Trong cuộc chiến chống Corona, loài người tìm đâu một thống soái?

TIME

Tác giả: Yuval Harari

Dịch giả: Nhã Nhi

19-3-2020

Nhiều người đổ lỗi, nguyên nhân của đại dịch corona lần này là do toàn cầu hoá, và rằng cách duy nhất để có thể phòng ngừa các bệnh dịch khác trong tương lai là phải đi ngược lại xu thế này: Xây dựng các bức tường biên giới, hạn chế đi lại, buôn bán giữa các nước. Tuy nhiên, nếu cách ly ngắn hạn đẩy lùi bệnh dịch hiệu quả thì về lâu dài, sự cô lập sẽ dẫn tới sụp đổ kinh tế chứ không hề làm tăng khả năng miễn dịch của một quốc gia. Thang thuốc giải hữu hiệu cho bệnh dịch không phải là chia rẽ, mà là đoàn kết.

Không nên bấu víu vào những hy vọng không thật

Phạm Ngọc Hưng

19-3-2020

Đến giai đoạn này của dịch, vẫn có rất ít người hiểu rằng cuộc sống của chúng ta sẽ không thể quay về như trước nữa. Và không nên bấu víu vào những hy vọng không thật.

Virus corona sẽ tiến hóa và tấn công loài người đến mức nào?

BTV Tiếng Dân

6-2-2020

Đại dịch virus corona đang bùng phát ở Trung Quốc, lây lan cho hàng chục nước trên thế giới, hiện là thảm họa toàn cầu. Đây không phải lần đầu tiên virus corona tấn công con người ở phạm vi quốc gia và quốc tế. Tổ tiên chung của tất cả các dòng virus corona được xác định đã tồn tại trên Trái đất từ hàng ngàn năm trước, các trường hợp nhiễm bệnh do virus corona được phát hiện từ năm 1960.

Giáo sư nói tào lao, bá láp

Mai Bá Kiếm

20-9-2022

Ảnh: VTC

GS.BS Nguyễn Anh Trí nói với báo chí “bằng mọi biện pháp nghiệp vụ phải tìm cho bằng được người vẽ logo con rắn ngậm phong bì”. Ông Trí trong ngành y mà không biết nhục khi trường Đại học Y Hà Nội trưng logo con rắn ngậm phong bì!

Cần phải cẩn thận khi đưa ra và lan truyền những lời khen

Lê Nguyễn Duy Hậu

18-3-2020

Việc ca ngợi chính phủ và Vietnam Airlines vì đã “giải cứu” các công dân Việt Nam ở Châu Âu là một tình cảm rất bình thường của người vừa về từ vùng dịch. Thế nhưng, cũng cần phải cẩn thận khi đưa ra và lan truyền những lời khen này. Nó có thể gây ra những ngộ nhận rất nguy hiểm.

Bộ trưởng Dũng, công dân Dũng

Nguyễn Tiến Tường

8-3-2020

Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác của quý bộ đã bay cùng chuyến bay cùng cô Nhung về Việt Nam. Bộ trưởng đương nhiên ngồi hạng C, cách cô Nhung 4 hàng ghế.

Năng lực dự báo đúng đỉnh dịch: Ý nghĩa quyết định đối với Việt Nam trong chống dịch Covid-19

Trần Tuấn

29-3-2020

Chỉ một tuần sau khi chính phủ nhận định “Ý nghĩa quyết định đối với Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19” nằm ở “làm tốt việc cách ly những người từ nước ngoài trở về Việt Nam”, thì nguy cơ “ổ dịch nội địa” lại phát sinh ở ngay bệnh viện công, đa khoa lớn nhất Việt Nam, khiến phải “nội bất xuất, ngoại bất nhập”!

Vì sao cuộc “giải cứu” từ Hải Dương gây khó chịu ở Sài Gòn?

Tuấn Khanh

3-7-2021

Các sinh viên từ Hải Dương hô khẩu hiệu trên máy bay, vào Sài gòn. Ảnh: afamily.vn

Có một điều chắc chắn là 300 em từ Hải Dương đến Sài Gòn để “giải cứu”, không phải em nào cũng có thái độ đáng ghét, và cũng không phải em nào cũng bị tẩy não đến mức đến Sài Gòn, coi như là vào cuộc “giải phóng” lần hai.

