Học sinh trường THPT Trần Nhân Tông – Hà Nội kêu cứu

FB Trần Tuấn Kiệt

20-3-2018

Mảng vữa trần nhà rơi đầy lớp học. Ảnh: internet

Bài viết của một bạn học sinh lớp 12A12 Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) đã đăng tải trên trang mạng Facebook trong khoảng thời gian là 2 giờ đồng hồ thì bài viết đã bị gỡ xuống (có thể do nhà trường tạo áp lực bắt gỡ xuống).

May có người copy lại được nên tôi cũng copy lại, để chia sẻ cùng với các em học sinh lớp 12A12 có được một phòng học tốt hơn. Năm nào các em học sinh cũng phải đóng tiền xây dựng mà, sao lại để tình trạng này xảy ra. Vậy thì số tiền xây dựng của các em học sinh đóng thì trường THPT Trần Nhân Tông dùng để làm gì?

Các em học sinh chính là mầm xanh, là tương lai của đất nước nên cần phải được quan tâm nhiều hơn.

Vì sao nước Hàn phát triển?

FB Nguyễn Tiến Dũng

14-3-2018

Học sinh Hàn Quốc. Ảnh: internet

Những ngày qua tôi ở Hàn Quốc, do một trung tâm thuộc IBS (Viện nghiên cứu cơ bản Hàn Quốc) mời sang làm việc. Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một ấy. Nên đây là dịp để tôi sống và làm việc cạnh người Hàn và tìm hiểu về xã hội của họ, để hiểu rõ hơn vì sao nước Hàn lại phát triển, và đâu là những mặt trái?

Nói thêm về giáo dục

Mạc Văn Trang

13-3-2018

Hôm qua tôi có đăng lên FB bài “Nhân chuyện cô giáo bắt học sinh quỳ – Phải đổi mới căn bản quan niệm giáo dục học sinh”, đã gây ra cuộc trao đổi nho nhỏ, khá thú vị, rất bổ ích.  Qua đó thấy cần trả lời một số ý kiến sau.

Nhân chuyện cô giáo bắt học sinh quỳ – Phải đổi mới căn bản quan niệm giáo dục học sinh

FB Mạc Văn Trang

12-3-2018

Ảnh: internet

Chuyện cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung bắt HS quỳ trong tiết học, rồi cha mẹ của HS lại bắt cô “quỳ xin lỗi” 40 phút, tại văn phòng Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Bình Chánh (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) vào 28.2. 2018 đã gây “bão” trong dư luận xã hội. Hầu như ai cũng có ý kiến về vụ việc này và rất nhiều ý kiến khác nhau. Về vụ này tôi đã viết ngắn trên FB: Cô giáo bắt HS quỳ là sai, nhà trường sẽ kỷ luật; còn phụ huynh bắt cô giáo quỳ để trả thù là hành động côn đồ, vô pháp, vô đạo. Hiệu trưởng thấy CMHS làm sai mà không cản, thấy đồng nghiệp bị làm nhục mà không can thiệp đến cùng, thật không xứng mặt người lãnh đạo!

“Tính trung thực” bán được bao nhiêu?

FB Vũ Kim Hạnh

11-3-2018

Ảnh: internet

Tối qua trước khi đi ngủ, tôi đọc được một tin không vui, người Việt Nam xếp cuối bảng về tính trung thực. Một cuộc khảo sát tâm lý chứ không phải phỏng vấn và kết quả không nêu tên riêng một ai. Cuộc khảo sát có tính khách quan từ cách tiến hành và chọn mẫu. Link đây: Người Việt Nam ở nhóm cuối bảng về tính trung thực.

Thân phận những giáo viên

FB Luân Lê

10-3-2018

Ảnh: internet

Vừa có câu chuyện đau lòng vừa tiếp tục xảy ra đối với nghề giáo. Là khoảng 600 giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng bỗng dưng bị mất việc vì nhà trường cho rằng đang thừa giáo viên.

