-8-2019

Theo dõi phản ứng của Trung Cộng (TC) trước mọi biến cố quốc tế nhất là về tranh chấp lãnh thổ sẽ thấy các lãnh đạo đảng CSTQ từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình chỉ áp dụng một chính sách, đó là đối phó riêng biệt với từng quốc gia xung đột và qua đó có biện pháp thích nghi.

Hun Sen lo sợ Bắc Kinh hơn là sợ virus corona

Foreign Policy

Tác giả: Audrey Wilson

Dịch giả: Trúc Lam

22-2-2020

Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN bắt tay trên sân khấu tại hội nghị thượng đỉnh về virus corona được Trung Quốc kêu gọi ở Viêng Chăn, Lào, vào ngày 20/2. Ảnh: Dene-Hern Chen / AFP/ Getty Images

Nhà chuyên chế Campuchia đang đặt người dân mình vào nguy hiểm để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc.

Cơ hội cho Việt Nam kiện Trung Quốc

Trương Nhân Tuấn

30-7-2017

Ảnh: internet

Câu hỏi đặt ra cho mọi người là trước sự gây hấn thường xuyên của TQ trên vùng biển thuộc vùng “Kinh tế độc quyền” của VN, điển hình là vụ Repsol rút giàn khoan ở lô 136-03 vào tuần qua, VN phải làm gì?

Theo tôi, quan điểm có từ rất lâu, ngoài phương pháp “đi kiện” thì VN sẽ không có phương án nào khác, hòa bình, giữ được chủ quyền lãnh thổ cũng như các quyền chủ quyền tại các vùng “Kinh tế độc quyền” hay “thềm lục địa” của mình.

Bằng một giọng nói khác với Trump, bà Hillary Clinton chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền và Biển Đông

LA Times

Tác giả: Jessica Meyers

Dịch giả: Trúc Lam

28-11-2017

Bà Hillary Clinton xuất hiện hồi tháng 4 tại Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn Cầu ở New York, đã phát biểu hôm thứ Ba qua điện đàm về kinh tế và chính sách ở Bắc Kinh. Ảnh: Mary Altaffer/ AP

Bà Hillary Clinton nói với những người ở Trung Quốc như thể bà đang đọc bài diễn văn với tư cách là một tổng thống.

Cựu đối thủ Nhà Trắng đã đưa ra một quan điểm, một sự công kích mạnh mẽ hôm thứ Ba, nhằm vào Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, là người mà lãnh đạo Hoa Kỳ cho là “hợp nhãn” nhất. Những lời phê bình của bà – từ nhân quyền cho đến biến đổi khí hậu – gây sự chú ý về sự khác biệt của họ so với Trump, là người đã đến thăm Trung Quốc chỉ vài tuần trước đó.

Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, nhưng chiến thắng thuộc về Trung Quốc

The Diplomat

Tác giả: Nayan Chanda

Dịch giả: Jenny Ly

1-12-2018

Nhớ lại sau bốn mươi năm ngày Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, nhưng rõ ràng Trung Quốc là người chiến thắng.  

Sáng ngày 7 tháng Giêng năm 1979, một đơn vị Quân đội Việt Nam lao thẳng vào Phnom Penh mà không tốn nhiều súng đạn, để lật đổ một triều đại tàn ác Khmer Đỏ. Quả thật, đây là một cú đánh trời giáng vào Trung Quốc. Việt Nam chiến thắng, nhưng đó chỉ là một chiến thắng rất hẻo, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Hãy coi chừng hoàng đế mới của Trung Quốc

Wall Street Journal

Tác giả: Graham Allison

Dịch giả: Song Phan

16-10-2017

Tập Cận Bình. Nguồn: The Economist

Tập Cận Bình là người lãnh đạo mạnh mẽ nhất kể từ Mao, và có vẻ như ông ta sẽ nắm giữ quyền lực cho tới khi nào ông ta còn muốn.

Đại hội Đảng lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tổ chức ngày thứ Tư, để chọn ra các nhà lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp.

