Giáo hội Phật giáo VN Thống Nhất: Yêu cầu trả tự do cho TNLT Trần Huỳnh Duy Thức

13-9-2018

Sự việc nhà cầm quyền Việt Nam bắt nhốt tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đến nay đã vượt quá giới hạn của sự thượng tôn pháp luật.

Án sơ thẩm bị hủy: Quảng Bình đợi ý kiến chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao?

Hướng Dương Nguyễn Bảo

8-9-2018

Cập nhật thông tin Chủ tịch tỉnh Quảng Bình bị kiện, thực hiện bản án phúc thẩm số 73/2018/HC-PT ngày 29/5/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng: Hủy án hành chính sơ thẩm số 18/2017/HC-ST ngày 27/9/2017 của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Bình, do vi phạm nghiêm trọng tố tụng trong việc xét xử vụ án khởi kiện quyết định trái luật của Chủ tịch tỉnh, từ chối bồi thường thiệt hại đất và tài sản trên đất và chuyển hồ sơ vụ án về TAND tỉnh giải quyết lại theo quy định của pháp luật.

Ông Tô Lâm, những người dân bị công an TP.HCM bắt, giam giữ trái phép ở đâu?

Khoa Duy

7-9-2018

Hôm nay ngày 7/9/2018, từ Đắk Lắk, bà Huỳnh Thị Kim Nga đã viết thư kêu cứu gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bộ trưởng Bộ Công an, ông Tô Lâm. Thư kêu cứu của bà Nga gởi đi bằng đường bưu điện, có nội dung như sau: 

Biến đổi khí hậu, cuộc chiến của Việt Nam ngày nay (Phần 3)

Chúng tôi đã lấy tất cả những thứ gì chúng tôi tìm được để lót ra ngủ, rất nhiều người phải ngủ thẳng trên mặt đất. Nhưng hầu hết chúng tôi không ngủ được. Chúng tôi chỉ nằm đó mà khóc thôi. Nhà cửa chúng tôi đã mất sạch, những người thân yêu của chúng tôi đã mất biến không còn dấu tích, chúng tôi biết là chúng tôi đã mất tất cả. Toàn cơ thể tôi mệt rã rời, đầu óc tôi hoang mang. Ai sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả những khổ đau này đây?

Biến đổi khí hậu, cuộc chiến của Việt Nam ngày nay (Phần 2)

Trên các mạng xã hội đầy rẫy những thông tin như khúc video hồi tháng 4 năm 2017, chiếu thảm nạn sạt lở kinh hoàng với một loạt 14 ngôi nhà đã bị nhào xuống sông Vàm Nao chỉ trong vòng một phút. Cũng trên Facebook, các hành vi phá hoại môi trường ngày càng bị lên án gay gắt.

Nhưng bên cạnh các tiến bộ này trong ý thức của dân chúng, thì cũng vào tháng Tư năm đó, một tòa phúc thẩm đã tuyên bố y án 14 năm tù cho blogger Hoàng Ðức Bình, chỉ vì ông Bình đã quay phim một cuộc biểu tình phản đối của ngư dân đối với các hành động ô nhiễm môi trường của Formosa. Theo phán quyết của tòa án này thì ông Bình đã “lạm dụng quyền tự do dân chủ để phá hoại lợi ích công cộng”.

____

Phóng sự của đài truyền hình Arte

Tác giả: Laure Siegel, Luke Duggleby Hugo Leenhardt

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

1-9-2018

Tiếp theo Phần 1

Phần 2: Việt Nam giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi sinh

Cả châu Âu đang rên rỉ dưới cái nóng của mùa hè này, còn California thì phải chống chọi với những vụ cháy rừng lớn nhất trong lịch sử của nó: Biến đổi khí hậu đang là đề tài bàn luận khắp nơi.

Biến đổi khí hậu, cuộc chiến của Việt Nam ngày nay (Phần 1)

Phóng sự của đài truyền hình Arte

Tác giả: Laure Siegel, Luke Duggleby Hugo Leenhardt

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

1-9-2018

Sau những kinh hoàng của chiến tranh, Việt Nam ngày nay phải đối mặt với thử thách lớn nhất của thế kỷ 21: thích nghi với biến đổi khí hậu. Dải đất hình chữ S kéo dài từ Bắc chí Nam này đang phải vật lộn với các đợt hạn hán, mưa bão và lũ lụt ngày càng khắc nghiệt, cũng như với những thay đổi dài hạn như ngập mặn vùng ĐBSCL, xói lở bờ biển và mực nước biển dâng lên. Nhịp tăng trưởng kinh tế nhanh, đô thị hoá và công nghiệp hóa thiếu kiểm soát, mà chẳng lưu tâm gì đến môi trường, tất cả đều là những gánh nặng rất lớn cho các hệ sinh thái.

