29-7-2018
Không rõ từ khi nào trong lịch sử tố tụng hình sự xuất hiện câu nói “trọng chứng hơn trọng cung”, có ý nghĩa như một sự nhắc nhở trong việc đánh giá xét xử tội phạm cần coi trọng chứng cứ hơn những lời cung khai.
29-7-2018
Không rõ từ khi nào trong lịch sử tố tụng hình sự xuất hiện câu nói “trọng chứng hơn trọng cung”, có ý nghĩa như một sự nhắc nhở trong việc đánh giá xét xử tội phạm cần coi trọng chứng cứ hơn những lời cung khai.
26-7-2018
Đây không phải tác phẩm của nhà văn Séc Fucik, mà là nói về cái thòng lọng mang tên Luật khám bệnh, chữa bệnh, được gắn vào cái giá treo cổ do cơ quan điều tra và Viện KSND Hòa Bình dựng lên, đang vòng quanh cổ BS Hoàng Công Lương, chờ cái sàn Tòa án dưới chân BS Lương sập xuống.
Cách đây vài ngày, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề của BS Hoàng Công Lương. Và, người bác sĩ có thể gọi là giỏi nhất của tỉnh Hòa Bình về chạy thận, được bà con, bệnh nhân, và cả các thân nhân bệnh nhân tử vong trong thảm họa chạy thận Hòa Bình yêu quí, đã phải bỏ bệnh nhân, bỏ trại bệnh, để chuyển qua làm cái công việc mang tên công nghệ thông tin.
26-7-2018
Nhiều người thấy khó hiểu vì sao lại cho bị can được quyền im lặng. Ví như bắt được một nghi phạm giết người thì phải bắt nó khai ra vì sao gây án, nguyên nhân động cơ mục đích là gì? Hỏi để làm rõ vụ án chứ sao lại cho nó quyền im lặng từ chối trả lời?
Vậy để xem nghi phạm có được quyền im lặng không ta hãy xét xem cái mục đích nêu trên có xác đáng không, từ đó xem việc lấy lời khai có phải là việc không thể thiếu được khi giải quyết một vụ án hình sự.
Hiếu Bá Linh
24-7-2018
Công tố viện yêu cầu mức án 4 năm tù – Một luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hải Long bất ngờ rút lui
Biện hộ trước tòa, ông luật sư Alexander Sättele nhấn mạnh, thân chủ của tôi bị đem ra trừng phạt để làm gương, trong khi những thủ phạm chính lại không phải chịu trách nhiệm và hậu quả gì cả. “Sau khi thú nhận tội, thân chủ của tôi lo sợ rằng gia đình ở Việt Nam đã bị nhiều áp lực”, luật sư Sätteler nói.
23-7-2018
Viết theo đề nghị của nhiều bạn
Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh, là cựu Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, kiêm Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an, vừa mới bị cơ quan an ninh điều tra tỉnh Phú Thọ đề nghị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” theo điều 356 khoản 2 Bộ Luật Hình Sự 2015/2017, với mức án từ 5-10 năm.
20-7-2018
Công an khởi tố vụ án, bắt Vũ Trọng Lương về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo tôi là không đủ. Tôi khẩn thiết đề nghị giới luật cùng lên tiếng về vụ việc này. Vì theo hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi nghĩ hành vi của anh ta ít nhất phải khởi tố thêm tội “làm giả con dấu-tài liệu của cơ quan tổ chức”.
Phạm Trần
19-7-2018
Ông bà người Việt Nam thưởng bảo con cháu “đẹp tốt khoe ra, xấu xa đậy lại”. Lời khuyên luân lý này dạy mọi người phải biết bảo vệ nhân phẩm và thuần phong mỹ tục của dân tộc và nên tránh những hành động gây hổ thẹn giống nòi trước thiên hạ.
Hiếu Bá Linh, tổng hợp
18-7-2018
Trong phiên tòa hôm nay, luật sư Alexander Sättele đã nhiều lần bày tỏ mong muốn vụ xử này được sớm kết thúc. Có lẽ đây cũng là mối quan tâm của phía Việt Nam, vì phiên tòa xét xử Nguyễn Hải Long kéo dài càng lâu, thì bộ mặt Nhà nước Việt Nam càng bị “ê chề” trước báo chí truyền thông quốc tế và công luận thế giới.
