29-7-2019
Tôi từng phải nói thẳng với một số dân oan bằng một câu rất phũ phàng: “Anh/chị phải mất đất/nhà/tài sản một lần cho nhớ! Đó cũng là một loại học phí cuộc đời đấy ạ!”.
29-7-2019
Tôi từng phải nói thẳng với một số dân oan bằng một câu rất phũ phàng: “Anh/chị phải mất đất/nhà/tài sản một lần cho nhớ! Đó cũng là một loại học phí cuộc đời đấy ạ!”.
Nhà văn Nhật Tuấn (*)
Tuần báo Việt Tide số tháng 4-2007 có bài Tạp Ghi về các vấn đề thời sự trong tháng của Hà Đa Sự, là một bút hiệu khác của nhà văn Nhật Tuấn, dùng cho các bài viết ở hải ngoại, khi ấy ông vẫn còn sống ở trong nước. Sau đây là trích đoạn phần có liên quan tới Sông Mekong và Biển Đông, trong mối tương quan lịch sử “môi hở răng lạnh” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuốn Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng của Ngô Thế Vinh và bộ phim Mekong Ký Sự của đạo diễn Phạm Khắc cũng được nhắc tới trong bài viết…
Nay nhân hai sự kiện: (1) Trận “hạn hán thế kỷ” đang diễn ra trong lưu vực Sông Mekong do chuỗi các con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam của Trung Quốc, và rồi (2) Bắc Kinh mới đây lại ngang nhiên đưa tàu Hải Dương 8 đến Bãi Tư Chính của Việt Nam đầu tháng 07-2019 để thăm dò dầu khí, cùng đi với hai chiến hạm có cả trực thăng và pháo để hộ tống; Trung Quốc một lần nữa đã lại trắng trợn vi phạm vùng lãnh hải trên thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chúng tôi cho đăng lại bài viết của nhà văn Nhật Tuấn, tuy đã được phổ biến cách đây 12 năm, nhưng vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự. Như một “ôn cố tri tân”, để thấy rằng chính sách bành trướng của Bắc Kinh xâm lấn Việt Nam trước sau vẫn không hề thay đổi. Bài viết với tiêu đề và lời dẫn do nhà văn Ngô Thế Vinh gửi.
***
Ngày 11 tháng Tư năm 2007, tường thuật chuyến thăm Trung Quốc của phái đoàn Quốc hội Việt Nam, báo chí trong nước vui mừng chạy tít lớn: “Chưa bao giờ quan hệ hợp tác hữu nghị Việt – Trung tốt như hiện nay”. Nào là góp phần tích cực, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới… tiếp tục vun đắp cho tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Ngoài mặt hân hoan vậy, nhưng mỉa mai thay, đúng vào ngày này, Trung Quốc phản đối Việt Nam phân lô, gọi thầu và hợp tác với Tập đoàn dầu khí BP của Anh xây dựng đường ống khí đốt ở Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cảnh cáo “Việt Nam áp dụng hàng loạt hành động mới trên quần đảo Nam Sa đã đi ngược với nhận thức chung quan trọng về các vấn đề trên biển mà hai bên đã đạt được và đây là hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền và quyền cai quản của Trung Quốc. Trung Quốc bày tỏ hết sức quan tâm việc này và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam”.
Hòn đá ném đi, hòn chì ném lại, lập tức người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đáp lời: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của Việt Nam tiến hành trên các quần đảo và vùng biển của Việt Nam, kể cả việc phân lô, thăm dò và khai thác dầu khí là hoàn toàn bình thường, phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002“.
Phải thừa nhận từ sau Hội nghị APEC tại Hà Nội, được Hoa Kỳ chuyển hướng chiến lược trong quan hệ ngoại giao, “tiểu bá” Việt Nam bắt đầu lộ máu “anh hùng”, dám xấc xược với “thiên triều”. Chỉ hơn một tháng sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bush, tạp chí Quân Sự Hoàn Cầu của Trung Quốc ra số tháng 12-2006 cho biết từ ngày 1-11-2005 Trung Quốc đã tiến hành xây dựng bia chủ quyền tại một số điểm cơ sở trên quần đảo Hoàng Sa, lập tức ngày 28 tháng 12 năm 2006, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: “Việt Nam một lần nữa khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này… Việc Trung Quốc dựng bia chủ quyền tại một số điểm cơ sở trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, do vậy hoàn toàn không có giá trị...”
Nếu mới chỉ một năm trước đây, cho dù tàu Trung Quốc ngang ngược bắn giết ngư dân Thanh Hóa trong vịnh Bắc Bộ, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt, vẫn phải vào đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội nâng ly mừng quốc khánh của bọn sát nhân thì nay họ đã “mạnh miệng” lên nhiều.