Có vài sự kiện sẽ có tác động lớn hơn đến hình dạng chính trị thế giới. Kịch bản cho Đại hội Đảng chưa được tiết lộ, nhưng tôi dám cược rằng, Tập Cận Bình (TCB) không những sẽ “tái đắc cử” cho nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai, làm Tổng Bí thư đảng và làm Chủ tịch của Trung Quốc, mà trên thực tế ông ta sẽ còn được tôn thành hoàng đế thế kỷ 21 của Trung Quốc.

Binh pháp trường kỳ cho Đài Loan: Tại sao giải pháp tốt nhất là không có giải pháp (Phần cuối)

Tác giả: Jude Blanchette & Ryan Hass

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 1/tháng 2-2023

Tiếp theo phần 1phần 2

Bảo toàn lực lượng

Ngay cả khi ông Tập chưa xét đến việc thống nhất bằng vũ lực, Mỹ vẫn phải thể hiện việc chắc chắn khả năng của mình trong việc bảo vệ lợi ích ở eo biển Đài Loan. Trong khi đó, các quyết định quân sự không được phép xác định phương sách tổng thể của Hoa Kỳ, như giới phân tích và hoạch định chính sách đang tích cực đề xuất rằng họ nên làm như vậy.

Sáng kiến Vành đai Con đường: cạm bẫy hay cơ hội cho Việt Nam?

Trung Nguyễn

15-11-2017

Giấu đầu lòi đuôi

Mới đây, theo đài VOA tiếng Việt tường thuật, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, cố vấn của Hội Hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn của tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cho biết: “bài học rút ra là cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều có nhượng bộ lẫn nhau trong vấn đề biên giới trên bộ mà công chúng hai nước đều không được biết (để tránh ảnh hưởng tiêu cực từ tinh thần dân tộc).”

Theo tôi biết, đây là lần đầu tiên một học giả của nhà nước Việt Nam đã công khai chuyện nhà cầm quyền giấu hiệp định biên giới vì sợ … tinh thần dân tộc của người dân.

Sự nhầm tưởng về các nhà kỹ trị Trung Quốc

Nghiên cứu Quốc tế

Biên dịch: Phan Nguyên

7-7-2019

Ảnh minh họa: Joan Wong cho Foreign Policy/ Chụp bởi Stephane Cardinale/Corbis/Getty images

Bắc Kinh nổi tiếng với việc đưa các kỹ sư và nhà khoa học lên làm lãnh đạo. Nhưng điều đó không tạo ra các nhà lãnh đạo tốt hơn.

Mỹ gửi tuần duyên hạm vào Biển Đông khiêu khích Trung Quốc

Vũ Ngọc Yên

6-9-2017

Mỹ khiêu khích Trung Quốc hay quyết tâm thực hiện quyền tự do hàng hải ở Biển Đông? Từ nhiều năm qua, Trung Quốc tự cho quyền sở hữu các đảo và ghềnh đá ở Biển Đông, nơi một số quốc gia trong vùng cũng xem là lãnh hải của mình. Trước các hành vi ngang ngược của Trung Quốc, chính quyền Mỹ đối đáp bằng cách ứng gửi tàu tuần tra và việc này có nguy cơ gây ra tranh chấp giữa hai nước.

Trong thập niên qua, Trung Quốc đã gia tăng ảnh hưởng qua các vụ bồi đắp đảo nhân tạo cũng như xây dựng các căn cư quân sự ỡ Biển Đông. Các hành động này đã làm cho các quốc gia trong vùng bất bình phản đối. Mỹ cho biết, Trung Quốc đã mở thêm biên cương ngoài biển hơn 1300 mẫu qua việc chiếm cứ đảo, bãi san hô và các ghềnh đá trong vùng giao lưu thương mại. Không chỉ vì lý do kinh tế mà Trung Quốc kiên trì chíến lược giành chủ quyền trên Biển Đông.