11-7-2018
Hôm qua khi tôi bào chữa, đến phần đề nghị, tôi dẫn điều 359 BLTTHS 2015 để đề nghị Hội đông xét xử phúc thẩm huỷ án sơ thẩm, tuyên các bị cáo vô tội và đình chỉ vụ án, thì vị thẩm phán chủ toạ tỏ ra bất ngờ và bảo rằng không có việc huỷ án và tuyên bị cáo không phạm tội nên đề nghị luật sư đọc lại luật, tôi không tỏ ra ngạc nhiên nhưng vẫn đề nghị Chủ toạ đọc lại điều luật tôi vừa nêu thay vì nói điều đó.
Chủ toạ thường muốn ngắt lời luật sư và các bị cáo. Đặc biệt phần tôi nêu 6 điểm bất hợp pháp và bất ổn về chứng cứ buộc tội (tố tụng) và vấn đề kết luận giám định đã làm thay các cơ quan tiến hành tố tụng để kết tội bị cáo vì các giám định viên này tự mình đánh giá và phán xét mặt khách quan của hành vi được nêu ra trong chính điều luật dang xét xử, đây là sai lầm nghiêm trọng về mặt học thuật pháp lý. Và vị chủ toạ thường cắt ngang và muốn làm gián đoạn việc bào chữa của tôi. Vì trong một vụ án hình sự thì chứng cứ là vấn đề quan trọng nhất trong mọi vấn đề cả về buộc tội lẫn gỡ tội, bởi chì cần “không đủ” chứng cứ buộc tội thì sẽ tuyên vô tội hoặc chỉ cần “một chứng cứ” ngoại phạm thì cũng có thể chứng minh bị cáo không có tội.
7-7-2019
“Khoảng 10h30 ngày 6/7, anh N.T.L (công tác tại Báo Người Cao tuổi – thường trú TP.HCM) đang ngồi trên xe gắn máy tác nghiệp trước một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm tại đường Bàu Cát 2, phường 14, quận Tân Bình, bất ngờ, một xe ô tô Chevrolet Cruze mang BKS: 51F- 53227 từ bên kia đường lao qua đâm thẳng vào xe máy phóng viên đang lưu thông chậm. Người dân địa phương và anh L. cho biết, khi nạn nhân ngã xuống, lái xe bất ngờ mở cửa, lao vào đấm đá vào đầu, mặt khiến nạn nhân bị thương nặng.” (Trích Công Luận).
Hiếu Bá Linh
7-7-2018
Theo dự trù hôm thứ Sáu ngày 06/07/2018, trong phiên tòa xét xử nghi can Nguyễn Hải Long về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một nhân chứng đặc biệt, có thể nói là nhân chứng quan trọng nhất, sẽ xuất hiện và cung khai trước tòa.
Nguyễn Thành Công
4-7-2018
Cháu Trương Thị Hà thân!
Chú đọc trên mạng bức thư của cháu gửi thầy giáo TS Phạm Tấn Hạ. Bức thư là lời trách thống thiết đối với thầy, tại sao thầy im lặng khi các anh công an hạ nhục cháu, tại sao thầy không cứu cháu, rất nhiều cái tại sao?
2-7-2018
Không thể ngờ đây là phát ngôn mà rất có thể là chủ trương của anh chủ tịch Hà Nội có xuất thân từ công an này và các đồng chí của anh. Thông tin cá nhân của người dân là bí mật đời tư, không được xâm phạm, thế mà các anh đòi bán thông tin. Dù có dùng uyển ngữ thành CHIA SẺ DỮ LIỆU DÂN CƯ thì bản chất vẫn là các anh định cung cấp thông tin của các cá nhân (mà các anh thu thập bằng nghiệp vụ công an, phục vụ nhiệm vụ an ninh quốc qua) cho những bên thứ 3 khác để lấy tiền.
20-6-2018
Phát biểu trước công chúng về việc kê khai và công khai tài sản của cán bộ và công chức nhằm phòng chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “vấn đề kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân”.