Ngay từ năm 2000, nhà văn Ngô Thế Vinh trong cuốn “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng” đã cảnh báo nguy cơ có tính thảm họa đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long khi Trung Quốc xây dựng hàng loạt đập chắn trên thượng nguồn và khu kinh tế Hoa Nam xả chất thải kỹ nghệ biến Mekong thành dòng sông chết.
Năm 2004, cuốn sách này đã được trao vào tay ông Phạm Khắc, nguyên Giám đốc Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh khi ông bắt tay làm bộ phim truyền hình nhiều tập “Mekong Ký Sự”. Tiếc thay những cảnh báo của ông Ngô Thế Vinh không hề được ông Phạm Khắc nhắc tới trong bộ phim kể cuộc hành trình đi từ thượng nguồn sông Mekong tới 9 dòng Cửu Long đổ ra biển của ông, bởi lòng e sợ cố hữu đối với nhà cầm quyền Trung Quốc.
Thế nhưng sự thể đã khác khi vào ngày 24 tháng Tư mới rồi VietNamNet và báo Bình Dương của Nhà nước dám đăng toàn văn bài viết của ông Richard P. Cronin, Giám đốc Chương trình Kinh tế Chính trị châu Á chỉ mặt đích danh Trung Quốc đang tàn phá hạ lưu sông Mekong:
“Trung Quốc đang xây dựng một loạt 8 đập thủy điện ở thượng nguồn của Mekong, chảy qua những hẻm núi cao ở tỉnh Vân Nam. Dự án này là mối đe dọa lớn nhất đối với Mekong và an ninh của hơn 60 triệu người sống dưới hạ nguồn, với họ, nước Mekong có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn. Sự khai thác ồ ạt tiềm năng thủy điện khổng lồ của Mekong đã gây ra mối đe dọa lớn đối với chu kỳ lũ lụt và đa dạng sinh học cực kỳ phong phú của hệ thống sông này. Khi được hoàn thành trong một thập kỷ nữa, hệ thống các đập thủy điện này sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với vùng Hồ lớn và sông Tonle Sap dài 100 km của Campuchia cũng như Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam…”
Bệnh “nhát sợ phương Bắc” của Việt Nam xem ra phần nào giảm bớt khi vào cuối tháng Tư, ông Thủ Tướng Việt Nam ký nghị định số 65 thành lập thị trấn Trường Sa trên cơ sở đảo Trường Sa lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận, xã Song Tử Tây trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận và xã Sinh Tồn trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.
Như thế, bất chấp sự hậm hực của Trung Quốc, huyện Trường Sa đã chính thức thành lập gồm 3 đơn vị hành chính trực thuộc là xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn và thị trấn Trường Sa. Các hoạt động của Việt Nam trên quần đảo đang tranh chấp này cũng được công khai hóa như ngày 20 tháng Tư báo chí Việt Nam loan tin Trạm tìm kiếm cứu nạn Trường Sa có cơ sở hậu cần đặt tại đảo Trường Sa Lớn, đã khai trương văn phòng đại diện thường trực tại Thành Phố Nha Trang.
Liệu người ta có thể hy vọng với sự mở rộng hợp tác với hải quân Hoa Kỳ, với chiến lược phát triển biển, nhà nước Việt Nam sẽ ngăn bớt được sự hung hăng của các hạm tàu Trung Quốc ngạo mạn coi Biển Đông “như là ao nhà của chúng nó” như lời một bài hát thời chiến tranh với Mỹ?
Hà Đa Sự
Việt Tide 27-4-2007
* Nhà văn Nhật Tuấn, tên thật Bùi Nhật Tuấn (em trai nhà văn Nhật Tiến), sinh nặm 1942 tại Hà Nội. Năm 1954 không di cư vào Nam, tốt nghiệp đại học khoa Văn, nguyên bộ đội Trinh Sát Công Binh. Nhà văn miền Bắc với nhiều tác phẩm xuất bản, Đi Về Nơi Hoang Dã (1988) là một tiểu thuyết rất nổi tiếng của ông. Nhật Tuấn mất tháng 10 năm 2015 tại Sài Gòn.
BTV Tiếng Dân
25-7-2019
Báo Tiền Phong có bài: Miền Trung quay quắt trong nắng hạn lịch sử: Sinh tồn trong ‘chảo lửa’. Chủ tịch xã Quảng Lưu, ông Hồ Thăng Long cho biết, tình hình hạn hán ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, như sau: “Anh biết không, xã tui có 295ha lúa nước, nhưng giờ chỉ còn 51 ha, nắng hạn kiểu này không biết còn trụ lại được mấy ha đây?”
LTS: Hạ lưu Mekong đang rơi vào hạn hán kỷ lục 100 năm. Dân Thái và dư luận báo chí cáo buộc trách nhiệm cho thủy điện của TQ và Lào. TQ và Lào gạt bỏ chối trách nhiệm viện lẽ chỉ vì ít mưa.
24-7-2019
Cách đây 2 tuần, tôi share lại bài “Hạ nguồn Mekong trong cơn khát vô tận của Bắc Kinh” đăng trên vnexpress.net, phân tích chuỗi thảm họa của ĐBSCL khi nước cạn không về. Nay thảm họa đã hiển hiện.
