Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 17-9-2019

Tin Biển Đông

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tin lúc 22h30′ qua bản đồ AIS vệ tinh. Nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có dấu hiệu rời đi, có ít nhất 6 tàu hải cảnh đang hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 lúc này, trong đó có tàu 31302 mới quay trở lại từ đá Subi, hải trình của Hải Dương 8 có một đoạn lệch hướng so với hải trình “khảo sát” thông thường, rồi lại trở về như cũ.

Sau khi tấn công AirVisual, thầy Vũ Khắc Ngọc nói lời xin lỗi

BTV Tiếng Dân

9-10-2019

Trên Facebook của mình, thầy Vũ Khắc Ngọc đã có lời xin lỗi. Ông Ngọc viết: “Tôi rất lấy làm tiếc khi những đánh giá tiêu cực về AirVisual gây ảnh hưởng, trở ngại tới hoạt động của ứng dụng này ở Việt Nam. Tôi hy vọng khi những hiểu lầm về cách xếp hạng của AirVisual đã được làm rõ, các bạn sẽ nhanh chóng trở lại hoạt động tại Việt Nam, cung cấp nhiều thông tin hữu ích, xác thực và có những đóng góp tích cực trong việc đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng không khí tại các thành phố lớn của chúng tôi”.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 rút đi sau hơn 3 tháng xâm phạm vùng biển VN

BTV Tiếng Dân

25-10-2019

Báo trong nước và quốc tế đưa tin, sáng 24/10, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế VN, sau hơn 3 tháng liên tục xâm phạm vùng biển nước ta. Ông Đặng Sơn Duân cho biết, “Hải Dương 8 sẽ không về Tam Á ở Hải Nam, mà về thẳng Quảng Châu. Nếu vậy, nhiều khả năng lần này nó cút thật”.

Tin Biển Đông: Bất luận chuyện gì xảy ra, quan hệ Việt – Trung vẫn nồng ấm!

BTV Tiếng Dân

13-11-2019

Bắc Kinh tìm đủ mọi thủ đoạn thực hiện ý đồ bá quyền của mình. Báo Kiến Thức có bài: Thủ đoạn “tàu thân trắng” Trung Quốc lợi dụng thực hiện đường lưỡi bò phi pháp. “Tàu thân trắng” là thuật ngữ để chỉ một nhóm tàu đánh cá đặc biệt của Trung Quốc: Vẻ ngoài giống tàu đánh cá nhưng hành động rất hiếu chiến, sẵn sàng đâm húc và truy đuổi tàu cá của các nước khác, thậm chí “ngư dân” của các “tàu thân trắng” còn có vũ trang và phối hợp chặt chẽ với các tàu hải cảnh của Trung Quốc.

Hai cựu Bộ trưởng Son, Tuấn ra tòa trong phiên xử ngày đầu tiên

BTV Tiếng Dân

16-12-2019

Sáng nay, TAND TP Hà Nội mở phiên đầu tiên, xét xử các bị cáo mua gian bán lận trong thương vụ Mobifone mua AVG. Từ 7h sáng, lực lượng an ninh TP Hà Nội đã dẫn giải các bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn đến tòa để bắt đầu phiên xử đại án kinh tế – chính trị này. Phiên xử bắt đầu từ hôm nay 16/12, kéo dài cho đến cuối năm 2019.

Tin chính trường: Hoàng Trung Hải mất ghế, Vương Đình Huệ thay thế

BTV Tiếng Dân

8-2-2020

Chiều 7/2/2020, Bộ Chính trị chính thức điều động Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, báo Thanh Niên đưa tin. Còn ông Hoàng Trung Hải không giữ được ghế bí thư thủ đô nữa, mà được phân công làm Phó trưởng bộ phận thường trực chuyên trách, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng XIII, là tiểu ban do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng Tiểu ban.