Ông là người giương cao ngọn cờ chống tham nhũng, không biết ông chống tham nhũng nhằm mục đích gì lại nói như vậy. Ông không hiểu rằng chống tham nhũng là quan trọng nhưng phòng không cho tham nhũng xảy ra còn quan trọng hơn.
14-6-2018
423 bộ não với suy nghĩ của thế kỷ trước nhấn nút thông qua 1 điều luật về công nghệ của thế kỷ sau. Kỳ thực, không thể dùng được câu nào khác để mô tả cho sự việc này.
423 viên đá đã được ném vào những thành tựu văn minh của nhân loại và lợi ích của người dân như một hành động trung cổ man rợ.
“Phê-kê-bốc, dịch chuyển đám mây dữ liệu về Việt Nam,…” là phát biểu của tướng Võ Trọng Việt thể hiện rõ sự hoang sơ trong kiến thức. Thì ra là họ chưa bao giờ văn minh và tiến bộ chứ không phải họ từ chối điều đó. Cho nên, sự ném đá vào khoa học là điều dễ hiểu.
13-6-2018
Hôm nay, một số nhà báo công tác tại Báo Công an nhân dân gọi điện cho tôi, bức xúc về ông Hữu Ước và một số cán bộ lãnh đạo Báo CAND, có dấu hiệu tham nhũng, lợi ích nhóm và cố ý làm trái;… đẩy nhiều cán bộ của Báo rơi vào tình cảnh bi đát, không nhà không cửa, tiết kiệm tối đa trả lãi và tiền vay, tiền thuê nhà.
Anh chị em nhà báo còn chất vấn tôi:: “Anh nói rằng, anh sẽ làm đến cùng vụ Hữu Ước tham nhũng; chúng em chờ đợi mà chưa thấy anh lên tiếng? Anh giúp chúng em với, ông Ước và một vài lãnh đạo Báo CAND làm khổ biết bao nhiêu người”.
13-6-2018
Những ngày qua liên tiếp những thủ thuật truyền thông dối trá đã được tung ra dưới bàn tay đạo diễn của tuyên giáo với sự tham gia đắc lực của lực lượng 47, báo chí nhà nước và các nhà báo quốc doanh (có nhiều theo dõi trên Facebook).
DỐI TRÁ 01 (ảnh 1): Sáng Chủ nhật, tại Sài Gòn, tự lật xe CSGT trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa rồi vu cho người biểu tình ôn hòa.
Bị lật tẩy là dàn dựng, tự lật xe.
DỐI TRÁ 02 (ảnh 2): Tối Chủ nhật, tại Phan Thiết, dồn dập đưa tin có 2 chiến sĩ cảnh sát tử nạn bị bom đinh và bom xăng, có sự tham gia của nhà báo Mai Thanh Hải (báo Thanh Niên).
Bị lật tẩy là tin giả, không có ai tử vong.
DỐI TRÁ 03 (ảnh 3): Sáng thứ 2, đăng ảnh CSCĐ bị thương máu me, vu cho người biểu tình Bình Thuận.
Bị lật tẩy là lấy ảnh từ 2014, CSCĐ đổ máu là vì bị nhóm đua xe tông trúng.
DỐI TRÁ 04 (ảnh 4): Thứ 3, dồn dập đưa tin, đăng tải clips vu khống người biểu tình nhận tiền.
Bị lật tẩy dùng clip cũ từ năm 2014 khi một số nhà hảo tâm phát tiền hỗ trợ bà con dân oan mua gạo, đồ trú mưa.
Còn nhiều nhiều nữa mà không thể kể hết ở đây, nào là công ty Pouyuen đóng cửa, Facebook ủng hộ Luật An ninh Mạng, tất cả chỉ là dối trá chồng lên dối trá, với mục tiêu THAO TÚNG dư luận theo hướng BÊU XẤU người biểu tình, tạo thế truyền thông thuận lợi cho ĐÀN ÁP.