Theo stt mới nhất của Lê Nguyễn Hương Trà: Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission) vừa phát đi thông báo cho biết, mực nước trên sông Mekong đang ở mức thấp nhất trong lịch sử.
Theo báo cáo Cục khí tượng và thủy văn Lào, ngày 18.7 mực nước sông Mekong tại khu vực Km4, Viêng Chăn chỉ đạt 70cm, thấp nhất trong vòng 50 năm qua, để lộ cả chân trụ cầu Hữu nghị số I Nongkhai.
Ảnh hưởng sẽ là khủng khiếp trước nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn. Sông cạn, ruộng khô, cây chết, đất đai sạt lỡ…
Tờ Bangkok Post 16.7 đưa tin, mực nước sông Mekong ở Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua – hiện tại là 2,6 m thấp hơn 10m so với điểm tràn nước trên bờ sông.
ĐBSCL Việt Nam, vùng hạ lưu Mekong đang đối diện nguy cơ thiếu nước và xâm mặn gia tăng, ảnh hưởng sẽ là khủng khiếp khi mực nước đang xuống quá thấp.
Ba nguyên nhân chính được đề cập làm suy giảm nguồn nước là: Hạn hán, lượng mưa quá ít; Việc giảm lượng nước xả ra từ đập thủy điện Cảnh Hồng (Vân Nam, Trung Quốc); Kế hoạch tích nước để chạy thử máy phát điện ở đập Xayaburi, Lào.
P/s: Sau Xayaburi, Don Sahong và Pak Beng, vào tháng 4.2019 Lào triển khai tiếp dự án thủy điện thứ tư là Pak Lay trên dòng chính sông Mekong, bất chấp phản ứng từ những quốc gia nằm trên dòng chảy và các tổ chức NGO. Theo kế hoạch, 7 máy phát điện của Xayaburi sẽ hoạt động chính thức từ tháng 10.2019.
Đối với Việt Nam, sông Mekong nuôi dưỡng hai vùng kinh tế trọng điểm là ĐBSCL và Tây Nguyên, với gần 60% tổng lượng dòng chảy hàng năm của Việt Nam và khoảng 23% tổng dân số cả nước. Các tác động tiêu cực xuyên biên giới của các dự án thủy điện Lào sẽ gây nhiều tác động nặng nề cho hạ lưu, đặc biệt là ĐBSCL.
Biển Đông, tàu Trung Quốc vẫn quậy. Đồng bằng SCL và Tây Nguyên gặp nạn. Sao nhà nước còn chưa đưa ra kế hoạch khẩn cấp giải quyết? Sao còn có những ông trời vạch đám mây, kéo về cái kế hoạch trời sợ: Làm đường sắt cao tốc Bắc Nam 58,7 tỷ đô la trong khi quá bức bách chuyện đồng bằng miền Tây đang có nguy cơ tan rã?
BTV Tiếng Dân
22-7-2019
Ô nhiễm môi trường
Người dân khắp nơi trên cả nước đang đối mặt với vấn nạn ô nhiễm nặng nề. Rác thải không được xử lý tới nơi tới chốn, đã và đang gây ra ô nhiễm khắp nơi, từ ô nhiễm không khí, đến ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm đang gây ra nhiều bệnh tật cho dân, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước, bởi tiền làm ra phải dành phần lớn để chữa trị bệnh tật sinh ra do ô nhiễm.
21-7-2019
Chiều hôm qua, một bác nông dân ở Lâm Đồng có gọi điện cho tôi, bác nói là sau khi đọc tin tức do tôi đăng tải, một số báo, đài đã vào cuộc, nhưng cho đến nay chưa thấy báo nào đăng tin. Chỉ có bạn Hải bên VTV là nhiệt tình, chủ động đặt vấn đề, muốn cùng tôi đồng hành với bà con dân oan.
16-7-2019
Câu trả lời cho tile của 1 bài báo như hình phía dưới, là KHÔNG! Không có sự nhầm lẫn truyền thông cả, mà chính xác là đang có sự lèo lái của truyền thông về việc thu phí tham quan Lý Sơn, mà bài báo này cũng có thể là một bánh lái.
Steve Kroft thực hiện
Dịch giả: Bùi Xuân Bách
23-6-2019
Vụ kiện về biến đổi khí hậu có thể ngăn chặn chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Một đơn kiện được đệ trình, thay mặt cho 21 trẻ em, cáo buộc chính phủ Hoa Kỳ đã cố tình không bảo vệ chúng khỏi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nếu nguyên đơn thắng, điều đó có nghĩa là sẽ phải có những thay đổi lớn lao trong việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
11-7-2019
Về mặt luật, việc tỉnh Quảng Ngãi quyết thu phí du khách tham quan đảo Lý Sơn (70.000đồng/khách/lượt khi đi đảo Lớn, 30.000đồng/khách/lượt khi đi đảo Bé), là vi phạm hiến pháp.
