Bản chất của nhà nước Việt Nam đối với ngành Giáo Dục

Hoàng Ngọc Diệp

26-9-2021

“Khai dân trí” là bước đầu của ba giai đoạn/mục tiêu để đất nước cường thịnh theo tầm nhìn của cụ Phan Chu Trinh. Và tất nhiên, hầu hết mọi con người chỉ cần có kiến thức bình thường trên thế giới này đều biết rằng giáo dục cho các thế hệ trẻ chính là một phương pháp đầu tư thiết yếu, một kế hoạch xây dựng cần phải có cho một tương lai tốt đẹp hơn của cả một đất nước.

Trao đổi với tiên sinh Nguyễn Văn Nghệ

Nguyễn Đình Cống

1-12-2021

GS Trần Ngọc Thêm viết: “Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn’ để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo”. Theo tôi, viết như thế không sai, nhưng chỉ đúng một phần. Không phải toàn bộ “lễ” cản trở tư duy phản biện mà chỉ một phần nào đó của “lễ” có tác dụng cản trở hành động phản biện của người dưới đối với người trên (bị cho là vô lễ vì dám cãi lại, dám phản bác).

Những kẻ cơ hội chính trị và liêm chính khoa học

Ngô Việt Trung

14-2-2022

PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn. Nguồn: Tuyên Giáo

Ai quan tâm đến chủ đề này có thể tìm đọc công trình của PGS NMT “Phòng chống những kẻ cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay”, đăng trong Tạp chí Giáo dục Toán học và Máy tính Thổ Nhĩ Kỳ, nguyên bản tiếng Anh “Preventing and Combating Political Opportunists in Vietnam Today“, Turkish Journal of Computer and Mathematics Education 12, no. 10 (2021).

Chó đẻ cái Hội đồng chuột ấp ra tiến sĩ giấy!

Mai Bá Kiếm

4-5-2022

Cụ Tam nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến từng viết hai bài thất ngôn bát cú Vịnh Tiến Sĩ Giấy! Nếu cụ sống đến bây giờ chắc sẽ làm một ngàn bài Vịnh Hội Đồng Chuột Hàn Lâm Khoa Học Xã Xệ Nhăn Răng đã nghiệm thu 18 đề tài tiến sĩ trong vòng một ngày.

Sống tử tế?

Thái Hạo

19-7-2022

Ông Huỳnh Văn Sơn phát biểu tại lễ tốt nghiệp sáng 17-7 tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Ảnh: Ngọc Trung/TT

Đêm qua, ngồi đọc những lời phát biểu của hiệu trường trường ĐH Sư phạm TP.HCM Huỳnh Văn Sơn trong lễ tốt nghiệp của năm nghìn cử nhân sư phạm, không hiểu sao cứ buồn mãi…

Siêu lợi nhuận

Thái Hạo

6-10-2022

Trên báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đăng Khoa, hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie, quận 3, TP.HCM vừa có lời lý giải cho việc thu tiền nghỉ trưa 15.000 đồng/học sinh tại trường là “phí quản lý và tiền điện máy lạnh“.

Áp lực không tạo động lực mà chỉ gây căng thẳng và rối loạn

Chu Mộng Long

22-11-2022

Về bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhân ngày 20 tháng 11. Không đơn thuần là lời chúc mừng nhà giáo mà chứa đựng tầm nhìn và chiến lược giáo dục của người đứng đầu ngành giáo dục và đào tạo. Hai nội dung theo lược thuật của báo:

Về cây gậy trong giáo dục

Thái Hạo

28-3-2023

Sau khi vỡ ra vụ việc một cô giáo ngang nhiên cắt tóc học trò trên bục giảng, nhà báo Hoàng Hải Vân đăng bài “HÃY TRẢ QUYỀN SƠ ĐẲNG NÀY LẠI CHO THẦY GIÁO!”. Là quyền gì? Nhà báo HHV bảo, là quyền “phạt học trò”.

Can tội khóc!

Thái Hạo

25-5-2023

Sau hơn một năm tự kêu oan, và mới đây được cả nước cùng kêu cứu vì bản án 5 năm tù, thì cô Lê Thị Dung đã được VKS kháng nghị hủy bản án sơ thẩm để điều tra và xét xử lại theo hướng… “thêm tội danh, tăng thiệt hại”! Theo đó, số tiền thiệt hại sẽ không còn là 45 triệu đồng nữa mà tăng lên thành 278 triệu đồng.

