Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 19-2-2019

Tin Biển Đông

Trang Đầu Tư Tài Chính Việt Nam có bài: Mỹ gia tăng sức ép ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn phớt lờ. Học giả Philippines Richard Heydarian, nhận định rằng, hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) “dường như khiến Trung Quốc ngày càng hành động quyết liệt hơn, và FONOP cũng không đủ mạnh để đề phòng sự hiện diện quân sự ngày càng mở rộng của Bắc Kinh trong khu vực”.

Bản tin Biển Đông ngày 14/9/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Phóng viên ABC News đã ghi lại toàn cảnh các đảo nhân tạo và công trình xây dựng của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa trong chuyến bay tuần tra cùng hải quân Mỹ. Trung Quốc tiếp tục lặp lại, yêu cầu máy bay của hải quân Hoa Kỳ rời khỏi nhưng không đe doạ gì thêm.

Bản tin ngày 24-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Diễn biến mới về tàu sân bay thứ 2 của TQ: Tàu sân bay Trung Quốc lại ra khơi, có thể trở lại Biển Đông, báo Thanh Niên đưa tin. Dẫn nguồn tù Hoàn Cầu Thời báo, cho biết, “chuyến hành trình mới của tàu sân bay Sơn Đông có thể bao gồm việc tập trận chiến đấu cường độ cao với các tiêm kích và tàu chiến khác, và tàu sân bay này có thể quay lại Biển Đông”.

Còn theo Đại Công Báo ở Hồng Kông, tàu sân bay Sơn Đông đã rời xưởng đóng tàu Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh vào ngày 21/11. Cùng ngày, Cơ quan An toàn hàng hải Đại Liên ra thông báo cấm tàu thuyền, cho biết các cuộc tập trận dự kiến diễn từ vào ngày 21/11 đến 6/12 ở phía bắc Hoàng Hải. “Đây là lần thứ 3 tàu sân bay Sơn Đông tham gia các sứ mệnh trong năm 2020”.

Thêm diễn biến liên quan đến căng thẳng ở Biển Đông: Indonesia đưa bộ chỉ huy tác chiến Hải Quân đến quần đảo Natuna, theo RFI. Hãng thông tấn Anadolu cho biết, đô đốc Yudo Margono, Tổng tham mưu trưởng Hải Quân Indonesia, thông báo, trụ sở của Hạm đội 1 sẽ được chuyển từ thủ đô Jakarta về quần đảo Natuna

Nhiệm vụ của Hạm đội 1 này là, sẵn sàng tác chiến trên biển, bảo đảm việc tuân thủ luật pháp trên biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia. “Việc Jakarta tăng cường lực lượng hải quân tại quần đảo Natuna ở Biển Đông diễn ra vào lúc căng thẳng gia tăng với Trung Quốc tại khu vực này”.

Mời đọc thêm: Trung Quốc chỉ trích Mỹ gây mất ổn định Biển Đông (RFA). – RCEP và “cây gậy” của Trung Quốc (DĐDN). – Mỹ sửa soạn chống hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông nhưng các đối tác không hào hứng (Sputnik). – Nhật – Úc tiến tới định hình liên minh quân sự ‘NATO châu Á’? (TN).

Bê bối trong ngành giáo dục

Sau khi hoàn tất kết luận điều tra vụ án giả mạo trong công tác xảy ra tại ĐH Đông Đô, hôm nay Bộ Công an đề nghị truy tố 10 bị can Đại học Đông Đô, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Trong số các bị can bị truy tố, có cựu Hiệu trưởng Dương Văn Hòa, cựu Hiệu phó Trần Kim Oanh, Hiệu phó Lê Ngọc Hà, phó trưởng phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên Trần Ngọc Quang.

Theo kết luận điều tra, ĐH Đông Đô chưa được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo văn bằng 2, trong đó có ngành tiếng Anh, nhưng từ tháng 4/2017, bị can Trần Khắc Hùng, chủ tịch HĐQT của trường, đã chỉ đạo bị can Hòa và bị can Oanh ký thông báo tuyển sinh văn bằng 2 tiếng Anh gửi các cơ sở, cá nhân để hợp tác đào tạo “chui” và trục lợi. Hiện bị can Hùng đã bỏ trốn.

