Những ngày tháng cũ (phần 1)

Nhật Tiến

20-7-2017

Nhà văn Nhật Tiến. Nguồn: Tác giả cung cấp

20/7/1954 – 20/7/2017: Đọc để nhớ lại những ngày đầu tiên mới vô Nam

Vậy là nhà giáo Trần Nhân Thế đã ăn cái tết thứ ba ở miền Nam kể từ sau ngày đất nước bị chia đôi, 20 tháng 7 năm 1954. Hai cái tết đầu tiên thì Thế còn ở ngay tại thủ đô Sài Gòn.

Nóng đến chẩy mỡ. Chẩy mỡ thứ thiệt chứ chả phải ví von gì. Thế còn nhớ căn buồng lụp sụp thuê ở gần chợ Bà Chiểu, cách Lăng Ông chỉ một thôi đường nếu ngồi trên xe thổ mộ. Buồng đã hẹp, lại mái lá lụp sụp tưởng như úp ngay trên đầu. Giơ cao tay lên là có thể sờ thấy những gióng tre, gióng nứa đan kết với nhau để đỡ lấy những mảng lá gồi. 

Quyền lực của địa lý

Tạ Duy Anh

28-2-2023

Nếu bạn bè của tôi hỏi, nên ưu tiên đọc cuốn sách nào trong năm, tôi không ngần ngại trả lời, đó là cuốn “Quyền lực của địa lý”, của Tim Marshall.

Trần Hoài Thư, người lính già không bao giờ chết!

Hồ Phú Bông

26-6-2024

Old soldiers never die”, Trần Hoài Thư

Que Diêm Thứ Tám

Văn Biển

20-6-2018

LTS: Nhà văn Văn Biển vừa cho ra đời cuốn sách “Que Diêm Thứ Tám”, do Nhà Xuất bản Người Việt phát hành. Que Diêm Thứ Tám cũng là tên một kịch bản sân khấu, sau được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều tập, của tác giả Văn Biển.

Vì sao tôi phải lên tiếng?

Nguyễn Xuân Diện

21-3-2023

Như tôi đã loan báo, vào lúc 11h25 ngày hôm qua (20.3.2023), Ban lãnh đạo và Chi ủy Viện Nghiên cứu Hán Nôm có mời tôi làm việc. Gọi là vậy, chứ thực ra chỉ có đối thoại giữa Viện trưởng Nguyễn Tuấn Cường và tôi.

Điểm sách: Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội

Nguyễn Quang A

5-7-2024

Cuốn sách “Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội” của Lê Anh Hùng là một công trình tổng quan học thuật rất công phu, đáng quý và đáng đọc.

Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.

Trong công cuộc “đốt lò” chống tham nhũng, người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố “phải nhốt quyền lực trong ‘lồng’ cơ chế, luật pháp…”. Cụm từ này được báo chí Việt Nam nhắc đến vào trung tuần tháng 4 năm 2016. Nói cách khác, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập đến vấn để kiểm soát quyền lực ít nhất từ tháng 4 năm 2016. Kể từ đó, nhất là vài năm gần đây, báo chí chính thống cũng như các nhà lý luận của ĐCSVN đã viết rất nhiều về việc “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”. Nói thế để thấy những người cầm quyền của Việt Nam cũng thấy vấn đề kiểm soát quyền lực là quan trọng như nhiều người khác đã thấy và được Lê Anh Hùng trình bày trong cuốn sách này.

Tuy nhiên, các dữ liệu do báo chí chính thống cung cấp, nhất là về các vụ kỷ luật (với 7 trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị của ĐCSVN, tức là gần 40% ban lãnh đạo chóp bu khóa XIII của ĐCSVN, cùng nhiều ủy viên trung ương, tướng lĩnh, cán bộ cao cấp ở trung ương và các địa phương, đã bị kỷ luật, thậm chí bị mất chức hay bị vào tù), cho thấy dường như việc “nhốt” quyền lực này chưa có hiệu quả.

Vì sao?

Vấn đề là hiểu quyền lực như thế nào, “nhốt” quyền lực vào những cơ chế nào và “nhốt” ra sao? Về các vấn đề quan trọng này các nhà lý luận của ĐCSVN có thể tham khảo cuốn sách này của Lê Anh Hùng để hiểu kỹ hơn và có thể tư vấn các chính sách hữu hiệu hơn cho các nhà lãnh đạo ĐCSVN để “nhốt” quyền lực vào lồng cơ chế, luật pháp và quan trọng hơn là để cho người dân hiểu và tìm ra những câu trả lời cho câu hỏi vì sao đó.