Có người nói mất tới 200 triệu cho một suất chờ để được vào biên chế, có người lâu nhất chờ đến 10 năm mà vẫn không tìm được sự chiếu cố nào.

Hàng trăm giáo viên ở Đăk Lăk bị cắt hợp đồng: Mới chỉ là bắt đầu

FB Nguyễn Anh Tuấn

10-3-2018

Không khó để cảm nhận được nỗi hoang mang của các giáo viên ở huyện Krong Pak, Đăk Lăk khi đột ngột nhận được quyết định thanh lý hợp đồng, đồng nghĩa với việc chẳng những vỡ mộng vào biên chế ổn định suốt đời, mà còn buộc phải chia tay với bục giảng sau nhiều năm gắn bó, để bắt đầu một tương lai bất định. Tuy nhiên, họ sẽ không cô độc khi mà tới đây sẽ có hàng chục ngàn giáo viên khác trên khắp cả nước rơi vào tình cảnh tương tự.

Câu chuyện tôn sư trọng đạo ở Phi châu

Nguyễn Đăng Hưng

10-3-2018

Kẻ phá vỡ tinh thân “tôn sư trọng đạo” không thể là nhân dân Việt Nam! Hắn nhất định cũng thông thể là nhân dân thế giới! Có lẽ hắn thuộc loại siêu nhân quái ác, đỉnh cao trí tuệ của thời đại chăng?

Xin kể nhanh ở đây một câu chuyện ngắn về sự tôn trọng người thầy, tôn trọng nhà giáo của một dân tộc được coi là kém mở mang.

Tiêu chuẩn kép trong luật học

FB Luân Lê

9-3-2018

Trong vụ việc cô giáo được cho là bị bắt quỳ, đa phần xã hội chỉ lên án phụ huynh đã bắt cô giáo quỳ nhưng lại xuê xoa và chấp nhận được đối với việc cô này bắt các em học sinh quỳ. Và có quan điểm muốn khởi tố vị phụ huynh kia về tội làm nhục người khác, nhưng với cùng hành vi đó họ lại cho rằng cô này chỉ vi phạm hành chính vì sai nghiệp vụ.

Đây là các quan điểm không theo tư duy về luật học và vi phạm tiêu chuẩn kép, một nguyên tắc quan trọng và tối cao trong công lý và tự do, tức sự bình đẳng trước pháp luật đối với mọi thể nhân.

Bạo lực học đường và chế độ độc tài

FB Dương Quốc Chính

9-3-2018

Học sinh bị cô giáo đánh ở Lào Cai. Ảnh: internet

Mấy hôm nay hóng báo mạng và Facebook thấy lượng người cổ vũ cho việc thầy cô đánh đập, bạo lực với Học sinh quá nhiều, 1 phần là do báo mạng có thể lọc bình luận, nhưng mình cho là lượng người ủng hộ vẫn chiếm đa số. Vì dân mình sống dưới chế độ CS gốc Nho giáo quá lâu, giống cá chậu, chim lồng, chó xích, lâu quá đâm ra thấy thế là phải, thả ra lại sợ cắn nhau chết hết. Cũng đúng thôi, trúng Vietlott qua đêm thành tỷ phú nhưng tẩy não phải mất cả thế hệ. Thế mới thấy tác hại của việc bị nhồi sọ nó tai hại hơn bị bần cùng hóa rất nhiều.

Tôn sư trọng đạo không có nghĩa là bắt quỳ gối

FB Lê Ngọc Luân

9-3-2018

Ảnh: internet

Phải khẳng định, đạo lý “tôn sư trọng đạo” có một ý nghĩa đẹp mà chúng ta cần gìn giữ nhưng không có nghĩa là chúng ta cổ súy cho những biện pháp giáo dục hà khắc. Tôi hiểu nhiều Thầy/Cô vì mục đích giúp trò nên người nhưng chắc chắn có không ít đã sử dụng “quyền uy” vì mục đích nào đó.