Bị can Trần Khắc Hùng (trái, đã bỏ trốn) và Dương Văn Hòa. Ảnh: CA/PLTP

Vấn nạn bằng giả phát triển tới mức bây giờ… cả một trường ĐH trở thành nơi cung cấp bằng giả: Bộ GD&ĐT sơ hở, Đại học Đông Đô cấp 193 văn bằng giả, thu lợi hơn 18 tỉ đồng, theo Infonet. Kết luận điều tra cho biết, đã có 2.523 người nộp tổng số tiền là hơn 18,2 tỉ đồng cho ĐH Đông Đô. Bị can Hòa đã ký bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh hệ văn bằng 2 chính quy giả để cấp cho 193 cá nhân, ký các tài liệu “để hợp thức hồ sơ cấp bằng gồm 23 danh sách đề nghị in bằng, giấy đề nghị xét tốt nghiệp có tên của 108 cá nhân được cấp bằng giả”.

VTC có clip: Đại học Đông Đô cấp hơn 190 bằng cử nhân giả không qua tuyển sinh.

Về chuyện “học viên” không cần học vẫn có bằng, báo Giao Thông có bài: Đại học Đông Đô “phù phép” cấp bằng Tiếng Anh “không học vẫn đỗ” thế nào? Theo đó, bị can Hùng giao cho bị can Oanh chỉ đạo các nhân viên là Thùy, Thái, Hiển “tiếp nhận hồ sơ học viên, không tổ chức thi đầu vào; không đào tạo theo chương trình mà tổ chức hướng dẫn học viên hợp thức các bài thi bằng hình thức phát đề thi và đáp án cho học viên chép lại, cá biệt có trường hợp không phải hợp thức bài thi”.

“Lò ấp tiến sĩ” ở ĐH Đông Đô: 55 người ‘mua’ bằng của đại học Đông Đô để… làm tiến sĩ, theo báo Tuổi Trẻ. Liên quan đến 193 trường hợp được ĐH Đông Đô cấp văn bằng 2 tiếng Anh giả nói trên, “có 60 người đã sử dụng bằng. Đáng chú ý có 55 trường hợp sử dụng bằng giả này để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, 1 trường hợp làm điều kiện bảo vệ thạc sĩ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp thi tuyển công chức, 2 trường hợp kê khai vào hồ sơ cán bộ”.

Báo Thanh Niên có bài về vụ hàng trăm sinh viên có thể buộc thôi học: Học đại học hay học đại? Hơn 270 SV và học viên ĐH Luật TP HCM có thể bị buộc thôi học, đình chỉ học tập một năm do kết quả học tập yếu kém. Lý do: “Với tâm lý xem học đại học như học đại của một bộ phận sinh viên, nên nhiều bạn chưa biết được chính xác là mình nên học như thế nào, bị cuốn theo việc học mà không trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết”.

Hội đồng kỷ luật của Trường THPT Phước Bình, thị xã Phước Long, Bình Phước đang làm quy trình xử lý kỷ luật nữ giáo viên lấy trộm tiền của học sinh, theo báo Giáo Dục VN. Vụ việc xảy ra vào tháng 10/2020 tại một lớp 11 của trường này, trong quá trình đi kiểm tra lớp mình chủ nhiệm, “cô giáo” D thấy có HS “để tiền hớ hênh trong cặp”, nên đã lấy trộm.

Mời đọc thêm: Hoàn tất kết luận điều tra vụ cấp bằng giả tại Trường Đại học Đông Đô (Tin Tức). – Đại học Đông Đô cấp hàng trăm bằng giả (TP). – Trường Đại học Đông Đô đã cấp 193 bằng cử nhân tiếng Anh giả cho học viên (SS). – Vụ án Trường ĐH Đông Đô: 55 người làm bằng giả để làm luận án tiến sĩ (NLĐ). – Choáng với thủ đoạn cấp bằng giả tại Trường Đại học Đông Đô (PLTP). – Màn ‘phù phép’ khó tin của cựu Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô (VNN). – Sai sót trong sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều không thể sửa kiểu chắp vá, đối phó (GDVN). – Phản biện đối với phát biểu về giáo dục mới nhất của phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (RFA).