Đây chính là một phần trong Phương Án A2 Phòng chống Diễn biến Hòa bình mà họ đã luyện tập nhuần nhuyễn bấy lâu nay. Sở dĩ nói chiêu trò này KHÔNG CÓ GÌ MỚI là vì trong thảm sát Thiên An Môn ở Trung Quốc, những người lính điều từ nơi xa về cũng đã được tuyên truyền rằng sinh viên biểu tình đã giết hại rất nhiều binh sĩ để kích động họ xuống tay đàn áp.
_____
PHƯƠNG ÁN A2: Kỹ thuật thực binh của phương án này gồm 2 bước: (1) trà trộn trong đám đông tạo tình huống bạo lực, và tiếp đó (2) sử dụng lực lượng chuyên nghiệp trấn áp quyết liệt.
Hai bước này nối với nhau bằng một đợt sóng truyền thông với các hình ảnh, thông tin được tạo ra trong bước (1), nhằm thao túng dư luận cả nước theo hướng trấn áp là điều đúng nên làm. Điều này được minh chứng bằng kế hoạch truyền thông dồn dập hôm qua về ‘2 chiến sĩ tử nạn do bom đinh và bom xăng’
Bởi vậy cách duy nhất để ngăn chặn họ đàn áp là phải VẠCH TRẦN DỐI TRÁ theo phương án A2 của họ.
Xem thêm về phương án A2.
Lê Hồng Hà
13-6-2018
Tiếp theo phần 1
Thật ra, “cái chết được báo trước” đã dành cho Trương Minh Tuấn khi mà Tổng Thanh tra Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2220/QĐ-TTCP ngày 26/8/2016, thanh tra toàn diện vụ AVG trước sức ép phải thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1344/TTg-V.I ngày 01/8/2016.
13-6-2018
Nhân chuyện tướng Việt vừa phát biểu trước QH yêu cầu “dịch chuyển điện toán đám mây” về VN, HM Blog xin cung cấp vài thông tin phổ thông để hiểu nôm na về Điện toán đám mây (ĐTĐM) hay Tính toán đám mây cũng là một.
HM Blog chỉ dừng ở đoạn các công ty “dịch chuyển điện toán đám mây” về VN. Hiểu nôm na, ý tướng Việt muốn bảo, mây (mưa) đâu thì mây (mưa), dữ liệu người dùng tại VN phải nằm trong tầm ngắm/tay của CA VN, kiểu như ban TG quản hơn 800 tờ báo “cho nói được nói, bắt im phải im.”
13-6-2018
Thị trường chứng khoán rất nhậy cảm về những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội “nghiêm trọng”. Tuy nhiên, khi Quốc hội quyết định lui thông qua Luật Đặc khu vào thứ hai 11/6/2018 và có nhiều cuộc biểu tình vào chủ nhật 10/6, có một số cuộc vào 11/6 tại nhiều địa phương, riêng biểu tình tại Bình Thuận có nhiều yếu tố “bạo động”, thế nhưng thị trường chứng khoán Việt đến chiều 11/6 vẫn không bị tác động. Điều đó chúng tỏ hai yếu tố chính trị trên không được các nhà đầu tư đánh giá “ảnh hưởng nghiêm trọng”. Thế nhưng, ngay sau khi Quốc hội bấm nút thông qua luật ANM vào 9h57 sáng thứ ba 12/6/2018, thị trường chứng khoán đã bị chao đảo, có lúc giảm gần 30 điểm (giảm gần 3%). Đến phiên chiều có hồi phục chút ít, nhưng cũng giảm 18 điểm (1,8%). Nói cách khác các nhà đầu tư đã khá hoảng loạn trước Luật ANM.
Kông Kông
11-6-2018
Sự kiện hàng vạn người dân tự động xuống đường phản đối chế độ về việc Quốc Hội công khai chuẩn bị thông qua 2 dự luật dâng đất “Đặc khu” và bịt miệng dân “An ninh mạng” trên cả nước cho thấy sự chịu đựng của người dân đã cán mức, nói theo cách khác là “đã vượt qua lằn ranh đỏ”!