Tôi hoàn toàn bất ngờ và không đồng ý với lập luận “xưa kia, bố, mẹ, ông, bà…bị Thầy/Cô đòn roi nhưng cũng nên người, có sao đâu. Nếu không hà khắc, bao nhiêu học sinh hư, lớn lên giết người, trộm cướp…”. Mới nghe qua có vẻ đúng nhưng đó là một sai lầm có tác hại “ẩn mình”.

Nhiều thế hệ học sinh, ngay cả bây giờ, nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp không có chính kiến, lập trường của mình, mọi thứ rập khuôn đến kỳ lạ. Tất nhiên, tôi không có ý phán xét hay chê bai, tôi chỉ muốn chia sẻ và trải lòng để cho thấy nền giáo dục đã đạt “đỉnh đáy”.

Nhà trường hoang hóa

FB Tâm Chánh

9-3-2018

Một người phụ nữ phát triển bình thường đủ biết những đứa trẻ không thể chịu đựng trạng thái quì hàng 40 phút. Với lượng thời gian đó, trong trạng thái bị kềm chế là một sự chịu đựng khủng khiếp dối với trẻ. Hãy tưởng tượng lũ trẻ trải qua sự chịu đựng như thế nào. Càng kinh sợ hơn nếu lũ trẻ quen thuộc với điều đó.

Yếu nhơn, kẻ xấu và những tên vô lại

Lò Văn Củi

9-3-2018

Ông Hai Xích lô nói:

– Cái cô này thiệt tình, cô giáo gì mà bị bắt quỳ thì quỳ, hèn quá hà.

Anh Bảy Thọt đáp lại:

– À, ông Hai nói tới vụ cô giáo ở Bến Lức, Long An ha. Dạ, ông Hai nói cũng đúng, nhưng xét cho kỹ thì cũng khó trách được cô giáo.

Vụ cô giáo quỳ: Tội to nhất thuộc về thằng hiệu trưởng!

FB Chu Mộng Long

8-3-2018

Đang viết tiếp Quỳ luận, nhưng đành gác lại khi dư luận và báo chí cứ nóng lên về việc phân định tội trạng thuộc về ai. Dư luận và báo chí chủ yếu nhè vào nhóm phụ huynh và cô giáo, ít nhắc đến tội trạng của thằng Hiệu trưởng đương nhiệm.

Theo tôi, ý kiến của Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học Bộ Công an, nêu trong bài báo này là chuẩn lý, hợp tình. 

Rồi ai “kiến tạo” đạo đức quốc gia đây?

FB Mạnh Kim

8-3-2018

Ảnh: internet

Những cái chết lãng nhách, những vụ đánh đập trẻ em tàn nhẫn trong trường mẫu giáo, những vụ giết người man rợ, những vụ bát nháo trong học đường, những vụ thờ cúng mông muội… Tất cả đều gây ra phẫn nộ và dẫn đến tranh cãi gay gắt, để rồi ngày mai sẽ có vài sự kiện kinh khủng tiếp theo, gây ra cơn phẫn nộ tiếp theo. Đất nước này giờ hệt như một bộ phim bi ai kéo dài bất tận. Đừng nói tôi bi thảm hóa vấn đề hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội. Những câu chuyện ấy xảy ra hàng ngày và được báo chí tường thuật hàng ngày. Sẽ là rất vô tri nếu vẫn nghĩ những sự việc kinh khủng ấy là đơn lẻ và không ảnh hưởng đến xã hội nói chung.

Cô giáo “quỳ lạy” qua góc nhìn nhân quyền

FB Huỳnh Ngọc Chênh

8-3-2018

Ảnh: internet

Giá như các em học sinh được giáo dục về nhân quyền từ lúc còn học mẫu giáo như các nước dân chủ thì chẳng bao giờ xảy ra chuyện “cô giáo quỳ”.