SARS-Cov-2 có tấn công não bộ? Một phần ba bệnh nhân có triệu chứng thần kinh

NTV

Dịch giả: Lê Quí Trọng Lê Quang Ngọ

11-4-2020

Theo các chuyên gia một số triệu chứng khi mắc phải Covid-19 chỉ rõ sự phân chia của não. Nguồn: DPA

Tầng 333 của cái hố

Đào Tuấn

7-4-2020

Ảnh: internet

Hôm qua, được cô gái xinh đẹp cùng cơ quan tag vào cái ảnh này. Một cái ảnh chị hàng rong mùa cô Vy, khi HN “mất dấu F0” mà bản thân việc “ra đường là về phường”, đã đồng nghĩa với 200.000 đồng, bêu mặt trên báo.

Các thế lưỡng nan trong vấn đề vaccine ở Việt Nam

Lê Vĩnh Triển

19-6-2021

Mình viết ít nhiều về vaccine ở góc độ quan sát, và đã từng khẳng định trước khi có vaccine COvid 19 rằng các nước lớn phát triển sẽ đi đầu và sản xuất được vaccine chống dịch bệnh này, cũng như từng cho rằng đóng góp của các nước đang phát triển (có Việt Nam) rất rất khiêm tốn trong khía cạnh giải vây cho nhân loại trong khoa học kỹ thuật cũng như trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là sản xuất vaccine.

Điểm tan vỡ từ những khác biệt

Tuấn Khanh

7-3-2020

Sự kiện một người phụ nữ thuộc giới thượng lưu của Việt Nam đột ngột ngã bệnh, dẫn đến sự hoang mang lan tràn trong dân chúng, cho thấy xuất hiện điểm tan vỡ của nhiều vấn đề tiềm ẩn, không chỉ là từ dịch bệnh, mà còn cả những điều âm ỉ trong lòng cuộc sống lâu nay.

Bluezone

Lã Việt Dũng

7-8-2020

Một số bạn nhắn hỏi về ứng dụng Bluezone, rằng nó có tác dụng gì không, có an toàn không? Trên cơ sở hiểu biết của mình, xin trả lời như sau:

Có thật đúng như lời ông Hoàng Bình Quân?

Nguyễn Ngọc Chu

24-4-2020

Ông Hoàng Bình Quân và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh: internet

1. Chương trình thời sự VTV lúc 19h ngày 23/4/2020 đã đưa tin về cuộc họp do TBT Nguyễn Phú Trọng chủ trì, có đánh giá về tình hình chống dịch virus corona của Việt Nam.

Đánh giá đúng để rút ra những kết luận mà tiếp tục đối phó, vì chiến dịch chống virus corona đang tiếp diễn phía trước. Đánh giá không sát thực sẽ rất có hại. Không hạ thấp nhưng cũng không được thổi phồng.

Johnathan Hạnh Nguyễn, ông còn nợ khách hàng không một lời xin lỗi

Chất Lượng Sống

16-3-2020

Ảnh: internet

Ai trong chúng ta phải trả cả trăm nghìn cho một tô mì tôm nước trong vắt, lều phều vài ba miếng thịt? Hay cũng chi gần bằng đó tiền để mua một ổ bánh mì dai nhách kẹp miếng thịt nguội hoặc lát trứng? Phải nhắm mắt mà trả tiền, rồi nhắm mắt nuốt vì ở sân bay, nào có sự lựa chọn khác? Ngay cả giữa mùa dịch Covid-19 đói kém khốn khổ này, thì giá cọng mì hay mẩu bánh ở chốn đó cũng không bớt một xu!

Và một trong những người nhận về về những “đồng tiền xương máu” từ giá sản phẩm, dịch vụ cắt cổ đó chính là Johnathan Hạnh Nguyễn, “vua hàng hiệu” và cũng là “vua dịch vụ” trong hệ thống cảng hàng không Tân Sơn Nhất.