Tôi sẽ không giới thiệu nội dung của cuốn sách vì bạn đọc không quá tốn thời gian để đọc cuốn sách tương đối ngắn này (nhưng sẽ tốn thời gian để suy ngẫm và tìm hiểu kỹ nội dung). Trong phần còn lại tôi muốn giới thiệu thêm một chút về tác giả vì ở cuối cuốn sách tác giả giới thiệu mình chỉ thuần túy như một nhà nghiên cứu.

Trước khi bị bắt ngày 5 tháng 7 năm 2018, Lê Anh Hùng bị người ta cho là người “mắc bệnh tâm thần hoang tưởng” do anh đã công bố rộng rãi lời tố cáo (với nhiều phiên bản khác nhau có phiên bản dài gần 100 trang) một số lãnh đạo cấp cao của ĐCSVN về những tội động trời. Anh đã bị tạm giữ nhiều lần trước năm 2018 và đến ngày 5 tháng 7 năm 2018 Lê Anh Hùng bị bắt theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Chưa nói đến tính vi hiến của Điều 331 (cũng như vài điều khác) trong Bộ luật Hình sự, người “lợi dụng” trong trường hợp này là Lê Anh Hùng, còn những người bị xâm phạm có thể là Nhà nước, các tổ chức hay cá nhân khác. Trong quá trình điều tra và tố tụng, không thấy bên “bị hại” nào đưa ra những lời xác nhận họ là các “bị hại” hay bất kể bằng chứng nào rằng họ bị Lê Anh Hùng xâm phạm những lợi ích nào của họ.

Ngày 6 tháng 5 năm 2019, Lê Anh Hùng bị đưa vào Viện Pháp y Tâm thần Trung ương trong thời gian hơn ba năm và trở lại nơi tạm giam vào ngày 10 tháng 5 năm 2022.

Sau hơn 4 năm giam giữ, ngày 30 tháng 8 năm 2022 Lê Anh Hùng bị kết án 5 năm tù, và mãn hạn tù ngày 5 tháng 7 năm 2023.

Trong phần Dẫn nhập, tác giả ghi ngày 5 tháng 7 năm 2024, không chỉ cho thấy ngày 5 tháng 7 có tính chất đặc biệt đối với tác giả đến thế nào, mà còn cho thấy, chỉ trong vòng một năm sau khi ra tù ông đã hoàn tất cuốn sách này. Một người bị coi là mắc bệnh tâm thần mà chưa đầy một năm sau khi ra tù đã viết được cuốn sách này thì quả đáng khâm phục.

Tôi chân thành giới thiệu cuốn sách Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội của Lê Anh Hùng với các bạn đọc Việt Nam, nhất là các bạn trẻ và đặc biệt với 5 triệu đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng các nhà lý luận và các cán bộ cao cấp của nó.

Ảnh chụp bìa sách “Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội”

***

Lời giới thiệu của tác giả Lê Anh Hùng

Hôm nay là ngày 5/7/2024, tròn 6 năm kể ngày tôi bị bắt (5/7/2018) và tròn 1 năm kể từ khi tôi được trả tự do (5/7/2023). Để kỷ niệm sự kiện đáng nhớ này, hôm nay tôi xin được công bố tác phẩm mới của mình – cuốn sách mang tên “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”.

“Vấn đề quyền lực ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng, rất cần có sự lý giải cặn kẽ và hướng giải quyết đúng đắn. Tôi thấy cuốn sách ‘Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội’ có nội dung bao quát, có tính hệ thống rất cao. Tôi chưa thấy ở Việt Nam, sách tiếng Việt mà có được sự tổng hợp hệ thống như vậy” – đó là nhận xét của nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, một trong những người đã đọc và bày tỏ cảm tưởng về cuốn sách.

Đây là bản PDF của tác phẩm, còn bản in của nó thì phải vài ngày nữa mới ra mắt. Tôi xin dâng tặng cuốn sách này cho những ai đã quan tâm, ủng hộ và đồng hành với tôi suốt mười mấy năm qua, và đặc biệt là cho tất cả những người Việt Nam yêu nước cả trong lẫn ngoài hệ thống vẫn đang ngày đêm trăn trở, ưu tư với vận mệnh nước nhà. Trên tinh thần đó, với bản PDF này, ai cũng có thể download tự do tại địa chỉ:

https://drive.google.com/file/d/1XhgQqZf_HULQRqEa0wl9sd6OWbwtLFT0/view

Rất mong quý vị cùng chung tay phổ biến để tác phẩm đến với càng nhiều độc giả càng tốt.

