Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 14-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Oanh tạc cơ cạnh tranh thị uy ở Biển Đông. Bài báo nói về diễn biến hai nước Mỹ – Trung liên tục đưa máy bay ném bom hiện đại đến thị uy ở Biển Đông. Tối qua 13/8, Hoàn Cầu thời báo xác nhận, Bắc Kinh vừa điều động máy bay ném bom H-6J đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN, bị TQ chiếm đóng trái phép. 

Đáp lại, cũng trong ngày 13/8, UPI đưa tin, Mỹ điều động máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit đến căn cứ trên đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Đây là loại máy bay ném bom chiến lược và có tầm chiến đấu đủ sức bao phủ Biển Đông tính từ căn cứ Diego Garcia. “Cả B-1 Lancer lẫn B-2 Spirit đều có thể mang theo nhiều loại tên lửa, bao gồm tên lửa chống hạm tầm xa, nên có thể tạo sức mạnh đáng kể lên tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông”.

Trung Quốc phản ứng kịch bản Mỹ đánh chiếm tiền đồn trên đảo ở biển Đông, theo báo Người Lao Động. Trước kịch bản Mỹ sử dụng không quân cùng với lính dù để chiếm các căn cứ do TQ xây dựng trái phép ở Biển Đông, Hoàn Cầu thời báo có bài viết đáp trả, dọa rằng người Mỹ “chắc chắn phải trả giá đắt”

Kênh U.S. Military Defence có clip: TQ dọa, họ có thể xóa sổ tất cả các chiến hạm của Mỹ ở khu vực Nam Biển Đông nếu Mỹ dám can thiệp.

VOA đưa tin: Tàu Việt Nam mắc cạn ngoài khơi Philippines vì lái tàu ‘ngủ gật’. Tuần duyên Philippines cho biết, đó là tàu MV Globe 6 Hải Phòng, bị mắc cạn tại vùng biển ngoài khơi Philippines, khu vực giữa đảo Mangubat và đảo Liwagao thuộc tỉnh Antique khi đang trên đường chở gạo tới thành phố Davao. Trên tàu có 25 thuỷ thủ, thuyền trưởng điều khiển tên Nguyen Hoai, kể với Tuần duyên Philippines là thuỷ thủ trực đã “ngủ gật” khi sự cố xảy ra.

Mời đọc thêm: Ba máy bay ném bom hạt nhân Mỹ đến Ấn Độ Dương giữa căng thẳng với TQ (Zing). – Trung Quốc ngang nhiên đưa oanh tạc cơ H-6J tới đảo Phú Lâm? (TT). – Báo Trung Quốc: Đưa oanh tạc cơ đến Phú Lâm là để ‘ngăn chặn khiêu khích từ Mỹ’ (VOA). – Trung Quốc dọa tàu sân bay không chìm của Mỹ (ĐV). – Kịch bản Trung Quốc đối đầu Nhật Bản, Mỹ ra tay can thiệp trên biển Hoa Đông (DV). – Đài Loan tăng chi tiêu quốc phòng trước sức ép từ Trung QuốcBiển Đông: Các nước không cần chọn phe Mỹ hay Trung Quốc (PLTP).

Quốc tang ông Lê Khả Phiêu

Chương trình quốc tang ông Lê Khả Phiêu kéo dài 2 ngày, đã bắt đầu từ sáng nay. Chi tiết đáng lưu ý nhất trong sự kiện này là sự vắng mặt của một nhân vật quan trọng: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. VnExpress đưa tin: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.

Bài báo cung cấp loạt ảnh, cho thấy hầu hết các lãnh đạo cấp cao và một số cựu lãnh đạo đảng và nhà nước đều có mặt tại Nhà tang lễ quốc gia để viếng ông Lê Khả Phiêu, trừ Tổng – Chủ Trọng. Sự vắng mặt của ông Trọng trong một sự kiện quan trọng thế này, theo giới thạo tin, rằng sức khỏe của ông Trọng quá yếu, cũng như ông ta sợ tới đám tang sẽ bị mắc dịch.

Lãnh đạo đảng, nhà nước tại lễ viếng: Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân đều có mặt, nhưng người đứng đầu “tam trụ” hiện tại lại vắng mặt. Ảnh: VNE

Facebooker Phạm Minh Vũ viết: Có những thứ đáng sợ hơn cái chết! Ông Vũ bình luận: “Mới hôm kia bắt tay nhau thắm thiết, tụm 5, tụm 7 gọi nhau là đồng chí, chỉ có đồng chí thôi, ấy vậy mà hôm nay lễ Tang tầm vóc Quốc táng mà chẳng thấy Cụ tổng đâu. Người cộng sản nó bạc lắm, nó điêu lắm Phiêu ạ”.

VTC có clip: Lễ viếng Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Nhà báo Lưu Trọng Văn có bài: Chuyện liên quan ông Phiêu. Bài viết bàn về thái độ chống Mỹ cực đoan của ông Phiêu, trong hoàn cảnh mà người Mỹ đã chấp nhận bình thường hóa quan hệ với VN. Trong khi cuộc chiến tranh biên giới 1979 với TQ lúc ấy kết thúc hơn 10 năm nhưng ông Phiêu đã tỏ thái độ nhún nhường trước “bạn vàng”, chỉ biết “căm thù” Mỹ nhưng lại không dám tỏ thái độ trước sự kiện lính TQ tàn sát người VN ở các tỉnh biên giới phía Bắc.   

Mời đọc thêm: Việt Nam cử hành hai ngày Quốc tang cho ông Lê Khả Phiêu (VOA). – Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (TN). – Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (VOV). – Nhiều lãnh đạo đến viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (PLTP). – Hà Nội treo cờ rủ Quốc tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (Zing). – Cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu ‘để lại di sản nhiều mặt’ (BBC).