Bản tin ngày 23-5-2020

BTV Tiếng Dân

23-5-2020

Trung Quốc phá vỡ cam kết quân sự hóa quần đảo Trường Sa, Mỹ phẫn nộ

Hôm 22/5, báo Express của Anh đưa tin, căng thẳng Mỹ — Trung tiếp tục sôi sục khi một tài liệu vừa được tiết lộ cho thấy, Bắc Kinh đã phá vỡ cam kết về kế hoạch quân sự hóa khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Bản tin ngày 1-7-2020

BTV Tiếng Dân

1-7-2020

Tin Biển Đông

Hôm nay là ngày đầu tiên Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, kéo dài đến hết ngày 5/7. Báo Tiền Phong có bài: Trung Quốc tập trận trái phép ở Hoàng Sa. Đây là đợt tập trận có quy mô lớn của Trung Quốc, với sự tham gia của các máy bay tiêm kích J-10, J-11, Su-30 và máy bay do thám Y-8. Tất cả các tàu bè nước ngoài bị cấm đi vào khu vực tập trận.

Bản tin ngày 19-8-2020

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: “Tàu hải cảnh TQ ‘Zhongguo Haijing 5204’ hiện đang ‘nằm phục kích’ tại vùng biển Nam Bãi Tư Chính. Trước đó, ‘Zhongguo Haijing 5204’ đã thâm nhập trái phép vào lô khai thác dầu khí 06.01 của VN. Đây là lần thâm nhập thứ nhất”.

Bản tin ngày 3-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Trong báo cáo vừa công bố, Lầu Năm Góc nói Trung Quốc có thể tăng hiện diện ở Biển Đông với tàu sân bay, tên lửa diệt hạm, báo Thanh Niên đưa tin. Báo cáo của Lầu Năm Góc đánh giá, Bắc Kinh đã hiện đại hóa quân sự đến mức quân đội TQ “vượt mặt Mỹ” trong một số lĩnh vực. Trung Quốc đang sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với lực lượng tham chiến có tổng cộng khoảng 350 chiến hạm và tàu ngầm, còn Mỹ hiện chỉ có 293 tàu.

Chống dịch ở Việt Nam và việc xâm phạm đời tư của bệnh nhân

BTV Tiếng Dân

Hôm nay dư luận mạng xã hội và báo “lề đảng” ồn ào vụ cô Nguyễn Hồng Nhung, bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17 ở VN, phát hiện bị nhiễm bệnh hồi tháng 3, phê phán cách “phòng dịch” kiểu VN đã xâm phạm đời tư cá nhân. Vụ việc bắt đầu khi báo The New Yorker có bài: Dịch bệnh gây hổ thẹn cho cộng đồng.

Dân lo đối phó với thiên tai, quan bận lo đại hội đảng

BTV Tiếng Dân

Vụ sạt lở ở trạm kiểm lâm 67 đã chôn vùi 13 người trong đoàn cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3. Tối nay, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 13 thi thể cán bộ, chiến sĩ bị nạn ở Trạm Quản lý rừng tiểu khu 67, VOV đưa tin. Trong số những người bị chôn vùi tối 12/10, có Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Văn Bình và thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh quân khu 4.

Bản tin ngày 7-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Lại có “tàu lạ” trong lãnh hải VN: Bí ẩn 2 chiếc tàu “ma” in chữ Trung Quốc dạt vào bờ biển miền Trung, báo Người Lao Động đưa tin. Chiều nay, Đồn Biên phòng Cửa Việt – Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết “người dân địa phương vừa phát hiện một chiếc tàu cá không người điều khiển dạt vào bờ biển xã Gio Hải, huyện Gio Linh vào 9 giờ 30 phút cùng ngày”.

Bản tin ngày 4-12-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Vụ TQ công bố dự luật cho phép tàu hải cảnh sử dụng vũ lực ở những khu vực họ đơn phương tuyên bố chủ quyền, đáp lại, Đài Loan sửa quy định, cho phép bắn trả nếu bị tấn công trên Biển Đông, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Quan chức Đài Loan xác nhận, trong các quy định mới vừa được bổ sung và có hiệu lực ngày 3/12 vừa qua, có quy định sửa đổi và bổ sung mới cho lực lượng tuần duyên vì “ngày càng có nhiều mối đe dọa trên biển”.