Cho giặc mượn đường

Đỗ Ngà

15-2-2021

Năm 2020 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng gần 16 tỷ đô so với năm 2019. Thực chất giá trị xuất khẩu tăng thêm của Việt Nam vào thị trường Mỹ chủ yếu là do khối FDI, vì khối doanh nghiệp trong nước hoặc yếu đi, hoặc bị rụng rất nhiều năm 2020. Được biết năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu của FDI là 202 tỷ đô, tăng 21 tỷ đô so với năm 2019. Vậy là tổng số giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng lên ấy thì hết 76% là rót vào thị trường Mỹ.

Biện pháp kế tiếp cho mô hình phát triển của Trung Quốc?

Project Syndicate

Tác giả: Michael Spence

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

21-1-2019

Tác giả Michael Spence tại China Development Forum (CDF), ngày 24/3/2018. Nguồn: Getty Images

Ngay cả khi Trung Quốc duy trì đà cải cách theo định hướng thị trường, dường như các căng thẳng với phương Tây là khó có thể được giải quyết một cách nhanh chóng. Trong khi các biện pháp để giảm những căng thẳng này có thể được thực hiện, nhưng không loại bỏ chúng được dễ dàng, vì là yếu tố chính đang định hình cho khuôn mẫu phát triển tương lai của Trung Quốc.

Đại dự án chiến lược địa chính trị: Con đường tơ lụa của Trung Quốc đang bị khựng

Spiegel

Tác giả: Georg Blume từ Paris

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

21-7-2018

Đường cao tốc của TQ. Ảnh chụp ngày 26/12/2017. Nguồn: AP/Cai zengle – Imaginechina

Số hợp đồng dự án ít hơn và lo ngại thua lỗ gia tăng: Đại dự án “Con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc đang đối diện với nhiều vấn đề. Ngay cả các giới chức ở Bắc Kinh cũng đang khuyến cáo nên tỏ ra khiêm nhường hơn.

Chính quyền cộng sản Trung Quốc bất chấp lương tri nhân loại

Đoàn Bảo Châu

16-8-2019

Cảnh sát Trung Quốc xô đẩy những người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ ở Urumqi, thủ đô của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Nguồn: Getty Images

Đây là bài báo trên tờ Independent, một tờ báo có uy tín của Anh.

Khúc bi kịch bên bờ sông Lương Mã

Yên Khê

2-12-2022

“Họ có phải chúng ta không?”

“Họ cầm giấy trắng, chúng ta đấy!”

“Có cảnh sát kìa, cảnh sát bắt sao!”

“Hay mình đi về?”

“Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian” –  (Lời bài Quốc tế ca của phong trào cộng sản)

Người hùng cầu Sitong muôn năm”

“Đừng, đừng, chúng ta là công dân tốt, chúng ta không bàn chính trị!”

“Hay là mình hoan hô Covid test nhé!”

“Đúng đúng, tiếp tục giới nghiêm đi nào!”

“Khuya rồi, làm gì nữa?”

“Thôi về!”

“Đừng đi lẻ, để còn biết lối nếu bị bắt”.

Đó là những mẫu đối thoại thì thào rời rạc của khoảng 100 người, đa số ở độ tuổi 20-30, tụ tập bên bờ sông Lương Mã, một thắng cảnh của thủ đô Bắc Kinh, tối Chủ Nhật, ngày 27-11-2022. Người quan sát ngoài cuộc hiểu ngay rằng đây là một cuộc biểu tình, trong hàng chục cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc, chống lệnh giới nghiêm Covid, sau bi kịch 10 người thiệt mạng ở Urumqi, Tân Cương, do bị giới nghiêm không thoát được một cơn hỏa hoạn vì nhà cửa bị phong tỏa. Họ lập một cái bàn thờ ngay bên sông để tưởng nhớ những người chết cháy ở Urumqi.

Một số nơi như Thượng Hải, Quảng Châu, người ta hô khẩu hiệu đòi Tập Cận Bình từ chức, Đảng Cộng sản thoái vị!

Nhưng ở cuộc biểu tình bên bờ sông Lương Mã, từ 9 giờ tối tới 2 giờ sáng, người biểu tình cũng không biết mình đang làm gì, chỉ biết rằng họ phải làm gì đó, trong cái không khí xã hội bức bối ngự trị gần một tỷ rưỡi người Trung Quốc.