Xử vụ sai phạm dự án Cao tốc Trung Lương

Hôm nay, VKSND Tối cao phê chuẩn các quyết định khởi tố, bắt tạm giam cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, trang Bảo Vệ Pháp Luật đưa tin. Bị can Nguyễn Hồng Trường bị điều tra trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, Tổng Công ty Cửu Long và các đơn vị có liên quan trong vụ đấu giá và thu phí tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương.

Cơ quan điều tra còn áp dụng biện pháp tố tụng với 3 đồng phạm của ông Trường, là các ông Đinh La Thăng, cựu Bộ trưởng Bộ GTVT, hiện đang chấp hành hình phạt tù; Nguyễn Chí Thành, cựu Vụ phó Vụ Tài chính Bộ GTVT; Lê Trung Cường, Chuyên viên Vụ Tài chính Bộ GTVT.

Các bị can Nguyễn Chí Thành, Lê Trung Cường (phải). Ảnh: Bộ Công an/ BVPL

Báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi: Vì sao cựu thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường bị bắt giam? Tin cho biết, lúc còn làm Bộ trưởng Bộ GTVT, Nguyễn Hồng Trường chính là chủ tịch hội đồng bán đấu giá quyền thu phí tuyến cao tốc nói trên, còn ông Thăng lúc đó là cấp trên của Trường. Liên quan đến vụ án, trước đó đã có 6 người bị khởi tố, tạm giam, là các cán bộ lãnh đạo của Tổng Công ty Cửu Long và Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh.

Báo Tiền Phong có đồ họa: Ông Nguyễn Hồng Trường, từ Thứ trưởng Bộ GTVT đến vòng tố tụng.

Mời đọc thêm: Ông Đinh La Thăng tiếp tục bị khởi tố trong vụ án cao tốc Trung Lương (PLVN). – Khởi tố ông Đinh La Thăng và cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường (TTXVN). – Chưa hết “vết đen” trong quá khứ, ông Đinh La Thăng tiếp tục “dính chàm” (GDTĐ). – Khởi tố, bắt tạm giam cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường (PL Plus). – Vì sao cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường bị khởi tố? (VTC). – Khởi tố 4 bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” (ANTĐ). 

Tin nhân quyền

Sáng nay, TAND cấp cao tại TP Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm xét xử nhà báo Trương Duy Nhất, cựu trưởng văn phòng đại diện Trung Trung bộ của báo Đại Đoàn Kết về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Bị cáo Trương Duy Nhất hầu tòa phúc thẩm

Bị cáo Trương Duy Nhất tại phiên tòa phúc thẩm sáng 14/8. Ảnh: Danh Trọng chụp qua màn hình/TT

Theo đó, ông Nhất đề nghị triệu tập một số người liên quan trong vụ án. Còn LS của ông Nhất đề nghị triệu tập chủ tọa phiên sơ thẩm, triệu tập điều tra viên, kiểm sát viên sơ thẩm, giám định viên trong vụ án. Các yêu cầu đều bị HĐXX và đại diện VKS từ chối. Trong vụ này, ông Nhất bị cáo buộc đã thỏa thuận với Vũ “nhôm” để bán nhà, đất số 82 Trần Quốc Toản cho Công ty Xây dựng 79 bằng với giá UBND TP Đà Nẵng phê duyệt.

Cựu “thượng tá” công an Phan Văn Anh Vũ được triệu tập đến tòa với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Ảnh: Danh Trọng chụp qua màn hình/TT

Chiều nay, nhà báo Trương Duy Nhất bị tuyên y án sơ thẩm 10 năm tù giam, theo RFA. Phía tòa án quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm với cáo buộc tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

LS Đặng Đình Mạnh phân tích: “Trong khi đó trong cùng một vụ án, trong cùng một sự việc xảy ra tại Đà Nẵng và trong cùng một tài sản bị thất thoát, nhưng ông Trương Duy Nhất lại bị tính giá trị tài sản vào năm 2018 là lên tới hơn 13 tỷ đồng. Do cái số tiền đó lớn tới mức độ như vậy nên ông vừa mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự vừa mới bị chịu hình phạt 10 năm tù rất là nặng. Đây là một điểm hết sức vô lý không đảm bảo quy định mọi người đều bình đẳng trong việc xử lý của pháp luật”.

Mời đọc thêm: Vụ Trương Duy Nhất và nạn bắt cóc nhà hoạt động ở Đông Nam Á (BBC).  – Ông Trương Duy Nhất bị bác kháng cáo kêu oan (VNE). – Bị cáo Trương Duy Nhất bị tuyên y án 10 năm tù (VNN).  – Mỹ lên tiếng về bản án 40 năm tù dành cho nhóm Hiến Pháp của Việt Nam (VOA). 

***

Thêm một số tin: Hiệu trưởng nhờ giáo viên đi thi hộ để lấy bằng đại học (SGGP). – Hoãn xử vụ Cựu Phó Chánh án Nguyễn Hải Nam xâm phạm chỗ ở của người khác (TP). – Lương Sơn, Hoà Bình: Tài nguyên “chảy máu”, chủ tịch huyện ở đâu? (Khỏe 365). – Chủ tịch Hà Nội bị đình chỉ: Cách đưa tin báo chí nhà nước thế nào? (BBC).

Covid-19 ở VN ngày 29-8-2020: Tổng cộng 1040 ca nhiễm, 32 người chết

BTV Tiếng Dân

Bộ Y tế thông báo trưa nay, nam thanh niên 28 tuổi tử vong vì Covid-19, ca thứ 31, VietNamNet đưa tin. Ca tử vong thứ 31 là bệnh nhân nam số 996, ở Nông Sơn, Quảng Nam. Từ ngày 3 đến 4/8, bệnh nhân điều trị bạch cầu cấp tại BV Đà Nẵng, rồi chuyển sang BV Ung bướu Đà Nẵng. Sau 4 lần xét nghiệm có kết quả âm tính, ngày 20/8, bệnh nhân được công bố là ca bệnh 996, rồi chuyển sang BV Phổi Đà Nẵng điều trị và cách ly.