Điều 23 hiến pháp năm 2013, ghi rõ: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Trân Văn
6-7-2019
Sau vài ngày trời mưa tầm tã do ảnh hưởng của trận bão thứ hai trong năm nay, cơ quan chuyên trách về khí tượng – thủy văn vừa dự báo, cả miền Bắc lẫn miền Trung sẽ tiếp tục nóng như thiêu. Điều đó đồng nghĩa với cháy rừng có thể tái bùng phát trên diện rộng bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu.
4-7-2019
VN Express hôm nay có một bài rất xuất sắc với những phân tích, tổng hợp, các chứng cứ đã mạnh mẽ vạch trần cuộc xâm lược không thể chối cãi của Trung Quốc cộng sản đối với VN.
BTV Tiếng Dân
5-7-2019
VnExpress có bài phóng sự chi tiết: Hạ nguồn Mekong trong cơn khát vô tận của Bắc Kinh. Bài viết nói về cuộc đời của hàng triệu nông dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long, đối mặt với thảm cảnh do sự thay đổi của dòng sông, do Bộ Thủy lợi Trung Quốc, cơ quan kiểm soát nước đầu nguồn Mekong, quyết định: “Nước ngày càng mặn; trồng lúa không nổi; chuyển sang nuôi tôm cũng không nổi; không còn sinh kế và thậm chí không đủ nước uống“.
BTV Tiếng Dân
2-7-2019
Đợt nắng nóng đã và đang gây ra nạn cháy rừng trên diện rộng, với hàng trăm điểm bùng phát cháy, kéo dài từ Bắc vô Nam, ở các tỉnh: Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định…, với hàng trăm hecta rừng bị cháy, trong đó, Hà Tĩnh bị cháy nặng nhất.
1-7-2019
“Rừng đã cháy và rừng đã héo. Em hãy ngủ đi…”
Hình ảnh cháy rừng lúc nào cũng mang lại ấn tượng khủng khiếp. Rừng đang cháy ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình… trong những ngày nắng nóng này. Cháy to nhất là ở núi Hồng Lĩnh bị 40-50 ha trong đó có hơn 10 ha rừng thông 10 năm tuổi đến kỳ khai thác bị thiêu rụi. Cho đến nay ngọn lửa đã được khống chế, không lan ra và hy vọng chiều nay khi có cơn mưa xuống thì đám cháy sẽ tắt.
01-7-2019
Duyên hải trung trung bộ, một rẻo đồng bằng nhỏ hẹp, cằn cỗi phù sa. Như cái đòn gánh, gánh hai đầu đất nước, gánh khổ. Ngày xưa bom rơi như trút, cách một quãng lại có một hố bom. Ở giữa hai hố bom có một con đường sống mũi mà làm thành một xóm.
1-7-2019
Việt Nam có cháy rừng. Cháy rất lớn ở bốn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Huế (trước đó, rừng Đà Nẵng cũng cháy). Cho đến lúc này đã có ít nhất 2 người dân đã được xác định tử vong do “giặc lửa”. Con số diện tích rừng bị cháy đến giờ được thông tin trên báo chí đã gần khoảng 300ha.
BTV Tiếng Dân
1-7-2019
Báo Thanh Niên đưa tin: Cháy rừng dữ dội tại Hà Tĩnh. Theo đó, chỉ trong ngày 28/6/2019, ở Hà Tĩnh đã xảy ra liên tiếp 5 vụ cháy rừng. Nghiêm trọng nhất là vụ cháy tại khu rừng phòng hộ thuộc tiểu khu 92, xã Xuân Hồng và thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân. “Chính quyền địa phương đã phải huy động cả nghìn người để dập lửa và sơ tán dân trong đêm”.
30-6-2019
Thấy ngứa thì viết cho đã ngứa. Về chuyện rừng Ngàn Hống cháy.
Không ít người, trong đó có hàng giáo sư tiến sĩ, viết mỉa mai: Sao rừng miền Trung cháy mà các Sao không khóc, lại đi khóc Nhà thờ Đức Bà Paris?
Nguyễn Đạt An
23-6-2019
Trên ảnh bìa của tạp chí Time tháng 6/2019 là hình ảnh Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, đứng ngoài bờ biển của quốc đảo Tuvalu, giữa những lớp sóng của Thái Bình Dương đang lấn vào đất liền.
22-6-2019
Rác thải nhựa hiện nay là vấn nạn không chỉ của quốc gia mà cả thế giới. Đứng trong top các quốc gia xả thải nhựa ra đại dương trong 10 năm trở lại đây có Việt Nam.
Nhận ra vấn nạn này, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường lập Liên minh chống rác thải nhựa. Nhiều UBND địa phương trên cả nước cũng đã tuyên bố hạn chế tối đa rác thải nhựa. Không dùng nước đóng chai mà dùng nước cho vào chai thuỷ tinh là một ví dụ.