Họ không có tổ chức, họ nhận ra nhau qua tấm giấy trắng. Họ là cư dân đô thị, họ còn trẻ, họ không phải là tầng lớp khốn cùng nhất trong xã hội Trung Quốc hiện nay. Họ biết rằng chế độ đang cai trị họ là chế độ độc tài, nhưng họ cũng biết rằng họ rất mong manh khi đối đầu với nó.

Họ hát quốc tế ca, bài hát của chế độ độc tài ấy, nhưng lại có nội dung chống độc tài.

Họ mỉa mai hoan hô giới nghiêm dù họ chống giới nghiêm, vì cho rằng nhà cầm quyền không dựa vào đó mà bắt họ. (Họ sai hoàn toàn, công an vẫn có thể đến nhà bắt họ với lý do họ mỉa mai chế độ).

Họ giống như những nhà nho, tổ tiên suốt mấy ngàn năm của họ, cứ phải viết giữa hai hàng chữ để tránh cơn thịnh nộ của thiên tử, của tể tướng, cho đến cơn tị hiềm của bọn … sai nha ở làng xã.

Một người biểu tình nói rằng, người Trung Quốc quen bị trị rồi.

Và bi kịch hơn cả, như mọi cư dân đô thị Trung Quốc, họ hiểu rằng cuộc sống của họ vẫn đang tốt, so với hàng chục triệu công nhân nhập cư từ miền quê nghèo kiếm ăn vất vưởng bên hè phố, quần quật trong các nhà máy. Có thể họ thấy Mao đúng khi dùng… “nông thôn bao vây thành thị”, trong cuộc chiến quốc Cộng năm xưa. Phải chăng là những nông dân ấy vừa đụng độ với cảnh sát ở thành phố Trịnh Châu (công nhân nhà máy sản xuất iPhone), còn họ thì không dám?

Họ đều sinh ra sau thế hệ Thiên An Môn (1989), chắc chắn họ chỉ biết đến Thiên An Môn qua ai đó, là cha chú họ, nhân chứng của sự kiện đẫm máu ấy, vì lịch sử chính thống xóa sạch câu chuyện ấy.

Một thế hệ sau Thiên An Môn đã lớn lên. Và chắc còn lâu lắm, và có thể mãi mãi, họ không vượt qua được Thiên An Môn.

Trong cái lạnh căm đầu đông Bắc Kinh, giữa những hàng liễu rũ vàng tơi tả, họ tan hàng với những tờ giấy trắng.

Lãng mạn, trầm cảm, và đầy bi kịch.

Một Trung Quốc đã thấm mệt (Phần 2) – Giấc mơ Trung Hoa

Nguyễn Tuấn

19-8-2022

Nguyễn Thọ: Xin được giới thiệu với độc giả bài viết đồ sộ về Trung Quốc của tác giả Nguyễn Tuấn, một doanh nhân đã nhiều năm lăn lộn ở Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan… Bài được chia thành hai phần để độc giả tiện theo dõi.

Điểm ba cuốn sách về trật tự thế giới của Trung Quốc

New York Books

Tác giả: Andrew J. Nathan

Dịch giả: Song Phan

Số phát hành 12/10/2007

Tập Cận Bình qua nét vẽ của Siegfried Woldhek

“Kết thúc thế kỷ châu Á: Chiến tranh, trì trệ, và những rủi ro cho khu vực năng động nhất thế giới”, của tác giả Michael R. Auslin, NXB Yale University Press, dài 279 trang, giá 30.00 Mỹ kim.

“Hậu thế giới phương Tây: Các cường quốc mới trỗi dây đang định hình lại trật tự thế giới như thế nào”. Tác giả Oliver Stuenkel, NXB Polity, sách dày 251 trang, giá bìa cứng 64,95 Mỹ kim, bìa giấy giá 22,95 Mỹ kim.

“Buộc phải đi tới chiến tranh: Mỹ và TQ có thể thoát bẫy Thucydides không?” Tác giả Graham Allison, NXB Houghton Mifflin Harcourt, dày 364 trang, giá 28 Mỹ kim.