Bản tin ngày 18-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Chiến hạm Nhật, Úc tập trận chung ở Biển Đông. Lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) thông báo, họ vừa tham gia một cuộc tập trận mới ở Biển Đông. Phía Nhật có khu trục hạm chở trực thăng JS Kaga và khu trục hạm JS Ikazuchi. Còn phía Úc có khu trục hạm HMAS Hobart và tàu tiếp tế HMAS Sirius. Nhưng JMSDF không nói rõ cuộc tập trận diễn ra khi nào. 

Bản tin ngày 8-10-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Chiến hạm Nhật, Indonesia tập trận chung ở phía nam Biển Đông. Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản công bố thông tin về cuộc tập trận chung với Indonesia hôm 7/10, hai chiến hạm nước này cùng hai khinh hạm Indonesia tập trận chung ở biển Natuna, phía nam Biển Đông. “Cuộc tập trận được cho là nhằm gia tăng niềm tin và sự hợp tác về an ninh biển giữa lực lượng hai bên”.

Bản tin ngày 2-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Những chuyển động đáng chú ý ở Biển Đông tháng 10-2020. Một số sự kiện đáng chú ý trong tháng 10 vừa qua là, Ngoại trưởng các nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã họp bàn tại Tokyo ngày 6/10; ông Christophe Penot, Đại sứ Pháp tại Úc trở thành đại sứ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đầu tiên của Pháp vào ngày 12/10; tân Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide thăm chính thức VN và Indonesia từ ngày 18 đến 21/10, cùng sự kiện tập trận “Kiếm sắc” từ 26/10. 

Cuộc tập trận “Kiếm sắc” được đánh giá là một thông điệp mạnh do Mỹ – Nhật cùng gửi tới TQ: “Đây là cuộc tập trận lớn đầu tiên dưới thời tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, cũng là hoạt động mới nhất trong chuỗi các cuộc tập trận chung và song phương trên thực địa nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu và phối hợp tác chiến giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và các lực lượng quân đội Mỹ”.

VietNamNet có bài về mối liên hệ giữa tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở khu vực Đông Nam Á với tình hình bầu cử Mỹ: Biển Đông và chọn lựa của Tổng thống mới nước Mỹ. “Vị Tổng thống Mỹ kế tiếp sẽ phải đưa ra vô số quyết định quan trọng về cách thức mà Mỹ sẽ can dự hơn nữa với châu Á, quản lý những căng thẳng với Trung Quốc cũng như ứng xử với các tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông”.

Ông Joe Biden hiện vẫn đang dẫn trước đối thủ Trump, nếu ông Biden trúng cử, “sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc”. Ông Biden trước đó nhấn mạnh rằng “Mỹ nên có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc”. Chính sách Biển Đông của Mỹ dưới thời ông Biden “sẽ không thay đổi”, Mỹ sẽ tiếp tục các cuộc tập trận với đồng minh và đối tác, các chiến dịch hiện diện và tuần tra nhằm bảo đảm tự do hàng hải (FONOP).

Sau 4 năm “chống TQ” dưới thời Trump, TQ vẫn tiếp tục lộng hành: Máy bay ném bom chiến đấu JH-7A của Trung Quốc tham gia tập trận ở Biển Đông, theo trang Thế Giới và VN. Quân ủy Trung ương TQ vừa khoe khoang rằng, lực lượng không quân của hải quân TQ, thuộc Chiến khu miền Nam đã tiến hành tập trận bắn đạn thật với quy mô lớn ở Biển Đông vào ngày 30/10, “cuộc tập trận trên được thực hiện với sự tham gia của gần 100 phi công hải quân trên vùng biển phía Tây của tỉnh đảo Hải Nam, miền Nam Trung Quốc”.

Mời đọc thêm: Biển Hoa Đông: Tàu Trung Quốc hiện diện lâu kỷ lục gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản (TG&VN). – Đức sẽ phối hợp với Australia tuần tra Ấn Độ-Thái Bình Dương (VOV). – Ai sẽ là ‘ác mộng’ thực sự với Trung Quốc sau 4 năm nữa? (PLTP). – Trước ngày bầu cử, ông Biden dẫn trước ông Trump với khoảng cách lớn (VnEconomy). – Người Mỹ muốn gì ở Việt Nam? (FB Tráng Nguyễn).

“Miệng quan trôn trẻ”

Hôm nay mạng xã hội lại nóng bởi một số phát ngôn của lãnh đạo VN. Thứ nhất là vụ Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và một số quan chức quyết bảo vệ thủy điện. VnExpress dẫn lời Bộ trưởng Công Thương: ‘Hồ thủy điện có tác dụng cắt lũ’.

Vẫn là cụm từ “đúng quy trình” quen thuộc: “Trong đợt bão lũ 2020, Bộ Công Thương cùng các đơn vị liên quan tổ chức các đoàn đi kiểm tra an toàn hồ, đập thủy điện, và tất cả công trình được kiểm tra đều đảm bảo an toàn cũng như quy trình vận hành”.

Thủ tướng cũng đứng về phía Bộ Công thương để bảo vệ thủy điện, còn khẳng định “khảo sát” cho thấy rừng già còn nhiều, nhiều nơi thảm thực vật còn 80-90%, “nhưng mưa lũ như vừa qua thì đất không còn kết cấu nào chịu đựng được”. Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cũng tiếp lời hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Trần Tuấn Anh, quyết đổ tội cho trời, thanh minh rằng trời làm mưa lớn quá!

Báo Công Thương dẫn lời phát biểu khi làm việc tại Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Mưa to hàng nghìn mm, cả cánh rừng bạt ngàn cũng phải sạt, đừng có đổ cho thủy điện”! Ông Phúc nói: “Tôi chỉ đạo Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phải chấn chỉnh. Mưa to hàng nghìn mm, cả cánh rừng bạt ngàn cũng phải sạt, đừng có đổ cho thủy điện, rừng xanh Trà Leng hàng trăm năm dân đã sống ở đó rồi. Tại Hướng Hóa Quảng Trị sạt doanh trại đoàn kinh tế 337 là cách cả 1,6km chứ có phải tại đó đâu?”