16-6-2019
Có người nói với tôi rằng tôi đang đi vào lối mòn, nhưng tôi không nghĩ vậy, làm được gì tốt thì làm, dù sao tôi cũng đã cố gắng và đất nước này không phải của riêng ai.
12-6-2019
Nhân chuyện cá nuôi lồng bè dưới miền Tây chết, tôi nhớ khoảng mươi ngày trước, tôi có ngược lên vùng nuôi cá lồng bè trên sông La Ngà (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai). Nơi mà trước đó khoảng nửa tháng, 976 tấn cá của 81 hộ dân bị chết chỉ trong vài chục phút đồng hồ.
31-5-2019
Trước những sai phạm mới của nhà máy Gang Thép Formosa, Hội Công lý cho Nạn Nhân Formosa JFV vừa chính thức nộp đơn khiếu nại tại Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Chung tay bảo vệ sông Đồng Nai
26-5-2019
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Dương Trung Quốc bảo vệ giới kinh doanh rượu bia hoàn toàn trong… sáng!
Bởi: “Sáng, ông ta đến dự tổng kết của hiệp hội rượu bia và cũng trong sáng ông ta giơ bảng phát biểu trước nghị trường trong … ban ngày luôn!!!”
18-5-2019
Tôi lại lang thang một mình tới nhiều tỉnh, thành miền Trung bằng xe máy, dù phải đối mặt với nhiều nguy hiểm nhưng tôi không muốn cho ai biết.
Nhưng đôi khi, tôi vẫn phải nói ra để những kẻ vu khống tôi hiểu rằng, việc tôi làm xuất phát từ tình thương, dành cho những người dân thấp cổ bé họng chứ không phải để người khác biết đến. Còn những kẻ dựng chuyện nói tôi bị ảnh hưởng từ người này người kia nên mới tham gia… cũng không cần bận tâm, vì những việc tôi đã làm.
Ngay từ nhỏ, tôi đã có tư duy độc lập, lên đại học tôi là người đầu tiên chống lại lực lượng liên ngành 141 cùng nhiều kẻ bố đời.
Đi làm báo, tôi cũng là người đầu tiên chống lại các lãnh đạo tòa soạn mặc dù trước đó khá thân thiết, tự mình lang thang tiếp cận, phanh phui những kẻ có thế lực chứ chả cần ai đưa tài liệu cho đánh, là người đầu tiên động tới các tỷ phú…, sau đó các báo, đài trong nước mới theo chân tôi, nhưng mục đích của họ là làm tiền, còn tôi tìm kiếm niềm hy vọng.
Nhưng, dù có bị ung thư, mạng sống bị đe dọa… cũng không đau đớn bằng việc những người dân oan nói với tôi rằng tôi nên dừng lại, đừng công khai thông tin về họ, bởi những kẻ có thế lực đến nhà dọa nạt, yêu cầu họ không cung cấp thông tin cho phản động, nếu không sẽ lãnh hậu quả.
Xin thưa, vào những thời điểm khó khăn nhất, vì bênh vực các bạn tôi đã quay ra chống lại tất cả những nơi mình làm việc, từ bỏ những cơ hội thăng tiến và làm giàu, một điều mà các nhà báo chống tham nhũng không dám làm, họ có thể chống nhiều thứ nhưng nhất quyết không chống lại đồng nghiệp, chống lại chiếc cần câu cơm của họ, dù chiếc cần câu đó cũng chỉ là công cụ, cũng chả tốt đẹp gì.
Cho đến bây giờ, vẫn còn có rất nhiều báo, đài lớn nhỏ ở các nước Mỹ, Anh, Đức… muốn tôi cộng tác, có vài cô em muốn tôi tới học tập, làm việc, sinh con đẻ cái giùm… nhưng tôi vẫn chưa có ý định.
Tự bỏ chi phí đi tác nghiệp, dân oan cho nhưng tôi trả lại… Trong những chuyến đi dài hơi đó, tỏi đen ở nhà bị hư hỏng không người chăm sóc… Vậy động cơ là gì khi tôi phải rước họa vào người, rồi để các ông gọi tôi là phản động?
Hay chính bọn quyền uy, bán nước hại dân các ông mới có khả năng phản động, người dân thấp cổ bé họng, bữa đói bữa no thì làm sao có khả năng phản động?
Trên thực tế, chỉ cần tham gia vào các vụ đánh thuê như các ông, tôi cũng sẽ có nhiều ô tô phản đối BOT, chứ tội gì phải phóng gần 500km trong một ngày bằng xe máy, toàn thân dị ứng, tính mạng bị đe dọa, sau những thước phim là những cuộc rượt đuổi mà không nhiều người biết.
Tôi lại tới vùng cấm!