Hãy cùng gọi tên Trần Huỳnh Duy Thức vì công lý và hy vọng của Việt Nam

Ngày 3 tháng 9 năm 2018

THƯ NGỎ

Kính gửi:

– Tất cả những người đang quan tâm và ủng hộ Trần Huỳnh Duy Thức
– Các linh mục, tăng sĩ, tín đồ của Công giáo, Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành…
– Các tổ chức xã hội dân sự, trong và ngoài nước
– Các cơ quan truyền thông tự do, trong và ngoài nước

Việt Nam không cho Nghị sĩ Quốc hội Đức vào thăm Mẹ Nấm trong nhà tù

Hiếu Bá Linh, tổng hợp
20-8-2018

Nghị sĩ Frank Schwabe, Phát ngôn viên về Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong Quốc hội Liên Bang Đức, đã thực hiện chuyến đi làm việc tại Việt Nam trong từ ngày 20 đến 22 tháng 8 vừa qua.

Từ Trướng Hải đến biển Giao Chỉ, chứng minh chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông

Hồ Bạch Thảo

31-7-2018

Các lãnh tụ Trung Quốc từng khẳng định rằng, Trung Quốc có chủ quyền trên biển Nam Hải từ đời nhà Hán. Bằng chứng xưa nhất họ nêu lên là biển Trướng Hải, ghi trong quyển sách cổ nhan đề Dị Vật Chí [异物志] của Dương Phu đời Đông Hán. Sách này tuy đã thất truyền nhưng được các tác gỉả Trung Quốc đời Tống, Minh, Thanh, nhắc lại như sau:

Ai đã kiểm duyệt cụm từ “nhân quyền” trong bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ?

Ngọc Thu

10-7-2018

Sáng Chủ Nhật 8/7/2018, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo có bài phát biểu trước cộng đồng các doanh nghiệp tại khách sạn Sofitel Metropole, Hà Nội, Việt Nam. Ngay lúc đó, trên Facebook của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink, có đăng tải một status với nội dung như sau:

Nhân chứng quan trọng nhất đã không xuất hiện trước phiên tòa xét xử vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh

7-7-2018

Theo dự trù hôm thứ Sáu ngày 06/07/2018, trong phiên tòa xét xử nghi can Nguyễn Hải Long về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một nhân chứng đặc biệt, có thể nói là nhân chứng quan trọng nhất, sẽ xuất hiện và cung khai trước tòa.

Đọc Hồi ký Nguyễn Trung

Nguyễn Đình Cống

2-7-2018

Tác giả Nguyễn Trung. Ảnh: VS

Vừa qua ông Nguyễn Trung đã gửi Hồi ký “TÔI LÀM CHÍNH TRỊ” cho bạn bè và đăng Viet- Studies. Tôi đã có vài ý kiến với tác giả, nay xin trao đổi rộng rãi hơn.

1-Tóm tắt nội dung

Hồi ký gồm 4 phần. Phần 1: Vào đời. Ông Trung sinh 1935, học trường Tân Trào, Việt Bắc. Năm 1955 làm ở Bộ Ngoại giao, tham gia cải cách ruộng đất và sửa sai. Từ 1957 học đại học ở Đức. Làm việc tại Đại sứ quán Đông Đức, Tây Đức và nước Đức thống nhất khoảng 20 năm. Về nước làm Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao, quyền Đại sứ tại Úc, Vụ trưởng vụ Châu Á 2, Đại sứ tại Thái Lan. Từ 1994 trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông đã có nhiều nghiên cứu, tổng kết về phát triển kinh tế, về đường lối ngoại giao, viết nhiều báo cáo gửi Chính phủ và Đảng.

Hai người bị hành hung sau khi đến thăm gia đình cô Đỗ Thị Minh Hạnh

BBT Tiếng Dân

27-6-2018

Sau khi hay tin vụ khủng bố kinh hoàng cha con Đỗ Thị Minh Hạnh đêm 26/6/2018, ngày hôm sau, anh Đinh Văn Hải, cùng một người bạn là anh Vũ Tiến Chi, từ Sài Gòn đi Di Linh, Lâm Đồng để thăm và hỗ trợ tinh thần cho cha con cô Đỗ Thị Minh Hạnh.