Trân trọng cám ơn quý vị!

Lê Anh Hùng

Tâm thư của anh Đào Ngọc Tú về cuộc bức hại Pháp Luân Công (Phần mở đầu)

Đào Ngọc Tú

17-9-2018

Anh Đào Ngọc Tú, tác giả tâm thư này.

Tâm thư phản ánh sự tồn tại của các công văn nhìn nhận và chỉ đạo sai trái về Pháp Luân Công tại Việt Nam, cũng như sự thật xung quanh cuộc bức hại môn tu luyện này cùng một số vấn đề quan trọng liên quan. 

Gửi tới: Ông Nguyễn Phú Trọng, hiện là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, cùng toàn thể người dân Việt Nam.

Tôi tên là: Đào Ngọc Tú. Thẻ căn cước công dân: 030089001352

Quê quán: xóm Đại Giang – Bình Hàn – Cộng Lạc – Tứ Kỳ – Hải Dương.

Mình sẽ làm gì cho xứ sở của mình?

Giản Tư Trung

3-4-2023

Nelson Mandela từng tóm tắt lại thành một nguyên tắc rất cô đọng mà súc tích như sau: “Hãy để sự lựa chọn của bạn phản ánh niềm hi vọng của bạn, chứ không phải nỗi sợ hãi của bạn“. Khi người dân bỏ phiếu lựa chọn mô hình quản trị quốc gia, chọn người lãnh đạo, chọn cơ chế kiểm soát… vì nỗi sợ hãi chứ không phải đó là điều họ hi vọng mà muốn hướng đến, đó chắc chắn không phải là lựa chọn sáng suốt.

Một cơn gió bụi

Mạnh Kim

27-6-2017

Sử gia Trần Trọng Kim. Ảnh: internet

Lại thêm một quyển sử bị cấm phát hành. Lần này là “Một cơn gió bụi” của học giả Trần Trọng Kim. Không chỉ là “một cơn gió bụi”, hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim, một tượng đài văn hóa Việt Nam thế kỷ 20, thật ra là một “cơn bão” xét dưới góc độ kiểm duyệt hiện hành. Nó tiết lộ các chi tiết về “một góc đời thường” Hồ Chí Minh, về vai trò rất ít được biết của Võ Nguyên Giáp, về những ngày tranh giành quyền lực và triệt hạ nhau giữa Việt Minh với các đảng phái đối thủ mà Việt Minh có khi không ngần ngại dùng “mền trùm đầu rồi bắt đi mất tích”. Việt Minh, theo miêu tả trong “Một cơn gió bụi”, là tổ chức có thủ đoạn chính trị quỷ quyệt bậc nhất giai đoạn lịch sử thập niên 1940.

Sách “Hơi thở trong bàn tay”: Những khoảng trời tuổi thơ thăm thẳm đẹp

Huệ Hương Hoàng

2-8-2024

LGT: Cô Huệ Hương Hoàng là cựu Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Nghệ An. Sau đây là bài bình luận của cô về cuốn sách dành cho tuổi thơ của tác giả Thái Hạo “Hơi thở trong bàn tay”.

Điểm sách: Khủng hoàng về bản sắc tại phương Tây: Hiện trạng và giải pháp

Đỗ Kim Thêm

5-3-2019

Khủng hoảng về bản sắc

Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, bộ máy công quyền tê liệt, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng điêu linh và nổi giận. Quan trọng nhất là trào lưu dân túy giúp cho ông Trump vào Toà Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất rời khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân và giải pháp, khi nền dân chủ tự do đang lâm nguy?

Bang giao Việt-Mỹ thời hậu chiến qua các mối quan hệ huyết thống

Diplomatic History

Tác giả: Heather Marie Stur

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 9-2022

Ảnh bìa sách “After Saigon’s Fall”, của tác giả Amanda C. Demmer

Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm

Nguyên tác: The Precariat – the new dangerous class

Tác giả: Guy Standing

Nhà xuất bản: Bloomsbury Academic, 2011

Bản tiếng Việt: Nguyễn Quang A – Nxb Dân Khí

– – – – –

Chương mở đầu:  Lời giới thiệu – Lời nói đầu Danh mục chữ viết tắt

Chương 1.  Precariat 

Chương 2.  Vì sao Precariat đang Tăng?