Vụ nhiều thủy điện ở Nghệ An đồng loạt xả lũ trong đêm khiến người dân Nghệ An bị “đánh úp”, vụ thủy điện xả lũ kết hợp mưa lớn khiến nhiều khu vực ở Bắc Trung Bộ bị sạt lở đất, vụ thủy điện xả lũ đột ngột khiến người dân Quảng Nam không kịp trở tay, mất nhà cửa, tài sản… đều đã lên cả báo “lề đảng”, nhưng ông Phúc và thuộc hạ vẫn bảo vệ thủy điện đến cùng, cho thấy nhóm lợi ích đứng sau hệ thống thủy điện dày đặc ở miền Trung có thế lực như thế nào. 

Nhắc lại một clip của VTC ghi lại những hình ảnh về hậu quả thủy điện gây lũ chồng lũ ở Nghệ An: Thủy điện đồng loạt xả lũ, hàng nghìn nhà dân bị ngập sâu.

Tại sao ông Phúc quyết bảo vệ thủy điện? Vì tất cả dự án thủy điện liên quan đến rừng phải được Thủ tướng phê duyệt, mà đã làm thủy điện thì phải phá rừng. Nghĩa là mỗi dự án thủy điện phá rừng đều có “dấu tay” của ông Phúc hoặc các Thủ tướng tiền nhiệm. Cho nên, ông ta và thuộc hạ phải bảo vệ thủy điện bằng mọi giá, dù nó góp phần dẫn tới vụ sạt lở chôn vùi đoàn cứu hộ 13 người ở trạm kiểm lâm 67, trong đó có một sĩ quan cấp chỉ huy quân khu và vụ sạt lở chôn vùi 22 binh lính và sĩ quan của sư đoàn 337

Phát ngôn gây bất bình thứ 2 cũng là của TT Nguyễn Xuân Phúc: “Tỷ lệ thu ngân sách cao do dân tín nhiệm, không phải lạm thu!”, theo RFA. Tại Hội nghị thi đua yêu nước ngành tài chính, ông Phúc nói: “Chúng ta chỉ có thể tự hào rằng tỉ lệ thu ngân sách cao cho thấy người dân tín nhiệm Chính phủ mà ủy thác chứ không phải Chính phủ tận thu. Nếu người dân không tín nhiệm với Chính phủ, họ tìm cách trốn thuế, tránh thuế, lách thuế khi đó ngân sách rất khó thu được thuế”.

Ông Phúc còn hứa hẹn sẽ chi tiêu hiệu quả tiền thuế của dân, nhưng trên thực tế, tình hình lạm chi ngân sách nhà nước: 10 tháng bội chi 164,7 nghìn tỷ đồng, theo trang Khoa Học và Đời Sống. Đó là số liệu từ Tổng cục Thống kê, còn chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đánh giá “áp lực thu ngân sách 3 tháng cuối năm rất lớn, khiến cho việc cân đối thu – chi, giảm bội chi sẽ rất chật vật”.

Mời đọc thêm: Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Hồ thuỷ điện giúp điều tiết, cắt lũ cho hạ du trong mưa lũ miền Trung (NLĐ). – Bộ trưởng Công thương: ‘Hồ thuỷ điện có tác dụng điều tiết, cắt lũ‘ (TN). Chính quyền yêu cầu thủy điện dừng xả lũ để tìm người mất tích ở Kon Tum (LĐ). – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chi tiêu thuế của dân hiệu quả để dân tín nhiệm Chính phủ (TT). – Nợ công: Gắng sức trả tiền vay, còn đâu cho đầu tư phát triển (VNN). – Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Cần tiếp tục ‘thắt lưng buộc bụng’ trong vài năm tới (TBTC). 

Công sản ở thành Hồ: “Của công thành của ông”

Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu viết tiếp về thương vụ thu tóm công sản lớn nhất thành Hồ và kẻ đứng sau nó: Saigon Co.op và ông Diệp Dũng! Ông Hữu cho biết, “gần cuối năm 2015, ông Diệp Dũng thành người nắm quyền tại Saigon Co.op. Những tháng năm đầu đi qua êm đềm, cho đến khi sắp kết thúc năm năm quản lý ở Saigon Co.op, ông Diệp Dũng bắt đầu thay đổi kỳ lạ”.

“Thay đổi kỳ lạ” bắt đầu khi Diệp Dũng tổ chức Đại hội nâng vốn điều lệ của Saigon Co.op từ 3.180 tỉ đồng lên gần 6.800 tỉ đồng, bất chấp chỉ đạo của lãnh đạo thành phố ngưng vụ này. Tổng GĐ Saigon Co.op phản đối nhưng bị Dũng cho “bay” chức. Đến khi Thanh tra thành Hồ vào cuộc, Diệp Dũng bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, thành uỷ viên, Bí thư Đảng ủy Saigon Co.op, quyền lực bị thu hẹp, có lúc Dũng phải làm đơn từ nhiệm để “hạ cánh” nhưng đã được Bí thư Nguyễn Thiện Nhân lúc đó dang ra tay cứu. 

Cũng liên quan đến vụ thu tóm này, nhà báo Nguyễn Tiến Tường có bài: Công sản & những viên đạn cầu vồng. Bài viết điểm mặt 2 vụ “của công thành của ông” quy mô lớn ở đây. Thứ nhất là vụ Saigon Co.op: “Trước khi giữ chức Chủ tịch HĐQT Co.op, ông Diệp Dũng là Phó chủ tịch HĐQT HD Bank. Tháng 7/2019, HD Bank và Saigon Co.op ký hợp tác toàn diện. Hợp tác này không chỉ đơn thuần việc dòng tiền của Co.op sẽ lưu thông qua hệ thống HD Bank”.