Ngay từ khi còn học mẫu giáo, trẻ em ở Úc đã được dạy, mình không được quyền làm đau bạn bè, không được cấu véo, giật tóc, đánh bạn… và ngược lại không ai có quyền làm đau đớn mình kể cả cha mẹ và thầy cô giáo.

Nếu mấy chục em học sinh của cô giáo “quỳ” đã được dạy như vậy thì khi bị cô giáo hành hạ thể xác bằng cách phạt quỳ sẽ ít nhất có vài em can đảm nêu ý kiến, cô phạt như vậy là vi phạm nhân quyền.

Trí thức về đâu?

Người Đô Thị

Huỳnh Trọng Khang

7-3-2018

Bác sỹ bị đánh tại bệnh viện. Cô giáo bị bắt quỳ ngay tại trường học. Hai nghề nghiệp được tôn trọng nhất nước Việt từ thuở xa xưa đến giờ. Hai nghề nghiệp mà nhắc đến chúng ta thường gán cho từ tôn kính, xem như cha mẹ: “lương y như từ mẫu”, “cô giáo như mẹ hiền”… Rồi một ngày mở mạng lên ta thấy người ta lôi “mẹ hiền” ra giữa sàn bắt “mẹ hiền” quỳ gối vì “mẹ hiền” lỡ phạt “quý tử”.

Tại sao cô giáo Nhung phải quỳ?

FB Nguyễn Ngọc Chu

7-3-2018

Tranh: DAD

Chiều 6/11/2017, tại trung tâm Hội nghị Quốc gia, hình ảnh chàng thanh niên quỳ lạy Jack Ma đã làm cho người Việt hổ thẹn, gây ra một làn sóng phẫn nộ trong xã hội, dư âm cho đến giờ vẫn còn chưa nguôi.

Vậy mà ngày 28/2/2018, lại thêm tin cô giáo Nhung (giáo viên trường tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An) bị phụ huynh bắt quỳ 40 phút, đã như cơn địa chấn làm rung động cả xã hội.

Ông Nhạ còn thì liệu uy tín của ngành giáo dục ta có còn?

FB Huy Đức

6-3-2018

Gần như chỉ có một bài báo liên quan đến sự kiện Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bị tố “đạo văn” và “nguỵ khoa học” xuất hiện trên một tờ báo nhà nước (NLDO) rồi ngay sau đó nó bị gỡ xuống.

Báo chí nhà nước không đăng thì Nhà nước có thể “làm như không biết”; nhưng ông Nhạ ạ, các thầy cô giáo trong cả nước đều đã biết hết. Cách duy nhất để ông còn dám nhìn thẳng vào mắt học trò là phải đối diện với các cáo buộc đó, hoặc nhận trách nhiệm hoặc tự bảo vệ.

Lòng tự trọng của người trí thức

Một Thế Giới

Đoàn Đạt

6-3-2018

Xin nói trước là trong bài này người viết không có ý “mạo phạm” đến những nhà trí thức chân chính, chỉ đề cập đến “một bộ phận không nhỏ” những nhà “trí thức” có học hàm học vị hẳn hoi nhưng dường như còn thiếu đi tính cách của một người bình thường cần có: đó là lòng tự trọng…

Theo định nghĩa, trí thức là người có hiểu biết sâu rộng và đem sự hiểu biết của mình để “soi sáng”, “dẫn đường” cho mọi người. Người trí thức là người tạo ra hay truyền bá những kiến thức, những ý tưởng mới và tiếng nói của họ có ảnh hưởng đến sự thay đổi, tiến bộ của xã hội.

Nói thêm về nỗi nhục của nhà giáo

FB Chu Mộng Long

6-3-2018

Tranh: NOP

Tôi từng nói, nghề giáo là nghề khốn nạn nhất trong những nghề khốn nạn. Phát ngôn này không dưới một lần trong các đợt rầm rộ kỷ niệm Ngày Hiến chương Nhà giáo.