Cuộc chiến giữa Joshua Wong với lãnh đạo Trung Quốc ở Đức

Hiếu Bá Linh, biên dịch

12-9-2019

Joshua Wong và các nhà hoạt động tại buổi họp báo liên bang ở Berlin ngày 11/9/2019. Photo Courtesy

Nhà hoạt động Joshua Wong và đại sứ Trung Quốc Wu Ken song đấu dữ dội từ xa. Thủ tướng Đức Merkel cũng bị liên lụy.

Cao tốc Bắc – Nam và các “liên danh” nhà đầu tư Việt – Trung

BTV Tiếng Dân

16-7-2019

Nhà đầu tư Trung Quốc muốn liên danh với Việt Nam làm cao tốc Bắc – Nam, VietNamNet đưa tin. Theo đó, đã có “51 bộ hồ sơ của các nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư trong và ngoài nước dự tuyển bước sơ tuyển 7/8 dự án cao tốc Bắc – Nam thực hiện theo hình thức PPP”. Trong đó có 15 nhà đầu tư Việt Nam, 27 nhà đầu tư nước ngoài, và 9 liên danh nhà đầu tư Việt Nam – Trung Quốc.

Tại sao chúng ta lại tự từ bỏ chủ quyền ngay chính trên đất chúng ta?

Nguyễn Ngọc Chu

14-8-2019

1. UẤT ỨC

Ngày 27/7/2019 khi được tin khoảng 500 cảnh sát Công an Hải Phòng bắt giữ 380 tội phạm Trung Quốc trong đường dây đánh bạc ở khu đô thị Our City (Thành phố của chúng ta [của người Tàu]) dư luận xã hội tỏ thái độ vừa buồn vừa an ủi. Buồn vì trên đất Việt Nam mà bọn tội phạm Trung Quốc đến hành nghề tự do hơn cả đất Trung Quốc của chúng. An ủi vì Công an Việt Nam cũng bắt được một số ít băng nhóm. Buồn nhiều hơn an ủi.

Bất động sản Trung Quốc năm 2024

Phạm Sỹ Thành

14-12-2023

Tôi có một người bạn trước làm ở Country Garden, mấy hôm vừa rồi hỏi thị trường bất động sản bên đó thế nào, thấy họp xong Hội nghị công tác kinh tế trung ương 2023 (CEWC) rồi, không biết có đột phá gì không?

Bạn bảo: Lhó cứu lắm, bên này anh em đang tự lo. Câu nói này phản ánh hết sự âu lo của bên phía các nhà phát triển bất động sản. Cùng thử xem diện mạo thị trường này năm 2024 sẽ ra sao?

Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (Phần 3)

Nguyễn Thọ

31-10-2022

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

Tuần qua chính phủ Đức đã quyết định cho phép công ty hàng hải COSCO của nhà nước Trung Quốc được mua 24,9% cổ phần của một trong 4 bãi container (terminal) ở cảng Hamburrg, bất chấp sự phản đối của 6 bộ trưởng trong liên minh cầm quyền, của cả phe đối lập, thậm chí của cả ba cơ quan tình báo. Thủ tướng Scholz cho rằng với mức tham gia dưới 25% (không phải 35% như dự định) Cosco không được phép đưa người vào ban lãnh đạo, không được phép phủ quyết và tham gia các quyết định. Ngược lại, sự có mặt của nó sẽ giúp cho sức cạnh tranh của Hamburg tăng lên đáng kể so với hai đối thủ Antwerpen (Bỉ) và Rotterdam (Hà-Lan), vốn đã có đầu tư của Cosco.

Tại sao không thể có bước đột phá ngoại giao ở Biển Đông

Viet-studies

Tác giả: Gregory Poling (*)

Dịch giả: Huỳnh Hoa

25-1-2018

Làm thế nào ứng phó với việc Bắc Kinh tiếp tục gia tăng xây dựng quân sự?