Dưới bàn tay vô hình

Tạ Duy Anh

1-7-2021

{Vụ việc quân nhân Trần Đức Đô, 19 tuổi, bất ngờ treo cổ tử vong khi đang huấn luyện tại Trường Quân sự Quân khu 1, Thái Nguyên với nhiều vết thương, bầm tím trên người, chiều 30-6-2021, Bộ Quốc phòng đã có thông tin ban đầu chính thức.

Toàn bộ Hồi ký Triệu Tử Dương – Bản tiếng Việt

BBT Tiếng Dân

15-4-2019

LTS: Chúng tôi có nhận được tài liệu bản tiếng Việt “Hồi ký Triệu Tử Dương”, do TS Nguyễn Quang A dịch và gửi tới. Được biết, Hồi ký Triệu Tử Dương đã được viết ra từ hàng chục cuộn băng cassette bí mật ghi âm vào khoảng năm 2000, trong hoàn cảnh người đứng đầu ĐCS Trung Quốc bị quản chế tại gia, luôn bị một số công an canh giữ từ sáng đến tối.

Sự kết thúc chiến tranh Việt Nam (Phần 1)

Tác giả: Henry Kissinger

Đỗ Kim Thêm, dịch

28-4-2023

Đại tá Bùi Tín của QĐNDVN chào tiễn biệt toán lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam vào ngày 29 tháng 3 năm 1973. Nguồn ảnh: Picture alliance / AP / Charles Harrity

Lời người dịch: Nguyên tác của bản dịch là “The Vietnam War and its Conclusions”, một trích đoạn trong tác phẩm Leadership – Six Studies in World Strategy của Henry Kissinger do Nhà xuất bản Penguiun Press, New York ấn hành ngày 5-7-2022, (Trang 149-163).

“Tiếng Vọng từ Chernobyl” của Svetlana Alexievich, Giải Nobel Văn Chương 2015

T.Vấn

Bìa sách bản chuyển ngữ tiếng Việt

Tác phẩm “Tiếng vọng từ Chernobyl” của nhà văn đoạt giải thưởng văn chương Nobel năm 2015 Svetlana Alexievich là tác phẩm văn chương đầu tiên lấy chủ đề chính từ vụ nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl. Tác phẩm là tổng hợp những câu chuyện kể của từng con người, trực tiếp hoặc gián tiếp là nạn nhân của vụ nổ, xa hơn nữa, là nạn nhân của chính cách đối phó với thảm hoạ của nhà cầm quyền. Mỗi câu chuyện bộc lộ sự đau khổ, sự mất mát, sự sợ hãi, nỗi giận dữ, cảm thức bất an mà mỗi người kể cùng với gia đình họ đã trải qua.

Giới thiệu sách “1984”

Đoàn Bảo Châu

23-8-2024

Ông con trai đưa cho bố cuốn photocopy nên đọc mờ hết cả mắt. Cuốn Trại Súc Vật của ông này đã được xuất bản ở Việt Nam. Cuốn 1984 này thì chưa.

Điểm sách của George J. Veith: Sự thật về cuộc chiến Việt Nam

Trịnh Bình An

17-4-2019

George J. Veith

George J. Veith là cựu Đại Úy binh chủng Thiết Giáp Hoa Kỳ từng phục vụ tại Đức quốc. Khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt tháng Tư 1975, ông chỉ mới tốt nghiệp trung học. Vì sở thích lúc còn trẻ của ông là tìm hiểu về các biến cố quân sự và các bí ẩn lịch sử, nên khi lớn lên ông luôn quan tâm tới vấn đề Tù Binh/Quân Nhân Mất Tích (POW/MIA), là hai vấn đề đáp ứng sở thích và ý hướng của ông.

Sự kết thúc chiến tranh Việt Nam (Phần 3)

Tác giả: Henry Kissinger

Đỗ Kim Thêm, dịch

29-4-2023

Tiếp theo phần 1phần 2

Bất chấp những cuộc biểu tình đang làm tê liệt Washington từ mấy tuần qua, Nixon kêu gọi đa số người Mỹ thầm lặng nên kiên quyết cho một nền hoà bình trong vinh dự.