Lịch sử đích thực phải được trân trọng

KTS Trần Thanh Vân

25-6-2018

Kính viếng hương hồn GS Phan Huy Lê

Nhân dịp cả nước xôn xao chuyện Dự án sông Sào Khê huyện Hoa Lư Ninh Bình từ 72 tỷ đồng “phát sinh” thành 2595 tỷ đồng, khiến nhiều ĐBQH đặt câu hỏi nghi vấn, muốn đề nghị thanh tra làm rõ lối làm ăn mập mờ nay, chúng tôi cũng quyết định đi Hoa Lư để “thanh tra thực địa” một chuyện buồn tồn tại nhiều năm nay tại Hoa Lư.

Ma Cao kế tiếp? Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Campuchia

LTS: Những gì đang diễn ra ở thành phố Sihanoukville, Campuchia, cũng sắp diễn ra ở Việt Nam, tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Mặc dù luật đặc khu chưa chính thức thông qua, thế nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc đang có mặt tại các đặc khu nói trên, họ đang chuẩn bị sẵn sàng để triển khai các dự án đã lên kế hoạch.

Hãy nhìn vào các đặc khu Sihanoukville ở nước láng giềng Campuchia, hay Boten ở Lào, để thấy rằng người dân bản xứ đã bị gạt qua bên lề xã hội, nơi tổ tiên họ đã sống nhiều thế hệ, để rồi bây giờ họ bị chính quyền buộc phải nhường sân chơi cho những người đến từ phương Bắc và các đại gia lắm tiền nhiều của.

27 Thực thể trên Biển Đông

AMTI/CSIS

Người dịch: Phan Trinh

Lời người dịch: Bài này cung cấp hình ảnh của 27 thực thể – 7 tại Quần đảo Trường Sa, 20 tại Quần đảo Hoàng Sa – gồm các đảo, đá, bãi cạn, bãi xà cừ, cồn cát đang bị Trung Quốc kiểm soát.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy: “Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chứ không phải ‘xung đột biên giới’ như người ta nói”

Vũ Thạch

22-6-2018

Kính mời quý độc giả nghe bài phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, cựu Tham Mưu trưởng mặt trận Vị xuyên, tỉnh Hà Giang giai đoạn năm 1985-1989, để biết giá máu của người Việt đã đổ xuống để bảo vệ biên giới phía Bắc cao tới mức nào:

Clip Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy phát biểu. Nguồn: FB Văn Đoàn

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nói: “Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chứ không phải ‘xung đột biên giới’ như người ta nói“.

Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã

Nguyễn Huy Vũ

21-6-2018

Đọc một bài báo không chỉ là đọc nội dung bài báo. Mà nếu để ý chúng ta sẽ biết được nhiều điều đằng sau bài báo đó. Đơn giản là mỗi bài báo đều có một tiểu sử, một lịch sử riêng của nó.

Toàn bộ nội dung đề án thành lập đặc khu Bắc Vân Phong và Phú Quốc

21-6-2018

Tiếng Dân có nhận được hai tập tài liệu, toàn bộ nội dung đề án thành lập đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Mặc dù đây là hai đề án đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến sự an nguy của đất nước qua nhiều thế hệ và có nguy cơ mất nước như hầu hết mọi người lo ngại, thế nhưng đề án được viết rất cẩu thả, chỉ đưa ra những số liệu copy, lặp đi lặp lại, không có nội dung gì đặc biệt.

Lại những chuyện đặc khu

Văn Biển

17-6-2018

Thư ngỏ gửi Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân

Mượn tuổi tác xin được gọi Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là Thím Ngân cho thân mật. Tác giả bức thư ngỏ này còn mấy tháng nữa là bước vào tuổi 90.

Biểu tình diễn ra một số nơi sáng Chủ Nhật 17-6-2018

17-6-2018

Từ Facebooker Nguyễn Ngọc Tú: “Ngã tư Hai Bà Trưng- Lý Tự Trọng, bà con xuống đường phản đối Dự Luật Đặc Khu, Luật An Ninh Mạng“.

Ngày 17/6/2018.Ngã tư Hai Bà Trưng- Lý Tự Trọng bà con xuống đường phản đối Dự Luật Đặc Khu, Luật An Ninh Mạng

Publiée par Ngọc Tú Nguyễn sur samedi 16 juin 2018

Facebooker Ban Hoàng Joseph: “Giáo xứ Tràng Đình trên đường hoà mình vào dòng người của toàn giáo hạt Can Lộc để yêu cầu QH hủy bỏ luật An Ninh mạng và phản đối dự luật Đặc Khu“.