Chính trường Mỹ

Hơn hai tuần sau khi báo chí công bố kết quả bầu cử, ông Trump dùng đủ trò để phủ nhận thất bại, nhưng vô ích. Cuối cùng, Chính quyền Trump thông báo bắt đầu chuyển giao quyền lực cho ông Biden, báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Ngay sau khi bang Michigan xác nhận chiến thắng thuộc về ông Biden, bà Emily Murphy, GĐ Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp (GSA), thông báo, dựa trên Đạo luật chuyển giao quyền lực tổng thống năm 1963, “nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden được phép tiếp cận các tài nguyên và dịch vụ mô tả trong điều 3 của đạo luật”.

Dù tuyên bố chuyển giao quyền lực cho ông Biden, nhưng Trump tuyên bố ‘không bao giờ nhượng bộ’, theo VnExpress. Sau khi đưa ra thông báo trên, ông Trump cho thấy bản chất của ông ta không bao giờ thay đổi: “Cơ quan Dịch vụ Công (GSA) được phép làm việc sơ bộ với đảng Dân chủ thì liên quan gì đến việc chúng tôi tiếp tục theo đuổi các vụ kiện khác nhau về những gì sẽ cấu thành cuộc bầu cử tham nhũng nhất trong lịch sử chính trị Mỹ? Chúng tôi đang hoạt động hết tốc lực để tiến về phía trước”.

Nếu ông Trump tin rằng ông sẽ thắng cuộc bầu cử qua các vụ kiện, thì ông chuyển giao quyền lực cho ông Biden để làm gì? Ông biết chắc ông không thắng nên ông mới chuyển giao quyền lực, nhưng vì sao ông vừa tuyên bố chuyển giao quyền lực vừa tiếp tục theo đuổi các vụ kiện dù biết rằng ông sẽ không thắng? Thật ra, trò này của ông chỉ gạt được trẻ con và các “con nhang đệ tử” tiếp tục đổ tiền vào cho ông kiện, nhưng xem ra cũng khá hữu hiệu.

Đài MSNBC có clip: Ông Trump cho phép tiến trình chuyển giao quyền lực cho ông Biden, nhưng không chịu nhượng bộ.

Sau khi TT Trump chính thức tuyên bố chuyển giao quyền lực: Việt kiều Mỹ lại dậy sóng, báo Thanh Niên đưa tin. Chủ yếu là những người theo Trump “dậy sóng”, không chấp nhận ông Trump thất cử, dù chính “giáo chủ” của họ đã chấp nhận buông xuôi phần nào. Trong đó, có một số người vẫn cho rằng ông Trump thật sự chống TQ, còn ông Biden sẽ nhượng bộ TQ, dựa trên những tin đồn không căn cứ.

VOV có đồ họa: Quy trình chuyển giao quyền lực tổng thống ở Mỹ.

Ông Biden bắt đầu với nội các mới: Ông Biden công bố 6 vị trí nội các, Zing đưa tin. Ông Biden đã chọn cựu Ngoại trưởng John Kerry làm đặc phái viên về chống biến đổi khí hậu cho chính phủ kế nhiệm, chọn bà Janet Yellen, là người từng giữ chức chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, làm nữ bộ trưởng Tài chính Mỹ đầu tiên trong lịch sử. Cố vấn lâu năm của ông Joe Biden, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Antony Blinken, được chọn cho vị trí Ngoại trưởng.

Vị trí lãnh đạo Bộ An ninh Nội địa Mỹ sẽ được giao cho LS Alejandro Mayorkas. Ghế đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc dự kiến thuộc về bà Linda Thomas-Greenfield. Washington cũng sắp có nữ giám đốc tình báo quốc gia đầu tiên trong lịch sử, khi ông Biden lựa chọn cựu Phó GĐ CIA Avril Haines. Jake Sullivan, 43 tuổi, sẽ trở thành cố vấn an ninh quốc gia trẻ tuổi nhất tại Nhà Trắng.