“Cơ chế” nước mình ngộ quá phải không anh?

Mai Bá Kiếm

17-6-2021

Công ty cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) mới thành lập năm 2006 nhưng là đại gia “vaccine 5 sao” trong số 36 công ty được quyền nhập vaccine trực tiếp.

Bàn thêm về Việt Nam chống đại dịch Covid-19 thành công

Mạc Văn Trang

25-4-2020

Là người Việt, dù ở trong hay ngoài nước, đều vui mừng vì Việt Nam, bước đầu đã thành công trong việc chống lại đại dịch Covid-19. Mà đâu chỉ người Việt, bạn bè trên thế giới cũng vui mừng và ghi nhân Việt Nam đã vượt qua đại họa một cách đáng ngạc nhiên…

Đại dịch Covid-19 ở Việt Nam: Đỉnh dịch phía trước hay phía sau

Trần Tuấn

2-4-2020

Tiếp theo bài: Năng lực dự báo đúng đỉnh dịch: Ý nghĩa quyết định đối với Việt Nam trong chống dịch Covid-19

Thắc mắc này được giải không khó khăn, nếu có các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng được thực hiện, nhất là, nghiên cứu sử dụng test phát hiện kháng thể đặc hiệu với vi rút gây dịch, cho ra chính xác kết quả tỷ lệ dân chúng đã nhiễm vi rút, có kháng thể, ở thời điểm hiện nay.

Ngoài ông Trump của Mỹ thì VN có ông Trọng

Trương Nhân Tuấn

24-3-2020

Trước đại dịch Covid-19, đến nay chỉ có phương pháp phòng ngừa của Nam Hàn cho thấy là có hiệu quả nhứt. Kế tới là Đài Loan và Nga. Các quốc gia này đã nhanh chóng “đóng của biên giới” với TQ.

Corona – Kháng thể đánh nhau và sai lầm của con người (Phần 4)

Nguyễn Thọ

29-3-2020

Tiếp theo Phần 1 – Phần 2 Phần 3

Bài trước tiều phu kể chuyện nước Đức. Bà Merkel hay ai thì cũng phải nghe theo các nhà dịch tễ học, vi trùng học, vì họ nghe được tiếng của cô Rona. Trump có nói kiểu gì thì cuối cùng cũng phải nghe cụ Fauci. Chú Đam phải nghe mấy ông bác sỹ, không thì vỡ như Vũ Hán.

Các nhà Vi trùng học Thụy Điển thì đánh cược vào khả năng của hệ miễn dịch con người và tin vào kỷ luật của dân chúng. Họ đã thuyết phục chính phủ áp dụng cách chống dịch tự do nhất châu Âu. Chiến lược này dựa vào các trụ cột: Bảo vệ kỹ các nhóm người dễ bị tổn thương (người già, người có bệnh), bắt những người có triệu chứng phải ở nhà. Dân chúng chỉ nên ra đường khi cần thiết.

Ông Anders Tegnell, trùm dịch tễ Thụy Điển cho là nếu làm tốt các việc này, không cần phải phong tỏa đất nước. Phong tỏa vừa ít tác dụng, vừa phá hoại xã hội.

Trường phổ thông, quán ăn, quán rượu ở đó vẫn sinh hoạt. Kinh tế vẫn hoạt động. Hội họp từ 500 người trở xuống vẫn diễn ra. Chỉ có biên giới được kiểm tra kỹ hơn về dịch tễ.

Các bác sỹ Thụy Điển dựa vào việc tăng sức đề kháng của con người giúp hệ miễn dịch tự chọi nhau với virus. Do đó họ kêu gọi những người mạnh khỏe phải đi ra đường hít thở không khí trong lành và tập thể dục. Mỗi lần đi nhớ mang theo nước ấm để uống và tránh đứng gần nhau dưới 1m. [1]

Cho đến thời điểm này Thụy Điển có 3.500 người dương tính, đa số là bị lây từ nhóm người đi trượt tuyết ở Áo – Bắc Ý về hồi đầu tháng 3. Họ đều ở tuối dưới 50 nên số bị nặng rất ít và đa số nằm cách ly ở nhà.