Adam Michnik – Những lá thư từ nhà tù và các tiểu luận khác

Nguyên tác: Letters from Prison and Other Essays
Tác giả: 
Adam Michnik
Người dịch: Nguyễn Quang A

– – – – –

Phần 1: Lời giới thiệu – Lời nói đầu – Dẫn nhập

Phần 2: THƯ TỪ NHÀ TÙ

Hà Nội 70 năm thủ đô XHCN 10-10-1954 — 2024: Đường Cột Cờ — Đường Điện Biên Phủ

Phạm Đình Trọng

7-10-2024

Con đường dài trong thăm thẳm lịch sử hình thành từ đầu thế kỷ 19 và trong suốt hơn 150 năm vẫn được người dân kẻ chợ Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội gọi tên là đường Cột Cờ. Dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 1954 – 1964, chính quyền Hà Nội đã đổi tên đường Cột Cờ thành đường Điện Biên Phủ.

Tặng phần mềm hai cuốn sách

Nguyễn Đình Cống

13-5-2021

Vừa qua tân Thủ tướng Chính phủ phổ biến cho các Bộ trưởng ý kiến tăng cường nghe phản biện. Muốn được vậy cần có nhiều người biết phản biện để trình bày với các Bộ trưởng.

Sự kết thúc chiến tranh Việt Nam (Phần cuối)

Tác giả: Henry Kissinger

Đỗ Kim Thêm, dịch

29-4-2023

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

Trong cuộc họp ngày 8 tháng 10, ông đột nhiên đưa ra một tài liệu chính thức, với tài liệu này, Hà Nội sẽ chấp nhận đề xuất cuối cùng của Nixon vào tháng Giêng. Ông xác định là: Đề nghị mới này đúng là của Tổng thống Nixon tự đề xuất: Đình chiến, chấm dứt chiến tranh, trao trả các tù binh và rút quân.

Adam Michnik – Những lá thư từ nhà tù và các tiểu luận khác (phần 1)

LỜI GIỚI THIỆU

tác giả: Adam Michnik – ảnh nguồn: alchetron.com

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ hai mươi sáu [1]* của tủ sách SOS2, cuốn Những lá Thư từ Nhà tù và các Tiểu luận khác của Adam Michnik, một nhân vật quen biết trong cuốn thứ 24 và 25. Tuy vậy đây là một cuốn sách độc lập, có thể đọc mà không nhất thiết phải đọc 2 cuốn kia (nhưng tôi khuyên bạn đọc nên đọc cả hai cuốn đó nữa sau khi đã đọc cuốn này).

Adam Michnik sinh ngày 17-10-1946 và là Tổng biên tập của nhật báo lớn nhất Ba Lan, tờ Gazeta Wyborcza, tờ báo hợp pháp tư nhân đầu tiên của phong trào Công đoàn Đoàn kết, cho đến mùa thu 2004. Ông là một nhân vật quan trọng, nhà tư tưởng chính của phong trào này. Hai bài, Lời nói đầu của nhà thơ Czeslaw Milosz và  Dẫn nhập của Jonathan Schell giới thiệu kỹ về Michnik và nội dung cuốn sách nên ở đây tôi chỉ muốn lưu ý bạn đọc Việt Nam đến những bài học mà chúng ta có thể học được từ những bài viết của ông cho Việt Nam.

Tản mạn buồn về bài học của lịch sử (Phần 1)

Đông Sa

24-6-2021

Khi cảm thán về những ngày tháng bây giờ, có người bảo rằng, đây là “Những tháng ngày buồn tênh và hiu quạnh”. Cảm quan và cảm thán là hoàn toàn chủ quan và mang tính cá nhân riêng biệt. Thế nhưng, sao tôi vẫn nghe trong câu bộc bạch buồn hiu này man man những nỗi chuyện đời, những cảm trạng chung rất nhiều “xã hội tính”.

Chân dung Dương Thu Hương

Nguyễn Đăng Mạnh

3-5-2023

LGT: Bài viết sau đây trích từ chương XXII, Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, xuất bản năm 2008. GS Nguyễn Đăng Mạnh (1930-2018) từng là chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và là chủ biên một số bộ sách giáo khoa Ngữ văn, chương trình trung học trước đây.

***

Đọc sách “Tháng Ngày Qua” của Nguyễn Tường Nhung

Trần Thị Nguyệt Mai

26-1-2022

Ảnh bìa sách “Tháng ngày qua” của Nguyễn Tường Nhung