BBC đặt câu hỏi về tình hình hậu bầu cử Mỹ: Thấy gì với đội ngũ chính sách đối ngoại mới của Biden? Ông Stewart Patrick, GĐ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của Chương trình Quản trị Toàn cầu và Các Định chế Quốc tế cho rằng: “Một thách thức lớn là thuyết phục khán giả nước ngoài, thậm chí cả các đối tác và đồng minh, rằng sức mạnh tồn tại của Mỹ đáng tin cậy – rằng ‘nước Mỹ đã trở lại’ như tổng thống đắc cử đã nói. Đây sẽ là lần thay đổi 180 độ thứ hai trong chính sách đối ngoại trong vòng 4 năm qua. Chính quyền sắp tới có quyết tâm khôi phục các liên minh mà Mỹ đã dựa vào hơn bảy thập kỷ hiện đã rạn nứt”.

Báo Giao Thông dẫn lời một số nhà ngoại giao Trung Quốc nhận định về nhân sự của Biden: Nắm đấm sắt bọc trong găng nhung. Ông Ni Feng, GĐ Viện Nghiên cứu Mỹ thuộc Viện Khoa học Xã hội TQ, bình luận: “Những lựa chọn của ông ấy giống như một quả đấm sắt trong một chiếc găng tay nhung, sẽ đặt tầm quan trọng vào chiến thuật đối phó với các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc”. Phía TQ cũng thừa nhận Chính quyền của ông Biden có thể tạo nên những áp lực thật sự lên Bắc Kinh, chứ không phải những trò hô hào chống TQ của chính quyền Trump.

Mời đọc thêm: Joe Biden, TPP và bài toán đối trọng với Trung Quốc (LK). – Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Hé lộ những cái tên đầu tiên ông Biden chọn cho các vị trí hàng đầu chính quyền (TG&VN). – Thư tổng thống đắc cử Joe Biden giới thiệu tân nội các (TD). – Bộ sậu đối ngoại của ông Joe Biden là ‘bồ câu’ hay ‘diều hâu’? (TN). – Nội các Mỹ dưới thời ông Biden: Sự trở lại của đường lối truyền thống (NN). – Ông Biden chọn ‘người bạn của Việt Nam’ làm đặc phái viên khí hậu (TP). – Ngoại trưởng tương lai có thể tái lập vị thế toàn cầu Mỹ (VNE).

‘Tối hậu thư’ khiến chính quyền Trump công nhận Biden (VNE). – TT Trump chấp nhận là phải bắt đầu chuyển giao quyền lực cho Biden (BBC). – Tổng thống Trump chỉ đạo thuộc cấp bắt đầu chuyển giao quyền lực cho ông Biden (TN). – Hiểu ra sao về việc GSA ‘bật đèn xanh’ chuyển giao quyền lực cho ông Biden? (TT). – Ông Trump ‘không bao giờ nhận thua’, đẩy hết tốc lực cuộc chiến pháp lý (VNN).

Bản tin ngày 25-10-2018

Tin Biển Đông

Báo Asia Times dẫn báo cáo của Lầu Năm Góc, cảnh báo nguy cơ từ đội tàu cá Trung Quốc, là lực lượng ngư dân hùng hậu đóng vai trò “hạm đội thứ 3” của Trung Quốc, bên cạnh lực lượng hải quân và hải cảnh nước này. Báo cáo cho biết: “Lực lượng này được trả lương nên hầu như không có chức năng đánh bắt để kiếm nguồn thu về thương mại mà đóng vai trò lớn trong những hoạt động dọa dẫm nhằm phục vụ mục đích chính trị của Trung Quốc“.

Bản tin tối 3-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Đất Việt đặt câu hỏi: Trung Quốc tăng cường quân sự trên Biển Đông:Tiếp theo là gì? Thạc sỹ Hoàng Việt ghi nhận sự trùng khớp trong tuyên bố về quá trình quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc, với dữ liệu trong báo cáo của chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) ở Hoa Kỳ. “Vấn đề tôi quan tâm nhiều hơn là sau khi Trung Quốc đã công khai thừa nhận hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông thì động thái tiếp theo của Trung Quốc sẽ là gì? Trước động thái ngang ngược đó, Việt Nam phải làm gì?”.