Thứ 2 là vụ “ăn đất” ở số 628-630 Võ Văn Kiệt, quận 5, vốn do EVN quản lý: “Bằng hai mũi giáp công trước và sau khi EVN thoái vốn, Sovico đã chiếm 80,32% Land Saigon và giữ quyền sở hữu đất vàng. Giờ đây dự án có tên mới ‘Dragon Riverside City’ với tổng mức đầu tư tới 7.000 tỉ đồng, là dự án ‘siêu phẩm’ do Công ty cổ phần Địa ốc Phú Long phát triển, kinh doanh”. Ông Tường cho biết, phía sau HDBank và Sovico có bóng dáng của một “madam”.

Bế tắc về đất không dễ giải quyết giữa lãnh đạo thành Hồ và quân đội: TP.HCM kiến nghị giao đất quốc phòng giải cứu ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất, theo báo Giao Thông. UBND TP HCM có văn bản kiến nghị Bộ Quốc phòng “giao đất để thực hiện dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa (quận Tân Bình) nhằm giảm ùn tắc cho cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất”.

Tin cho biết, tháng 5/2020, quan chức thành Hồ đã có kiến nghị tương tự và bị phía Bộ Quốc phòng cho ăn “bơ”. “Hiện nay dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư”, chỉ còn đợi quân đội giao đất. Vấn đề là trước giờ chỉ có đất công và đất dân chảy vào túi quân đội chứ chưa có chiều ngược lại. Không rõ lần này lãnh đạo thành Hồ có được ăn “bơ” nữa không?

Đường nối từ Trần Quốc Hoàn đến Cộng Hòa thường xuyên kẹt xe, giờ lãnh đạo TP HCM đang xúc tiến dự án xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn – đường Cộng Hòa nhằm phục vụ việc khai thác nhà ga hành khách T3 và “giải vây” cho tình hình bế tắc giao thông ở đây. Ảnh: GT

Số phận hẩm hiu của một mảnh “đất vàng”: Đất vàng ở TP.HCM làm bãi giữ xe, Zing đưa tin. Đó là dự án Phạm Văn Đồng – Gò Dưa ở quận Thủ Đức, tổng giá trị hơn 2.765 tỷ đồng được thực hiện theo hình thức BT giữa UBND TP HCM và liên danh Công ty Văn Phú – Invest, Công ty Văn Phú – Bắc Ái, Công ty Bắc Ái và Công ty HNS VN. Dù dự án đã thi công gần 44%, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa được UBND thành Hồ bàn giao đất như đã hứa hẹn. Nhiều lô đất đắc địa ở đây đang được… cho thuê hoặc giữ xe. 

Nhiều lô đất đắc địa ở khu vực trung tâm TP được cho thuê làm cửa hàng trang sức, trong khi mặt tiền đường được sử dụng để trông xe. Ảnh: Zing

Mời đọc thêm: Củi lửa Co.op, vùng sát thương rộng đến đâu? (FB Nguyễn Tiến Tường). –  TP.HCM: Nội dung phản ánh thủ tục hành chính chủ yếu về đất đai (TN). – Bất động sản quận trung tâm TP HCM duy trì đà tăng giá (VNE). – Giá nhà TP HCM trung bình gấp 20 lần thu nhập người dân, làm sao kéo giảm? (CafeF). – Đại lộ Vòng Cung tại Thủ Thiêm là “bộ mặt” của Tp.HCM trong tương lai (LĐ). – Được giao thêm đất, dự án cầu Thủ Thiêm 2 vẫn chưa thể tái khởi động (Zing).

Cựu Bí thư Nha Trang bị hành hung

Vụ việc xảy ra vào chiều hôm qua: Nguyên Bí thư Thành ủy Nha Trang bị tấn công tại nhà riêng, báo Người Lao Động đưa tin. “Một nguồn tin cho biết vụ việc xảy ra vào trưa cùng ngày, ông Trường bị kẻ lạ mặt tấn công vào vùng cổ khiến phải nhập viện”. Hiện công an đã phong tỏa nhà cựu Bí thư Hoàng Văn Trường tại Khu đô thị Phước Long A để làm rõ vụ việc.

Biệt thự khang trang của cựu Bí thư Thành ủy TP Nha Trang Hoàng Văn Trường. Ảnh: NLĐ

Tin cho biết, thủ phạm là một người đàn ông đeo khẩu trang, mặc áo khoác đen, đội mũ bảo hiểm trùm kín đầu, trước đó đã chạy xe máy tới trước nhà ông Trường. Người này đã leo qua cánh cổng cao khoảng 2m, vào bên trong và rút dao xông vào tấn công, khiến ông Trường bị thương ở cổ, rồi thoát ra ngoài, lên xe máy phóng đi. “Ông Trường bị đứt tĩnh mạch máu do vết thương ở vùng cổ, mất nhiều máu”.

VTC có clip: Nguyên Bí thư Thành ủy Nha Trang bị người lạ tấn công ngay tại nhà.

Nhà báo Mai Quốc Ấn bình luận: “Vụ việc làm tôi nhớ đến một gia đình ở Quận 9 mà mỗi bữa cơm gia chủ đều chỉ về phía tấm giấy có ghi tên những kẻ cướp đất của gia đình. Câu nói được lặp lại rất nhiều năm, chỉ một nội dung: ‘Mấy đứa phải nhớ! Tụi nó cướp đất của gia đình mình. Phải nhớ thật kỹ!’ Đừng bao giờ coi thường ai trong những người bình thường ngoài kia”.