Người dân miền Trung nghèo khổ và đáng thương lắm, bão lũ ập vào nhà họ quanh năm suốt tháng, khiến cho những đứa trẻ ngủ không được yên giấc, trong khi thủy điện xả lũ vào ban đêm không thông báo trước khiến những chiếc thuyền đánh bắt cá do vay mượn bị cuốn ra xa, rồi nhấn chìm xuống biển.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói nếu Formosa tái phạm, nhất quyết đóng cửa. Nhưng cho đến nay, người dân Kỳ Phương sống cạnh Formosa vẫn phải ngửi mùi hôi thối, hít phải xỉ thép độc hại, đến cửa sắt còn han gỉ huống chi con người.
Người Kỳ Phương không chịu được, họ bỏ lại nhà cửa và đi ở trọ, một số ít già cả không còn sức lao động ở lại và chờ chết, ngoài can dầu ăn với 300 ngàn đồng, họ không được gì từ Formosa. Những kẻ bao che cho nó, không thương xót những người đồng bào khốn khổ của mình, ngăn cản việc tôi làm mới đích thị là phản động.
Khi tôi đến, gần triệu tấn xỉ thép và các loại bùn thải độc hại nằm la liệt trong khuôn viên nhà máy, không được che đậy, gió lớn cuốn tất cả ra xa, tới các ngôi làng vùng biển, trong khi khoảng cách nhà máy tới nhà dân thì lại quá gần, không đảm bảo an toàn, và họ cũng không được bồi thường để dọn đi nơi khác.
Formosa thải bùn bẩn, rồi cũng chính Formosa thuê các đơn vị tư nhân về phân loại cho mình, lấy mẫu đó báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào kết quả do Formosa gửi để đánh giá, buộc tội, cho nên Formosa sẵn sàng đặt tên bùn thải là bùn khoáng, đánh đồng thứ cặn bã với thứ nguyên chất có sẵn trong thiên nhiên.
Các thành phần trong xỉ thép chưa được phân tích, mà Formosa đã tự tiện mang đi san lấp, chuyển giao cho các cơ sở tái chế ở miền Bắc, hàng nghìn tấn chất thải của Formosa có nồng độ pH vượt ngưỡng nguy hại, cực độc đã có mặt tại Thái Nguyên cùng nhiều tỉnh, thành khác.
Tôi tin rằng vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra, sẽ không dừng lại ở đó, kim loại nặng sẽ tiếp tục được thải ra, ngấm rất lâu trong lòng đất, nước ngầm, không khí và hải sản… người ăn cá nhiễm kim loại nặng bị biến chứng nặng nề, gây tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phân chia DNA, dẫn đến thai chết, quái thai, giống nòi dị tật sắp ra đời.
Ở những nước phát triển, người ta quy định việc thiết kế ống xả thải từ nhà máy ra môi trường phải để người dân giám sát, các nhà khoa học, cơ quan chức năng dễ dàng lấy mẫu, còn ở Formosa, cống xả thải ngầm đặt tại tầng đáy biển, cách đất liền 2km mà người dân không hề hay biết, đến bây giờ công an tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn loay hoay đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy mẫu từ Formosa để đối chiếu.
Với công nghệ luyện gang thép lạc hậu, ống khói cao hàng trăm mét của Formosa sẽ đẩy hơi độc, tro xỉ ra xa, nhiều km, các loại khí độc hại như oxit lưu huỳnh, oxit nitơ… sẽ không dừng lại ở Hà Tĩnh.
Cho nên, không khó hiểu khi tôi tới nhiều ngôi làng ven biển ở Quảng Bình, trong khi xung quanh không có nhà máy nào hoạt động, nhưng những người chuyên thống kê số người chết ở đây cho biết quê hương họ đã trở thành làng ung thư.
Tôi cũng đã tới huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhiều ngư dân cho biết họ lấy nước biển nuôi tôm, tôm chết hàng loạt nhưng không được một đồng bồi thường nào từ Formosa, trong khi quan chức thì lại được. Nhiều người lâm cảnh nợ nần, trốn nợ, nhiều người tha hương cầu thực, sống không bằng chết.
Trước mắt, tôi vẫn chưa có ý định rời khỏi Việt Nam, tôi sẽ còn quay lại, viết tiếp những câu chuyện “chết khi còn đang sống”. Tôi xác định đây không phải là cuộc chiến chống tham nhũng, vì ở đâu cũng tham nhũng, tôi không muốn trở thành kẻ cơ hội, lừa đảo bà con.
Tôi xác định đây là cuộc chiến bảo vệ giống nòi người Việt, đòi quyền sống cho tất cả các loài sinh vật biển. Dù nhỏ bé, nhưng tôi chấp nhận đấu tranh cô độc, không cần ai biết đến mình.