Trao Giải thưởng Nhân quyền của Liên đoàn Thẩm phán Đức cho LS Nguyễn Văn Đài tại Berlin

Hiếu Bá Linh

12-6-2018

Ls. Nguyễn Văn Đài (giữa) cùng vợ (trái) và cộng sự Lê Thu Hà. Ảnh chụp sáng 8.6.2018 tại Đức.

Ngày mai, thứ Tư ngày 13.06.2018 Luật sư Nguyễn Văn Đài sẽ đến Berlin và Liên đoàn Thẩm phán Đức (viết tắt là DRB) sẽ tổ chức một buổi lễ trao Giải thưởng Nhân quyền DRB cho LS Nguyễn Văn Đài.

Biểu tình chống Dự luật Đặc khu và An Ninh mạng đang diễn ra đồng loạt trên cả nước

10-6-2018

18h: Từ Facebooker Châu Hậu: “Phan Thiết biểu tình

Phan thiết biểu tình

Publiée par Châu Hậu sur dimanche 10 juin 2018

18h: Từ Facebook Đô Thành Sài Gòn: Người dân Sài Gòn vẫn tiếp tục biểu tình:

Trương Minh Tuấn, những bước đi sai lầm! (Phần 1)

Lê Hồng Hà

8-6-2018

Trương Minh Tuấn sinh năm 1960, quê Đà Lạt nhưng sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình. Tuấn có 20 năm công tác trong quân đội, sau đó chuyển ngành về làm ở Ban Tuyên giáo Quảng Bình. Tuấn đã trải qua các chức vụ: Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo TƯ tại TP Đà Nẵng; Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo TƯ; Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ.

Ngày 22/1/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 176/QĐ-TTg , bổ nhiệm Trương Minh Tuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ TT-TT. Trương Minh Tuấn được giao nhiệm vụ : phụ trách mảng báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình và thông tin đối ngoại.

Chưa đầy một năm sau ngày nhận nhiệm vụ Thứ trưởng, Tuấn đã vướng “trận đồ bát quái” mà Nguyễn Bắc Son cùng các “đồ đệ” như: Vụ trưởng Phạm Đình Trọng, TGĐ-phó TGĐ Mobifone Lê Nam Trà, Cao Duy Hải giăng ra từ tháng 3/2015.

Không giữ vững được bản lĩnh chính trị của mình, cũng như không cưỡng lại sức hấp dẫn của “ma lực” đồng tiền, Tuấn bị Nguyễn Bắc Son và cộng sự “đưa đẩy” Tuấn đã đặt bút ký nhiều văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.

Đầu tiên là Văn bản số 209/BTTTT-QLDN ngày 28/10/2015, Bộ TTTT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ “cho phép Mobifone được tiếp tục sử dụng 04 kênh tần số đã cấp cho AVG để phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình và viễn thông”.

Phê duyệt của Phạm Đình Trọng
Bút tích phê duyệt văn bản 209/BTTTT

Liều lĩnh hơn, Tuấn ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT, ngày 21/12/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt dự án “MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)”. Đó là sai lầm đầu tiên của Trương Minh Tuấn.

Tại đại hội 12, Tuấn được vào BCH TW, sau đó được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ TTTT.

Tháng 1/2016, MobiFone cho biết đã mua 95% cổ phần của AVG để phục vụ cho việc kinh doanh truyền hình – một trong bốn lĩnh vực chiến lược của MobiFone – cùng với di động, bán lẻ và đa phương tiện. Giá trị thương vụ khoảng gần 9.000 tỷ đồng.

Từ đây, sóng gió bắt đầu nổi lên, bủa vây quanh chiếc ghế “nóng” của ngài tân Bộ trưởng.

Tháng 9/2016, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố quyết định thanh tra toàn diện Dự án MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Thời hạn thanh tra là 50 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kể từ ngày công bố quyết định. Sau thanh tra, nếu có dấu hiệu vi phạm thì sự việc có thể được chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính thức từ Thanh tra Chính phủ về dự án này.

Ngày 31/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Phiên họp thứ 12 dưới sự chủ trì của Trưởng Ban bChỉ đạo, ông Nguyễn Phú Trọng. Tại đây, TBT yêu cầu làm rõ vụ Mobifone – AVG. Tháng 12/2017, Trương Minh Tuấn bị chất vấn gay gắt trước quốc hội.