Đào Tiến Thi
11-6-2018
(Thư của công dân Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, cựu Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, cư trú tại P.409, CT7E, CC. Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội)
11-6-2018
Gã mấy năm trước cùng các nhân sĩ trí thức và các lão thành cách mạng đi biểu tình chống Trung cộng xâm chiếm biển đảo mà cứ lén lút như ăn trộm. Có lãnh tụ Phong trào HSSV chống Mỹ trước đây như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu cũng phải dùng mẹo chống cảnh sát VNCH để thoát khỏi nhà đi biểu tình.
Hôm qua 10/6 hàng trăm ngàn người dân khắp nước biểu tình chống Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng. Có nơi yên ổn, có nơi biến thành bạo động, máu đổ.
Dù máu của người dân hay máu của các anh an ninh cũng đều là máu của dân mình. Đau. Đau lòng vô cùng.
10-6-2018
Có rất nhiều bài viết tôi đọc đã mổ xẻ mọi góc độ của Luật An Ninh Mạng, một luật có thể đẩy tự do internet của Việt Nam vào còng.
Bài viết của chị Phương Mai ở đây vạch ra từng ví dụ rõ ràng cho các điều cơ bản nhất mà bạn có thể thấy nó ảnh hưởng đến mình.
Tôi chỉ viết bình luận nhỏ về một khía cạnh tôi quan tâm. Cụ thể hơn, đây là khía cạnh được sử dụng tương tự ở rất nhiều các quốc gia láng giềng khi muốn bỏ tù những người đang tạo nội dung trên internet.
10-6-2018
Facebook, Google rồi có thể cũng phải bỏ ta ra đi.
Vietnam is considering a cyber-security law that forces companies to provide the police all private data from customers if requested. The law also gives police wide discretion to determine when expression must be censored as “illegal”. It “protects the communist party’s monopoly on power as much as to protect network security” – said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch.
—–
Khoảng gần hai tuần nay, ngày nào email của tôi cũng có thư của các công ty và nhà dịch vụ thông báo rằng họ đã điều chỉnh các chế độ bảo mật cá nhân cho khách hàng (tôi). Hàng triệu người ở châu Âu nhận những email như vậy sau ngảy 25 tháng 5 khi châu Âu thông qua luật mới, chuyển giao quyền lực nhiều hơn về tay người tiêu dùng, hạn chế việc dữ liệu cá nhân bị thu thập không có sự đồng ý của người dân.
9-6-2018
Không thể để “đảng” tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm, không chịu trách nhiệm về bất cứ cái gì như vậy được.
Ngày xưa còn ông Hồ, đảng làm sai vụ “cải cách ruộng đất”. Ít ra ông Hồ cũng dám “đứng mũi chịu sào”, dám nhìn nhận đảng sai lầm rồi bắt ông Trường Chinh lãnh trách nhiệm. Xét lại vụ này ta thấy rõ ràng ông Hồ đóng kịch để mị dân. Nhưng ít ra ông Hồ và đảng CSVN cũng còn sỉ diện, còn biết nể nang nhân dân, công khai nhìn nhận sai lầm và xin lỗi nhân dân.
Bây giờ thì từ Tổng Bí thư cho đến cả Bộ Chính trị, cá nhân không ai có sỉ diện. Trong khi tập thể thì hèn hạ, không dám nhận trách nhiệm thất bại của mình trước nhân dân.
9-6-2018
Tuy ảnh hưởng của Dự luật An Ninh Mạng lên sự phát triển của đất nước có thể còn sâu sắc hơn Dự luật Đặc khu. Khả năng rất cao là nó vẫn được đưa ra bỏ phiếu trong ngày 12-6-2018. Nhưng vì nó quá chuyên ngành và mối đe doạ không dễ tạo ra “nhận thức chung” như đất đai, lãnh thổ. Nên Dự luật này đã không nhận được sự phản ứng đông đảo và không được các tổ chức có ảnh hưởng chính trị lớn như Hội Cựu Chiến binh lên tiếng.
Đặc biệt, nhiều nỗ lực góp ý cho Dự luật một cách xây dựng trên báo chí chính thống đều gần như bị dập tắt. Một số chuyên gia, nhà báo phải chịu đựng rất nhiều áp lực, kể cả người viết bài này.