Bản tin tối 14-2-2018

Thông báo: Đây là bản tin cuối cùng trong năm Đinh Dậu của trang Tiếng Dân. Chúng tôi sẽ ngưng điểm tin cho đến đầu tháng tới. Chỉ riêng mục Điểm Tin tạm ngưng, tất cả các mục khác của Tiếng Dân vẫn mở và bài vở vẫn được đăng đều đặn mỗi ngày trong dịp Tết.

BBT Tiếng Dân kính chúc quý độc giả, ủng hộ viên, cộng tác viên, biên tập viên, cùng tất cả quý thân hữu, đón xuân Mậu Tuất bình an, hạnh phúc, mọi sự như ý.

Bản tin sáng 10-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang VOA đưa tin: Mỹ đả kích TQ về các hành động quân sự hóa Biển Đông. Ông Brian Hook, cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, nói rằng, Washington sẽ chống đối bất kỳ hành động đơn phương nào của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Hook nhấn mạnh: Hành động khiêu khích của Trung Quốc, quân sự hóa Biển Đông, cho thấy Trung Quốc đang thách thức luật pháp quốc tế. Bắc Kinh đang hiếp đáp các nước nhỏ hơn theo những cách đã làm tăng căng thẳng cho hệ thống toàn cầu”.

Bản tin ngày 26-11-2018

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: ASEAN và Bắc Kinh trên Biển Đông. Theo đó, thỏa thuận hợp tác phát triển dầu khí trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines “mang tính chính trị nhiều hơn là thực chất. Cụ thể, để công ty Trung Quốc và đối tác Philippines tiến hành đàm phán hợp tác về dầu khí, thì phải bộ ngoại giao của 2 nước xem xét đối với từng dự án cụ thể”.

Bản tin ngày 26-10-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Vũ khí Trung Quốc tại Biển Đông và các điểm nóng. Từ tháng 8/2020 tới nay, TQ liên tục “khoe cơ bắp” ở Biển Đông, từ vụ điều động máy bay chiến đấu J-10 và J-11 tới đảo Phú Lâm, vụ điều động máy bay cảnh báo sớm KJ-500, máy bay săn tàu ngầm KQ-200 và trực thăng chiến đấu đa nhiệm Z-8 đến bãi đá Chữ Thập, tới vụ phóng 2 tên lửa đạn đạo DF-21D và DF-26B tới Biển Đông và mới đây là vụ máy bay tập trận phóng tên lửa ở gần Vịnh Bắc Bộ. 

Bản tin tối 7-1-2018

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đánh giá tình hình Biển Đông sau 1 năm tĩnh lặng. Năm 2017 vừa qua là “một năm khá tĩnh lặng trên Biển Đông”. Sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA), lãnh đạo Philippines giữ thái độ khá mềm mỏng với Bắc Kinh. Sau đó, Trung Quốc chấp nhận thỏa thuận với các nước ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Bản tin ngày 10-12-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Nguyễn Thế Bình chia sẻ hình ảnh chụp khu vực trại giam Tanjung Pinang của Indonesia, nơi đang giam giữ một số ngư dân VN, bị cáo buộc vi phạm lãnh hải nước này khi hành nghề ở khu vực Nam Biển Đông. Ông Bình cho biết: “Trong đây có 1 tấm hình chụp cảnh thuyền viên VN ăn sáng. Tất nhiên là cơm tù do phía Indonesia phát”.

Chiến dịch “đốt lò” và các vụ “ăn đất”

BTV Tiếng Dân

Vị lãnh đạo được mệnh danh “một ghế hai đít”, “thoắt ẩn thoắt hiện”, mà lâu nay dư luận lo lắng, không biết còn đủ sức để nắm giữ hai chức lãnh đạo cao nhất không, lại xuất hiện. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hôm nay chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo (Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng). Tổng – Chủ Trọng nêu ý kiến về một số vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi từ sau Phiên họp thứ 17 đến nay.