Bản tin ngày 2-1-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Diễn biến mới ở Biển Đông: Trung Quốc đả kích dữ dội Anh Quốc, RFI đưa tin. Phản ứng lại vụ Anh thông báo, lần đầu tiên sẽ điều hàng không mẫu hạm đến làm nhiệm vụ ở Thái Bình Dương, kể cả ở Biển Đông và sự kiện NATO ra báo cáo chỉ trích tham vọng bá quyền của TQ, người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ nói: 

Bản tin ngày 2-2-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc tập trận cả tuần ở vịnh Bắc bộ. Cục Hải sự TQ thông báo về cuộc tập trận sẽ diễn ra ở vùng biển phía tây bán đảo Lôi Châu của TQ, tức khu vực phía đông vịnh Bắc bộ của VN, từ hôm nay 2/2 đến ngày 8/2. Cuộc tập trận diễn ra ở khu vực có phạm vi bán kính 5 km, phía TQ đã cấm tàu thuyền ra vào khu vực.

Bản tin ngày 23-3-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Người Lao Động đưa tin: Mỹ lên tiếng trước vụ hàng trăm tàu dân binh Trung Quốc ở biển Đông. Vụ 220 tàu “dân quân biển” của TQ tụ tập xung quanh đá Ba Đầu, thuộc quần đảo Trường Sa, hãng tin AP dẫn tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Manila:

Bản tin ngày 20-4-2021

BTV Tiếng Dân

Hôm nay, một số báo “lề phải” bắt đầu “soi” vụ cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt dự án sân golf Đak Đoa ở tỉnh Gia Lai, vào những ngày đầu tháng 4, lúc ông còn ngồi ghế Thủ tướng trong những ngày cuối. Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Vì sao phê duyệt đầu tư dự án sân golf Đak Đoa? Người trực tiếp ký duyệt làm dự án sân golf là Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nhưng hồ sơ dự án trước đó đã được trình Thủ tướng xem xét. 

Bản tin ngày 13-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Trong buổi họp báo chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tiếp tục điều tàu đến đá Ba Đầu, báo Thanh Niên đưa tin. Vụ TQ tiếp tục triển đưa thêm tàu đến khu vực đá Ba Đầu, nâng tổng số tàu hoạt động tại đây lên gần 300 chiếc, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định, lực lượng chức năng VN luôn theo dõi sát diễn biến ở Biển Đông.

Chống dịch ở VN: Quỹ vaccine và tiền thưởng cho đội tuyển bóng đá

BTV Tiếng Dân

9-6-2021

Bộ máy tuyên truyền của chế độ vẫn tiếp tục kêu gọi người dân góp tiền vào quỹ vaccine Covid-19 của VN. Thông Tấn Xã VN có bài kêu gọi người dân chung tay đóng góp cho Quỹ vaccine: Việc của mọi người, mọi nhà. Hầu hết người dân bị thiệt hại về kinh tế kể từ khi đại dịch xảy ra, nhiều người mất việc làm, mất nguồn sinh kế, không biết tương lai những ngày tới sẽ sống ra sao, thì lấy đâu ra tiền để đóng góp cho quỹ vaccine.

Bản tin ngày 11/7/2017

Tin trong nước

Tình hình biển Đông

Về lệnh cấm đánh cá ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông mà Trung Quốc cho là của họ, sẽ hết hạn ngày 16/8, trang Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á – AMTI, một think tank của Mỹ, thuộc CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế), đưa ra báo cáo, nói rằng, cần phải theo dõi thật kỹ lệnh cấm này, vì Trung Quốc thường hành xử thô bạo khi đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá lên các nước.

Báo cáo cũng có liệt kê hai vụ đụng độ giữa Trung Quốc với ngư dân Việt Nam hồi tháng 6, trên quần đảo Hoàng Sa: “Ngày 15/6/2917, các viên chức TQ leo lên tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, hủy hoại ngư cụ, gây thiệt hại hơn 6.000 Mỹ kim“. Và “ngày 18/6/2017, các viên chức mặc đồng phục trên hai tàu nhỏ của Trung Quốc đã leo lên tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam gần đảo Hoàng Sa, đập vỡ ngư cụ và thân tàu, tấn công thuyền trưởng“.