Ngày 8/3 /2018 Văn Phòng Trung Ương Đảng có công văn thông báo Ban Bí Thư họp dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Phú Trọng để nghe Ban Cán Sự Đảng Thanh Tra Chính Phủ báo cáo vụ việc. Sau khi nghe xong, Ban Bí Thư nhận định đó là một vụ việc rất nghiêm trọng. Ban Bí thư đề nghị Thường trực Chính phủ, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo và chịu trách nhiệm về Kết luận thanh tra, sớm công bố Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.

Quá lo lắng, bốn ngày sau khi có Chỉ đạo của Ban Bí thư về vụ việc trên, ngày 12/3, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông (TTTT) Trương Minh Tuấn cùng lãnh đạo của Mobifone và AVG đã tổ chức một cuộc họp thống nhất huỷ bỏ Hợp đồng mua cổ phần của Mobifone với AVG với trị giá hợp đồng lên đến 9.000 tỷ đồng.

Thông báo huỷ hợp đồng AVG

(Còn nữa)

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Lê Hồng Hà. Ảnh trong bài của tác giả gửi tới.

Hãy cùng yêu cầu một cuộc bầu cử tự do

Nguyễn Huy Vũ

8-6-2018

Hãy cùng yêu cầu một cuộc bầu cử tự do. Chúng ta xứng đáng có một Quốc hội dân chủ, của dân, do dân và vì dân.

Thưa quý bạn,

Hơn một ngàn năm trước, năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho đất nước. Trước đó và sau đó, biết bao gương hi sinh và máu đổ để chúng ta có được một đất nước như ngày hôm nay. Đất nơi chúng ta sống, nước chúng ta uống, và không khí chúng ta thở trên mảnh đất hình chữ S này nhuộm biết bao máu xương của tiền nhân trong công cuộc dựng nước, mở cõi, và chống ngoại xâm.

Đặc khu kinh tế 99 năm, một bước đi gấp gáp theo lộ trình Thành Đô (Phần 2)

Phạm Đình Trọng

7-6-2018

Tiếp theo phần 1

Phần 2: Những bất thường trong Dự luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt và trong cách đưa dự luật ra Quốc hội

Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, bộ tam đặc này xin được viết gọn là Đặc khu kinh tế Đồn – Phong – Quốc, có quá nhiều điều bất thường từ dự thảo luật, nội dung luật, tạo sức ép để ra được luật. Tất cả những bất thường đó cho người dân hai cảm nhận.

Cù Huy Hà Vũ: Kiến nghị không thông qua Dự luật Đặc khu

Virginia, ngày 05 tháng 6 năm 2018

KIẾN NGHỊ

KHÔNG THÔNG QUA DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC

Kính gửi: Quốc Hội, Chủ tịch Quốc Hội và các Đại Biểu Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam

Đồng kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam

Tôi, Cù Huy Hà Vũ, công dân Việt Nam, Tiến sĩ Luật, xin gửi đến Quí Vị lời chào trân trọng nhất.

Chủ trương bành trướng của các chế độ Cộng sản

Trần Gia Phụng

4-6-2018

Chiến tranh Việt Nam từ 1946 đến 1975 đều do đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) chủ xướng. Đảng CSĐD được thành lập ngày 6-1-1930 (sau đổi thành ngày 3-2-1930) do chỉ thị của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS). Đảng CSĐD cải danh thành đảng Lao Động năm 1951. Các nhà lãnh đạo CSĐD trong lúc đầu đều do ĐTQTCS đào tạo và thấm nhuần chủ nghĩa, chủ trương đường lối của ĐTQTCS. Vậy ĐTQTCS là gì mà ra lệnh thành lập đảng CSĐD?

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, được đề cử Giải Nobel Hòa Bình năm 2018

David Kilgour

2-6-2018

Hon. David Kilgour, cựu Quốc Vụ Khanh Đặc trách Á Châu – Thái Bình Dương và cựu Quốc Vụ Khanh Đặc trách Mỹ Châu La Tinh & Phi Châu của Canada.

Thông báo

Thật là vinh dự và ưu tiên cho tôi được thông báo rằng người nữ Blogger nổi tiếng thế giới NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH, tức MẸ NẤM của Việt Nam đã được đề cử GIẢI NOBEL HÒA BÌNH 2018 bởi Tiến Sĩ MARC ARNAL, Giáo Sư Danh Dự và cựu Khoa Trưởng Học Khu St. Jean, Đại Học Alberta, ở Edmonton, Alberta, Canada.

Kêu gọi phản đối dự thảo luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc)

Đợt 1

(Có tham khảo các tuyên bố, thư ngỏ… liên quan trên mạng internet)

– Kính gửi toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước

– Kính gửi các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV tại Hà Nội