9-6-2018
Một tuần sục sôi những cảm xúc.
– Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu) cuối cùng phải gác lại, sau những “làn sóng khủng khiếp” từ dư luận (chữ dùng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc).
Bản thông cáo đặc biệt, phát vội vã lúc 3 giờ sáng cho thấy nỗi sợ hãi có thật từ chính phủ.
Biết sợ dân, là thái độ trưởng thành đáng ghi nhận của chính phủ ông Phúc.
Nhưng sợ để lắng nghe, không nên dụng như kế hoãn binh để tiếp tục lừa dân. Vấn đề đặc khu là không cần đặc khu, stop đặc khu, chứ không phải là 99 năm hay… 10 năm, thậm chí 1 năm.
9-6-2018
Vì nếu Dự Luật này được thông qua thành Luật:
1/ Quyền tự do ngôn luận của công dân trên không gian mạng bị xâm phạm tuỳ tiện.
2/ Quyền riêng tư về dữ liệu cá nhân bị một lực lượng công quyền chiếm đoạt với những lý do mập mờ.
3/Quyền tiếp cận, truy cập Internet, một quyền trở nên phổ quát trên thế giới, bị cản trở, gây khó khăn ở Việt nam.
4/Chi phí khổng lồ của nhà nước, xã hội, doanh nghiệp cho bộ máy “chuyên trách an ninh mạng” lẫn thực thi, đáp ứng điều kiện của Luật này. Tốc độ phát triển kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng (có số liệu giảm 1,7 % GDP).
9-6-2018
[MỘT] LUẬT AN NINH MẠNG LÀ CẦN THIẾT nếu phù hợp và bảo vệ quyền dân sự:
Thuyết minh của Ban soạn thảo đã chứng minh sự cần thiết tương đối rõ. Với sự không bó buộc bởi không gian thực và thời gian thực, những thách thức an ninh từ không gian mạng là có thực và cần được quản lý nhằm “Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”
[CHÍN] ĐIỂM LỚN ĐÁNG CHÚ Ý CỦA DỰ LUẬT AN NINH MẠNG:
1. Định nghĩa được những khái niệm quan trọng trong an ninh mạng, từ đó xác định được cơ chế điều chỉnh pháp luật và các biện pháp quản lý cụ thể.
2. Tuyên bố rõ về chính sách của nhà nước đối với vấn đề an ninh mạng, để người dân có thể xác định và điều chỉnh hành vi phù hợp, hạn chế rủi ro vi phạm pháp luật do vô ý.
3. Xây dựng khung pháp lý, từ đó có những huy động nguồn lực phù hợp để quản lý không gian mạng quốc gia và hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia.
4. Xây dựng cơ sở pháp lý mạnh mẽ để phòng ngừa, xử lý những hành vi xâm phạm an ninh mạng như tuyên truyền chống nhà nước, gây rối trật tự công cộng, tấn công mạng, khủng bố v.v..
5. Xây dựng khung pháp lý để yêu cầu “toàn thể hệ thống chính trị vào cuộc” để đảm bảo an ninh mạng.
6. Xác định rõ các cơ quan quản lý nhà nước trung ương trực tiếp chịu trách nhiệm về an ninh mạng là Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, còn Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ có vai trò phối hợp.
7. Xác định rất nhiều trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng không gian mạng, cung cấp dịch vụ về không gian mạng, dịch vụ trên không gian mạng, trong đó quy định rõ phải “Kịp thời cung cấp những thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng của Bộ Công an hoặc cơ quan công an nơi gần nhất”
8. Quy định về nghĩa vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên không gian mạng như lưu trữ tại Việt Nam các thông tin về người dùng, thông tin quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, có trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
9. Xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, trong đó lực lượng này của Bộ Công an có thẩm quyền rộng nhất.
[TÁM] ĐIỀU BĂN KHOĂN VỀ DỰ LUẬT AN NINH MẠNG:
1. Không gian mạng, đúng như định nghĩa của dự luật, “là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian” thì việc yêu cầu lưu trữ thông tin và đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam liệu có khả thi? Trong trường hợp GG hay FB từ chối đặt văn phòng đại diện thì người dùng VN có thể sẽ không được sử dụng những ứng dụng này nữa. Đây không chỉ thiệt hại về quyền dân sự, mà còn cả về lợi ích kinh tế.