Theo ông Ấn, những kẻ làm giàu từ đất của dân đều gieo rắc thù hận, bởi vì “trong đất có máu”. Đến khi dân tự đòi lại công bằng thì “xây tường cao, nuôi chó dữ, tăng cường xe cộ súng ống trấn áp chưa bao giờ là thượng sách. Nếu không muốn nói là ngược lại”. Ông Ấn có bức ảnh so sánh biệt thự của cựu Bí thư Trường với một nhà dân ở Quảng Trị: 

Mời đọc thêm: Nguyên bí thư Thành ủy Nha Trang bị người lạ tấn công ngay tại nhà (TT). – Cựu Bí thư Thành ủy Nha Trang bị người lạ tấn công tại nhà (PLTP). – Nguyên Bí thư Thành ủy Nha Trang bị đâm trọng thương: Công an canh phòng cẩn mật (TN). – Gấp rút điều tra vụ đối tượng tấn công nguyên Bí thư Thành ủy Nha Trang (LĐ). – Cựu Bí thư Nha Trang bị tấn công, báo chí toàn đăng biệt thự của ông (RFA). 

***

Thêm một số tin: Tuyên án 12 bị cáo trong vụ án làm thất thoát 1.664 tỷ đồng tại BIDV (HNM). – Phong tỏa, ngăn chặn giao dịch các tài sản đứng tên ông Trần Bắc Hà (TTXVN). – Nên trao giải quán quân cho team truyền thông nhà máy nước sông Đà (FB Trương Huy San). – Đại học Tôn Đức Thắng và tự chủ đại học của người Việt (FB Báo Sạch). – Yêu cầu chủ tịch TP Phan Thiết thi hành án hành chính (PLTP). – Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk đề nghị CSGT hạn chế tối đa… xử phạt vi phạm giao thông! (NLĐ). 

Bản tin ngày 26-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu hải quân Malaysia gườm nhau ở Biển Đông? Theo thông tin từ AMTI (Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á) thuộc CSIS (Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế) của Mỹ, tàu hải cảnh TQ và tàu hải quân Malaysia “đang có cuộc giằng co” tại khu vực Malaysia thăm dò dầu khí ở Biển Đông.

Bản tin ngày 23-12-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Lúc 5h47’ sáng 17/12/2020, tàu hải cảnh Zhongguo Haijing 5204 đã lại rời vùng biển phía nam Bãi Tư Chính, xâm nhập lần thứ 36 vào khu khai thác dầu khí lô 06.01, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Sang ngày 18/12, tàu Zhongguo Haijing 5204 chuyển hướng xuống vùng biển Malaysia. Đến ngày 21/12, tàu này quay lại khu vực Đá Chữ Thập.

Ngày làm việc thứ hai của Đại hội 13

BTV Tiếng Dân

Đại hội 13 bước sang ngày làm việc thứ 2, với phiên khai mạc chính thức. VOV đưa tin: Toàn cảnh phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Lễ khai mạc bắt đầu từ 8h sáng nay, với “thủ tục” là nghi thức chào cờ. Sau đó, Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội 13 tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và khách mời của Đại hội.

Bản tin ngày 12-3-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Tàu nghiên cứu Trung Quốc xuất hiện gần Úc trước thềm thượng đỉnh ‘Bộ tứ’. Trước thềm hội nghị “Bộ tứ kim cương” gồm các nước Mỹ, Nhật, Ấn, Úc dự kiến diễn ra hôm nay, tàu nghiên cứu Shiyan 3 của TQ đã tiến sát vùng biển ngoài khơi bang Tây Úc từ ngày 6/3, theo thông tin từ chuyên gia Ryan Martinson, thuộc trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ.

Bản tin ngày 13-4-2021

BTV Tiếng Dân

Phiên xử dự án gang thép Thái Nguyên

Phiên tòa xử vụ sai phạm của Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO), có liên quan đến Tổng Công ty Thép VN (VNS) và Tập đoàn Khoa học công nghệ luyện kim TQ (MCC), bước sang ngày thứ 2. Phiên tòa được kỳ vọng là có thể giúp VN gỡ gạc chút thiệt hại do chính “bạn vàng” và phe thân “bạn vàng” trong chế độ gây ra, nhưng càng xử lại càng cho thấy chiều hướng ngược lại.  

Tin Biển Đông ngày 5-5-2021

BTV Tiếng Dân

Báo Thời Đại đưa tin: Hội nghề cá Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông. Hội Nghề cá VN đã gửi công văn đến Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao và Ban Đối ngoại TƯ đảng, bày tỏ quan điểm phản đối TQ đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông năm 2021. Thay vì gửi công văn cho phía TQ, Hội nghề cá lại gửi cho các cơ quan của chính phủ VN!

“Bánh vẽ” thời dịch bệnh

BTV Tiếng Dân

3-6-2021

Dù đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ 4 đã cho thấy hàng loạt lỗ hổng trong hệ thống phòng dịch từ Bắc vào Nam, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các nước có tổng số ca nhiễm dưới 10.000 và tổng số ca tử vong dưới 50, nhờ kết quả tương đối “khả quan” của 3 đợt phòng dịch trước đó (tuy có sự nghi ngờ, kết quả khả quan như vậy là do chính quyền kiểm soát số liệu).

Bản tin ngày 26-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Không làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Các nước ASEAN và các đối tác EAS, gồm TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Úc, New Zealand, cùng đề cao mục tiêu xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác, cùng kiềm chế, không có hoạt động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp tình hình, không quân sự hóa… trên Biển Đông.

Bản tin ngày 2/7/2017

Tin trong nước

1. Tin chủ quyền Biển Đông

Chuyện chủ quyền biển đảo, Hải quân Việt Nam đã yên tâm rồi! Bởi vì, Quân chủng này khẳng định, họ có “đủ khả năng hoàn thành các nhiệm vụ mà Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng giao“.

Theo tin từ chính báo Hải Quân Việt Nam, ngày 29/6 Bộ tư lệnh hải quân tổng kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới phải “bảo vệ vững chắc mục tiêu, khu vực biển trọng điểm“.

Thế các “đồng chí” đã đọc bài Những điểm yếu của quân đội Việt Nam chưa? Cả một bờ biển dài và rộng lớn, mà chỉ có 4 loại tàu quét mìn cũ xì, từ thời Liên Xô, thì không ổn rồi.