Bản tin ngày 16-8-2019

Tin Biển Đông

BBC có bài phỏng vấn TS Hà Hoàng Hợp về tình hình Biển Đông: ‘Trung Quốc không chỉ đe dọa riêng Việt Nam’. Khi được hỏi, về kế hoạch của Trung Quốc nhằm gây áp lực lên nhiều nước ở Biển Đông chứ không chỉ riêng Việt Nam, TS Hợp nhận định, Trung Quốc “từ lâu đã có các hành động đơn phương trái luật, khiêu khích, dọa nạt 3 trong 4 nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines. Nghiêm trọng nhất, là vụ Trung Quốc dùng tàu chiến chiếm Scarborough của Philippines năm 2012”.

Bản tin sáng 4-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Trang VietNamNet đặt câu hỏi: Tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc lần đầu tiên đụng đầu trên Biển Đông? Ngày 26/3/2018, “ít nhất 43 tàu chiến Trung Quốc trong đó bao gồm biên đội tàu sân bay Liêu Ninh đã xuống Biển Đông” để tập trận từ ngày 5/4/2018 nên “hai lực lượng tàu chiến, tàu sân bay hùng hậu” là đội tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và đội tàu sân bay Liêu Ninh “cùng lúc có mặt tại Biển Đông”.

Bản tin tối 6-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam đặt câu hỏi: Pháo đài Trung Quốc đã sừng sững ở Biển Đông, bên thắng kiện có thể làm gì? Bài viết tổng hợp thông tin từ các báo nước ngoài về tình hình Trung Quốc củng cố các căn cứ trên Biển Đông: “Đường băng trên 3 đảo nhân tạo ở Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn đã hoàn thành và sẵn sàng đưa vào sử dụng”, “tại các cấu trúc địa lý Gạc Ma, Tư Nghĩa, Châu Viên và Ga Ven có thể thấy rõ các sân đỗ trực thăng, các trạm phong điện và đài quan sát, tháp thông tin liên lạc”.

Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, ông Harry Roque, bày tỏ “niềm hy vọng”: “Chúng ta có thể làm được gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục dựa không chỉ vào đức tin tốt. Chúng tôi hy vọng rằng Trung Quốc với vai trò không chỉ là thành viên Liên Hợp Quốc, mà còn là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, sẽ tuân thủ việc không sử dụng vũ lực”.

Bản tin sáng 21-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: TQ nói ứng xử ‘chuyên nghiệp’ khi chạm mặt tàu Úc trên Biển Đông. Bộ Quốc phòng Trung Quốc bác bỏ lời tố cáo từ chính quyền Úc, cho rằng Bắc Kinh đã thách thức các chiến hạm Úc. Phía Trung Quốc nói rằng, tàu Trung Quốc đã hành động một cách “chuyên nghiệp và hợp pháp” khi “chạm mặt” với tàu chiến Úc trên Biển Đông trong tuần này.

Bản tin ngày 31-12-2017

Thông báo: Kể từ ngày 1-1-2018, Tiếng Dân sẽ có hai bản tin mỗi ngày. Bản tin sáng lên mạng trong khoảng thời gian từ 7-8h sáng, bản tin tối sẽ được đăng tải trong khoảng 7-8h tối. Kính mời quý độc giả đón đọc.

_____

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Viet Times có bài phân tích: Biển Đông: Mỹ trước 4 chiến lược ‘cầm chân’ Trung Quốc. Bài này dịch từ một bài viết trên trang Defense One. Các lựa chọn lần lượt là, 1- gây sức ép: tình huống xấu nhất là Mỹ – Trung từ đối đầu chính trị chuyển sang đối đầu quân sự; 2- ngăn chặn: không thay đổi hiện trạng, nhưng không để Bắc Kinh đi xa hơn nữa; 3- bù đắp và trừng phạt: trừng phạt gián tiếp, thông qua kinh tế hoặc hỗ trợ quân sự cho Đài Loan; 4- hòa giải: thương lượng để làm “hạ nhiệt” Biển Đông.