2. Nhiều quy định về nghĩa vụ của người sử dụng không gian mạng còn mơ hồ, dễ diễn giải ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào góc nhìn, thái độ từ cơ quan quản lý nhà nước (như tại Điều 8 và Điều 15).
3. Cả dự luật không quy định bất cứ một nghĩa vụ nào của người sử dụng không gian mạng (thật đáng nể về khâu soạn thảo), nhưng thật ra, nghĩa vụ của người sử dụng được quy định rải rác khắp nơi thông qua quy định nghiêm cấm, không được, trách nhiệm v.v.. Cả dự luật không có bất cứ điều nào quy định về QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG KHÔNG GIAN MẠNG. Khi mà nghĩa vụ không được quy định rõ nhưng thực chất ở khắp mọi nơi và còn quyền không được quy định cụ thể thì việc người dân băn khoăn là có cơ sở.
4. Dự luật chưa định nghĩa được các mức độ xâm phạm an ninh mạng như ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Nếu không phân chia được những hành vi nào ở mức độ nào rất dễ dẫn đến việc áp dụng các chế tài nặng không cần thiết và xâm phạm quá mức cần thiết đến quyền lợi của người sử dụng không gian mạng.
5. Dự luật đưa ra những chế tài ảnh hưởng lớn đến quyền của người sử dụng tại Điều 5 dự luật như ngăn chặn, xóa bỏ thông tin, thu thập dữ liệu người dùng v.v.., nhưng điều quan trọng là những chế tài này không kèm theo điều kiện phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (ví dụ quyết định xử lý, bản án của Tòa án) và cũng không nói rõ đối tượng bị áp dụng chế tài (xử lý tổ chức cung cấp dịch vụ trên không gian mạng hay xử lý người sử dụng những dịch vụ này?)
6. Việc cho phép thu thập dữ liệu là một vấn đề hết sức nhạy cảm, nhưng chỉ được đề cập thoáng qua tại Điều 5. Cần thiết phải xây dựng rõ nội dung này bằng một hoặc một số điều luật trong dự thảo.
7. Dự luật An ninh mạng có thể xung đột về ý nghĩa và nội dung điều chỉnh với một số luật khác như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 (trong đó các nguyên tắc tại Điều 4 của Luật An toàn thông tin mạng cũng khá tương tự như dự luật An ninh mạng về việc bảo đảm an ninh mạng) và các cam kết của Việt Nam liên quan đến tự do thông tin. Những nội dung này hơi dài, xin miễn phân tích ở đây.
8. Dự luật quá chú trọng đến các quy định nhằm xác lập địa vị pháp lý (mà chủ yếu là thẩm quyền) cho “lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng”, trong khi đây chỉ là một đơn vị/tổ chức trực thuộc cấp Bộ, mặc dù bị phân chia thẩm quyền giữa các Bộ với nhau nhưng thẩm quyền cụ thể lại rất rộng.
[BỐN] ĐỀ NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT AN NINH MẠNG:
1. Cơ quan soạn thảo cần thuyết minh một cách thuyết phục hơn sự cần thiết của Luật An ninh mạng và cho thấy sự khác biệt so với Luật An toàn thông tin mạng đã có, cũng như sự phù hợp với các quyền dân sự hiến định cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc gia nhập.
2. Cần quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng trong những điều luật rõ ràng.
3. Xác định rõ các mức độ vi phạm từ ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cũng như đảm bảo nguyên tắc: Chỉ vi phạm những điều cấm mới bị xử lý theo những hình thức xử lý rõ ràng, phù hợp với mức độ vi phạm.
4. Xác định trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng là thuộc thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, Ban phối hợp chứ không phải là của “lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng” vì đơn vị/tổ chức này trực thuộc Bộ, không cần thiết quy định trong một luật riêng.
P/S: Các bạn có thể xem dự thảo cuối cùng (dự thảo 7) tại đây.