Chuyện dạy văn học văn (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

3-7-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Thời tôi đi học, kể từ cấp 1 đã nghe người lớn nói với nhau “văn dĩ tải đạo”, còn bé nên chả hiểu, tới lúc lớn thì lờ mờ rằng, đó là thứ quan điểm về văn chương của người xưa. Đại loại văn để chở đạo, còn đạo là gì thì rộng lắm.

Thày tôi bảo lớn rồi hiểu. Lên cấp 2, học lớp 7, hỏi thầy Phất, thầy nói đạo không phải chỉ những lời dạy của Khổng tử, Mạnh tử đâu, mà bất cứ cái gì vì con người, bênh vực con người đều đạo cả. Văn chứa những thứ ấy mới là văn. Tôi về hỏi lại thày, thày gật.

Nhưng trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại khác. Suốt mấy chục năm (còn bây giờ thế nào thì tôi không rõ lắm) người ta chỉ nhét vào môn văn (cả ở trường học lẫn xã hội) thứ đạo chính trị, đạo cộng sản. Những tác phẩm nào phù hợp với đạo này thì được đưa vào sách giáo khoa để dạy cho học trò. Đối với văn học cổ, văn học dân gian, người ta cũng chỉ chọn lọc chỗ nào, nội dung nào có tác dụng chính trị, phù hợp với đường lối, tư tưởng cộng sản.

Ví dụ, truyện Kiều họ chỉ chọn những phần chống phong kiến, lên án chế độ phong kiến, theo quan điểm phản đế phản phong. Truyện Kiều lừng danh như vậy, nhưng học trò chỉ học “Thúy Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Trước lầu Ngưng Bích”, còn bao nhiêu cái hay cái đẹp khác (mới là chính) của tác phẩm lừng danh này bị lược bỏ. Ngay GS Lê Đình Kỵ, nghiên cứu rất sâu về truyện Kiều cũng chỉ đặt vấn đề “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du” dưới góc độ… cách mạng.

Hôm rồi, dư luận xôn xao về đề thi văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Mà chê là phải, tới thời này còn lôi “Vợ nhặt” ra thi, lại chọn đúng đoạn dở nhất. Nhà nghiên cứu Hán – Nôm Nguyễn Xuân Diện nhắc đến cái công thức dạy, học và ra đề của môn văn xứ này bao nhiêu năm không thay đổi là “Yêu, căm, chiến, lạc, Dậu, Phèo, Pha”. Luôn khuyên học trò đừng học tủ nhưng dạy và ra đề thường chỉ có bấy nhiêu. Sau này họ có thêm bớt, thay đổi chút chút nhưng dường như vẫn quẩn quanh trong cái vòng kim cô do đảng cột ấy.

Thời tôi học cấp 2, cấp 3, môn văn-chính trị chỉ xoáy vào 2 vấn đề chính: Chiến tranh cách mạng và chủ nghĩa xã hội. Trải qua 2 cuộc chiến tranh thì nội dung về chiến tranh là đương nhiên, nào chủ nghĩa anh hùng cách mạng, yêu nước, căm thù giặc, chiến đấu hy sinh, tinh thần lạc quan, ta thắng địch thua, vẻ đẹp người chiến sĩ.

Tác phẩm quanh đi quẩn lại chỉ Bất khuất, Sống như anh, Người mẹ cầm súng, Hòn đất, Dấu chân người lính, Trận phố Ràng, Một lần tới thủ đô, Vợ chồng A Phủ, thơ Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi…

Nội dung chủ nghĩa xã hội thì tập trung vào vẻ đẹp cuộc sống mới, con người mới, ai thắng ai, làm chủ tập thể, ca ngợi hợp tác xã, phê phán cái tôi cá nhân chủ nghĩa, thể hiện tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, với Cái sân gạch, Mùa lạc, Quê hương, Lặng lẽ Sa Pa, Anh Keng, Cỏ non, thơ Huy Cận, Hoàng Trung Thông, Xuân Diệu, và tất nhiên lại Tố Hữu, bởi chỗ nào Tố Hữu cũng chiếm chỗ.