Những người không biết nhục hay lấy nhục làm vinh tỏ ra bất bình, vì tại sao tôi là một nhà giáo mà không biết tự tôn cái nghề của mình.

Cái quỳ gối của nền giáo dục

FB Lê Ngọc Luân

6-3-2018

Ông Phùng Xuân Nhạ trong một buổi tọa đàm cùng GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: VNN

Câu chuyện cô giáo quỳ trước mặt phụ huynh bởi, trước đó phạt học sinh quỳ khiến chúng ta không chỉ xót xa về tình cảm con người dành cho nhau mà xa hơn, chính là nền giáo dục đang nát bét. Ở đó, những con người “vỗ ngực tự sướng” có hàng ngàn giáo sư và tỷ lệ đậu tốt nghiệp gần 100%.

Nhân đọc “Con đường sách Sài Gòn …” của Ngô Thế Vinh, nghĩ về tính lương thiện cần thiết của tri thức

T.Vấn

4-3-2018

Địa điểm First News và Trí Việt (cùng với NXB Hồng Đức) giới thiệu ấn bản Việt ngữ “Điệp Viên Hoàn Hảo – X6”. Ảnh: Ngô thế Vinh

Từ nhà sách đến đường sách…

Nhà sách (như nhà sách Khai Trí trước đây) vốn là một nơi chứa sách, kho tàng tri thức của nhân loại, được trân trọng theo tinh thần “muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” truyền thống Việt Nam. Thế nên, nói đến sách, người ít học, người cả đời không được cầm lấy quyển sách, trân quý sách đã đành. Mà những người có học, người viết sách, càng phải trân quý sách hơn nữa, vì chính mình đã tự mang trong mình thiên chức làm giàu có thêm kho tàng tri thức của nhân loại, một thiên chức không phải ai cũng có thể hoàn thành được.

Khí tiết của các thầy đáng lo hơn đạo đức của ông Nhạ

Nguyễn Tuấn Khoa

3-3-201

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và câu nói nổi tiếng của ông ta. Nguồn: Zing

Nhờ có internet, những xấu xa của các ông quan CS ở mọi ngành được phơi bày hàng ngày. Người đọc chưa kịp quen mắt với những điều xấu xa đó thì lại bị sốc với những điều xấu xa mới.

Ngày 18/02 người dân trong nước lại ồn ào với một scandal mới: Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Phùng Xuân Nhạ bị vạch trần nhiều tội: gian dối trong nghiên cứu khoa học, thiếu trình độ, nghi vấn về con đường khoa bảng, không phải là giáo sư nhưng lại làm chủ tịch HĐCDGSNN…

GS Vũ Minh Giang có thể gây tổn hại đến nền giáo dục và học thuật Việt Nam

FB Duong Tu

2-3-2018

GS. TSKH, Nhà giáo Ưu tú Vũ Minh Giang. Ảnh: báo ĐS&PL

Nghe giáo sư Vũ Minh Giang trả lời phỏng vấn về vụ đạo văn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thấy có nhiều điểm không ổn.

Về chuyện tự đạo văn, GS Giang nói trong tiếng Việt “không có khái niệm tự đạo văn” và “thấy xa lạ với từ tự đạo văn” nên ông cho rằng dùng từ tự đạo văn là “có tính xúc phạm cá nhân”.

Thư ngỏ, về hiện tượng giả khoa học Phùng Xuân Nhạ

FB Nguyễn Tiến Dũng

1-3-2018

Ảnh: Báo Soha

Kính gửi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước,

Đồng kính gửi GS Vũ Minh Giang,

Được biết, trong một phỏng vấn vừa qua với BBC, GS Vũ Minh Giang nói là đã đọc báo cáo của tôi, và không đồng ý với quan điểm chính mà tôi đưa ra về ông Phùng Xuân Nhạ là giả khoa học. Mấy luận điểm chính mà GS Giang đưa ra để bảo vệ ông Phùng Xuân Nhạ như sau:

Cái lò của TBT Nguyễn Phú Trọng có kén chọn các loại củi?