Tuy số người nhiễm khuẩn vẫn đang tăng, nhưng bệnh viện không hề quá tải. Stockholm vẫn tin tưởng họ đi đúng hướng.

Ở châu Á, Nam Hàn và Đài Loan cũng không Lockdown mà vẫn giữ được dịch trong tầm kiểm soát. Đặc điểm chung của họ là: Dân chúng có kỷ cương, xã hội ngăn nắp và… họ thích đeo khẩu trang. Nam Hàn cách ly triệt để các nguồn lây phát sinh từ giáo phái “Shincheonji Church”, đồng thời tổ chức test diện rộng (mỗi ngày 20.000 test).

Sáng kiến Drive-In (lái xe vào xét nghiệm) đã lan truyền khắp thế giới, nhanh hơn vũ điệu Gangnam-Style.

Đài Loan thì khổ hơn nhiều. Vì WHO coi họ là tỉnh của Trung Quốc nên không cung cấp thông tin trực tiếp, bắt họ phải xin Bắc Kinh, điều mà bà Thái Anh Văn không bao giờ làm. Trong hoàn cảnh đó, với 24 triệu dân, nằm ngay sát Trung Quốc, mà đến hôm nay chỉ có 283 người nhiễm khuẩn và 2 người chết thì quả là một kỳ tích về y tế và xã hội.

Kỳ tích đó đạt được trong khi hàng ngày có hơn 800.000 người vẫn qua lại giữa lục địa và Đài Loan. Phố xá tuy có vắng hơn, nhưng không của hàng nào bị cấm. [2]

Chiến lược của Thụy Điển, Đài Loan, Nam Hàn phát huy tác dụng nhờ có một dân chúng hiểu biết, kỷ luật, nhờ một chính quyền mạnh, phản ứng nhanh và một nền y tế cao cấp.

Nhưng chiến lược đó cũng khẳng định một quan niệm kinh điển của vi trùng học: Chỉ có kháng thể mới diệt được các viêm nhiễm siêu vi trùng (viral infection).

Tiều phu nói vậy vì tình cờ xem được hai ý kiến rất độc của bác sỹ Đức Claus Köhnlein, tác giả cuốn sách “Nỗi sợ Virus” (Virus-Wahn) và của giáo sư Sucharit Bhakdi, Viện Vi sinh và Vệ sinh đại học Mainz [3]. Cả hai học giả đều dùng các số liệu thống kê để khẳng định:

– Covid-19 có lệ tử vong không cao. Đa số bệnh nhân chết nằm ở các nhóm rủi ro.

– Rất nhiều người dương tính không có triệu chứng lâm sàng.

– Đa số người có triệu chứng tự khỏi do cách ly ở nhà.

Từ đó cả hai ông đều cho là hệ miễn dịch con người đang chế ngự dần dần Covid-19 mà ta không biết. Cho đến nay đa số phép thử chỉ chứng minh sự tồn tại của virus Covid-19 trong người, nhưng ít phép thử tìm ra kháng thể chống Covid-19. Virus này lan truyền qua dạng bụi khí (Aerosol) nên có thể chúng đã len lỏi vào xã hội từ lâu.

Dịch bùng ra là lúc những người hít lượng virus lớn trực tiếp từ các nguồn nhiễm FO cùng ngã bệnh. Những người này bị rất nặng và số đông đã tạo ra khủng hoảng giường bệnh như ở Ý, Tây Ban Nha hay ở Mỹ.

Trong khi đó, rất nhiều người dính một lượng rất nhỏ cô Rona vẫn không hay biết là kháng thể đã kích hoạt để đưa họ thành người miễn nhiễm. Nếu áp dụng phép thử tìm kháng thể trên diện rộng, chắc chắn bức tranh sẽ lạc quan hơn nhiều.

Trả lời câu hỏi về vai trò các loại thuốc hãm virus như Remdesivir và Chloroquine, ông Köhnlein cười, coi đó là tâm lý trị liệu. Ông nhắc lại: Chỉ có kháng thể mới diệt được virus.

Cả hai ông đều cho là miễn dịch cộng đồng sẽ xảy ra trước khi có vac xin rất lâu.