Bản tin ngày 12-6-2020

BTV Tiếng Dân

12-6-2020

Tin Biển Đông

Trang Trí Thức Trẻ có bài dự báo động thái của Mỹ và TQ ở Biển Đông sau khi Mỹ gửi Công hàm phản đối của Thạc sĩ Lục Minh Tuấn, nhận định, việc Mỹ gửi công hàm lên LHQ cho thấy Mỹ quyết tâm đối trọng với Trung Quốc trên mặt trận pháp lý ở Biển Đông – một mũi nhọn mới trong thế trận đối trọng toàn diện về kinh tế, công nghệ, quân sự giữa Mỹ – Trung trên bình diện toàn cầu. “Trận chiến pháp lý” mà Mỹ đang nhắm đến nhằm bảo đảm tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế ở Biển Đông.

Bản tin tối 16-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia vận động khối ASEAN tuần tra Biển Đông, theo báo Một Thế Giới. Ông Ryamizard Ryacudu, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia phát biểu trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN:

“Về vấn đề Biển Đông, tôi đã gặp các đồng nhiệm ASEAN, kêu gọi mỗi nước đối diện Biển Đông tiến hành tuần tra khoảng 230 km (200 hải lý) và nếu chúng ta quan sát vùng biển hải từ Việt Nam đến Indonesia và đến Philippines, chúng ta có thể thấy chúng tôi đã bảo đảm tuần tra gần một nửa Biển Đông”.

Bản tin ngày 10-3-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Tàu hải cảnh TQ CCG 5304 thực hiện lần xâm nhập thứ 7 vào lô khai thác dầu khí 05.03 của VN. Lúc 4h39’ sáng nay, tàu này đã rời vị trí đỗ tạm để tới gần lô khai thác 05.03 với vận tốc khoảng 4 hải lý/giờ, như thể không quan tâm đến lực lượng tuần duyên, hải cảnh VN. 

Gánh nặng vaccine và tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam

BTV Tiếng Dân

28-5-2021

Tình hình dịch bệnh căng thẳng ở VN, các quan chức cấp cao ngày càng nhắc nhiều đến vaccine. Hôm 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi người dân, cũng như các tổ chức trong và ngoài nước đóng góp để Chính phủ có tiền mua vaccine, nhiều người lo ngại, tiền sẽ rơi vào túi quan tham, bởi chính phủ VN nổi tiếng với tham nhũng. RFA có bài: Phản ứng trước kêu gọi kiều bào đóng góp để mua vaccine phòng COVID-19 mà Thủ tướng đưa ra.

Ngày thứ 4 phiên xử vụ Mobifone mua AVG: Nguyễn Bắc Son đối diện án tử hình

BTV Tiếng Dân

20-12-2019

Các mức án đề nghị

Sau một ngày tạm nghỉ, để ông Nguyễn Bắc Son được gặp gia đình, hôm nay 20/12, phiên tòa trở lại làm việc và chuyển sang phần tranh luận. Trong phiên xử buổi sáng, đại diện VKSND TP Hà Nội trình bày bản luận tội và thông báo mức án đề nghị đối với 14 bị cáo trong vụ MobiFone mua AVG: Bị cáo Nguyễn Bắc Son bị đề nghị mức án tử hình, Thông Tấn Xã VN đưa tin. 

Tin Biển Đông ngày 22-4-2021

BTV Tiếng Dân

Bài thứ nhất trong loạt bài phóng sự của báo Thanh Niên ở quần đảo Trường Sa – Tuyến đầu Tổ quốc: Ghi ở bãi Ba Đầu. Bài báo ghi lại một số trải nghiệm của PV báo Thanh Niên khi đến tìm hiểu thực địa ở khu vực Đá Ba Đầu, giữa tháng 4/2021. Một cựu chiến binh cho biết: “Từ giữa năm 1988, khi tôi ra Trường Sa làm nhiệm vụ đặc biệt, bãi Ba Đầu đã là điểm nóng và tàu thuyền Trung Quốc luôn thường trực, nhăm nhăm đặt phao nổi trên đó”.