FB Nguyễn Ngọc Chu

1-3-2018

Ông Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: internet

TẠI SAO TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG CHƯA ĐỀ CẬP ĐẾN GIÁO DỤC?

1. Cụ Hồ là người đặc biệt quan tâm đến giáo dục. Cụ Hồ có những câu nói nổi tiếng về giáo dục mà hàng chục triệu người Việt Nam qua nhiều thế hệ vẫn còn mãi nhớ. Đơn cử bằng hai ví dụ.

Công bố nội dung thư yêu cầu làm rõ về ông Phùng Xuân Nhạ, vì một nền giáo dục và khoa học lành mạnh

FB Trần Vũ Hải

1-3-2018

Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Ảnh: Báo Soha

Ngày 22/2/2018, tôi đã gửi thư yêu cầu “làm rõ trường hợp ông Phùng Xuân Nhạ nhận chức Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước không đúng quy định của pháp luật và giải quyết báo cáo của giáo sư Nguyễn Tiến Dũng về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ” đến Thủ tướng Chính Phủ (TTCP), Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Tổng Thư Ký Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước (HĐCDGSNN). Đến thời điểm này (8 sáng 1/3/2018), tôi chưa nhận được phản hồi chính thức nào từ ông Nhạ và HĐCDGSNN. Vì vậy, như đã thông báo, hôm nay tôi công bố nội dung Thư yêu cầu này. Trong Thư yêu cầu, tôi đã chứng minh ông Nhạ nhận chức chủ tịch HĐCDGSNN là không phù hợp pháp luật, vì ông Nhạ không đủ tiêu chuẩn là thành viên của Hội đồng này (phải là giáo sư, trong khi nhận chức Chủ tịch Hội đồng ông Nhạ chỉ là phó giáo sư) và Bộ trưởng giáo dục và đào tạo không đương nhiên là chủ tịch HĐCDGSNN. Tôi có 5 đề nghị sau:

Bài báo đã bị gỡ: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên lên tiếng

LTS: Bài viết “Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên lên tiếng” của tác giả Lưu Nhi Dũ đăng trong mục “Nói Thẳng” của báo Người Lao Động lúc 7 giờ 7 phút, ngày 23/02/2018, nhưng hiện đã bị gỡ bỏ khỏi trang mạng. Chúng tôi xin được đăng lại tại đây để hầu quý độc giả chưa kịp đọc.

_____

Người Lao Động

Lưu Nhi Dũ

23-2-2018

Trên mạng xã hội những ngày gần đây đưa thông tin Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ “tự đạo văn” qua “Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ”, thực hiện bởi GS Nguyễn Tiến Dũng và nhóm cộng sự.

Giáo dục, trả lại người thầy…

FB Tâm Chánh

26-2-2018

Ảnh: internet

Giáo dục là gì khác chứ, nếu không phải là cách người thầy châu Phi này mang đến cho những đứa trẻ mong mỏi, nhận thức và kỹ năng sử dụng một phương tiện, một cách thức làm chủ cuộc sống con người.

Người thầy sở dĩ là người Thầy vì năng lực riêng có đó biến tấm bảng phấn hay bất kì phương tiện khả dĩ nào làm cho học sinh tiếp cận và thao tác được cách sử dụng phương tiện sống của thời đại mình.

Thật kỳ diệu tiến bộ của công nghệ máy tính, Internet đã giúp con người thao tác kỹ năng tưởng tượng của mình bằng không gian mạng. Đó là đôi cánh vạn dặm cho con dường học biết chữ, học làm người thời nay.