Tiều phu đến cái bằng y tá cũng chẳng có, nghe đến đây bỗng hoang mang. Hắn viết ra điều này chỉ mong các chuyên gia cho ý kiến. Video của giáo sư Sucharit Bhakdi có phụ đề tiếng Anh.

Nhờ các bạn vào xem video và phản biện để tránh hiểu lầm là dịch sẽ tự tắt.

***

Tiều phu là cháu Thạch Sanh. Hắn chỉ dựa vào thiên nhiên để kiếm củi sống qua ngày. Hắn coi các loại thuyết âm mưu là của Lý Thông, không quan tâm. Do vậy hắn nhìn Covid-19 cũng như các thảm họa cháy rừng ở Úc, ở California, như nạn châu chấu ở Phi Châu, như hạn hán nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long… Tất đều do lối sống của con người.

Virus luôn thiên biến vạn hóa. Con người 4.0 đã có nhiều phương pháp cách ly, truy tìm con bệnh bằng Trí tuệ nhân tạo, có vác xin để tiêu diệt chúng. Lẽ ra chúng không đáng sợ. Nhưng con người cũng tạo ra tuyên huấn, lập tường lửa chặn tin nên virus có đất sống. Rồi nó được lối sống tiêu thụ của toàn cầu hóa cửu vạn miễn phí khắp thế giới. 1,4 tỉ khách du lịch trong năm 2019, 4 tỉ cuộc đi lại trong năm 2017 (và khoảng 8 tỉ dự tính vào năm 2035) là các loại vé thương gia tặng cho tử thần.

Khi Úc và Mỹ cháy rừng, người ta chỉ nhỏ lệ từ xa. Đồng bằng sông Cửu Long khô nẻ, chỉ một nhóm người lo lắng. Biển miền Trung nhiễm độc, quan chức rủ nhau đi ăn cá ở đó.

Nhưng Covid-19 làm tất cả hoảng sợ, ai cũng sợ chết. Người ta bỗng nghe những lời thề thốt:

– Không thể như thế này mãi;

– Sau Covid-19 thế giới sẽ thay đổi;

Hãy đợi đấy!

(Còn tiếp)

——

[1] https://www.zeit.de/politik/ausland/2020-03/coronavirus-schweden-stockholm-oeffentliches-leben/komplettansicht

[2] https://foreignpolicy.com/2020/03/24/sweden-coronavirus-open-for-business/

[3] https://www.youtube.com/watch?v=JBB9bA-gXL4: Giáo sư Sucharit Bhakdi

https://www.youtube.com/watch?v=xYmQdk4CvQg Bác sỹ Köhnlein

Bài không tên

Đặng Xương Hùng

7-3-2020

Facebook thường xuyên hỏi bạn đang nghĩ gì? Thế nên có điều đang nghĩ chẳng nhẽ lại không viết ra.

Đừng nhảy xuống dòng sông!

Nguyễn Đình Bổn

25-6-2021

Một đêm mùa hè cách đây nhiều năm, ở nhà một mình, tâm trạng rối bời, không ngủ được tôi lang thang khắp Sài Gòn. Gần mười hai giờ đêm, tôi chạy xe lên cầu Thủ Thiêm, hai bên thành cầu vẫn còn khá nhiều những cặp đôi tình tứ bên nhau.

Tôi vừa tỉnh dậy sau 3 ngày liệt giường vì cúm (flu)

Lê Trung Tĩnh

1-3-2020

Trong thời gian đó, trừ những khi quá sốt hay ớn lạnh do hết Paracetamol, tôi đọc nhiều tài liệu về cúm và suy nghĩ nhiều về căn bệnh quái ác này cũng như các vấn đề liên quan. Tôi cũng chưa hết vẫn còn uống thuốc nhưng nghĩ là bắt đầu hồi phục nên xin bình tĩnh ghi ra đầy đủ các suy nghĩ, hy vọng sớm giúp ích mọi người. Các bạn có thể chỉ chọn đọc mục các bạn quan tâm.