Lâu nay, thiên hạ thường nghĩ chỉ bộ máy tuyên truyền, tuyên huấn tuyên giáo, báo chí mậu dịch làm cái việc “đem bục công an đặt giữa trái tim người/ bắt mọi người phải ngược xuôi/ theo đúng luật đi đường nhà nước” (Lê Đạt), chính trị hóa bộ não và trái tim con người ta, nhưng thực ra chưa phải, chưa đủ. Chính đám sách giáo khoa môn văn, môn sử của cộng sản mới là thứ thuốc nhuộm não, thuốc phiện ghê gớm nhất, làm cằn cỗi tư duy và tâm hồn con người ngay từ ghế nhà trường. Vào đời, mang thứ kiến thức lú lẫn ấy nên phần đông chỉ u u mê mê.

(Còn tiếp)

Gặp cô giáo Lê Thị Dung – người bị loại

Thái Hạo

7-8-2023

Cô giáo Lê Thị Dung và tác giả. Ảnh: FB tác giả

Chiều qua cô giáo Lê Thị Dung cùng con trai ghé chơi Tào Sơn. Đây là lần đầu tiên tôi được gặp và trò chuyện cùng cô, sau câu chuyện dài bi thương từ một bản án mà có lẽ tất cả chúng ta đều đã biết.

Giải cứu giáo viên…

Thái Hạo

21-9-2023

Đầu năm học, dường như cả xã hội đang dồn sự quan tâm đến học sinh và kêu đòi “giải cứu” các em khỏi những buổi học thêm khổ ải do động cơ lợi ích của một số người gây ra, cũng tức là giải cứu cho phụ huynh khỏi gánh nặng tiền bạc và sự móc túi từ đủ chiêu trò. Và trong tinh thần ấy, đã tất yếu dẫn đến không ít những phê phán dành cho giáo viên, những người đã trực tiếp thi hành cái động cơ xấu xa kia.

“Chỉ cần gửi tiền là được rồi”

Lưu Trọng Văn

6-10-2023

GS Nguyễn Tiến Lực. Nguồn: FB tác giả

Giáo sư Nguyễn Tiến Lực có hai bằng tiến sĩ công nghệ cao ở Mỹ. Ông từng là chủ tịch hội các nhà khoa học gốc Việt tại Mỹ, nhiều năm theo đuổi việc nâng cao ngành giáo dục và đào tạo công nghệ cao cho Việt Nam.

Đề thi cho Tại chức

Chu Mộng Long

27-10-2023

Nhà trường yêu cầu ra đề thi, đáp án gửi cho Phòng Khảo thí, người ra đề phải ký niêm phong. Vậy mà học viên cứ nhắn tin hoặc điện thoại léo nhéo xin đề.

Tát nước theo mưa của thầy Giản Tư Trung

Nguyễn Đình Cống

5-1-2024

Vừa qua, tôi theo dõi buổi thuyết trình trên YouTube của thầy Giản Tư Trung, với tiêu đề “Thấu hiểu chính mình để thay đổi bản thân”.

Sạn chữ (Kỳ 4): Từ một câu văn sai ngữ pháp – ‘Ai là người ăn xin?’

Thái Hạo

3-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

Trong hình là ảnh chụp bài viết có tên “Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít”, đăng trên trang vanvn của Hội Nhà văn Việt Nam, có link gốc thuộc Báo Tuổi Trẻ. Câu văn được đóng khung đỏ là một câu sai ngữ pháp, dẫn đến những cách hiểu khác nhau, mơ hồ và không thể rối rắm hơn.

Năng lực lừa, phẩm chất cừu?!

GS Nguyễn Tiến Dzũng

31-7-2017

Lừa và cừu. Ảnh: internet

Tôi xin lỗi các anh chị em về việc dùng hai chữ lừa và cừu để nói về danh sách cách “năng lực và phẩm chất cốt lõi” trong chương trình giáo dục phổ thông VN 2017 vừa mới thông qua. Nhưng quả thực đó là ý đầu tiên hiện lên trong đầu tôi khi nhìn cái danh sách 5 phẩm chất, 10 năng lực đó, mà theo tôi là khá lệch lạc thiếu hụt, chưa kể tới sự tuỳ tiện và thiếu logic.

Danh sách đó như sau:

  • 5 phẩm chất cốt lõi: yêu tổ quốc, yêu con người, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Tung hô ngày 20-11, nhưng Hiến chương Các Nhà giáo đã bị Việt Nam ‘xé bỏ’

VNTB

Trúc Giang

20-11-2017

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tuy nhiên suốt 35 năm qua, các nhà lãnh đạo ngành giáo dục Việt Nam đã quên mất vì sao họ lại chọn ngày 20-11 để làm “Ngày Nhà giáo Việt Nam”.