Tin Biển Đông: Tàu hải cảnh TQ xịt vòi rồng, đuổi tàu Việt Nam

BTV Tiếng Dân

14-9-2019

Bài báo Thanh Niên sáng 13/9/2019, có đăng một bức ảnh hiếm hoi do ngư dân cung cấp, ghi lại cảnh “tàu hải cảnh 46303 của Trung Quốc dùng vòi rồng đe doạ các tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận xua đuổi tàu Hải Dương Địa Chất 8”. Dòng chữ trên rất khó phát hiện vì nó được ghi chú ở bên dưới bức ảnh này:

Bản tin ngày 9-12-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Lúc 8h53’ sáng 7/12/2020, tàu hải cảnh TQ Zhongguo Haijing 5204 rời vùng biển phía nam Bãi Tư Chính, tiến vào quấy phá khu vực lô khai thác dầu khí 06.01 của VN. Đến khoảng 5h11’ sáng 8/12, tàu này đã xâm nhập khu vực lô 06.01, thực hiện lần quấy phá thứ 33 ngay tại một trong các khu vực khai thác dầu khí nhạy cảm nhất, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN.

Cập nhật tin cứu trợ lũ lụt ở miền Trung

BTV Tiếng Dân

Về hoạt động cứu trợ của ca sĩ Thủy Tiên, sau khi cô vận động được hơn 100 tỉ, trong tình hình Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức của đảng muốn “tranh phần” chia hàng cứu trợ, câu chuyện này tiếp tục nóng trên mạng xã hội. Sau khi một số ĐBQH “nhắc khéo” Thủy Tiên rằng, cô không nên chống lại Nghị định 64/2008 và chấp nhận chia phần với MTTQ, hôm nay, đến lượt Thủ tướng cũng tham gia!

Bản tin Biển Đông ngày 17-9-2018

BTV Tiếng Dân

Quan hệ Việt – Trung

Theo Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh dẫn tin từ Bộ Công an Việt Nam, Bộ Công an Trung Quốc với sự giúp đỡ của công ty công nghệ thông tin Lý Á đã viện trợ cho Bộ Công an Việt Nam Phòng LAB đặt tại Sài Gòn, với hệ thống thiết bị thu thập, khôi phục chứng cứ dữ liệu “nhằm phục vụ công tác đấu tranh phòng/chống tội phạm sử dụng công nghệ cao”. Phòng Lab đã được khánh thành ngày 14/9 vừa rồi ở Sài Gòn.

Bản tin ngày 16/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFA cho biết: Chiến hạm Gepard thứ 3 đang về Việt Nam. Theo bài báo, cặp tàu chiến thứ 2 này được phía Việt Nam đặt hàng với Nga từ tháng 10 năm 2012. So với cặp tàu trước, cặp này có thêm chức năng săn ngầm.

BBC có bài tìm hiểu sự tương đồng giữa Hungary và Việt Nam với TS Đinh Hoàng Thắng về sự cố gắng tồn tại khi ở một vị thế mất cân bằng, bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ: Tinh thần dân tộc Hungary và Việt Nam.

Bản tin ngày 18-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Dự đoán tình hình Biển Đông, báo Tuổi Trẻ có bài: Tình hình Biển Đông khó ‘hạ nhiệt’ trong năm 2021. Ông Gregory Poling, GĐ chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) phân tích: “Những hành động của Trung Quốc trong năm 2020 đã càng khiến giới chính trị ở Mỹ tin rằng Bắc Kinh sẽ không trỗi dậy một cách hòa bình… Do đó, năm 2020 đã chứng kiến căng thẳng leo thang, và điều này sẽ tiếp tục vào năm 2021”.

Lũ lụt miền Trung: Nghị định của Chính phủ không cho phép cá nhân tham gia cứu trợ!

BTV Tiếng Dân

Câu chuyện phổ biến trên mạng xã hội mấy ngày qua là vụ nữ ca sĩ Thủy Tiên đã quyên góp được hơn 100 tỉ và hứa sẽ tiếp tục cứu trợ người dân ở các vùng lũ, trong tình hình cô bị các quan chức lên tiếng nhắc nhở về Nghị định 64/2008.