TÔI KHÔNG BỎ CUỘCTôi lại lang thang một mình tới nhiều tỉnh, thành miền Trung bằng xe máy, dù phải đối mặt với nhiều nguy hiểm nhưng tôi không muốn cho ai biết.Nhưng đôi khi, tôi vẫn phải nói ra để những kẻ vu khống tôi hiểu rằng, việc tôi làm xuất phát từ tình thương, dành cho những người dân thấp cổ bé họng chứ không phải để người khác biết đến. Còn những kẻ dựng chuyện nói tôi bị ảnh hưởng từ người này người kia nên mới tham gia… cũng không cần bận tâm, vì những việc tôi đã làm.Ngay từ nhỏ, tôi đã có tư duy độc lập, lên đại học tôi là người đầu tiên chống lại lực lượng liên ngành 141 cùng nhiều kẻ bố đời.Đi làm báo, tôi cũng là người đầu tiên chống lại các lãnh đạo tòa soạn mặc dù trước đó khá thân thiết, tự mình lang thang tiếp cận, phanh phui những kẻ có thế lực chứ chả cần ai đưa tài liệu cho đánh, là người đầu tiên động tới các tỷ phú…, sau đó các báo, đài trong nước mới theo chân, nhưng mục đích của họ là làm tiền, còn tôi tìm kiếm niềm hy vọng.Nhưng, dù có bị ung thư, mạng sống bị đe dọa… cũng không đau đớn bằng việc những người dân oan nói với tôi rằng tôi nên dừng lại, đừng công khai thông tin về họ, bởi những kẻ có thế lực đến nhà dọa nạt, yêu cầu họ không cung cấp thông tin cho phản động, nếu không sẽ lãnh hậu quả.Xin thưa, vào những thời điểm khó khăn nhất, vì bênh vực các bạn tôi đã quay ra chống lại tất cả những nơi mình làm việc, từ bỏ những cơ hội thăng tiến và làm giàu, một điều mà các nhà báo chống tham nhũng không dám làm, họ có thể chống nhiều thứ nhưng nhất quyết không chống lại đồng nghiệp, chống lại chiếc cần câu cơm của họ, dù chiếc cần câu đó cũng chỉ là công cụ, cũng chả tốt đẹp gì.Cho đến bây giờ, vẫn còn có rất nhiều báo, đài lớn nhỏ ở các nước Mỹ, Anh, Đức… muốn tôi cộng tác, có vài cô em muốn tôi tới học tập, làm việc, sinh con đẻ cái giùm… nhưng tôi vẫn chưa có ý định.Tự bỏ chi phí đi tác nghiệp, dân oan cho nhưng tôi trả lại… Trong những chuyến đi dài hơi đó, tỏi đen ở nhà bị hư hỏng không người chăm sóc… Vậy động cơ là gì khi tôi phải rước họa vào người, rồi để các ông gọi tôi là phản động?Hay chính bọn quyền uy, bán nước hại dân các ông mới có khả năng phản động, người dân thấp cổ bé họng, bữa đói bữa no thì làm sao có khả năng phản động?Trên thực tế, chỉ cần tham gia vào các vụ đánh thuê như các ông, tôi cũng sẽ có nhiều ô tô phản đối BOT, chứ tội gì phải phóng gần 500km trong một ngày bằng xe máy, toàn thân dị ứng, tính mạng bị đe dọa, sau những thước phim là những cuộc rượt đuổi mà không nhiều người biết.Tôi lại tới vùng cấm!Người dân miền Trung nghèo khổ và đáng thương lắm, bão lũ ập vào nhà họ quanh năm suốt tháng, khiến cho những đứa trẻ ngủ không được yên giấc, trong khi thủy điện xả lũ vào ban đêm không thông báo trước khiến những chiếc thuyền đánh bắt cá do vay mượn bị cuốn ra xa, rồi nhấn chìm xuống biển.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói nếu Formosa tái phạm, nhất quyết đóng cửa. Nhưng cho đến nay, người dân Kỳ Phương sống cạnh Formosa vẫn phải ngửi mùi hôi thối, hít phải xỉ thép độc hại, đến cửa sắt còn han gỉ huống chi con người.Người Kỳ Phương không chịu được, họ bỏ lại nhà cửa và đi ở trọ, một số ít già cả không còn sức lao động ở lại và chờ chết, ngoài can dầu ăn với 300 ngàn đồng, họ không được gì từ Formosa. Những kẻ bao che cho nó, không thương xót những người đồng bào khốn khổ của mình, ngăn cản việc tôi làm mới đích thị là phản động.Khi tôi đến, gần triệu tấn xỉ thép và các loại bùn thải độc hại nằm la liệt trong khuôn viên nhà máy, không được che đậy, gió lớn cuốn tất cả ra xa, tới các ngôi làng vùng biển, trong khi khoảng cách nhà máy tới nhà dân thì lại quá gần, không đảm bảo an toàn, và họ cũng không được bồi thường để dọn đi nơi khác.Formosa thải bùn bẩn, rồi cũng chính Formosa thuê các đơn vị tư nhân về phân loại cho mình, lấy mẫu đó báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào kết quả do Formosa gửi để đánh giá, buộc tội, cho nên Formosa sẵn sàng đặt tên bùn thải là bùn khoáng, đánh đồng thứ cặn bã với thứ nguyên chất có sẵn trong thiên nhiên.Các thành phần trong xỉ thép chưa được phân tích, mà Formosa đã tự tiện mang đi san lấp, chuyển giao cho các cơ sở tái chế ở miền Bắc, hàng nghìn tấn chất thải của Formosa có nồng độ pH vượt ngưỡng nguy hại, cực độc đã có mặt tại Thái Nguyên cùng nhiều tỉnh, thành khác.Tôi tin rằng vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra, sẽ không dừng lại ở đó, kim loại nặng sẽ tiếp tục được thải ra, ngấm rất lâu trong lòng đất, nước ngầm, không khí và hải sản… người ăn cá nhiễm kim loại nặng bị biến chứng nặng nề, gây tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phân chia DNA, dẫn đến thai chết, quái thai, giống nòi dị tật sắp ra đời. Ở những nước phát triển, người ta quy định việc thiết kế ống xả thải từ nhà máy ra môi trường phải để người dân giám sát, các nhà khoa học, cơ quan chức năng dễ dàng lấy mẫu, còn ở Formosa, cống xả thải ngầm đặt tại tầng đáy biển, cách đất liền 2km mà người dân không hề hay biết, đến bây giờ công an tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn loay hoay đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy mẫu từ Formosa để đối chiếu.Với công nghệ luyện gang thép lạc hậu, ống khói cao hàng trăm mét của Formosa sẽ đẩy hơi độc, tro xỉ ra xa, nhiều km, các loại khí độc hại như oxit lưu huỳnh, oxit nitơ… sẽ không dừng lại ở Hà Tĩnh.Cho nên, không khó hiểu khi tôi tới nhiều ngôi làng ven biển ở Quảng Bình, trong khi xung quanh không có nhà máy nào hoạt động, nhưng những người chuyên thống kê số người chết ở đây cho biết quê hương họ đã trở thành làng ung thư.Tôi cũng đã tới huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhiều ngư dân cho biết họ lấy nước biển nuôi tôm, tôm chết hàng loạt nhưng không được một đồng bồi thường nào từ Formosa, trong khi quan chức thì lại được. Nhiều người lâm cảnh nợ nần, trốn nợ, nhiều người tha hương cầu thực, sống không bằng chết.Trước mắt, tôi vẫn chưa có ý định rời khỏi Việt Nam, tôi sẽ còn quay lại, viết tiếp những câu chuyện "chết khi còn đang sống". Tôi xác định đây không phải là cuộc chiến chống tham nhũng, vì ở đâu cũng tham nhũng, tôi không muốn trở thành kẻ cơ hội, lừa đảo bà con.Tôi xác định đây là cuộc chiến bảo vệ giống nòi người Việt, đòi quyền sống cho tất cả các loài sinh vật biển. Dù nhỏ bé, nhưng tôi chấp nhận đấu tranh cô độc, không cần ai biết đến mình.
Publiée par Đỗ Cao Cường sur Samedi 18 mai 2019
13-5-2019
Mết cũng nói ngay từ đầu luôn, bàn tay nham nhở của Tập đoàn Sun Group hiện đang gây lở loét hầu khắp ở đất nước mình. Nhưng trong tút này, Mết chỉ zoom vào 2 tỉnh Đà Nẵng và Quảng Nam trước sự tham lam vô độ của Sun, bởi lẽ 2 tỉnh này trước đây cùng chung 1 nhà, nhưng giờ có 2 thái độ khác nhau đối với doanh nghiệp, mà cụ thể là Sun Group.
1. Tại TP.Đà Nẵng, dễ dàng thấy bất kỳ chỗ nào Sun thích, thì Sun sẽ làm được. Mà tiêu biểu là Bà Nà, Sơn Trà, hay gần đây nhất là 2 dự án lấn sông Hàn của Sun.
10-5-2019
Đầu tháng 6/2018, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường (TNMT) Trần Hồng Hà trả lời với Quốc hội đầy tự tin: “Với cách làm bài bản từ khâu xem xét, đánh giá công nghệ cho đến khâu giám sát kiểm tra, yêu cầu chặt chẽ thì không ngành nghề nào có thể để xảy ra ô nhiễm được. Riêng với Formosa thì tôi báo cáo để đại biểu yên tâm”.
9-5-2019
Phải hỏi thẳng là vậy. Vì nếu không phải của Sun Group, thì Sun có dám tiếp tục làm không, khi mà chính quyền Đà Nẵng đã có yêu cầu tạm dừng tất cả các dự án lấn sông Hàn từ ngày 24.4 để kiểm tra, rà soát lại.
Và phải hỏi thẳng là vậy. Vì nếu không, thì tại sao trong hội nghị phản biện xã hội về các dự án lấn sông Hàn, “người ta” không đã động gì đến dự án của Sun Group mà chỉ truy vấn đối với dự án Marina Complex?