Giáo dục, trả lại người thầy…

FB Tâm Chánh

26-2-2018

Ảnh: internet

Giáo dục là gì khác chứ, nếu không phải là cách người thầy châu Phi này mang đến cho những đứa trẻ mong mỏi, nhận thức và kỹ năng sử dụng một phương tiện, một cách thức làm chủ cuộc sống con người.

Người thầy sở dĩ là người Thầy vì năng lực riêng có đó biến tấm bảng phấn hay bất kì phương tiện khả dĩ nào làm cho học sinh tiếp cận và thao tác được cách sử dụng phương tiện sống của thời đại mình.

Thật kỳ diệu tiến bộ của công nghệ máy tính, Internet đã giúp con người thao tác kỹ năng tưởng tượng của mình bằng không gian mạng. Đó là đôi cánh vạn dặm cho con dường học biết chữ, học làm người thời nay.

Tại sao Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ không đích thân lên tiếng?

FB Nguyễn Ngọc Chu

23-3-2018

1. Một quốc gia hùng cường là biết bảo vệ công dân của mình một cách tương xứng. Một chính quyền yêu dân là chính quyền biết bảo vệ dân. Một thủ lĩnh giỏi thì biết bảo vệ thuộc cấp.

2. Hãy nhìn vào những vụ việc bảo vệ công dân trên thế giới, thì thấy được quốc gia nào mạnh, biết được chính quyền nào yêu dân, biết được thủ lĩnh nào giỏi.

“Tinh thần nhân văn và lòng vị tha” của GS Trần Ngọc Thêm

FB Chu Mộng Long

17-5-2018

GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, chủ tịch Hội đồng GS ngành ngôn ngữ học nói, dù biết ứng viên Nguyễn Đức Tồn là kẻ ăn cắp một lúc 4 công trình của 4 người: Nguyễn Thúy Khanh, Cao Thị Thu, Nguyễn Thanh Hà và Trần Ngọc Thêm, nhưng hội đồng vẫn công nhận chuẩn giáo sư cho ông Tồn là vì “tinh thần nhân văn và lòng vị tha” của văn hóa Việt Nam.

Vụ nâng điểm thi ở Hà Giang: Quân khốn nạn, bất lương!

FB Chu Mộng Long

18-7-2018

Như tôi đã viết, vụ nâng điểm thi ở Hà Giang không chỉ có ông Lương. Bởi ông không có gan làm một mình. Và bằng kinh nghiệm làm thanh tra những vụ tương tự như thế này, tôi khẳng định chắc chắn luôn là ông Lương không làm lần đầu với số lượng hàng trăm thí sinh như vậy.

Đạo không chừa ai!

Hoàng Dũng

2-8-2018

Cho đến nay, đã phát hiện ngoài việc đạo cương vị hướng dẫn thạc sĩ cho Cao Thị Thu, tiến sĩ cho Nguyễn Thị Thanh Hà, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn còn đạo văn của: (1) Ông Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO; (2) Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm; (3) Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Hữu Châu; (4) Giáo sư Tiến sĩ Bùi Minh Toán; (5) Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Lai Thúy; (6) Luận án (Phó) Tiến sĩ của Nguyễn Thúy Khanh; (7) Bài báo của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Hà; và trước khi được phong giáo sư, còn đạo luôn (8) Luận văn tốt nghiệp đại học của Cao Thị Thu.

Khi con bò cũng thành tiến sỹ

Nguyễn Huy Vũ

3-9-2018

Ngày còn học ở giảng đường Việt Nam trước khi ra nước ngoài du học, ông thầy, vốn cũng là một tiến sỹ được đào tạo ở Liên Xô, kể với tụi sinh viên chúng tôi đại khái rằng gửi một con bò sang Liên Xô, thì rồi con bò đó cuối cùng cũng trở thành tiến sỹ.

Sự bệ rạc của nền giáo dục Liên Xô, cộng với tinh thần “phát bằng hữu nghị” vô trách nhiệm cho sinh viên các nước xã hội chủ nghĩa anh em khiến cho các du học sinh Việt Nam sang Liên Xô chẳng cần phải học gì nghiêm túc để rồi cuối cùng cũng được cấp bằng.