Hôm 30 tháng 12, truyền hình nhà nước Trung Quốc chiếu đoạn phim quay từ trên cao miêu tả những căn cứ mà nước này thiết lập trên đá Chữ Thập (Fiery Cross) ở Biển Đông. Đoạn video là những hình ảnh cận cảnh đầu tiên được trình chiếu cho thấy trạng thái hoàn chỉnh của một căn cứ không quân và hải quân vững chắc trên một bãi đá tranh chấp trong quần đảo Trường Sa (Spratly).

Cuộc chiến kinh tế Mỹ – Trung

Tác giả: Jeffrey D. Sachs

Đỗ Kim Thêm dịch

22-8-2023

Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn, phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trên toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại.

Nếu Việt Nam từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri Tôn…

Trương Nhân Tuấn

7-7-2017

Đảo Tri Tôn nằm về phía Nam của nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc Hoàng Sa. Ảnh: VCG/Getty Images

Đôi điều về lịch sử, pháp lý và hệ quả kinh tế chiến lược nếu VN từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri tôn, nhân đọc bài báo “Đảo Tri tôn và năm điều cần biết” trên BBC Việt ngữ.

Sự việc tàu khu trục Mỹ đi qua hải phận 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thể hiện chiến dịch “freedom-of-navigation operation” gọi tắt là FONOP, ngày 2 tháng bảy vừa qua, phản ảnh trên thực tế điều 17 của Luật Biển quốc tế. Theo đó “quyền qua lại không gây hại của tàu bè trong vùng lãnh hải” được nhìn nhận.

Chỉ có Trung Quốc thiệt?

Blog VOA

Trân Văn

6-10-2017

Dự án metro Cát Linh – Hà Đông. Ảnh: internet

Kế hoạch liên quan tới dự án metro Cát Linh – Hà Đông (một trong chín tuyến metro ở Hà Nội) lại vỡ. Nhà thầu Trung Quốc lại thất hứa. Cam kết “chạy thử liên động toàn hệ thống” vào tháng 10 năm 2017 tiếp tục là “nguồn”, bổ sung cho một “tổng kho” chuyên chứa những thề thốt!

Tuần trước, ông Đường Hồng, Giám đốc Điều hành dự án Metro Cát Linh – Hà Đông, thông báo với báo giới Việt Nam rằng, nhà thầu đã cho “tàu công trình chạy trên một số đoạn” của tuyến metro này.

Chừng nào đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam sụp đổ?

Jackhammer Nguyễn

11-5-2021

Ông Ngụy Kinh Sinh, một nhà hoạt động dân chủ đang sống lưu vong ở Mỹ, trong cuộc gặp cộng đồng người Việt miền Nam California, ngày 8/6/2021, ông Ngụy nói rằng, chế độ Tập Cận Bình ở Trung Quốc có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

Về chuyện “Trung Quốc đã trở thành siêu cường công nghệ”

Nguyễn Thái Nguyên

19-12-2017

Alibaba là tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc. Ảnh: internet.

Nhân đọc bài báo: Đáng sợ: Trung Quốc đang trên đường thống trị công nghệ toàn cầu” của David Dodwell đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Shouth China Morning Post) do Hồng Thủy dịch đăng trên Giáo dục Việt Nam ngày 29/3/2017. Bài báo này thật ra đã đăng trên rất nhiều tờ báo cả tiếng Trung lẫn tiếng Anh không chỉ ở HK mà cả ở TQ và nhiều nước khác như là một phát kiến mới, một sự kiện gây chấn động…. Cũng đã đăng bằng tiếng Việt trên một vài trang mạng khác ở VN. Gần đây, ngày 14/12, một bạn đọc đã chuyển cho anh Trần Đức Nguyên bài báo này và anh Trần Đức Nguyên đã nêu một gợi ý khó với chủ ý: chúng ta đánh giá thế nào nội dung bài viết này? Đây là một vấn đề không đơn thuần về mặt khoa học công nghệ mà có những nội dung thật giả được pha trộn vào nhau bằng nghệ thuật chữ nghĩa phục vụ cho ý đồ chính trị nên hết sức phức tạp.