Bản tin ngày 12/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Bài trên RFA: Vụ Repsol: Có thể sẽ như ExxonMobil khai thác ở Đà Nẵng năm 2011. Tiến sĩ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên trường Luật thuộc Đại học Havard ở Mỹ cho biết, điều này là “hoàn toàn trái luật”.

Ông Tài nói: “Vị trí của cái lô đó là ở trong thềm lục địa Việt Nam, vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam. Nó chỉ có 1 phần nằm bên ngoài luồng đó. Thế thì, phần nào ở trong thềm lục địa hay đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Việt Nam có toàn quyền khai thác theo luật biển. Còn bên ngoài, trong trường hợp túi dầu khí đó tràn lan ra phía ngoài, thì người nước khác có quyền khai thác phía bên kia. Hai bên đều có quyền khai thác”.

Bản tin ngày 13/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Hội thảo với chủ đề: “Hướng tới những vùng biển mở và tự do ở châu Á: Vai trò của Luật Quốc tế trong việc Duy trì Trật tự trên Biển”, do Đại sứ quán Anh, Đại sứ quán Nhật Bản và Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức ngày 12/9, tại Hà Nội, với sự tham dự của các chuyên gia quốc tế đến từ các nước: Anh, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Ấn Độ và Indonesia. VOV có bài: Phát huy vai trò của Luật Quốc tế trong duy trì trật tự trên biển.

Bài trên báo Tiền Phong: Trung Quốc sẽ phải tính toán lại trên biển Đông. TS Kentaro Nishimoto, Phó giáo sư ngành luật quốc tế, ĐH Tohoku, Nhật Bản, nhận định: Trung Quốc sẽ phải tính toán lại vấn đề biển Đông, dù họ liên tục bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế vụ Manila kiện Bắc Kinh, nhưng quyết định của tòa ảnh hưởng đến TQ.

Bản tin ngày 15/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Sự kiện khu trục hạm USS Chafee của Hải quân Hoa Kỳ thực hiện chuyến đi bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, RFA đưa tin: Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ bác bỏ cáo buộc của TQ. Dẫn nguồn từ trang Washington Free Beacon, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông James Mattis, cho biết, việc cho chiến hạm USS Chafee đi qua vùng quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Và ông James Mattis nói rằng, Hoa Kỳ trong mấy thập niên nay từng cho tàu chiến tiến hành hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOPS) không chỉ trong vùng biển gần Trung Quốc, mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới. Hoạt động như thế là vô hại”.

Về bài viết của TS Trần Công Trục đăng trên báo Giáo Dục VN: Phải chăng cuộc “chiến tranh pháp lý” trên Biển Đông đã mở màn? Một học giả nghiên cứu Biển Đông gửi tin nhắn cho Tiếng Dân: “Bác Trục đặt câu hỏi như thế là chưa chính xác, bởi Mỹ đã thực hiện tự do hàng hải đi xuyên qua đường cơ sở thẳng của TQ từ năm ngoái. Điểm mới năm nay là tần suất chương trình tự do hàng hải dày đặc hơn, thường xuyên hơn. Ấn phẩm dưới đây tổng hợp thông tin về các hình thức của chương trình tự do hàng hải mà Mỹ đã thực hiệnNhững Vấn Đề Pháp Lý Cơ Bản về Tự Do Hàng Hải ở Biển Đông“.

Bản tin ngày 18-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Tuyên bố ASEAN phớt lờ chuyện Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông. Tuyên bố của các nước ASEAN hôm 16/1 đã không đề cập tới việc “Trung Quốc xây cất đảo ở Biển Đông cũng như một phán quyết của tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp“.