Nghĩ về 231 cái tát

FB Đỗ Duy Ngọc

24-11-2018

Người mẹ chăm cậu học sinh Hoàng Long Nhật trong bệnh viện, sau khi bị cô giáo tát 231 cái. Ảnh trên mạng

Đọc trên mạng và báo chí đăng cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, giáo viên dạy Toán và Công nghệ, kiêm Chủ nhiệm lớp 6/2 , Trường Trung học cơ sở Duy Ninh – Tỉnh Quảng Bình đã phạt học sinh bằng 231 cái tát tai. Cô bắt học sinh cùng lớp tát bạn, bạn nào tát không đủ mạnh, cô giáo bắt tát lại và chính cô là người tát cái tát cuối cùng.

Đui, điếc, câm và hậu quả phải đến

Kông Kông

18-12-2018

Vào Google search gõ tên Nguyễn Trường Tô, không cần gõ chức vụ Chủ tịch Hà Giang, đã có ngay chi tiết về tên Phó Bí thư Tỉnh ủy nầy cùng với Sầm Đức Xương, hiệu trưởng trường cấp 3 ở Vị Xuyên mua dâm nữ sinh. Và hàng trăm ảnh của họ lúc tại chức cũng như tại tòa… Riêng về Nguyễn Trường Tô thì cho dù đã bị tố giác rất lâu trước khi nội vụ đổ bể, nhưng Trung ương vẫn làm ngơ, được tại vị, cho đến lúc bị Sầm Đức Xương tố cáo. Cuối cùng Nguyễn Trường Tô chỉ bị khai trừ đảng, mất hết chức vụ và được “hạ cánh an toàn”, “vui thú điền viên” với cơ ngơi đồ sộ có sẵn.

Giải Stress: Hậu số đỏ hay truyện bà phó Doan

FB Chu Mộng Long

9-4-2019

Ảnh: Báo VTC

Sau thời gian cùng đốc tờ Xuân làm nên kỳ tích về thể thao xứ Đông Lào, bà Phó Đoan cùng Xuân Tóc Đỏ đều được phong giáo sư như một niềm vinh dự của nước nhà. Báo Pháp không viết được chữ Đ nên đã viết Đoan thành Doan. Dân Bắc Kỳ từ đó gọi là bà Phó Doan, nghe mềm mại, nữ tính hơn chữ Đoan. Tiếc là khi mang hàm giáo sư, hàm bà Phó Doan cũng nhọn ra, tóc thì loe hoe mấy sợi. Người thì bảo già rồi dù có đẹp mấy cũng thành hăng rô. Nhưng có người phản biện, rằng thậm vô lý khi lẽ ra về già thì hàm bà phải móm mém. Rốt cuộc người ta đinh ninh là cả thời trẻ bà thổi kèn nhiều quá nên về già thành người của đảng hăng rô.

Ngẫu hứng âm nhạc

Phạm Toàn

26-5-2019

Lời dẫn của PGS TS Mạc Văn Trang: Nhà giáo Phạm Toàn bước sang tuổi 88, đang nằm trị bệnh. Không hiểu sức mạnh từ đâu khiến ông ngồi “gõ” được bài dài thế này! Mà sao, ký ức và tư duy lang bang, khoáng đạt, với bao nhiêu sự kiện nghệ thuật, để chốt lại điều gì?

Vô cùng thương tiếc GS Hoàng Tụy

Nguyễn Đăng Hưng

15-7-2019

Cây đại thụ của nền toán học Việt Nam, một nhân cách lớn của trí thức Việt Nam, một hình ảnh tiêu biểu của sỹ phu thời hiện đại, vừa qua đời, để lại biết bao thương tiếc, ngưỡng mộ cho người Việt khắp nơi, đặc biệt giới tinh hoa nước nhà.

Ngọng nghịu nói chuyện dạy người

Tâm Chánh

7-9-2019

Khai trường giờ đã là ngày khai trương một thời vụ làm ăn giáo dục. Mọi thứ cứ như một trường buôn thành thục. Nhà giáo rải thảm đỏ chào đón như nghi thức thị trường chứng khoán gõ khánh mở cửa lại. Nhưng có lẽ vì vậy, cần xem xét lại việc thực thi luật phổ cập giáo dục tiểu học.