Bản tin ngày 3/8/2017

Tin trong nước

Tin biển Đông

Báo Người Việt đưa tin: Thỏa hiệp khung ‘Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Ðông’ sắp được ký. Ông Robespierre Bolivar, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Philipines, cho biết: “Chúng tôi dự trù các ngoại trưởng của ASEAN và Trung Quốc chấp thuận thỏa hiệp khung cho Bộ Quy Tắc Ứng Xử [trên Biển Ðông] (COC) tại cuộc họp sẽ diễn ra ngày Chủ Nhật, 6 tháng Tám 2017“.

Bài báo của RFI: Biển Đông: Khung COC sẽ không nhắc đến phán quyết quốc tế La Haye (RFI). Ông Robespierre Bolivar, cũng tiết lộ rằng,phán quyết vào năm ngoái 2016 của Tòa Trọng Tài La Haye phủ nhận các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông có thể sẽ không được nhắc đến trong thỏa thuận khung về Bộ Quy Tắc Ứng Xử“.

Bản tin ngày 4/9/2017

Tin trong nước

Biển Đông

PGS TS Hoàng Ngọc Giao có bài: Chính quyền Việt Nam đã làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo? Tác giả điểm lại các mốc thời gian kể từ ngày 1/5/2014, khi TQ đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng Đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, khi TQ đang tập trận sát sân nhà VN, kể từ ngày 29/8 đến ngày 4/9.

Tác giả viết: “Như vậy, sau 03 ngày Trung quốc mang quân vào nổ súng trong Vùng Biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, nhưng Việt Nam mới chỉ tuyên bố là ‘hết sức quan ngại’, là ‘mọi hoạt động của nước ngoài… cần phải tuân thủ LPQT’, và ‘đề nghị TQ chấm dứt và không lặp lại hành động này'(!). Tuyên bố như vậy, quá yếu ớt, nếu như không nói là với tâm thức sợ hãi! Giặc vào nhà, nhưng vẫn đề nghị giặc đừng làm thế, nên tôn trọng pháp luật!

Bản tin ngày 6/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Bài viết của GS Carl Thayer, được dịch giả Song Phan dịch cho Tiếng Dân: Việt Nam và các vùng nước bị khuấy đục ở biển Đông. “Việt Nam đã tạo ra hơn 120 mẫu tây [48,6 hecta] đất mới ở biển Đông, chủ yếu ở đảo Trường Sa, Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, và đá Tây. Phần lớn công việc này đã diễn ra trong hai năm qua. So với TQ đã tạo ra gần 3.000 mẫu tây [1214 ha] đất mới tại 7 thể địa lý mà họ chiếm đóng trên quần đảo Trường Sa thì công trình của Việt Nam không những nhỏ nhoi hơn nhiều mà cũng ít phá hoại môi trường hơn, vì họ không thực hiện nạo vét quy mô lớn các rạn đá có các tiền đồn của Hà Nội đóng trên đó“.

Dù “bạn vàng” tập trận ầm ầm trên sân nhà của mình trước đây, nhưng phía Việt Nam cũng không dám gọi là “tập trận” hay “diễn tập” quân sự, mà chỉ dám gọi là “kiểm tra”: Vùng 5 Hải quân kiểm tra bắn đạn thật trên biển. Báo Đất Việt đưa tin: Tàu pháo Việt Nam diệt gọn mục tiêu đêm.

Bản tin ngày 9-11-2017

Tin trong nước

Biển Đông

RFI có bài: Biển Đông: Việt Nam kêu gọi gia tăng nỗ lực ngoại giao. Hãng tin PTI của Ấn Độ dẫn lời Đại sứ Việt Nam tại New Delhi, ông Tôn Sinh Thành, tuyên bố: “Dĩ nhiên là chúng tôi phải chuẩn bị. Bất cứ lãnh thổ nào của Việt Nam, chúng tôi đều phải bảo vệ. Chúng tôi phải bảo vệ đảo và vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi”.

Báo Thanh Niên đưa tin: Tổng thống Philippines Duterte đến Đà Nẵng, sẽ bàn về Biển Đông. Dẫn nguồn từ Reuters, cho biết, Tổng thống Duterte tiết lộ, ông sẽ có cuộc họp song phương với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình bên lề hội nghị ở Đà Nẵng và “sẽ làm rõ quan điểm của Philippines về những tranh chấp tại khu vực“. Hôm 7/11, ông Duterte nói: “Tôi sẽ đến APEC vào ngày mai (8.11). Chúng tôi sẽ có cuộc gặp song phương và đó sẽ là thời điểm tôi làm rõ với Trung Quốc (về vấn đề Biển Đông)”.

Bản tin sáng 1-1-2018

LTS: Một năm cũ đã qua với rất nhiều biến động xảy ra ở Việt Nam và thế giới. Hôm nay là ngày đầu năm 2018, BBT Tiếng Dân kính chúc quý độc giả thật nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hy vọng năm 2018 sẽ mang đến cho người dân Việt Nam nói riêng, người dân khắp nơi trên thế giới nói chung, nhiều điều tốt đẹp hơn những năm qua.

____

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Các ngư dân tiếp tục gặp chuyện không lành khi hành nghề gần vùng tranh chấp: Tàu cá và 6 ngư dân mất liên lạc bí ẩn tại vùng biển Hoàng Sa. Ngày 31/12/2017, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định xác nhận, các cơ quan chức năng vẫn chưa thể liên lạc với tàu cá BĐ 96665 TS, vốn đã mất tích từ ngày 20/12, trong lúc đang hành nghề tại “vùng biển cách đông bắc đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa) khoảng 120 hải lý”.