Infonet có bài: Tin Biển Đông: Dừng “công kích” Trung Quốc ở Biển Đông, Nhật Bản muốn gì? Trong những năm qua, “Thủ tướng Abe đã nhiều lần nhắc tới vấn đề Biển Đông cũng như chỉ trích hành động bành trướng chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển chiến lược này. Nhưng khác với trước đây, ông Abe lại có sự im lặng bất thường khi tham dự hội nghị ASEAN diễn ra ở Manila“.

Bản tin sáng 6-1-2018

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

TS Terry Buss, cựu cố vấn cho Ngân hàng Thế giới bàn về ông Trump và những mắc mứu ở Biển Đông. Một số điểm đáng chú ý ở đoạn đề cập về Biển Đông trong Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Hoa Kỳ: “Nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông gây nguy hiểm cho dòng lưu chuyển tự do của thương mại”, “sự chế ngự của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm chủ quyền của nhiều nước tại Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Bản tin tối 21-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Bài cuối trong loạt bài của TS Trần Công Trục trên báo GDVN: Thất thủ Hoàng Sa và bài học đoàn kết Dân tộc, tự lực tự cường, đề cao cảnh giác. “Chủ quyền lãnh thổ thường bị ngoại bang xâm lăng khi khối đại đoàn kết dân tộc bị suy giảm”. Bắc Kinh đã nhân lúc quân Bắc Việt làm suy yếu chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, đã thâu tóm toàn bộ các đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, bắt đầu mưu đồ bá quyền trên Biển Đông.

Tác giả nói thẳng: “Chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn vai trò và sự hy sinh của những chiến binh Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa”. Tuy nhiên, các lãnh đạo CSVN đã “tri ân” những người chiến sĩ ngã xuống vì chủ quyền ở Hoàng Sa bằng cách huy động an ninh, dân phòng quấy phá trong các dịp tưởng niệm họ.

Bản tin tối 6-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam đặt câu hỏi: Pháo đài Trung Quốc đã sừng sững ở Biển Đông, bên thắng kiện có thể làm gì? Bài viết tổng hợp thông tin từ các báo nước ngoài về tình hình Trung Quốc củng cố các căn cứ trên Biển Đông: “Đường băng trên 3 đảo nhân tạo ở Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn đã hoàn thành và sẵn sàng đưa vào sử dụng”, “tại các cấu trúc địa lý Gạc Ma, Tư Nghĩa, Châu Viên và Ga Ven có thể thấy rõ các sân đỗ trực thăng, các trạm phong điện và đài quan sát, tháp thông tin liên lạc”.

Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, ông Harry Roque, bày tỏ “niềm hy vọng”: “Chúng ta có thể làm được gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục dựa không chỉ vào đức tin tốt. Chúng tôi hy vọng rằng Trung Quốc với vai trò không chỉ là thành viên Liên Hợp Quốc, mà còn là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, sẽ tuân thủ việc không sử dụng vũ lực”.

Bản tin sáng 9-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Ngoại trưởng Trung Quốc tiếp tục giở giọng “cướp biển”: Quyết tâm bảo vệ hòa bình ở Biển Đông ‘không lay chuyển’, theo VOA. Bộ trưởng Vương Nghị không quên đổ lỗi cho “một số thế lực bên ngoài đang nỗ lực quấy rối ở vùng biển tranh chấp”, trong khi chính Bắc Kinh là thế lực đang thách thức quyền tự do hàng hải và đe dọa an ninh ở Biển Đông.  

Bản tin sáng 28-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

BBC đặt câu hỏi về vụ Repsol: Việt Nam đừng mong Mỹ quan tâm? TS Collin Koh Swee Lean, thuộc trường S. Rajaratnam, Singapore, nhận định: “Một là việc này dường như chứng tỏ Hà Nội sẽ nhượng bộ trước đe dọa của Trung Quốc, và thứ hai là nó làm sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư trong ngành khai thác dầu khí”.

Chuyên gia Mỹ Derek Grossman cho rằng, về chuyện Việt Nam yêu cầu hãng Repsol ngừng hoạt động khai thác dầu ở Biển Đông, lần thứ 2 trong vòng một năm, cho thấy Hà Nội “muốn tránh làm Bắc Kinh giận dữ”.