Một quyết định khó hiểu

Nguyễn Đắc Kiên

16-7-2021

Chiều 13/7, UBND TP.HCM bất ngờ ban hành văn bản số 2337 yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất muốn tiếp tục hoạt động thì phải đảm bảo hoặc là “3 tại chỗ”, tức: sản xuất tại chỗ – ăn tại chỗ – nghỉ ngơi tại chỗ’; hoặc là “1 cung đường – 2 địa điểm”, tức: chỉ duy nhất 1 cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân. Nếu không đảm bảo một trong hai điều kiện trên, doanh nghiệp phải dừng hoạt động từ 0h ngày 15/7/2021.

Dịch nghèo

Nguyễn Hồng Vũ

28-6-2021

Đại dịch COVID-19 xảy ra là điều không ai mong muốn! Để giảm rủi ro cho sự quá tải của hệ thống y tế khi đại dịch lan rộng trong lúc tỉ lệ người chích vaccine trong cộng đồng còn thấp thì việc cách ly, hạn chế đi lại, v.v… là những việc cần làm. Tuy nhiên, những việc này dù muốn hay không thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến “thu nhập” của người dân, đặc biệt là những người ít tiền như cô bán rau, chú chạy xe ôm hay em bán vé số, v.v…

Tội phạm đóng vai kẻ trượng nghĩa

Nguyễn Ngọc Chu

24-3-2020

1. Vào thời điểm 9 h sáng ngày 24/3/2020 Chinese virus đã cướp đi 16.514 sinh mạng và lây nhiễm cho 378.848 bệnh nhân. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng kinh khủng trong các ngày tới.

Hôm nay là ngày thứ 15 tôi, Thành, đã bị nhiễm Covid-19!

Trịnh Ngọc Thành

1-4-2020

Thụy Sĩ, ngày 30 tháng 3, hôm nay là ngày thứ 15 tôi, Thành, đã bị nhiễm Covid-19 (Coronavirus)!

Mặc dù tôi cũng càng mệt sau hơn 10 ngày sốt liên tục và chống chọi với virus Covid-19, được sự động viên của gia đình, anh em bạn bè và đồng nghiệp, tôi cố gắng ngồi dậy để viết vài dòng chia sẽ trải nghiệm thực tế của chính bản thân tôi khi bị nhiễm Covid-19. Cho những ai đang chống chọi với con virus “không dễ thở này”, cũng như cho những ai đang tránh xa nó, để biết và phòng ngừa.

Mấy suy nghĩ nhỏ

Tạ Duy Anh

19-3-2020

Hình ảnh một xuất ăn cho người bị cách ly, do chính họ cung cấp. Ảnh: FB tác giả

Những gì đang gây hoảng loạn ở châu Âu, cho thấy một điều: Sự kiêu ngạo nào của con người thì rồi cũng phải trả giá. Lời tiên đoán thế giới có thể bị tiêu hủy trong hòa bình, không phải là không có cơ sở.

Rất may lần này chính quyền Việt Nam đã khiêm tốn một cách bất ngờ và đúng lúc. Chúng ta phải thừa nhận trong việc chống lại dịch Cúm Trung Quốc, họ đã làm tốt.

Một vài cá nhân quan chức xứng đáng để chúng ta bày tỏ lòng yêu mến.

Tôi sẽ không nói điều gì khi chưa kiểm chứng. Tại những nơi cách ly của quân đội, các quân nhân thực sự đã rất tận tụy chăm sóc “đồng bào” của mình. Trong hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, hình ảnh xuất ăn do con của bạn tôi-một cô bé chưa bao giờ nói dối- đang trong khu vực cách ly cung cấp, khiến tôi ứa nước mắt. Tôi rất muốn được nói lời cảm ơn họ, những người trẻ tuổi, dù, ơn trời, không có người thân nào của tôi ở đó.

Mọi công dân đều bình đẳng

Bạch Hoàn

18-3-2020

Tôi cho rằng, kiều bào về nước, du học sinh trở về với gia đình, hay bất cứ ai vẫn sở hữu cuốn hộ chiếu Việt Nam… có thể trở về đất của mình bất cứ khi nào, dù lúc bình thường hay dịch bệnh.