Bản tin sáng 17-1-2018

Tin trong nước

Nhân quyền ở Việt Nam

BBC đưa tin: Cựu tù nhân Vũ Văn Hùng ‘đột ngột bị bắt’. Bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Hùng nói với BBC hôm 16/1/2018: “Tôi hỏi ‘anh bị sao’ thì anh Hùng nói ‘anh bị người ta vu khống và đánh anh’. Tôi hỏi tại sao lại thế thì họ không cho tôi lại gần, rồi họ mở khóa đưa anh ấy đi đâu không biết”. Một cán bộ công an nói rằng “ông Hùng bị bắt vì ‘gây rối trật tự công cộng’,” nhưng lệnh tạm giam lại lấy lý do “cố ý gây thương tích”.

Bản tin sáng 2-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sắp công khai quân sự hóa Biển Đông. Bài viết nêu ý kiến của chuyên gia Hải quân Mỹ Steven Stashwick: “Trung Quốc có lẽ đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc công khai ‘quân sự hóa’ các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp ở Biển Đông. Sau nhiều năm tố cáo ngược lại là chính Mỹ đã quân sự hóa vùng này, còn các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng chỉ là ‘những phương tiện phòng vệ cần thiết’.”

Bản tin tối 3-3-2018

Thông báo: Kể từ tuần này, Tiếng Dân sẽ ngưng điểm tin vào ngày Chủ Nhật. Kính chúc quý bạn đọc một cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình và người thân.

____

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng cho biết, từ ngày 5 đến ngày 9/3/2018, tàu sân bay cùng 6.000 thủy thủ Mỹ sẽ cập cảng Đà Nẵng, thăm hữu nghị Việt Nam, theo báo Người Đưa Tin. Đây là kết quả của quá trình thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao 2 nước, “góp phần thúc đẩy quan hệ 2 nước phát triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển của khu vực”.

Bản tin tối 22-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Chiều nay, một nhóm ngư dân Quảng Nam báo tin, bị “tàu lạ” dùng súng uy hiếp, phá ngư cụ, theo báo Người Lao Động. Ngư dân Nguyễn Tấn Sơn kể: Sáng 18/3/2018, tàu cá của ông đang đánh cá ở vùng biển cách đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 16 hải lý thì bị một “tàu lạ” áp sát. Nhóm người trên “tàu lạ”, với một súng và 5 dùi cui điện, đã khống chế các thuyền viên, “bẻ gãy cột ăng ten bộ đàm có treo cờ Tổ quốc vứt xuống biển, đập, phá một số tài sản”.

Bản tin sáng 11-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

RFA đặt câu hỏi: Hiện đại hóa Hải quân, ngư dân Việt có an tâm hơn? Bất chấp chuyện Hải quân Việt Nam được hiện đại hóa, ngư dân Việt Nam càng bị tấn công nhiều hơn. Về chuyện Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, TS Hà Hoàng Hợp nhận định: “Trung Quốc đưa ra lệnh cấm này là Trung Quốc mang màu sắc chính trị, mang màu sắc là tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, chứ không phải liên quan đến nghề cá”.

Bản tin sáng 30-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam có bài: Tổng thống Philippines mời Trung Quốc “cùng khai thác” ăn chia theo tỉ lệ 60-40 ở Biển Đông. Trang Rappler dẫn lời Tổng thống Rodrigo Duterte nói: “Về vấn đề Biển Đông, hãy để nó ở đó, đấy là địa chính trị. Dù sao Trung Quốc đã cung cấp cơ hội hợp tác thăm dò và khai thác chung. Và tôi nói, có lẽ chúng tôi cung cấp cho các bạn một thỏa thuận tốt hơn, 60-40”.

Bản tin ngày 7/9/2018

Thiếu úy công an còng tay người yêu

Cư dân mạng chia sẻ một video clip, ghi lại cảnh một người phụ nữ bị còng tay vào song cửa sổ. Trong clip này, người phụ nữ bị còng tay đứng yên gần như bất động, nhưng có tiếng của một phụ nữ khác nói: “Giam giữ người trái phép, bắt người không có giấy phép mà dám giam giữ người trái phép ri à?” Mời xem clip từ Facebooker Đặng Thanh:

Bản tin ngày 27-9-2018

Quốc tang Trần Đại Quang

Việt Nam chính thức bắt đầu lễ quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong hai ngày, 26 và 27/9/2018, tại Nhà tang lễ Quốc gia Hà Nội. Lễ an táng được tổ chức vào 15 giờ 30 phút, ngày 27/9 tại Nghĩa trang huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Trong hai ngày này, các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí. An ninh thắt chặt trong hai ngày lễ này.

Bản tin ngày 26-10-2018

Tin Biển Đông

Bộ Ngoại giao VN phản đối kế hoạch tập trận bắn đạn thật của Đài Loan trên Biển Đông, theo Zing. Bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn của cơ quan này cho biết: “Mọi hoạt động của các bên tại quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam đều xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định”.

Bản tin ngày 3-12-2018

Tin Biển Đông

Báo Người Việt có bài: Việt Nam và Nga ‘hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông’ nhưng chịu sức ép của Trung Quốc. Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PetroVietnam) và Tập Đoàn Dầu Khí Gazprom, hoạt động dưới sự kiểm soát của chính phủ Nga, đã “thống nhất hợp tác khai thác các mỏ dầu trên thềm lục địa ở Biển Đông. Tuy nhiên, dự án này vẫn chưa được triển khai vì vấp phải sự phản đối gay gắt từ Trung Quốc”.

Bản tin ngày 9-1-2019

Tin Biển Đông

Bắc Kinh lớn tiếng cảnh báo Washington sau chuyến tuần tra của chiến hạm Mỹ tới Hoàng Sa, theo VOV. Sau vụ Hải quân Mỹ điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS McCampbell tới gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Lục Khảng, người phát ngôn BNG Trung Quốc, tuyên bố rằng, “Bắc Kinh đã điều máy bay quân sự và tàu hải quân để xác định hoạt động của Mỹ và cảnh báo hải quân Mỹ rời đi”.